Bài viết của đệ tử Đại Pháp trẻ tại Middletown, New York

[MINH HUỆ 19-05-2021] Kính chào Sư phụ tôn kính! Chào các đồng tu!

Tôi là một sinh viên chuyên ngành múa của trường học ở Middletown. Tôi đang theo học năm thứ 3 tại ngôi trường này. Khi dịch bệnh corona (virus Trung Cộng) bùng phát vào tháng 1 năm 2020, toàn thế giới buộc phải tiến vào trạng thái cách ly. Trong kinh văn Lý tính, Sư phụ giảng:

“Trong các đệ tử Đại Pháp [ai] mà không tinh tấn, [ai] đi sang cực đoan, [thì hãy] lập tức quy chính bản thân, chân tâm học Pháp và tu luyện, vì các vị đang ở trong nguy hiểm nhất.” (Lý tính)

Tôi đã xem lời giảng của Sư phụ như một tín hiệu để mình cần phải nắm bắt thời gian, lợi dụng đoạn thời gian quý báu này để tu luyện bản thân mình càng tốt hơn nữa, tu bỏ chấp trước cuối cùng. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với mọi người một chút về thể ngộ tu luyện trong khi khắc phục hai chướng ngại lớn nhất.

1. Nỗ lực tu bỏ tâm oán hận

Tôi vẫn luôn cho rằng bản thân mình là một người khoan dung. Mỗi lần phát sinh bất cứ hình thức xung đột nào với người khác, bất kể lớn hay nhỏ, tôi đều cố gắng giữ cho mình tươi cười và nói rằng “không liên quan gì tới mình”. Tuy nhiên, gần đây tôi mới phát hiện cái thứ “khoan dung” và “tâm địa lương thiện” của mình không phải là chân thật.

Bởi vì không lâu sau khi phát sinh những xung đột này, trong đầu tôi sẽ xuất hiện một số tạp niệm, ví dụ như: “Vì sao anh ấy không chú ý một chút?” hoặc là “Vì sao họ lại đối với mình như vậy?”, “Mình đáng được đối xử tốt hơn thế!” Chủng tâm thái này đã tồn tại trong tôi rất lâu. Lâu đến nỗi nó đã trở thành một phần rất tự nhiên trong quá trình tư duy của tôi.

Thuận theo thời gian trôi qua, tôi càng ngày càng để cho bản thân mình sinh ra suy nghĩ phi lý tính trước cách đối xử của người khác. Lúc mới bắt đầu tôi cho rằng đó là tâm chấp trước tự tư, hoặc là trạng thái tu luyện của mình vào một ngày nào đó không đủ tốt đã dẫn đến xung đột. Nhưng cho dù tôi cố gắng cải thiện bản thân như thế nào thì cũng không có tác dụng gì. Cách nghĩ không đúng đắn vẫn luôn xuất hiện trong tâm trí tôi. Tuy nhiên, vào ngày 19 tháng 8 năm ngoái, toàn bộ những thứ này đều đã thay đổi. Tôi xem được bài chia sẻ của một đồng tu trên Minh Huệ Net có tựa đề là “Tu bỏ tâm oán hận, nghênh đón từ bi tường hòa”. Sau khi đọc xong, tôi cảm thấy mình đã tìm được câu trả lời cho tất cả các vấn đề, đó là tôi chưa vứt bỏ oán hận đối với người khác.

Tôi đã thấy kinh ngạc trong một lúc. Tôi không rõ vì sao mình không hiểu Pháp lý căn bản nhất, chính là trừ bỏ thù hận, tu xuất từ bi. Khi tôi nghĩ sâu hơn, tôi phát hiện Sư phụ không ngừng điểm hóa mình, giúp tôi minh bạch đạo lý này, nhưng tôi vẫn luôn phớt lờ điểm hóa.

Ví dụ như có một lần, tôi và chị gái không tu luyện đã có ý kiến khác nhau, cuối cùng tôi dửng dưng nói mấy lời làm tổn thương chị ấy. Chị tôi hỏi: “Đây là Chân-Thiện-Nhẫn sao?!” Nhưng tôi không hiểu cho chị ấy. Còn có một lần, tôi đã hiểu sai về lỗi lầm mà bạn tôi phạm phải, trong tâm tôi vẫn không buông xuống, từ đó gây ảnh hưởng đến mối quan hệ của chúng tôi. Còn có một loại tình huống thường hay xảy ra, tuy bản thân tôi chỉ chịu chút ủy khuất, nhưng từ đầu đến cuối tôi không thể buông tâm. Tất cả những suy nghĩ tiêu cực và vô lý sẽ nhảy xuất ra, ngập tràn trong tâm trí. Trong tâm tôi vẫn luôn oán hận người đó.

