Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ
[MINH HUỆ 9-11-2016] Theo thông tin được tổng hợp từ Minh Huệ Net, trong tháng 9 và tháng 10 năm 2016, đã có 258 trường hợp mới được ghi nhận về học viên Pháp Luân Công bị kết án tù bởi hệ thống tòa án chính quyền cộng sản Trung Quốc.
Phần lớn các học viên bị kết tội sản xuất và phát tán tài liệu, hoặc nói chuyện với những người khác về việc chính quyền cộng sản đàn áp Pháp Luân Công. Có 35 học viên bị kết án vì nộp đơn kiện cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, người đã thi hành cuộc đàn áp tàn khốc Pháp Luân Công vào năm 1999.
Mới đây, ông Phan Thủy Tài ở trị trấn Hoàng Khê, tỉnh Giang Tây bị kết án ba năm tù vì đi kiện Giang. Công an đã không cho ông được tại ngoại để gặp mặt cha ông lần cuối. Thậm chí viên chức Tằng còn nói: “Chúng tôi chỉ cho phép tội phạm sát nhân và những kẻ phá hoại được gặp gia đình, học viên Pháp Luân Công thì không cho phép!” Cha ông Phan đã qua đời mà không được gặp con lần cuối.
Cùng với việc kết án tù các học viên, tòa án còn phạt tiền 43 học viên tổng cộng số tiền 501.400 tệ. Thêm nữa, số tiền phạt thường từ 2.000 đến 30.000 tệ, trung bình là 11.660 tệ và 10.000 tệ.
Không có điều luật nào ở Trung Quốc kết tội Pháp Luân Công, vì thế các bản án của học viên Pháp Luân Công đã vi phạm trắng trợn quy trình tố tụng luật pháp. Có 64 học viên đã nộp đơn kháng án yêu cầu đảo ngược lại hình phạt tù. Tuy nhiên, một học viên thì bị cấp tòa án cao hơn hủy bỏ bản án cũ và đưa ra phiên xử mới, chín học viên khác thì bị bác bỏ đơn kháng án.
Chậm trễ báo cáo về việc kết án các học viên
Bởi thông tin bị kiểm sát bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nên chi tiết cuộc đàn áp học viên Pháp Luân Công không thể được báo cáo kịp thời, cũng như thông tin không có sẵn.
Cũng không có thông tin về việc tuyên án 97 học viên. 161 học viên còn lại đã bị kết án năm 2016, với thời gian như sau: tháng 1 (2), tháng 2 (0), tháng 3 (1), tháng 4 (2), tháng 5 (4), tháng 6 (13), tháng 7 (20), tháng 8 (35), tháng 9 (55), tháng 10 (29).
Nhắm đến tất cả học viên ở Trung Quốc
Báo cáo mới đây bao gồm nhiều học viên ở 27 tỉnh và nhiều khu trung tâm. Tỉnh Sơn Đông là nơi được báo cáo có 44 trường hợp, tiếp theo là Liêu Ninh với 36 trường hợp và Hắc Long Giang với 20 trường hợp.
Vi phạm quy trình xử lý ở tòa
Trong nhiều trường hợp, tòa án đã vi phạm quy trình tố tụng và kết án phi pháp các học viên, từ việc đưa họ tới nhiều nhà tù mà không cần xét xử, không thông báo cho gia đình/ hoặc luật sư về phiên xử sắp tới. Khi luật sư nhận bào chữa cho các học viên, họ thường gặp rắc rối khi cố gắng gặp thân chủ hoặc chuẩn bị hồ sơ biện hộ cho thân chủ của mình.
Nhiều học viên nữ bị kết án tù không cần xét xử
Bà Hồ Cao Hoa bị bắt ngày 14 tháng 4 năm 2016, họ đã kết án bà ba năm tù mà không cần xét xử. Họ đã chuyển bà Hồ (cư dân thành phố Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc) đến Nhà tù nữ Vũ Hán để thi hành án.
