Bài của một đồng tu tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 26-9-2005] Con gái của tôi sáu tuổi. Ở vào cái tuổi thơ đó, nó đã kinh nghiệm qua nhiều điều.
Con gái tôi được sinh ra không lâu sau ngày 20 tháng bảy 1999, khởi đầu của cuộc bức hại Pháp Luân Công. Khi nó một tuổi, cha nó bị cầm tù vì khiếu nại tại Bắc Kinh cho Pháp Luân Công. Mỗi ngày tôi mang con gái tôi đi đến trước cữa trại tù và nói với mọi người sự thật về Pháp Luân Công và vì sao cha nó bị bắt giam bất hợp pháp. Lúc bấy giờ con gái tôi không thể nói, nhưng dường như nó đang làm sáng tỏ sự thật theo cách của nó.
Sau đó, cha nó bị gữi đi một trại lao động cưỡng bức vì anh ta sản xuất tài liệu giảng rõ sự thật. Con gái tôi đã học cách điều gì nên nói và điều gì không nên nói. Có lúc sau khi đi về nhà từ nhà một bạn đồng tu hoặc từ một nơi sản xuất tài liệu giảng rõ sự thật, khi có người hỏi nó đi đâu về, con gái tôi chỉ nói tối thiểu như là, “Mẹ và em đi ra ngoài nơi nào đó.” Sau đó trong phòng kín nó bình luận, “Mẹ, con sẽ không nói cho người khác biết mình đã đi đâu.”
Bất kể thời tiết thế nào, trời mưa nắng gió hay lạnh, nếu có bạn đồng tu gọi tôi đi phụ giúp gấp, tôi liền mang con gái tôi đi ngay. Nó không bao giờ khóc hoặc làm nũng. Khi đến nơi nhà người bạn đồng tu, nó im lặng chơi một mình. Có lẻ, vì nó thường nhìn thấy cha nó sau song sắt, con gái chúng tôi ngưng lại nơi hàng rào sắt của nơi đậu xe dưới hầm của người hàng xóm và gọi lớn, “Cha, Cha!” mỗi khi chúng tôi bước tới gần nơi đó. Nó không rõ nơi nào cha nó bị bắt.
Lần thứ nhì chồng tôi bị bắt, anh ta đang trên đường mang đứa con gái ba tuổi của chúng tôi đi nhà trẻ. Khi ba cảnh sát thường phục đè chồng tôi xuống đất và kéo lôi anh ta đi vào xe cảnh sát, con gái chúng tôi bị bỏ một mình nơi đó, nó ôm chân một ông già và khóc to vì kinh hãi, “Ông ơi, cháu sợ quá. Ông ơi, cháu sợ quá.” Kết quả của loại chấn động như vậy, có lúc đang chơi dưới lầu, con gái tôi thình lình chạy lên tầng lầu hai khóc thét lên là cảnh sát xấu đang đi đến khi nó nhìn thấy có người với một cái sắc tay đi ngay qua.
Khi con gái tôi một tuổi, tôi bắt đầu đọc Hồng Ngâm của Sư phụ cho nó nghe. Đến hai tuổi, nó đã có thể đọc thuộc lòng bài thơ đầu tiên của nó, “Dung Pháp” (ngày 27 tháng mười hai 1992):
“Phật quang phổ chiếu,
Lễ nghĩa viên minh.
Cộng đồng tinh tấn,
Tiền trình quang minh.”
Khi đi thăm cha nó trong trại lao động cưỡng bách, con gái chúng tôi đọc nhỏ bài thơ này vào tai cha nó để cảnh sát trong trại không nghe được. Không bao lâu sau, nó có thể nhớ tất cả 72 bài thơ của Sư phụ. Sau đó mỗi ngày nó ôm quyển tập thơ Hồng Ngâm và tự đọc. Đầu tiên tôi không lưu ý lắm và nghĩ rằng nó không biết một chữ nào, nó không thể thật sự đọc được quyển sách. Ngạc nhiên thay, qua sự đọc thuộc lòng các bài thơ, ở vào tuổi thứ ba, nó có thể nhận ra nhiều chữ qua chính cách đọc của nó, mà tôi không phải dạy nó. Tôi không ngưng được sự ngạc nhiên trầm trồ trước sự mầu nhiệm của Đại Pháp. Từ khi nó học Hồng ngâm mỗi ngày, con gái tôi nhớ rành rẻ tất cả các bài thơ.
