Bài viết của một học viên ở Canada

[MINH HUỆ 30-01-2020] Tôi muốn nhân cơ hội này nhắc nhở các đồng tu đừng làm một “tiểu hòa thượng” hay phàn nàn tự nhận là mình vất vả, hay một “đại hòa thượng” ngạo mạn tự cho mình là đúng. Hãy làm một đệ tử Đại Pháp chân chính tập trung vào việc cứu độ chúng sinh.

1. Đừng làm một tiểu hòa thượng hay phàn nàn

Trong công tác giảng rõ chân tướng, tôi có những vai trò khác nhau trong các nhóm khác nhau. Tôi là điều phối viên của nhóm gọi điện thoại giảng chân tướng. Trong một nhóm khác, tôi chỉ là một thành viên và trong các nhóm khác, tôi hỗ trợ điều phối viên.

Đối với nhiều đồng tu, tôi là điều phối viên. Tuy nhiên, mọi người không nhận ra rằng tôi dành nhiều thời gian để hỗ trợ những người khác phía sau hậu trường. Khi học Pháp không tốt, tôi phàn nàn nhiều như một “tiểu hòa thượng.” Tôi cảm thấy công việc của mình vất vả và tẻ nhạt, nhưng nhiều học viên có vẻ không hiểu cho tôi, không phối hợp với tôi hoặc không hài lòng với những gì tôi làm.

Đặc biệt khi một số thành viên trong nhóm của tôi được chuyển sang một hạng mục khác mà không được thông báo trước, tôi cảm thấy mình đã bị đẩy đến giới hạn; tuy nhiên tôi hiểu lý do phía sau việc điều chuyển nhân sự. Do thiếu nhân sự, hạng mục tôi điều phối bị sụp đổ và tôi không thể làm tròn vai trò của mình trong các hạng mục khác. Ngoài ra, tôi phải giữ công việc toàn thời gian của mình. Tôi cảm thấy như:

“Bách khổ nhất tề giáng”
(Khổ Kỳ Tâm Chí, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:
“Trăm khổ cùng giáng xuống”

Tôi không nhận ra rằng đó là một cơ hội tuyệt vời để đề cao tâm tính. Tôi nghĩ các học viên rời đi đang cố gắng phá tôi bằng cách rời khỏi nhóm. Sau khi học Pháp, tôi nhận ra rằng đó chính là an bài của Sư phụ. Tôi phải đề cao tâm tính của mình, khoan dung hơn, cân nhắc cho người khác và buông bỏ tất cả những gì bất chính. Trong khoảng thời gian đó, tôi đã liên tục học các kinh văn “Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp”, “Thế nào là đệ tử Đại Pháp”, và “Giảng Pháp vào ngày Kỷ niệm 20 năm truyền Pháp”.

Sư phụ dạy chúng ta:

“Chư vị nếu không thể dùng chính niệm chỉ đạo chư vị, chư vị không thể giống như một đệ tử Đại Pháp dùng tiêu chuẩn người tu luyện để đo lường chính mình, đo lường thế giới, đo lường người khác, vậy chư vị chính là như người thường.” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp)

Sau khi tăng cường học Pháp, tôi có thể nhìn sự việc từ góc độ của người khác. Mỗi học viên có những thách thức riêng của mình; điều phối viên cần phải cân bằng các nguồn lực cho các hạng mục dưới họ. Tôi chỉ cần khoan dung hơn, nhận thức được những chỉ trích và phàn nàn xảy đến với mình. Đây là cơ hội tốt để tôi tiêu nghiệp và là việc tốt. Chúng ta là một chỉnh thể, chúng ta nên buông bỏ tự ngã và phối hợp vô điều kiện với điều phối viên.

Nói thì dễ hơn làm. Nỗi cay đắng của tôi cứ liên tục quay trở lại ám ảnh tôi mỗi khi tôi nghe những lời phàn nàn và bàn tán. Tôi cố gắng nhắc nhở bản thân không để những gì người khác nói làm ảnh hưởng, đồng thời nhắc các học viên khác tập trung vào những gì chúng tôi phải làm. Tuy nhiên, tôi vẫn ôm giữ những cảm xúc tiêu cực đối với các học viên này. Khi bắt gặp những người rời nhóm trước đây, tôi vẫn khó chịu về việc họ rời đi.

Một ngày khi đang luyện bài công pháp thứ nhất, tôi đã bỏ qua động tác “La Hán bối sơn” hai lần liên tiếp, và đi thẳng đến động tác tiếp theo, “Kim Cang bài sơn”. Trước đây điều này chưa bao giờ xảy ra. Khi đang thực hiện lần thứ ba, tôi ngộ ra rằng Sư phụ đang yêu cầu chúng ta gánh vác trách nhiệm to lớn tựa một vị La Hán cõng núi.

Chỉ sau khi đề cao tâm tính, tôi mới có thể giải quyết vấn đề bằng “Ý như Kim Cương Chí” (Pháp Chính Nhất Thiết, Hồng Ngâm II). Nhận thức của tôi đã đề cao và tôi có thể buông bỏ tâm oán hận. Con xin cảm tạ Sư phụ vì đã điểm hóa cho con.

Sau sự việc này, tôi thấy mình sẽ không dễ bị ảnh hưởng bởi bất kỳ thử thách nào. Tôi chỉ phát chính niệm để loại bỏ chúng. Mọi thứ đã được Sư phụ an bài. Miễn là chúng ta đề cao tâm tính, Sư phụ sẽ chỉ cho chúng ta cách hóa giải.