Tôi lập tức phát chính niệm, trừ bỏ ác niệm oán hận sinh ra trong đầu não. Sư phụ giảng:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công. Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui. Bậc Giác Giả không có tâm chấp trước, tĩnh nhìn thế nhân đang lấy điều huyễn hoặc làm cõi mê.” (Cảnh giới, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

“Oán hận” hoàn toàn tương phản với “Thiện” – một trong những đặc tính của vũ trụ, và “Thiện” cũng là điều mà người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cần phải tuân theo. Tâm nghĩ oán hận chỉ khiến tôi chệch khỏi sự an bài của Sư phụ. Mặt khác, nếu như tôi có suy nghĩ oán hận người khác, hình thành niệm đầu tiêu cực lúc học Pháp, hoặc là ngôn ngữ truyền đạt lúc giảng thanh chân tướng mang theo oán hận, thì tôi làm sao có thể tu luyện, làm sao có thể hoàn thành sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp đây? Tôi cần phải lập tức tu bỏ nó đi.

Sau khi học Pháp và phát chính niệm càng ngày càng nhiều, tôi phát hiện chủng chấp trước này đã có thay đổi. Lúc học Pháp tôi trở nên nhẹ nhàng hơn, lúc luyện công tôi cảm thấy tâm bình khí hòa.

Biến hóa lớn nhất trong đó là cách nhìn nhận của tôi đối với hết thảy sự vật. Trước đây, oán hận vẫn luôn che mờ hai mắt của tôi, nó khiến tôi nhìn không rõ rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì. Giả dụ trong hiện thực đã xảy ra một số việc nhỏ, nếu như tôi mang theo tâm oán hận mạnh mẽ nhìn nhận chúng, thì sự việc đó xem ra sẽ rất nghiêm trọng, khiến tôi không thể buông tâm. Nhưng bây giờ, tôi phát hiện kỳ thực là không có sự tình gì nghiêm trọng đã từng xảy ra, tôi nhìn nhận hết thảy từ một góc độ mới, từ một góc độ tươi đẹp hơn.

Bên cạnh đó, tôi phát hiện hơn phân nửa chấp trước của mình đều có liên quan trực tiếp đến tâm oán hận, ví dụ như tật đố, lười biếng, không tôn trọng, an dật, không nhẫn nại, luôn muốn hoàn hảo. Ngay khi tâm oán hận của tôi đã vứt bỏ, thì những chấp trước khác cũng giảm đi hơn phân nửa. Tôi cũng có thể hoán tỉnh tâm từ bi của mình, làm việc gì cũng không có tâm hữu cầu.

Đương nhiên tâm oán hận là một trong những tâm chấp trước nặng nề nhất của tôi cần phải thanh trừ. Tôi vẫn còn chưa khắc phục nó hoàn toàn, nhưng tôi đã có thể làm được không ngừng hoàn thiện bản thân, ghi nhớ lời Sư phụ giảng:

“Là người luyện công chúng ta sẽ đột nhiên gặp mâu thuẫn. Xử lý thế nào? Bình thường chư vị luôn luôn bảo trì trái tim từ bi, [bảo trì] tâm thái hoà ái; [khi] gặp vấn đề thì sẽ xử lý được tốt, bởi vì nó có một khoảng hoà hoãn. Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì. Do đó chư vị luyện công cần theo tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn cao hơn nữa mà yêu cầu bản thân.” (Chuyển Pháp Luân)

2. Tu bỏ tình

Trong ba loại chấp trước thường hay thấy danh-lợi-tình, chấp trước vào tình vẫn luôn là một trong những vấn đề lớn nhất của tôi. Sư phụ giảng:

“Tu luyện cần phải tu luyện trong ma nạn, [để] xem [đối với] thất tình lục dục chư vị có thể dứt bỏ hay không, có thể coi nhẹ hay không. Chư vị chấp trước chính vào những thứ ấy, thì chư vị không tu xuất lai được. Bất kể sự việc gì cũng có quan hệ nhân duyên; vì sao người ta có thể làm người? Chính là vì người ta có ‘tình’; người ta vì cái ‘tình’ này mà sống; tình cảm thân quyến, tình cảm nam nữ, tình cảm với cha mẹ, cảm tình, tình bè bạn, thực thi công việc cũng có tình, ở đâu cũng không tách khỏi cái ‘tình’ ấy; muốn làm hay không, cao hứng hay không, yêu và ghét, hết thảy mọi thứ trong toàn bộ xã hội nhân loại đều từ cái ‘tình’ ấy mà ra. Nếu ‘tình’ kia chẳng đoạn, thì chư vị không thể tu luyện được. Người ta nếu nhảy ra khỏi cái ‘tình’ này, thì không ai động đến chư vị được, tâm người thường không động đến chư vị được; thay vào đó là ‘từ bi’, vốn là điều cao thượng hơn.” (Chuyển Pháp Luân)

