Bài của Âu Dương Phi
[MINH HUỆ 06 – 09 – 2009] Cụm từ “nhóm xã hội yếu nhược” thường được dùng để chỉ nhóm người tương đối nghèo và không có quyền lực chính trị. Theo định nghĩa riêng của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), “nhóm xã hội yếu nhược” chủ yếu gồm công nhân thất nghiệp, những người nằm ngoài hệ thống ĐCSTQ, những nông dân ra thành phố làm việc, những người thuộc hệ thống ĐCS nhưng nghỉ hưu sớm, nông dân thu nhập thấp, v.v…
Phóng viên làm việc cho các phương tiện truyền thông bị nhà nước kiểm soát lẽ ra không có mối liên hệ nào với “nhóm xã hội yếu nhược” này, nhưng thực sự thì không phải như vậy. Mới đây, Khâu Minh Vĩ, Phó trưởng ban cũ chuyên mục “Diễn đàn nhân dân” của tờ Nhật báo Nhân dân – tờ báo ngôn luận của chế độ cộng sản – đã chạy trốn khỏi đại lục đến Hồng Kông để tránh đàn áp chính trị bởi bàn tay của chế độ cầm quyền. Khâu Minh Vĩ kể lại một số chuyện về nội bộ diễn ra ở tờ Nhật báo Nhân dân khi ông còn làm việc cho chương trình: “Quan điểm của các cá nhân nổi tiếng trong và ngoài Trung Quốc”, một chương trình trên mạng lưới Âm thanh Hi vọng có trụ sở tại Mỹ. Ông tiết lộ rằng, mặc dù phóng viên của Chế độ cộng sản có thể sung túc về mặt tài chính nhưng họ thực sự là “nhóm xã hội yếu nhược” về mặt chính trị.
Ông Khâu kể, trong suốt thời gian diễn ra Thế vận hội Olympic Bắc Kinh, báo không được phép in những bài tiêu cực. “Yêu cầu này không phải quá nghiêm khắc hay sao? Không ai được phép biết hoặc điều tra bất cứ điều gì có thể phản ánh tiêu cực đến Thế vận hội hoặc quốc gia. Không được nhắc đến hoặc xuất bản các bài báo trong lĩnh vực này; tức là, ngay cả khi không có ý định viết một câu chuyện, anh vẫn không được phép đi điều tra hoặc thậm chí chỉ xem. Chuyện lố bịch này sẽ kéo dài bao lâu? Các nhà chức trách thông báo rằng hệ thống giao thông công cộng sẽ quá tải vì thế họ yêu cầu chúng tôi không ra ngoài trong suốt thời gian Thế vận hội Olympic.”
Trong thời gian Thế vận hội Olympic, để phát chương trình cho cộng đồng quốc tế, Chế độ cộng sản đã đặc biệt cài đặt một “khu vực bảo vệ” (tất nhiên, đồng ý hay không đồng ý bảo vệ việc ra vào của ai lại là một chuyện khác). Ông Khâu cho biết, tờ Nhật báo Nhân dân đã ra một chỉ thị đặc biệt tới nhân viên: “Không ai được phép vào vùng bảo vệ này. Chỉ thị này là gì? Nó nói nếu bất cứ ai vào đó sẽ bị ghi hình lại bằng những máy camera kiểm tra như vậy người ta sẽ biết đó là ai, và người này sẽ bị sa thải.” Chế độ cộng sản cũng sẽ tẩy não nhân viên của báo: “Tòa báo yêu cầu chúng tôi không được có bất kỳ liên hệ nào với phóng viên nước ngoài, họ cho rằng các phóng viên nước ngoài có thể cài bẫy lừa gạt chúng tôi ”
Ông Khâu cho biết thêm nếu bất cứ ai muốn đăng một báo cáo điều tra, người này sẽ thường xuyên vướng phải các trở ngại từ mọi phía. Trường hợp tồi tệ nhất, “[những người chịu trách nhiệm điều tra] sẽ gọi trực tiếp đến sếp của người phóng viên đó, nói rằng người này đã dám điều tra một sự kiện đặc biệt và yêu cầu đơn vị của anh ta xử lý vụ này, đình chỉ anh ta hoặc dùng nhiều biện pháp khác, v.v. Tình cảnh này không hề lạc quan chút nào.”
Chế độ cộng sản không cho phép anh báo cáo những gì anh muốn. Cũng có nghĩa là, dù không muốn viết về vấn đề gì đó, nó sẽ buộc anh phải viết báo cáo sai – “vì lợi ích của Đảng”. Khi Giang Trạch Dân cùng bè phái của mình khởi động cuộc đàn áp tàn khốc Pháp Luân Công, phóng viên phương tiện truyền thông bị chính quyền kiểm soát trở thành quân tiên phong trong nỗ lực phỉ báng, bôi nhọ Pháp Luân Công. Nhiều phóng viên nói về độ an toàn công việc của họ là “Không nói dối, không có việc”. Không ai biết các phóng viên đã phạm phải bao nhiêu tội lỗi. Một trong những phóng viên đã viết sai về việc Viên Ngọc Các, một học viên Pháp Luân Công đến từ thành phố Nhâm Khâu, tỉnh Hà Bắc. Bà Viên không may bị ngã xuống sông khi đang đạp xe qua cầu. Phóng viên này biến câu chuyện đại loại là: “Để trở thành Thần, bà ta cùng con trai mình đã nhảy xuống sông.” Sau đó bà Viên đã giải thích sự thật trên website Minh Huệ “Sau vụ tai nạn, tôi đã nói chuyện với người phóng viên viết bài báo đó. Tôi khẳng định đó không phải là sự thật và khuyên anh ta nên tuân theo nguyên tắc của một phóng viên chuyên nghiệp.” Anh ta trả lời“Cấp trên giao nhiệm vụ cho tôi. Nếu không hoàn thành, tôi sẽ không nhận được tiền thưởng.”
Đây là mô tả chính xác về một phóng viên làm việc cho phương tiện truyền thông của chế độ cộng sản. Những phóng viên này không được tự do phỏng vấn và viết báo cáo, không có quyền tự do ngôn luận để viết hoặc thậm chí không được phép duy trì nhân phẩm của họ. Rất nhiều người đã phải phản bội lương tâm của chính mình, hỗ trợ chế độ cộng sản tạo ra những lời dối trá, lừa gạt mọi người và hãm hại những người tốt. Những việc này hủy hoại chính tương lai của họ. Như vậy họ không phải cũng là “nhóm xã hội yếu nhược”?
Những năm gần đây, nhận thức của người dân Trung Quốc về sự cần thiết bảo vệ quyền của mình phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn. Người dân từ mọi tầng lớp bắt đầu phản kháng lại sự chuyên chế của chế độ cộng sản. Trong quá khứ, luật sự không dám bảo vệ Pháp Luân Công trước Tòa án bởi vì chế độ cộng sản ngăn cản họ làm vậy; nó tước đi những quyền cơ bản của các luật sư. Nhưng giờ đây, ngày càng nhiều luật sư dám bước ra làm đại diện cho Pháp Luân Công. Họ hiểu làm như vậy cũng có nghĩa là họ đang bảo vệ cho chính những nhân quyền cơ bản của nghề luật sư.
Phóng viên làm việc cho các phương tiện truyền thông của chế độ cộng sản nên đứng lên bảo vệ quyền của chính mình. Ông Khâu Minh Vĩ đã nêu gương tốt bằng hành động công khai tuyên bố rút khói Đảng Cộng sản.
Ngày 4 tháng 9, 2009
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/9/6/207770.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/9/19/110953.html
Đăng ngày: 23-09-2009. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.