Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 05-11-2019] Tôi từng rất ốm yếu, và ít nhất mỗi tháng một lần tôi đều phải uống hoặc tiêm thuốc. Kể từ khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ cách đây 14 năm, tất cả bệnh tật của tôi đều biến mất.

Chồng tôi là giáo viên, và khi tôi bắt đầu tu luyện, anh đã trở thành một người khác. Anh trở nên vô lý và thậm chí còn bỏ đi khi chúng tôi cãi nhau.

Tôi nhận ra rằng tất cả những điều đó đều là cơ hội để tôi đề cao tâm tính của mình, và lúc đầu tôi đã có thể vượt qua được những khảo nghiệm này. Anh đối xử với tôi rất vô lý, nhưng tôi vẫn cư xử tử tế với anh, và tôi thậm chí còn tự hào vì bản thân đã vượt qua được những khổ nạn đó.

Tuy nhiên, như Sư phụ đã giảng:

“Tuy nhiên thường khi mâu thuẫn đến, [nếu] chẳng làm kích động đến tâm linh người ta, [thì] không đáng kể, không tác dụng, không đề cao được.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân )

Thực ra, mỗi lần chúng tôi cãi nhau thì tôi đều thực sự cảm thấy bị tổn thương, tôi đã không tự đo lường bản thân chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp.

Mặc dù trong hầu hết những lần đó tôi đều giữ im lặng, nhưng trong tâm tôi lại ôm giữ rất nhiều oán hận đối với chồng.

Việc này diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài, và khiến mối quan hệ của chúng tôi cực kỳ căng thẳng. Chồng tôi ca thán về Đại Pháp, và cứ mỗi khi tôi đề cập đến chủ đề này là anh lại trở nên tức giận.

Thậm chí có lần anh còn xé một cuốn sách Đại Pháp. Tôi vô cùng đau lòng khi nhìn thấy ảnh của Sư phụ bị xé rách. Tôi đã khóc và ý thức được tu luyện là nghiêm túc đến thế nào. Nếu tôi quay lại là một người thường thì hẳn gia đình tôi sẽ không có hy vọng nào cả.

Sư phụ Lý giảng:

“Vậy nên chư vị khi làm mỗi việc gì —dẫu đó là chư vị giữ cân bằng thật tốt quan hệ gia đình tại xã hội người thường, hay là cân bằng thật tốt các quan hệ tại xã hội, [hoặc] biểu hiện trong công tác ở đơn vị của chư vị, [cũng như] biểu hiện trên xã hội— [đều] không phải thực hiện hời hợt bề mặt đơn giản là xong; hết thảy chúng chính là hình thức tu luyện của chư vị, là nghiêm túc.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Canada [2006], Giảng Pháp tại các nơi VII)

Tôi quyết định cần nghiêm túc tu luyện và vãn hồi lại các tổn thất.

Kể từ đó, tôi tu luyện bản thân mình bằng cách chú ý đến cả những việc nhỏ. Khi chồng tôi đi công tác, tôi vừa chăm sóc con, vừa làm việc. Tôi cũng loại bỏ khuynh hướng phàn nàn của bản thân mình trong thời gian đó.

Tôi nhẩm đi nhẩm lại đoạn Pháp của Sư phụ:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công. Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui. Bậc Giác Giả không có tâm chấp trước, tĩnh nhìn thế nhân đang lấy điều huyễn hoặc làm cõi mê.” (Cảnh giới, Tinh tấn yếu chỉ)

Dần dần, thái độ của tôi đối với chồng đã thay đổi. Khi giữa chúng tôi xảy ra mâu thuẫn, tôi nghĩ đến lời giảng của Sư phụ: “khó Nhẫn, chư vị hãy cứ Nhẫn xem sao; thấy thật khó làm, nói là khó làm, chư vị cứ làm xem cuối cùng có làm được chăng.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Đầu tiên, tôi ước thúc bản thân rằng cần phải giữ bình tĩnh, hoặc ra ngoài đi dạo. Sau đó tôi không còn muốn tranh cãi nữa.

Cuối cùng, tôi đã không cảm thấy tức giận chút nào và chú ý đến cách nói của mình. Tôi cũng cố hết sức làm tốt việc nhà, và tôi cũng mua quà cho gia đình nhà chồng, dù trước đó họ từng can thiệp vào chuyện của vợ chồng chúng tôi khi chúng tôi có mâu thuẫn.

Thêm vào đó, tôi nhắc con gọi điện thoại hỏi thăm ông bà thường xuyên hơn. Đồng thời, tôi phát chính niệm để loại bỏ tâm phàn nàn và oán hận của bản thân.

Phải mất một thời gian tôi mới có thể hoàn toàn loại bỏ được những chấp trước đó từ gốc rễ. Quá trình này thực sự giúp tôi nhận thức được “Nhẫn” ở các tầng thứ khác nhau.

Khi tôi đề cao, chồng tôi đã thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên, do tác động của cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nên anh vẫn sợ hãi và né tránh việc tìm hiểu chân tướng về Đại Pháp.

Tôi đã tận dụng cơ hội này để đọc cho con tôi những câu chuyện về truyền thống nhằm giúp con hiểu được việc kính Thần và hành xử theo các Pháp lý để trở thành một người tốt.

Các học viên Đại Pháp đã kiên định đức tin và bảo trì tâm từ bi của mình. Khi bị đối xử bất công, các học viên vẫn tha thứ và thậm chí còn cố gắng giúp những người kia. Đây quả thực là hành xử đáng nể trọng!

Sau đó tôi đã khích lệ chồng tôi sửa đổi tâm tính của anh trong cương vị là một giáo viên. Khi có người tặng quà cho anh, tôi đã giải thích cho anh về nguyên lý được và mất. Giờ đây anh đã có suy nghĩ đúng đắn về Đại Pháp và cố gắng dạy cho các học sinh của mình về “Nhẫn”.

Cuối cùng, anh đã nguyện ý đọc các thông tin chân thực từ hải ngoại. Anh đã cải biến từ một người ích kỷ và thiếu kiên nhẫn trở thành một người trung thực và khiêm tốn.

Các học sinh của anh dường như cũng học tốt hơn, ngay cả khi chúng vào lớp của anh với kết quả học tập yếu kém ở các lớp trước.

Sư phụ giảng:

“Vậy cũng là nói rằng, chớ coi nhẹ xã hội nhân loại hôm nay, không chỉ đệ tử Đại Pháp đang tu luyện, [mà] con người cũng đang trong đó. Họ cũng đang được dung luyện6 . Trong cuộc sống, trong công tác, trong các hoàn cảnh khác nhau, những vấn đề mà họ gặp phải, những suy nghĩ mà [họ] cân nhắc, một mạch cho đến hành vi của họ, đều đang sắp xếp chính mình, đều trong giao phong giữa thiện và ác mà xếp đặt chính mình.” (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/11/5/丈夫的转变-384532.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/3/3/183482.html

Đăng ngày 09-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share