Bài của một học viên của Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-08-2009]

Dùng lý trí mà chứng thực Pháp, dùng trí huệ mà giảng rõ sự thật, dùng từ bi mà hồng Pháp và cứu độ thế nhân- chính đã tạo nên những bậc giác giả vô cùng to lớn.” (Tinh tấn yếu chỉ 2)

Là đệ tử Đại Pháp của thời kỳ Chính Pháp, chúng ta nên biết con đường mà Sư Phụ đã an bài cho chúng ta. Để làm điều đó, chúng ta phải hiểu Pháp một cách có lý trí để có thể phân biệt con đường mà Sư Phụ an bài với con đường mà cựu thế lực an bài.

Tôi kinh doanh về nhà hàng. Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ tập trung tiêu diệt pháp môn của chúng ta. Nhà hàng của tôi bị đóng cửa bất hợp pháp 3 lần trong khoảng thời gian tổng cộng là 13 tháng. Mục đích của họ là cắt đi nguồn thu nhập của chúng tôi. Tuy nhiên, họ đã không thành công. Họ cho phòng cảnh sát đến điều tra và dựng nên một lời buộc tội giả là ngôi nhà và tài sản khác là từ quỹ tôi thu của mọi người khi họ đến tập công. Thay vào đó, tất cả mọi người đều nói rằng họ sử dụng nhà tôi mà không phải trả tiền. Họ vẫn lục soát nhà tôi 5 đến 6 lần và tôi bị giam trong trại cưỡng bức lao động trong 5 năm. Chính quyền địa phương lệnh cho ngân hàng không cho tôi vay tiền.

Cuộc bức hại mà tôi trải qua là nhắm vào nguồn tài chính của tôi. Tôi muốn thảo luận về những gì tôi học được từ trải nghiệm này.

Khi tôi bắt đầu học Pháp Luân Đại Pháp, một học viên đã từng nói với tôi rằng tôi nên dừng kinh doanh nhà hàng để không bị mất đức vì tiền bạc. Tuy nhiên, tôi nhận thức được rằng chúng ta không nên cố gắng thay đổi cách thức vận hành của xã hội. Thay vào đó, chúng ta nên sử dụng nó để chứng thực Pháp. Chúng ta có “mất đức” hay không phụ thuộc vào cách thức chúng ta tiêu tiền. Khi tôi có tiền, tôi có thể sử dụng nó một cách tích cực cho việc chứng thực Pháp.

ĐCSTQ tà ác biết được ảnh hưởng của tiền và biết rằng chúng ta sẽ không thể làm gì nhiều nếu không có tiền. Thêm vào đó, vài học viên có nhận thức sai về tiền. Họ nghĩ rằng chúng ta không nên giữ chút tiền nào cả mà chỉ nên tìm cách xoay sở để kiếm sống. Thái độ này trái ngược với Pháp mà Sư Phụ dạy và có một ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống gia đình.

Khi học bài giảng tại New York năm 2009, tôi nhận ra rằng cần phải hiểu Pháp một cách có lý trí. Cố gắng để hành động như là một kẻ “siêu thường” và vượt quá chuẩn mực bình thường chỉ khiến cho con người xa lánh và hiểu sai về Pháp. Ví dụ, một học viên mua một cái cần cẩu để thúc đẩy kinh doanh nhưng không bao giờ kiếm ra tiền, trong khi những người khác cũng làm kinh doanh như vậy thì lại thành công. Tại sao điều đó xảy ra? Nhiều học viên có suy nghĩ rằng chúng ta không nên nghĩ đến việc kiếm tiền vì chúng ta đang ở trong giai đoạn cuối của thời kỳ Chính Pháp. Suy nghĩ đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến công việc kinh doanh của người học viên đã mua cần cẩu?

Chúng ta là học viên. Bắt đầu từ chỗ làm người tốt, chúng ta phải tiếp tục tốt hơn nữa để có thể làm khuôn mẫu cho thế hệ tương lai. Quan tâm đến người khác không có nghĩa là không làm gì cả. Sư Phụ đã giảng trong “Giảng Pháp tại Pháp hội ở Vancouver, Canada, năm 2003”

Tuy nhiên chư vị không được dẫn đến cực đoan; chư vị không thể đến cực đoan nào hết. Hễ chư vị sang cực đoan, chư vị liền phá hoại con đường mà tôi đã an bài cho chư vị và yêu cầu của Pháp đối với chư vị. Chư vị cứ thực hiện các việc cần phải làm như bình thường. Ngày mai viên mãn, hôm nay chư vị vẫn không biết, [ví như] chư vị còn nghĩ, rằng ‘tôi cần phải mở công ty’, vậy chư vị cứ làm thế; tuy nhiên hết thảy tôi đều giúp chư vị viên dung hết. Chư vị đừng nghĩ gì cả! Cần làm gì chư vị hãy làm nấy!”

Điều đó có nghĩa là nếu ngày mai Chính Pháp kết thúc, chúng ta vẫn nên làm những gì mà chúng ta cần làm ngày hôm nay. Hiểu rõ điểm này cho phép chúng ta đi theo con đường mà Sư Phụ an bài và phủ nhận con đường của cựu thế lực. Chúng ta cần chú ý đến điểm này và không để cho tà ác có cơ hội can nhiễu đến trách nhiệm trợ Sư chính Pháp hay gây khó khăn cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là, là học viên chúng ta cần phải suy nghĩ một cách lý trí và minh bạch. Đừng để cho cực thế lực bức hại chúng ta về tài chính. Học viên cần biết nên tiêu tiền vào đâu và như thế nào. Cuộc sống hàng ngày của học viên không nên bị ngưng trệ vì những khó khăn về tài chính.

Trên đây là hiểu biết của tôi về bức hại về tài chính. Xin hãy chỉ ra những gì chưa đúng.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/13/109998.html
Đăng ngày 15-08-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share