Nhìn lại, tôi cảm thấy xấu hổ về cách tôi phản ứng trước việc sắp xếp lại nhân sự của nhóm tôi. Tôi phàn nàn một cách gay gắt về điều đó với điều phối viên khi cô ấy xin lỗi vì tình huống. Tôi nhận ra cô ấy gánh vác trách nhiệm và chịu nhiều áp lực như thế nào.

Trong công tác giảng chân tướng, chúng ta đảm nhận các vai trò khác nhau, như “tiểu hòa thượng” và “đại hòa thượng”. Tất cả chúng ta đều làm việc vất vả. Công việc của tôi là phối hợp với học viên khác và đặt việc cứu độ chúng sinh lên làm ưu tiên hàng đầu thay vì nghĩ cho bản thân. Đó là những gì mà một đệ tử Đại Pháp chân chính cần làm.

2. Đừng làm một “đại hòa thượng” ngoan cố kiêu ngạo

Gần đây tôi nghe radio Câu chuyện tu luyện của Milarepa (Phần 14). Milarepa nói rằng ông đã tu dứt ngũ độc – tham lam (tham), nóng giận (sân), si mê (si), kiêu ngạo (mạn), và tật đố; năm chủng phiền não. Lúc đầu, tôi không biết “mạn” nghĩa là gì. Khi lắng nghe câu chuyện nhiều hơn, khi tôi biết Milarepa đã cấp cho người cố gắng đầu độc và thử thách ông nhiều cơ hội để chính lại sai lầm của mình như thế nào, tôi biết nó có nghĩa là kiêu ngạo. Đây là điều chúng ta phải loại bỏ.

Một vị giác giả không có tâm kiêu ngạo đối với bất kỳ chúng sinh nào, chỉ có từ bi vô hạn và sự trân quý đối với các sinh mệnh.

Tôi nhận ra những vấn đề mà mình gặp phải giữa những thay đổi là vì tôi đã mất kiên nhẫn đối với các đồng nghiệp. Tôi nghĩ mình là ông chủ và việc là cứu người. Tôi được phép thô lỗ. Tôi không nghĩ về những gì người khác đã trải qua. Tôi kiêu ngạo và tự phụ. Dẫn đến việc các đồng tu không phối hợp khi tôi yêu cầu. Kết quả là, hạng mục không đi theo kế hoạch. Suy ngẫm về những gì đã xảy ra, tôi ngộ ra rằng tất cả chúng ta đều là vương trong một thời kỳ nào đó. Những gì chúng ta đang làm hiện giờ là trách nhiệm của chúng ta; nó không phải là vinh quang theo cách lý giải của con người. Chúng ta thật may mắn khi được là đệ tử Đại Pháp. Chúng ta đã buông bỏ rất nhiều để theo Sáng Thế Chủ xuống thế gian này cứu người. Điều gì ngăn chúng ta hối lỗi khi chúng ta phạm sai lầm? Chúng ta có duyên phận lớn thế nào mới được phối hợp cùng nhau, vậy chúng ta nên trân quý tất cả hơn nữa.

Gần đây trong một cuộc họp, hai học viên tranh luận nảy lửa về cách thực hiện một đầu việc nào đó. Khi thấy họ lên tiếng, tôi tự nhủ liệu mình có chấp trước muốn chứng minh bản thân đúng hay không. Hẳn phải có lý do cho việc tôi chứng kiến điều này. Những lúc như vậy, tôi phải hướng nội: Làm thế nào để tôi có thể làm tốt hơn vai trò của một điều phối viên, để chúng tôi có thể tận dụng những điểm mạnh tương ứng của những người tham gia? Tôi cần giúp hàn gắn mối quan hệ của họ. Vì vậy, tôi đã xin lỗi vì những sai lầm của mình, thừa nhận ý tốt của họ và đề xuất mọi người đều lùi một bước; và mâu thuẫn đã được hóa giải.

Cuối cùng, mọi người đồng ý rằng chúng tôi nên gặp nhau hàng tuần để cải thiện việc giao tiếp. Hướng nội, tôi không thấy mình là một “tiểu hòa thượng.” Thay vào đó, tôi thấy mình là một lạp tử của Đại Pháp và trân quý mỗi từng đồng tu. Thật là vinh dự to lớn khi có thể kết nối mọi người với nhau cùng làm việc hướng tới một mục tiêu chung: cứu người. Mọi người đang nỗ lực hết sức mình. Chúng ta không nên tạo thêm bất kỳ mâu thuẫn nào giữa “tiểu hòa thượng” và “đại hòa thượng.” Chúng ta cần bổ sung cho nhau. Ngày nay, các bài báo giảng rõ chân tướng của chúng tôi được người dân từ Trung Quốc xem mỗi ngày và một số người đã liên hệ với chúng tôi để thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Tôi rất cảm ơn trước sự khoan dung, thấu hiểu và hỗ trợ của các đồng tu. Tôi rất vinh dự được làm việc với họ để giảng rõ chân tướng cứu độ chúng sinh. Trong năm mới, chúng ta hãy phối hợp với nhau tốt, trân quý thời gian ở bên nhau và làm tròn thệ ước cứu nhiều chúng sinh hơn nữa.

Trên đây là nhận thức hữu hạn của tôi. Có điểm nào không đúng, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/1/30/400483.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/3/9/183569.html

Đăng ngày 11-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share