Viết bởi Thanh Ngôn
[MINH HUỆ 31-07-2006] Lý Thuần Phong là người huyện Ung, châu Kỳ trong thời nhà Đường. Từ thuở còn rất nhỏ, ông đã đọc rộng biết nhiều, thông hiểu thiên văn, am tường lịch pháp và thuyết Âm Dương. Ông từng chế tạo lại Hồn Thiên Nghi, một dụng cụ thiên văn phức tạp và tiên tiến có từ thời cổ đại mà đã thất truyền vào cuối thời nhà Chu. Lý Thuần Phong cũng từng viết cuốn Pháp Tượng Thư, và dâng hiến cho Đường Thái Tông (Hoàng Đế vào thời điểm đó, tên thật là Lý Thế Dân). Lý Thuần Phong từng được phong chức Thái Thường Bác Sĩ (một quan chức cấp cao phụ trách lễ nhạc), Thái Sử Thừa (một quan chức cấp cao phụ trách Lịch sử và Thư viện) và nhiều chức quan khác. Sau cùng ông được thăng lên chức Thái Sử Lệnh (quan chức cấp cao nhất phụ trách Lịch sử và Thư viện).
Đường Thái Tông đã từng đọc cuốn Bí Ký, trong đó nói rằng sau ba đời Vua, sẽ có một Nữ Vương lên nắm quyền trị vì quốc gia. Đường Thái Tông bèn bí mật triệu hồi Lý Thuần Phong vào cung và hỏi chi tiết. Lý Thuần Phong nói: “Chuyện này tất yếu sẽ thành. Hơn nữa, người này đã xuất sinh rồi, và đang ở trong cung. Ba mươi năm nữa, bà ta sẽ giành được quyền lực và sát hại hầu hết con cháu trong Hoàng tộc.” Đường Thái Tông nói: “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trẫm hạ lệnh giết chết những người khả nghi?” Lý Thuần Phong nói: “Đây là Thiên ý, vốn dĩ không có cách nào để tránh. Huống hồ một người khi có định mệnh làm Vương thì sẽ không bị giết chết, chỉ e rằng bệ hạ giết uổng người vô tội.; Hơn nữa người này đã trở thành con cháu của hoàng tộc rồi. Sau ba mươi năm nữa, người này sẽ cải hóa thành nhân từ khi tuổi về già. Tuy triều đình sẽ có biến động to lớn, nhưng thương tổn đối với gia đình Hoàng tộc sẽ không quá lớn. Nếu bây giờ bệ hạ giết chết người này, oán hận sẽ tích tụ còn lớn hơn nữa. Một khi bà ta chuyển sinh lần nữa, tuổi còn trẻ thì tâm địa sẽ càng độc ác gấp bội. Nếu như vậy, bà ta sẽ giết chóc con cháu của bệ hạ đến mức không còn một ai sống sót.” Đường Thái Tông thấy những lời của Lý Thuần Phong nghe rất có lý nên không truy cứu thêm việc này nữa.
Vào năm 690, Võ Tắc Thiên phế truất Đường Duệ Tông (Lý Đán), tự xưng là Hoàng Đế và cải tên nước thành ‘Chu.’ Lời tiên đoán của Lý Thuần Phong quả nhiên ứng nghiệm.
Những lời tiên đoán của Lý Thuần Phong đều rất linh nghiệm. Thậm chí ông còn tiên đoán những đại sự sẽ xảy ra trong tương lai hơn 1.000 năm, trình lên cho Đường Thái Tông ngự lãm. Đây chính là cuốn sách Thôi Bối Đồ. Trong hơn 1.000 năm qua, những dự ngôn của ông đã được người đời kiểm chứng và cho thấy mức độ chính xác khác thường. Có một điều đáng nhắc tới là, trong những dự ngôn của ông có đề cập tới sự phổ truyền của Pháp Luân Công, cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và lời tiên đoán về sự diệt vong của ĐCSTQ.
Những dự ngôn của Lý Thuần Phong có thể được tìm thấy trong những cuốn cổ thư, chẳng hạn như Cựu Đường Thư và Tân Đường Thư. Kỳ thực, những ghi chép giống như vậy có thể được tìm thấy trong nhiều cuốn sách lịch sử. Cũng có các ghi chép được để lại bởi những cao nhân có thể thông hiểu Thiên cơ như Lý Thuần Phong. Trong các triều đại xưa, luôn có những cơ quan đặc biệt với nhiệm vụ theo dõi sự biến đổi của thiên tượng. Triều đình luôn căn cứ theo những biến hóa đó, tuân theo Thiên Ý và đưa ra quyết sách.
Thực tế, kể từ khi ĐCSTQ lên nắm quyền ở Trung Hoa, nó đã phá hủy và tiêu diệt gần như hoàn toàn nền văn hóa Thần truyền, đồng thời cổ xúy vô thần luận và thuyết “Nhân định thắng Thiên,” vốn là một thứ tà lý oai thuyết. Đối với giới tu luyện có công năng, điều này quả thực nực cười, thế nhưng ĐCSTQ đã dùng nó để thao túng dân chúng. Trong hồng lưu cuồn cuộn của lịch sử, từ cuộc đời của một cá nhân cho đến sự biến đối của toàn xã hội, chẳng phải đều có nguyên nhân cho những cái được gọi là “ngẫu nhiên” hay sao? Dẫu người ta có nhận thức được nó hay không, tất cả đều nằm dưới sự kiểm soát của Trời.
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/7/31/134381.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/8/27/77355.html
Đăng ngày 03-08-2009; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.