Bài của Phi Minh

[MINH HUỆ 15-08-2009] Một bài báo về “lớp học tập pháp chế” vừa được đăng tải gần đây trên trang web của Tân Hoa Xã. Tân Hoa Xã là một kênh truyền thông nhà nước và là công cụ chính trong bộ máy tuyên truyền khổng lồ và rộng khắp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Bài báo đưa tin rằng “lớp học tập pháp chế” đã được tổ chức tại rất nhiều vùng trên khắp Trung Quốc để chuyển hoá các học viên Pháp Luân Công. Bài báo lặp lại sự tuyên truyền của ĐCSTQ nhằm chống lại Pháp Luân Công và quy kết những từ ngữ cho các học viên Pháp Luân Công. Mặc dù bài báo này được viết như thể là một báo cáo chuyên sâu, nó thật ra chỉ là một bài báo đầy rẫy sự dối trá và những thông tin sai lạc. Tuy nhiên, độc giả tinh ý, những người có thể nhìn thấy xa hơn trên bề mặt thì có thể phân biệt được sự thật mà ĐCSTQ đang cố gắng che đậy.

Đầu tiên, ĐCSTQ đã bức hại Pháp Luân Công trong suốt 10 năm qua. Nó không ngại chi tiền cho cuộc bức hại này. Nhưng rốt cuộc, nó vẫn cần những cơ quan truyền thông hay ‘cái loa’ của nó để thoá mạ Pháp Luân Công. Chỉ riêng điều này đã chỉ ra sự thất bại của cuộc bức hại.

Vào lúc bắt đầu của cuộc bức hại vào tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ đã tuyên bố rằng nó sẽ tiêu diệt Pháp Luân Công chỉ trong vòng ba tháng, nhưng đã hơn 10 năm trôi qua và Pháp Luân Công vẫn phát triển rộng khắp tới hơn 100 quốc gia cho tới thời điểm hiện nay. Các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã thiết lập những điểm tư liệu giảng thanh chân tướng trên khắp cả nước để liên tục truyền rộng sự thật về Pháp Luân Công. Pháp Luân Công cũng nhận được sự cảm thông từ cả bên trong và bên ngoài Trung Quốc. Cuộc bức hại của ĐCSTQ đã mất đi sự ủng hộ của công chúng và không còn có thể dám tiếp diễn. Bài báo của Tân Hoa Xã đã cho thấy sức sống kiên cường và sự ảnh hưởng của Pháp Luân Công.

Nhiều người Trung Quốc đã trải qua những chuyển biến về chính trị như “Phong trào chống cánh hữu” và “Đại cách mạng Văn hoá.” Hình thức của cái gọi là “lớp học tập pháp chế” cũng tương tự với những phong trào chính trị đó. Trong những giai đoạn đó, nhiều người chúng tôi bị đã ép buộc tham dự “lớp học tập.” Trong loại hình thức lớp học này, tự do cá nhân của công dân bị tước bỏ mà không có bất kỳ thủ tục hợp pháp nào. Việc đưa tin về “lớp học tập pháp chế” cho thấy quyền tự do cá nhân của người dân tại Trung Quốc đã không được bảo vệ như thế nào, và còn tồi tệ hơn là tự do ngôn luận và tín ngưỡng.

Trên thực tế, “lớp học tập pháp chế” không phải là một lớp học chút nào cả. Nó là lớp tẩy não, thuần tuý và đơn giản.

Bất kỳ ai thông thạo lịch sử của ĐCSTQ biết cái gọi là phương thức giáo dục của “lớp học tập pháp chế” là như thế nào. Mọi người đều bị nhốt trong lớp học, bắt phải lắng nghe những lời tẩy não khoa trương của ĐCSTQ, và sau đó bị ép phải “chuyển hoá” trái với mong muốn của mình. Trong những lớp học như vậy, các học viên Pháp Luân Công bị ép phải viết ba tuyên bố hoặc năm tuyên bố (một bức thư từ bỏ Pháp Luân Công, một lá thư hối hận, một đảm bảo thư, một lá thư nhục mạ Pháp Luân Công, một quyết tâm thư, v…v…) Bất kỳ ai từ chối hợp tác có thể bị sốc điện với dùi cui điện, bị đánh đập, canh không cho ngủ, trừng phạt về thể xác, và tra tấn – thường là tới chết. Đã có vô số cái chết và thương tật xảy ra trong loại lớp học này.

