Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Pháp

[MINH HUỆ 29-10-2020] Con xin kính chào Sư phụ! Xin chào các bạn đồng tu!

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập website Minh Huệ tiếng Pháp, tôi muốn chia sẻ những trải nghiệm tu luyện của mình. Tôi đã rất may mắn được bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ở Paris vào tháng 10 năm 1997. Đại Pháp đã giúp tôi hiểu được ý nghĩa nhân sinh của cuộc đời mình và sứ mệnh thần thánh của tôi trên thế giới này.

Không lâu sau khi bắt đầu tu luyện, tôi tham gia hỗ trợ dịch các cuốn sách của Pháp Luân Đại Pháp sang tiếng Pháp. Sau đó, tôi dịch thuật cho website Minh Huệ. Hai năm sau tôi bắt đầu hỗ trợ điều phối hạng mục. Làm việc cho Minh Huệ là vinh dự, là trách nhiệm và là sứ mệnh giảng chân tướng cứu người của tôi. Tôi biết Sư phụ đã an bài cho tôi các vai trò khác nhau để tu luyện và đề cao. Dù là điều phối hay chỉ là thành viên bình thường trong nhóm, người ấy đều cần hành xử như một lạp tử của Đại Pháp, phối hợp với những người khác và luôn suy xét cho người khác trước.

Xác định và vứt bỏ các tâm chấp trước

Khi nghĩ về việc viết bài chia sẻ này, tôi cảm thấy mình chưa làm được điều gì đặc biệt. Trên bề mặt dường như tôi rất khiêm tốn. Sau đó tôi nhận ra rằng loại tâm khiêm tốn và coi thường bản thân mình này có mặt ác phía sau. Tôi nhớ lại điều Sư phụ đã giảng:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến.” (Cảnh giới, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi nhận ra rằng tật đố là ghen tỵ với “cái tôi” không phải bản thân nó. Tật đố là sinh mệnh ngoại lai và nó ghen tỵ với tôi. Nó tạo ra những nhân tố tiêu cực trong trường không gian của tôi và phóng đại chúng để tôi không thể nhìn thấy mặt tốt của mình. Nó muốn khiến tôi chán nản và hơn thế nữa là làm lung lay ý chí tu luyện của tôi. Vì thế, khi tôi cảm thấy chán nản hoặc có suy nghĩ tiêu cực, tôi cần xét xem liệu có phải tâm tật đố đang khởi tác dụng hay không và tôi cần loại bỏ nó đi.

Trong những hạng mục mà tôi tham gia, khi tôi cảm thấy ai đó được đối xử đặc biệt hoặc những việc tôi làm nhưng người khác lại được công nhận, hoặc khi ý kiến của tôi không được chấp nhận, tâm tật đố này lại nổi lên. Tôi thậm chí có thể nghĩ: “Thế thì bạn làm đi. Tôi không làm.” Lời này nghẹn lại trong cổ tôi nhiều lần nhưng không bao giờ tôi nói ra vì tôi đã kìm nén chúng. Tôi hướng nội, nhận ra tâm tật đố đó và loại bỏ nó.

Trước khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, bạn bè của tôi nghĩ rằng tôi tách biệt – Tôi không tranh với đời và tham gia vào những chuyện thế gian. Sau khi tu luyện và học cách hướng nội, tôi phát hiện ra rằng đó không phải vì tôi không có tâm tranh đấu mà là vì tranh đấu khiến tôi cảm thấy không thoải mái. Tâm cầu an dật của tôi còn lớn hơn cả tâm tranh đấu.

Tôi cũng nghĩ rằng tôi có thể được bất kỳ điều gì tôi xứng đáng mà không cần phải tranh giành. Tâm chấp trước vào lợi ích cá nhân vẫn còn đó. Khi tôi xem xét lại bản thân mình, tôi nhận ra rằng tôi tự mãn và không muốn tuân theo những mệnh lệnh. Tôi không thích bị ép phải làm điều gì, tôi không thích nghe những lời khó nghe, và tôi không muốn mình không được tôn trọng hay bị đổ lỗi. Tất cả những thứ “không thích” ấy đến từ tâm tranh đấu của tôi.

Sư phụ đã giảng:

“Nếu nguyên thần ở nê hoàn cung, thì chúng ta thực sự cảm thấy như đại não đang suy xét vấn đề, đang phát xuất ra tín tức; nếu như nó ở tim, thì thực sự cảm thấy tim đang suy xét vấn đề.” (Chuyển Pháp Luân)

“Thực ra có những lúc nguyên thần ngụ tại tim, có người thực sự cảm thấy rằng tâm đang suy nghĩ.” (Chuyển Pháp Luân)

Một ngày khi tôi đọc đoạn Pháp trên, tôi đột nhiên minh bạch ra một tầng hàm nghĩa. Nếu chúng ta xem chấp trước là bản thân mình, nó sẽ “nghĩ” và bảo chúng ta cần làm gì. Chúng ta sẽ làm các việc thuận theo chấp trước.

