Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-01-2020] Cuối tháng 9 năm 2010, Đại học Chiết Giang tổ chức phỏng vấn sinh viên để cử đi học nghiên cứu sinh và tôi đã tham gia.

Trước khi cuộc phỏng vấn bắt đầu, giảng viên đưa cho tôi một bảng câu hỏi và bảo tôi trả lời. Có những câu hỏi về chuyên ngành, các kỹ năng tiếng Anh và câu hỏi xem liệu ứng viên có nguyện vọng học lên tiến sĩ không. Câu hỏi cuối cùng là: “Bạn có phải là học viên Pháp Luân Đại Pháp không?”

Tôi không trả lời câu hỏi cuối cùng. Giảng viên nói: “Em phải trả lời câu hỏi đó: ‘Có’ hay ‘Không’.”

Tôi cảm thấy chấn động như thể Sư phụ Lý Hồng Chí (Nhà sáng lập Pháp Luân Công) đang yêu cầu tôi trả lời: “Con có phải là một học viên chân chính không?” Không chút do dự, tôi kiên định viết: “Phải”. Và tôi đã không trúng tuyển.

Theo mẹ tu luyện

Vào mùa thu năm 1997, tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cùng mẹ. Tôi không biết tu luyện là gì, nhưng tôi biết Đại Pháp là tốt. Mẹ con tôi luyện công tập thể gần như hàng ngày và chúng tôi học các bài thơ Hồng Ngâm của Sư phụ.

Mặc dù còn là một đứa trẻ, tôi đã trải qua nhiều khổ nạn. Khi bị sốt, tôi mơ thấy một cụ ông cho tôi ăn cháo bát bảo (một món cháo truyền thống được làm từ tám loại nguyên liệu). Khi tỉnh giấc, tôi đã hết sốt. Khi tôi xin mẹ cho tôi thêm cháo, mẹ tôi nói: “Chúng ta không có cháo bát bảo.”

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Đại Pháp khi tôi 10 tuổi. Tôi không hiểu tu luyện là gì hay tính trọng yếu của việc học Pháp. Khi ĐCSTQ tăng cường bức hại ở Trung Quốc, tôi bận rộn với việc bài vở.

Tuy nhiên, Sư phụ từ bi đã không bỏ rơi tôi. Mặc dù thỉnh thoảng tôi chỉ luyện công cùng mẹ, nhưng Sư phụ vẫn chăm sóc và bảo hộ tôi.

Bắt đầu tu luyện

Cuối năm 2004, tôi có kinh văn mới nhất của Sư phụ từ mẹ và bắt đầu đọc. Khi đọc, tư tưởng của tôi như được khai mở, càng đọc, tôi càng minh bạch và càng muốn đọc tiếp.

Tôi hiểu rằng cựu thế lực đã áp đặt cuộc bức hại lên các học viên. Nhờ đọc các bài kinh văn của Sư phụ, tôi đã được khích lệ bước vào tu luyện. Kể từ đó, tôi luôn mang trong túi xách của mình một cuốn Chuyển Pháp Luân hoặc những bài kinh văn mới nhất của Sư phụ. Trong những năm học cấp ba, dù bận rộn đến đâu tôi vẫn kiên trì đọc Pháp.

Tôi cũng nhận ra rằng trước năm 2004 tôi đã không thực tu chính mình. Tôi lấy mẹ mình và các học viên khác làm hình mẫu và họ làm gì thì tôi làm nấy. Thông qua học Pháp, tôi dần minh bạch điều Sư phụ giảng:

“Học Pháp [và] tu luyện là việc của cá nhân; tuy vậy thường hay có nhiều học viên luôn luôn lấy người khác làm khuôn mẫu; thấy người ta làm thế nào, thì mình làm thế ấy. Ấy là hành vi không tốt vốn được nuôi dưỡng ở người thường. Làm người tu luyện, thì không có khuôn mẫu” (Lộ {con đường}, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Tôi luôn nhắc nhở bản thân: “Mình phải chân tu.”

Hướng nội tìm chấp trước căn bản

Khi tôi bắt đầu chủ động tu luyện, mặc dù có thể kiên trì học Pháp và hỗ trợ các học viên địa phương giảng chân tướng cho mọi người về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại, nhưng tôi vẫn cảm thấy tu luyện của mình có thiếu sót.