Sư phụ giảng:

“Vi danh giả khí hận chung sinh
Vi lợi giả lục thân bất thức
Vi tình giả tự tầm phiền não
Khổ tương đấu tạo nghiệp nhất sinh
Bất cầu danh du du tự đắc
Bất trọng lợi nhân nghĩa chi sỹ
Bất động tình thanh tâm quả dục
Thiện tu thân tích đức nhất thế”

(Tố nhân, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

Người vì danh suốt đời mang hận
Người vì lợi chẳng nhận thân nhân
Người vì tình tự tìm phiền não
Nhọc đấu tranh tạo nghiệp một đời
Chẳng cầu danh thong dong tự được
Chẳng trọng lợi kẻ sỹ nhân nghĩa
Chẳng động tình thanh tâm quả dục
Thiện tu thân cả đời tích đức

Do trường kỳ khao khát hạnh phúc nên tại cuộc sống xã hội người thường, trong tâm tôi đã sinh ra tình cảm mãnh liệt. Biểu hiện của chủng tình này rất mạnh mẽ, rất khó trừ bỏ. Mỗi khi tôi cảm thấy bản thân mình đã khắc phục một tầng, thì nó lại đến tầng tiếp theo, rồi nó lại biểu hiện xuất ra.

Tôi muốn thoải mái, muốn khoái lạc, muốn vui vẻ, muốn trốn tránh khó nhọc, muốn nói những lời không lý trí, muốn rạng rỡ vẻ vang, muốn thắng thua với người khác, muốn giao du với bạn bè, muốn ăn uống, muốn ngủ, muốn thỏa mãn, đủ mọi phương diện đều là tình. Tôi rất để tâm vào những việc vụn vặt này đến mức như thể là mình tu luyện chỉ vì những thứ này.

Tuy nhiên, vào năm ngoái, sau khi tôi được đưa về nhà cách ly, gần như chấp trước này và tất cả các chấp trước khác đều bắt đầu suy yếu đi. Tôi bắt đầu ít quan tâm đến người khác nhìn tôi thế nào, hình tượng bên ngoài của tôi thế nào, hay là bị người khác xem thành một đứa vô danh tiểu tốt cũng không còn quan trọng nữa, tôi cũng nghĩ cách dành ra nhiều thời gian hơn để học Pháp luyện công. Khi đó, tôi nghĩ thế này, mình đã khắc phục thành công chướng ngại trong tu luyện.

Tuy nhiên vào lúc này, trong tâm trí tôi lại lóe lên một niệm đầu mới – Không, đây chưa phải là kết thúc. Tôi còn có đoạn đường dài cần bước đi, tôi không thể tu bỏ chấp trước bằng cách ở nhà như vậy được. Sở dĩ bây giờ tôi còn thấy tốt là bởi vì tôi sống rất thoải mái sau khi rời khỏi trường học. Sau này quay trở lại trường, hết thảy đột nhiên sẽ lại bùng phát, lúc đó tôi sẽ như thế nào? Bây giờ điều tôi cần làm chính là triệt để tu bỏ những chấp trước này. Như vậy, cho dù gặp phải sự việc gì, tôi sẽ làm chuẩn bị thật tốt.

Sau khi đã có niệm đầu thế này, tôi cảm thấy một dòng năng lượng ấm áp tràn ngập tâm trí. Tôi trở nên hết sức nhẹ nhàng, không có phiền não. Tôi biết đây là Sư phụ đang thanh lý ác niệm trong đầu mình sau khi tôi đã có chính niệm.

Sau khi học Pháp và phát chính niệm nhiều rồi, tôi phát hiện đã có biến hóa. Chấp trước của tôi đối với tình kỳ thực là chất dẫn cháy cho rất nhiều chấp trước, tương tự như tâm oán hận, nó là nguyên nhân tạo thành tự tư, phiền muộn, chấp niệm, oán hận, tật đố, hiển thị, tách rời tu luyện. Khi bạn bè và người nhà đối với tôi không tốt, hoặc là do không kiên nhẫn, mong muốn làm xong việc gì đó, nếu tôi đặt đòi hỏi của bản thân mình lên trước người khác thì tôi sẽ trở nên phiền muộn. Sau đó, tôi chú ý hơn đến tình cảm của mình, không để cho nó kiểm soát thân thể của tôi. Ngoài ra, chính niệm của tôi cũng trở nên mạnh mẽ hơn.

Tôi vẫn còn chưa tu bỏ được chủng chấp trước đối với tình này, nhưng tôi sẽ luôn nhắc nhở bản thân cố gắng liên tục đề cao trong tu luyện.