Phương tiện truyền thông của ĐCSTQ luôn ưa thích đăng tải nhưng thống kê sai để lừa dối công chúng. Ví dụ, trong “Đại nhảy vọt“, nó tuyên bố rằng “sản lượng vạn cân trên một mẫu“. Cũng kiểu tương tự như thế, bài báo vừa qua tuyên bố rằng 98% học viên Pháp Luân Công đã “bị chuyển hoá.” Số liệu này nói lên điều gì thậm chí nếu nó là thật? Trong quá khứ, nhiều người Trung Quốc đã phải nói những điều chống lại ý muốn của chính họ dưới áp lực chính trị. Không phải Đặng Tiểu Bình đã từng hứa đi hứa lại theo kiểu bị ép buộc như vậy rằng ông ta sẽ không bao giờ lật đổ cuộc Đại cách mạng Văn hoá sao? Không phải con gái của Lưu Thiếu Kỳ, Phó chủ tịch nước Trung Quốc, và con gái của Hạ Long, một viên tướng của Trung Quốc đã “vẽ một ranh giới” giữa họ và cha của họ, đấu tố cha của chính họ sao? Những tuyên bố đó đã được thực hiện trái với sự mong muốn của họ dưới áp lực. Chẳng phải nó cho thấy sự tàn bạo của những kẻ bức hại là gì? Nhiều học viên Pháp Luân Công bị tra tấn dã man trong những lớp học này chỉ vì ĐCSTQ muốn đạt được ‘tỷ lệ nhất định’ của sự chuyển hoá. Sự thật đẫm máu ẩn đằng sau những con số này.

Mỗi ngày có rất nhiều bản nghiêm chính thanh minh của các học viên Pháp Luân Công được đăng trên trang web Minh Huệ để tuyên bố rằng bất kỳ điều gì họ đã làm hay nói dưới áp lực và sự lừa dối nhằm chống lại Pháp Luân Công là vô giá trị. Kể từ 14-08-2009, có 410.000 người đã mạo hiểm đăng những bản Nghiêm chính thanh minh của họ bằng tên thật trên các phương tiện truyền thông ở nước ngoài. Lời của những người được phỏng vấn dưới áp lực trong bài báo này không thể so sánh với những bản Nghiêm chính thanh minh đó. Không phải hiển nhiên chúng ta nên tin vào lời của ai sao?

Trong bài báo này, giám đốc của cái gọi là ‘Hiệp hội Phòng chống Tà giáo’ đã khoe khoang rằng “lớp học tập pháp chế” là một công trình sáng tạo của “Cộng đồng” và “Hiệp hội”. Nhưng cộng đồng dân chúng Trung Quốc không phải là những cộng đồng theo nghĩa được biết đến bởi những người ở các nước phương Tây. Trong thế giới phương Tây, cộng đồng không có một “lớp học tập pháp chế” mà lại vi phạm nhân quyền và tẩy não người dân bằng những phương pháp tàn bạo. Thật khó cho những ai sống tại những xã hội tự do hình dung được sự tồn tại của “lớp học tập pháp chế” này. Có nhiều tôn giáo và tín ngưỡng trong nền văn hoá phương Tây. Không ai có quyền ép buộc những người khác phải đến một “lớp học tập” để thay đổi đức tin.

Những người Trung Quốc có thể nghĩ cho chính họ. Tại sao ĐCSTQ lại không dám mở sự phong toả Internet và để người Trung Quốc tại Hoa Lục tự quyết định xem ai đúng ai sai? ĐCSTQ có dám cho phép các học viên trong những buổi phỏng vấn đó tới một đất nước tự do và để họ phát biểu theo cách đó không? Nếu ĐCSTQ không dám, chẳng phải điều này cho thấy lương tâm tội lỗi của nó sao?

Pháp Luân Công đã được phổ biến tới hơn 100 quốc gia ở hải ngoại. Có nhiều học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan, nơi có cùng di sản văn hoá người Trung Quốc. Tuy nhiên, những học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan sống một cách hạnh phúc trong cộng đồng địa phương của họ và thậm chí được công nhận nhiều lần bởi chính quyền địa phương. Trên khắp thế giới, Pháp Luân Công chỉ bị bức hại tại Trung Quốc. Không phải điều này cho thấy bản chất của ĐCSTQ và phương tiện truyền thông của nó ư?

Mặc dù bài báo trên trang web của Tân Hoa Xã được viết rất khôn khéo, nhưng nó lại cho thấy sự thất bại nhục nhã của ĐCSTQ. Chế độ tà ác thật là ngu ngốc, và bài báo vừa rồi trên trang web của Tân Hoa Xã đã minh chứng điều này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/8/15/206563.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/29/110390.html
Đăng ngày: 31-08-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share