Sư phụ giảng:

“Sau khi tu luyện một [giai] đoạn thời gian rồi, thì phải chăng vẫn còn là những suy nghĩ ban đầu, phải chăng là cái tâm ấy của con người vẫn lưu bản thân tại đó? Nếu như thế, thì không thể tính là đệ tử của tôi; chính vì tâm chấp trước căn bản kia chưa vứt bỏ, không thể ngay từ Pháp mà nhận thức Pháp.” (Tiến đến viên mãn, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Tôi hướng nội tìm nhưng không thể tìm ra chấp trước căn bản của mình.

Những gì tôi đã trải qua trong cuộc phỏng vấn vào năm 2010, rằng câu hỏi thần thánh và nghiêm túc nhất là: “Bạn có phải là một học viên Pháp Luân Đại Pháp không?” đã điểm ngộ cho tôi. Tôi dần minh bạch được sự khác biệt giữa một học viên chân chính và một người mang theo chấp trước mạnh mẽ mà tu luyện và hưởng thụ cuộc sống người thường thoải mái.

Các học viên địa phương thường nói: “Chỉ cần thuận theo tự nhiên, Sư phụ sẽ an bài tốt nhất cho chúng ta.”

Một học viên chân chính tu luyện chiểu theo an bài của Sư phụ và bảo trì chính niệm trong ma nạn. Tuy nhiên, nếu một người giữ suy nghĩ: “Mình tu luyện và làm tốt ba việc, Sư phụ sẽ ban cho mình những thứ tốt nhất: Mình sẽ vào được một trường đại học tốt, có được một công việc tốt, v.v..” vậy thì người này không phải là một học viên chân chính. Người ấy tu luyện Pháp Luân Đại Pháp để có sức khỏe tốt và một cuộc sống người thường hạnh phúc. Người ấy thậm chí còn sinh tâm oán hận nếu không đạt được những gì mình truy cầu.

Sư phụ đã giảng rõ ràng cho chúng ta:

“Con người tại thế gian mang những tâm theo đuổi truy cầu và nguyện vọng tốt đẹp như thế thì không có sai; nhưng là người tu luyện thì tất nhiên không thể được.” (Tiến đến viên mãn, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Để trở thành một học viên Đại Pháp chân chính, một người phải buông bỏ chấp trước vào được mất nơi thế gian. “Bạn có phải là một học viên Pháp Luân Đại Pháp không?”, đây là một câu hỏi nghiêm túc mà mỗi chúng ta cần tự vấn chính mình.

Sư phụ giảng cho chúng ta:

“Bất kể sự việc gì có thể đều không phải ngẫu nhiên, bởi vì, một người tu luyện trong quá trình chư vị tu luyện liên tục đi cho đến bước cuối cùng đều không tách khỏi khảo nghiệm căn bản đối với chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc [2000])

Là một học viên chân chính

Sư phụ giảng:

“Chư vị là người tu luyện, lời nói ấy không phải nói quá khứ của chư vị, đã từng, hoặc là biểu hiện của chư vị, lời ấy là nói bản chất của chư vị, ý nghĩa sinh mệnh của chư vị, trách nhiệm chư vị gánh vác, sứ mệnh lịch sử của chư vị, như vậy chư vị mới là đệ tử Đại Pháp chân chính.” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp)

Sau cuộc phỏng vấn đó, mỗi lần đối mặt với những tình huống khó khăn, tôi luôn nhắc nhở chính mình: “Mình là một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp.” Tôi ngay lập tức tràn đầy năng lượng và tâm tôi đầy chính niệm. Tôi biết Sư phụ đang gia trì cho mình.

Có nhiều khảo nghiệm và thử thách trên con đường tu luyện của chúng ta. Miễn là chúng ta đối đãi nghiêm túc với tu luyện của chính mình, chắc chắn chúng ta sẽ đưa ra được lựa chọn sáng suốt nhất – lựa chọn mà chúng ta sẽ không phải hối tiếc.

Trở thành một học viên Pháp Luân Đại Pháp là điều thần thánh nhất và trợ Sư chính Pháp là vinh diệu của chúng ta. Giống như lời trong một bài hát Thần Vận:

Ta là ai

Ta minh bạch rằng ta là ai

Ta biết được rằng cần phấn khởi thẳng tiến trên con đường của Thần

(Hồng Ngâm III)

Phiên âm:

Ngã thị thuỳ

…Ngã minh bạch liễu tự kỷ thị thuỳ

Ngã tri đạo liễu tại Thần đích lộ thượng phấn khởi trực truy

Tôi hy vọng mỗi học viên đều có thể “phấn khởi thẳng tiến trên con đường của Thần”, đạt viên mãn và theo Sư phụ về nhà.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/1/28/400219.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/3/6/183529.html

Đăng ngày 11-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share