Lời kết

Thuận theo Chính Pháp của Sư phụ gần đến cuối cùng, thời gian tu luyện còn lại của chúng ta cũng không nhiều. Mặc dù tôi có thể nỗ lực rất nhiều trong đoạn thời gian cách ly cố gắng để bản thân mình trở nên tốt hơn, nhưng tôi cảm thấy vẫn còn chưa đủ. Những kinh nghiệm mà tôi nêu ra trước đây chỉ là một phần của núi băng mà thôi. Tuy đã có phát sinh một số biến hóa rõ rệt, nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Mặc dù tôi rất hối hận về lỗi lầm bản thân mình đã phạm, nhưng chỉ nói sai lầm ra thôi thì vẫn chưa đủ.

Tất cả những thứ xảy ra trên thân chúng ta đều có quan hệ với tu luyện của chúng ta, mỗi lần khảo nghiệm và ma nạn đều là để cho chúng ta tiến bộ. Tu luyện là một việc nghiêm túc. Vào thời khắc nào đó, trạng thái tu luyện của tôi đã chạm đến điểm thấp nhất chưa từng có, tôi hầu như cảm thấy mình đã không còn hy vọng nữa; nhưng may mắn thay, Sư phụ đã giúp tôi, điểm hóa cho tôi. Cô giáo của tôi cũng là một đồng tu, cô bước đến trước mặt tôi rồi nói một số lời khiến tôi rất cảm động. Có lẽ cô thấy tôi xuất hiện trạng thái không tốt, hoặc có lẽ là cô giáo chuẩn bị nói với tôi về vấn đề này. Sau đó, cô giáo nói: “Chúng ta chỉ cần tin rằng an bài của Sư phụ dành cho chúng ta đều là tốt nhất. Mỗi người chúng ta đều có con đường của bản thân, nhưng chúng ta là đệ tử Đại Pháp, là đệ tử Đại Pháp của Sư phụ.” Tôi ghi nhớ lời của cô giáo. Mẹ tôi cũng thường nói với tôi: “Chúng ta chỉ cần thuận theo tự nhiên, hết thảy đều sẽ tốt thôi.”

Sư phụ trước đây đã nhiều lần nhấn mạnh, làm đệ tử Đại Pháp là vinh diệu to lớn nhất. Chướng ngại chắc chắn sẽ có, nhưng đó chỉ là một phần trong quá trình. Dưới sự chỉ dẫn của Chân-Thiện-Nhẫn, đã giúp tôi hiểu được sinh mệnh là trân quý, mỗi một cơ hội và thời cơ đều có ý nghĩa. Suy cho cùng, chúng sinh là vì Đại Pháp mà đến thế giới này, mục đích làm người của chúng ta là để phản bổn quy chân.

Hết thảy những thứ tôi coi trọng kỳ thực đều là nhỏ bé, ví như tương lai của tôi sẽ múa cho Shen Yun hay không, tôi có thành công hay không, có nhiều bạn bè hay không, có ngập tràn hạnh phúc hay không. Tôi còn nhớ mình từng đọc một bài chia sẻ trên Minh Huệ Net, trong bài này đồng tu có viết một câu đại ý là: Trên thực tế, đối với tôi mà nói, tu luyện đến trình độ nào đã không còn quan trọng nữa, bởi vì tôi là một thành viên trong Chính Pháp, sinh mệnh của tôi đã trở nên rất có ý nghĩa rồi.

Bây giờ tôi đã thể ngộ được, làm đệ tử Đại Pháp, Pháp đã bám rễ trong tâm mỗi người chúng ta. Có Pháp chỉ dẫn, tôi cảm thấy những thứ phiền não và nghi hoặc đã không còn quan trọng nữa. Sinh mệnh của tôi trở nên có ý nghĩa bởi vì tôi là một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp.

Cuối cùng, tôi muốn chia sẻ với các đồng tu bài thơ của Sư phụ:

“Kiên tu Đại Pháp tâm bất động
Đề cao tầng thứ thị căn bản
Khảo nghiệm diện tiền kiến chân tính
Công thành viên mãn Phật Đạo Thần”

(Kiến chân tính, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Tạm dịch:

Vững tu Đại Pháp chẳng động tâm
Điểm chốt chính là nâng cao tầng
Gian khó phơi bày đâu chân tính
Công thành viên mãn Phật Đạo Thần

Hãy để cho mọi người chúng ta càng thêm trân quý Đại Pháp, đề cao bản thân mình trên đoạn đường cuối cùng này. Nếu có chỗ nào chưa dựa trên Pháp, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

(Bài viết trong buổi chia sẻ tâm đắc thể hội tu luyện Pháp Luân Đại Pháp năm 2021 ở Orange County, New York)

(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org)


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/5/19/修去怨恨心和情的體會-425907.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/5/21/193240.html

Đăng ngày 23-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share