Tôi học Pháp cùng một đồng tu không nói được tiếng Trung trôi chảy. Khi cô ấy không chắc liệu cô ấy đọc một từ nào đó có đúng không, cô ấy sẽ hỏi: “Đọc như vậy phải không?” Cô ấy rất lịch sự nhưng mỗi lần cô ấy hỏi câu đó, tôi lại cảm thấy bực bội và không muốn trả lời. Tại sao tôi lại bực bội? Tôi quyết định học Pháp cùng cô ấy vì tôi muốn giúp cô ấy cải thiện tiếng Trung. Hướng nội, tôi nhận ra rằng xuất phát điểm ban đầu của tôi là muốn giúp cô ấy nhận biết những chữ lạ kia. Hướng nội, tôi phát hiện ra mình chỉ muốn tại thời điểm cô ấy đọc sai mà chỉ ra chỗ sai, nhưng lúc cô ấy đọc đúng, từ góc độ của tôi mà nhìn thì không cần phải nói. Tuy nhiên khi cô ấy liên tục hỏi tôi và ép tôi trả lời, tâm không thích bị ép buộc của tôi nổi lên. Tâm chấp trước đó khiến tôi bực bội. Chấp trước đó không phải là chân ngã của tôi mà là một thứ ngoại lai đang kiểm soát tôi.

Ban đầu, tôi xem những tư tưởng bất hảo đó là tư tưởng của mình và cảm thấy tồi tệ bất cứ khi nào việc này xảy ra. Trên thực tế, chấp trước được phơi bày ra ấy chính xác là những gì tôi cần loại bỏ. Tôi cảm thấy vui – một khi chúng ta đã tìm ra chấp trước, chúng ta nên loại bỏ nó. Sư phụ đã giảng:

“Cát xả phi tự kỷ”

(Khứ chấp, Hồng Ngâm II)

Tạm diễn nghĩa:

“Thứ bị cắt bỏ không phải chính mình”

Chúng ta không nên coi chấp trước của các học viên khác như là chính bản thân họ. Khi chúng ta nhận ra chấp trước của một ai đó chúng ta nên giúp họ nhận ra. Chúng ta nên ghi nhớ rằng chấp trước là thứ đang khiến học viên có hành xử như vậy. Ví dụ, khi một học viên phạm lỗi, bắt đầu bực bội hoặc tức tối, hoặc phàn nàn và đổ lỗi cho những người khác, chấp trước của học viên ấy đang nổi lên. Quan niệm người thường không phải là chân ngã của chúng ta. Chúng ta cần Thiện.

Khi tôi đọc đoạn Pháp:

“[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Hai từ “tống khứ” khiến tôi chú ý. Tôi nhận ra rằng chỉ khi tâm chấp trước được loại bỏ, chúng ta mới thực sự đề cao. Đó mới là chân tu. Để đề cao, tôi tự nhủ rằng: “Đừng nổi giận,” “Hãy giữ bình tĩnh,” “Lần tới không nói lời đó nữa,” v.v.. Nhưng tôi làm việc đó để cố gắng đề cao trong khi vẫn ôm giữ những tâm chấp trước. Sau đó khi tôi đọc đoạn Pháp này, tôi chú ý tới từ “liên tục”. Tu luyện là một quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước.

Nhẫn và phối hợp

Bởi vì chúng tôi làm việc cùng nhau trong một hạng mục, tôi đã thiết lập một nền tảng chia sẻ với hai học viên khác và đặt tên cho nhóm mà không thảo luận trước với họ. Một học viên ngay lập tức không đồng ý với quyết định của tôi. Bụng tôi cảm thấy như bị nghẽn lại và tim tôi run lên. Ngay lập tức tôi biết tâm chấp trước của mình đang bị đụng đến. Tất nhiên, tôi có thể giải thích lý do tại sao tôi làm việc ấy và các học viên sẽ hiểu.

Nhưng Sư phụ dạy chúng ta phải luôn hướng nội mỗi khi gặp vấn đề. Việc học viên phản đối chỉ ra rằng tự ngã của tôi quá mạnh. Đầu tiên tôi đã xin lỗi anh ấy. Tôi nhận ra rằng tôi muốn là người quyết định cuối cùng. Tôi không quan tâm tới cảm xúc của người khác và tự cho rằng không ai sẽ phản đối. Tôi phản ứng lại thái độ của anh ấy vì tâm chấp trước của tôi đã bị động chạm đến. Sau khi nhận ra và vứt bỏ nó, tôi đã có thể bình tĩnh lại.

