Bài của Vajra

Cả tại nhiều nơi ngoài lục địa Trung Quốc, đại đa số học viên vẫn là người Trung Quốc. Trong những buổi bàn luận giữa các học viên trong các vùng đó, tiếng Trung hoa thường được dùng đến, với sự thông dịch ra Anh ngữ cho những ai không hiểu tiếng Trung hoa. Trong môi trường đặc biệt đó, hình như có nhiều quan niệm khác nhau đã xuất hiện.

Khi người ta đến Mỹ quốc, xã hội nơi này mong họ học tiếng Anh. Đó cũng là một quan niệm dễ hiểu, vì Anh ngữ là tiếng nói thông dụng tại Mỹ. Nhìn điều này ở khía cạnh những người không thông thạo tiếng Anh, nó có thể đưa đến một tâm lý rất bất an và vô khả năng. Với thời gian đi qua và khả năng tiếng Anh dần gia tăng, người ta càng ngày càng cảm thấy thoải mái hơn trong sự giao dịch bằng tiếng Anh, nhưng tiếng nói mẹ đẻ của họ vẫn thường là dễ dàng nhất cho họ để diễn tả chính xác hơn ý tưởng của họ. Khi một nhóm người Trung hoa gặp nhau tại một nước bên ngoài Mỹ, đương nhiên họ sẽ vẫn còn muốn nói chuyện với nhau bằng tiếng Trung hoa, vì họ thoải mái hơn khi nói chuyện với nhau trong tiếng mẹ đẻ. Đó cũng vậy khi các người Mỹ gặp nhau tại Trung Quốc; họ dĩ nhiên chọn nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh, thay vì tiếng Trung hoa.

Sư phụ nói,
Người ở các nước phương tây có tính cách tương đối hướng ngoại; cao hứng có thể nhận thấy, nóng giận cũng có thể nhận thấy. Họ có chỗ tốt của họ, nhưng cũng có chỗ dở của họ, không thể nhẫn nại. (Chuyển Pháp Luân)

Nói chung, người dân tại các nước Tây phương, nhất là tại Mỹ, có một quan niệm rất mạnh mẽ ở những mức độ khác nhau rằng dân chúng tại Mỹ phải nói tiếng Anh, và khi người ta không nói bằng tiếng Anh, sự thiếu khả năng nhẫn của họ có thể dễ xuất hiện. Cả khi có sự thông dịch, đôi lúc người Tây phương vẫn không hài lòng, vì họ không thể hiểu đươc mọi điều đã được nói ra, hoặc gặp khó khăn để tham gia cuộc trao đổi. Có lẽ là người Tây phương, chúng ta phải cố gắng và biểu lộ nhẫn nhiều hơn đối với các bạn học viên Trung Quốc. Điều này nhất định không dễ cho sự sống và giao tiếp tại một nước mà nói một tiếng nói ngoại quốc, và cả những người mà nói giỏi tiếng ngoại quốc đó vẫn thường thấy khó mà nói về các kinh nghiệm và hiểu biết trong một thứ tiếng không là mẹ đẻ, nhất là khi nó có liên quan đến điều gì trừu tượng.

Nhưng từ gốc độ của người Tây phương, chúng ta có thể thấy rằng một lý do mà khiến chúng ta nổi giận là vì chúng ta không muốn thiếu mất một điều gì. Khi các bạn Trung Quốc cười hoặc nói giễu cợt có lẽ, các học viên Tây phương không hiểu điều gì xảy ra, và có thể cảm thấy họ đã thiếu mất một điều gì. Cũng giống như nhiều học viên Trung Quốc cảm thấy bất an và vô khả năng lúc đầu khi mới rời Trung Quốc và đi đến một nơi nào mà họ phải nỗ lực với tiếng nói, các người Tây phương cũng cảm thấy bị bất an và vô khả năng khi họ bị đặt trong một hoàn cảnh mà họ cảm thấy cần phải hiểu điều gì đã được giao tiếp, nhưng không thể hiểu được. Có lẽ đối với người Trung Quốc, họ có thể hiểu dễ dàng cảm giác của những người Tây phương trong những hoàn cảnh đó, và cố gắng đặc biệt hơn để giúp họ hiểu tất cả. Dù vậy đồng thời, chúng ta phải cần lưu ý cái chấp trước ‘không muốn mất một điều gì’. Chúng ta đã đắc Pháp và Sư phụ đang chăm sóc cho chúng ta, vì vậy tại sao còn sợ bị mất thiếu đi một điều gì. Phải chăng chúng ta đang đeo đuổi theo tin tức, hoặc cố cho được ‘thông thạo’? Điều này hoặc là một sự theo đuổi, hoặc là cố có được tin tức đặc biệt để hiển thị. Chúng ta nhất định là không muốn cái chấp trước nào trong cả hai.

Trong nhiều buổi họp, có những học viên thông dịch từ Trung hoa ra Anh ngữ. Các học viên mà làm điều này đã lấy một trách nhiệm lớn lao, và nhất định đó không phải là một công việc dễ dàng. Dù vậy đôi lúc, khi người dịch đang cố gắng hoặc khó khăn để dịch chính xác, các học viên Tây phương lại trở nên nóng nảy, và đôi lúc nói ra những lời khó nghe đến người dịch. Dù đó đến từ sự muốn hiểu để làm tốt trong tu luyện và Chính Pháp, chúng ta phải nhớ rằng người dịch đang rất cố gắng để làm tốt tối đa công tác của họ, và khi nhiều người nói cùng một lúc, chúng ta có thể tưởng tượng sự khó khăn mà người dịch gặp phải. Mặt khác, có lẽ các bạn học viên Trung Quốc có thể ý thức hơn tình trạng này, và cố và nói một cách chậm và rõ để dễ thông dịch.

Đó chỉ là một vài ý kiến chia sẻ về môi trường đặc biệt ngoài Trung Quốc với mục đích tìm sự chấp trước và quan niệm, buông bỏ chúng, và hoà tan hơn trong Chân Thiện Nhẫn.

Bài này chỉ động đến bề mặt của vấn đề, vậy hy vọng rằng càng có nhiều bài hơn để tìm cách bắt nhịp cầu giữa các bạn đồng tu, nhất là giữa học viên người Trung Quốc và người Tây phương.

 

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/10/12/78884.html

Đăng ngày 16-10-2006; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share