Tôi nhớ một lần khi con gái tôi chưa đầy ba tuổi, trong sự chia sẻ kinh nghiệm tôi kể cho một bạn đồng tu nghe rằng tôi cảm thấy mệt mỏi một mình nuôi con vì chồng tôi ở trong trại lao động cưỡng bức. Nghe điều này, con gái tôi ngưng trò chơi một mình của nó và thình lình lưu ý tôi bằng một hàng trong bài thơ, “Mẹ, ‘Khổ thân bất toán khổ’” (“Khổ kỳ tâm chí” từ tập Hồng ngâm) Người bạn đồng tu bấy giờ nói, “Chị xem đó, cuối cùng, con gái nhỏ của chị còn biết hơn chúng ta.”
Con gái tôi tiếp tục học Hồng Ngâm một mình. Khi nó bị nóng sốt, nó nói, “Mẹ, con không cảm thấy khoẻ. Chúng ta hãy học Pháp đi.” Sau đấy tôi đọc Hồng ngâm cho nó và giúp nó đi ngủ trong một lúc. Sau khi thức dậy, nó kêu tôi đọc và đừng bỏ một bài nào. Nó cũng kêu Sư phụ bằng cách nói rằng, “Sư phụ, con bị đau, xin giúp con.” Sau đó nó nói với tôi rằng nó nhìn thấy Pháp Luân quay quanh đầu mũi nó nhiều lần rồi bay đi.
Sau khi nó lên bốn, con gái tôi bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân bên cạnh các sách chuyện tiên khác. Dù có một số chữ nó không biết, điều đó cũng không ngưng nó học Pháp.
Khi con gái tôi lên năm, nó tham gia chung học Pháp hai lần một tuần và đọc Chuyển Pháp Luân thông suốt. Trong nhóm của chúng tôi, các học viên ở vào mọi lớp tuổi, từ 5 đến 70, học cùng một quyển sách. Tôi cảm thấy rằng lòng từ bi vô biên của Sư phụ đã để cho chúng tôi hoà tan trong Phật quang và tinh tấn tu luyện cùng nhau, vượt biên giới của tuổi tác.
Bây giờ con gái tôi lên sáu. Nó học nhiều bài Pháp của Sư phụ giảng ở nhiều nơi. Thường thường nó đo lường các hành động của nó đúng và sai thể theo Pháp. Điều nó nói thường dựa trên Pháp. Có lúc khi nó không học Pháp, nó sẽ khóc và nói, “Con quên học Pháp rồi. Con quên học Pháp rồi.” Sau đó nó thức khuya để học Pháp trong một lúc trước khi đi ngủ. Điều này giống như Sư phụ dạy trong bài thơ, “Thực tu” (ngày 7 tháng mười 1994):
“Học Pháp, đắc Pháp,
Tỉ học tỉ tu,
Sự sự đối chiếu,
Tố đáo thị tu.”
Sau khi đi nhiều nơi, con gái tôi và tôi rời Trung Quốc và đi ra ngoại quốc. Nơi xứ tự do này, mỗi đêm chúng tôi đi làm sáng tỏ sự thật với những du khách từ Trung Quốc ở một nơi nào đó cho đến giữa đêm. Chúng tôi phải đi bộ một quảng đường dài mỗi ngày để đến nơi đó và nó luôn đọc thuộc lòng bài thơ của Sư phụ, “Chính Niệm Chính Hành” (ngày 22 tháng năm 2002)
“Đại giác bất uý khổ
Ý chí kim cương chú
Sinh tử vô chấp trước
Thản đãng Chính Pháp lộ”
Con gái tôi không bao giờ than phiền hoặc khóc vì nó biết rằng sự làm sáng tỏ sự thật của chúng tôi là để cứu độ chúng sinh. Mỗi khi tôi nhìn thấy các du khách Trung Quốc nhận báo làm sáng tỏ sự thật từ nơi hai bàn tay nhỏ bé của nó, tôi hiểu được rằng Sư phụ ở quanh chúng tôi mỗi giây phút.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/9/26/111069.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/10/16/65925.html.
Đăng ngày 28-11-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.