Trong một lần khác, một học viên khác cứ khăng khăng vào cách làm của anh ấy và chúng tôi không có cơ hội để thương lượng. Phương án mà anh kiên trì cần người mà đã biểu thị rằng không thể tham gia làm. Tôi không biết làm thế nào để phá vỡ sự bế tắc ấy và đã bỏ đi. Quan niệm người thường muốn phàn nàn của tôi đã nổi lên do tâm chấp trước của anh ấy. Tôi cảm thấy thất vọng và thậm chí đã nghĩ đến việc không làm cùng anh ấy nữa.

Trong tâm, tôi liên tục nhẩm Pháp của Sư phụ:

“Bất yếu bão oán

Thủ trụ nhĩ đích Thiện”

(Giải Khai Nhĩ Đích Mê Bán, Hồng Ngâm IV)

Diễn nghĩa:

“Đừng mang oán hận

Giữ vững sự thiện lương của bạn”

Tôi nhắc nhở bản thân mình rằng tôi là một học viên và tôi nên chân thành phối hợp cùng anh ấy. Tôi không nên cố gắng tìm ra chấp trước của anh ấy. Tất cả chúng ta đều gặp khó khăn trong tu luyện, vì thế chúng ta nên Thiện và Nhẫn.

Sư phụ giảng:

“Khi chư vị tìm thấy nguyên nhân thực sự của bản thân, khi chư vị mà dám nhìn thẳng nó – thừa nhận nó, chư vị sẽ phát hiện lập tức sự việc đó liền thay đổi, mâu thuẫn cũng không có nữa, đối phương không biết vì sao đột nhiên với chư vị như chưa từng xảy ra chuyện gì, như thể mâu thuẫn nào cũng chưa hề phát sinh vậy.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu [1998])

Sau khi tôi hướng nội, bầu không khí đã nhẹ nhàng hơn. Học viên ấy cũng thay đổi và hạng mục lại tiến triển. Ngay cả thân thể tôi cũng cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Tôi bắt đầu mong đợi được luyện công. Tôi có thể chép Pháp từ trong trí nhớ trong một tiếng đồng hồ trong khi ngồi song bàn.

Tất cả chúng ta đều cố gắng vì mục tiêu chung, nhưng thông thường các học viên có những ý kiến khác nhau. Mỗi người đều có quan điểm riêng vì thế họ có thể có những ý kiến không nhất trí. Thực ra đó là việc tốt – Chúng ta có thể hỗ trợ nhau, khiến việc càng thêm hoàn thiện. Trong quá trình chúng ta cũng có thêm những cơ hội tu luyện.

Bất cứ khi nào có mâu thuẫn nảy sinh với một đồng tu, suy nghĩ đầu tiên của tôi là buông bỏ. Khi tôi hướng nội và đề cao, tôi nhận ra rằng làm việc với học viên đó luôn là tốt nhất. Sư phụ đã an bài điều đó vì thế nó luôn là tốt nhất.

Khi tôi buông bỏ chấp trước vào việc chỉ muốn nhìn vào vấn đề và chấp trước của người khác, tâm muốn tranh luận ai đúng ai sai, tôi minh bạch ra rằng mỗi học viên có thể gặp những khó khăn khác nhau trong tu luyện. Tất cả chúng ta đều bị những quan niệm và chấp trước người thường gây chướng ngại, bị chúng can nhiễu. Khi một người thành tâm muốn điều tốt nhất cho người khác và đối diện với vấn đề bằng chính niệm, chúng ta sẽ không chỉ tìm ra mặt tốt của người khác, những phẩm chất nổi bật và cá tính của họ, mà chúng ta cũng sẽ tìm ra giải pháp tốt nhất. Đó mới là phối hợp thực sự.

Kết luận

Cuối cùng, tôi muốn chia sẻ một vài điều mà Sư phụ đã dạy chúng ta:

“Hãy như một người tu luyện mà đối đãi hết thảy những gì ở trước mắt chư vị, thì điều gì cũng có thể bước qua được. (vỗ tay) Chư vị hãy nghĩ rằng một vị Thần khi đối diện với vấn đề đó thì đối đãi như thế nào? Khi chư vị không vượt qua được thì chư vị hãy nghĩ như thế, chư vị hãy vượt qua như thế, hãy đối đãi như thế thử xem.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005)

Con xin cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/29/414323.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/11/8/188158.html

Đăng ngày 08-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share