Tòa án viện lý do để xét xử bí mật
Bốn học viên Pháp Luân Công ở thành phố Cao Mật, tỉnh Sơn Đông bị đưa ra xét xử mà gia đình không biết. Gia đình bà Đan Ký Hoa và bà Trương Tú Hoa đã thuê luật sư ngay sau khi họ biết thông tin về phiên xử bí mật. Tuy nhiên, tòa án đã từ chối cho phép luật sư đại diện cho học viên với lý do phiên xử đã kết thúc.
Khi gia đình chất vấn lý do tòa án không thông báo về phiên xử, một chủ tọa tên Tông Minh Hải đã nói: “Chúng tôi không muốn các vị biết về phiên xử!”
Bà Đan sau đó đã bị kết án 3 năm tù, bà Trương và bà Từ Hiểu Lan mỗi người 1,5 năm tù, và bà Lý Thục Mai 2 năm tù.
Ông Dư Vũ Bình ở thành phố Nghi Xuân, tỉnh Giang Tây đã bị kết án đến 3 năm tù vào ngày 10 tháng 8 năm 2016 mà không có bất kỳ thông báo nào gửi tới gia đình ông. Tòa án lấy lý do ông là một người trưởng thành, do đó không cần thiết phải báo cho gia đình.
Tòa án cấp cao hơn yêu cầu xét xử lại học viên Pháp Luân Công bị kết án mà không có đại diện pháp lý
Tòa trung thẩm ở huyện Quan, tỉnh Sơn Đông gần đây đã đổi bản án của một cư dân địa phương bị kết án vì niềm tin của bà, với lý do tòa án không thông báo cho luật sư về phiên xử, theo yêu cầu của luật pháp.
Bà Nghê Nhữ Cúc bị bắt ngày 28 tháng 10 năm 2015, khi chuyển thông tin về Pháp Luân Công qua điện thoại di động. Viện kiểm sát đã trả lại hồ sơ cho phòng công an vào tháng 5 năm 2016, với lý do thiếu chứng cứ xác thực.
Sau đó công an đã tập hợp “nhiều chứng cứ” bất lợi cho bà và gửi lại hồ sơ lên Viện kiểm sát.
Gia đình bà Nghê đã thuê luật sư nhân quyền nổi tiếng, ông Trương Tán Ninh để biện hộ cho quyền tự do tín ngưỡng của bà.
Ông Trần Diêm Mẫn, công tố viên phụ trách hồ sơ, đã đích thân chấp thuận cho luật sư của bà Nghê đến Viện kiểm sát xem xét hồ sơ.
Công an đã xuất hiện ở nhà bà Nghê ba lần và âm mưu gây áp lực để gia đình bà ngừng thuê luật sư nhưng không thành công.
Tòa án huyện Quan đã đưa bà Nghê ra xét xử vào ngày 15 tháng 6 mà không thông báo cho luật sư của bà. Bản thân bà Nghê cũng không biết bà bị đưa ra xét xử đến khi họ đưa bà vào phòng xử.
Khi bà hỏi tại sao luật sư không có mặt, công tố viên Trần đã nói ông Trương không được yêu cầu tranh luận tại tòa.
Luật sư đã hỏi về vụ việc của bà trước đó 5 ngày và được thông báo rằng tòa không nhận được yêu cầu thuê luật sư của bà, do đó cho rằng bà không có luật sư.
Ngày 20 tháng 7 năm 2016, bà Nghê đã bị kết 2 năm tù.
Bà đã nộp đơn kháng cáo lên Toà Trung thẩm thành phố Liêu Thành. Ông Trương đã gặp thẩm phán Vương ở cấp toà cao hơn, người thừa nhận phiên xử đã vi phạm quy trình tố tụng.
Toà trung thẩm đã ra quyết định vào ngày 22 tháng 9, qua đó vô hiệu phán quyết của toà án cấp thấp, đồng thời ra lệnh mở phiên xử lại và cho phép ông Trương được thay mặt bà Nghê ở toà.
Anh Chu Hướng Dương và vợ là cô Lý San San bị bắt vào ngày 2 tháng 3 năm 2015, họ bị đưa ra toà lần đầu vào ngày 30 tháng 11 năm 2015. Lúc đó luật sư của cô Lý không thể có mặt vào hôm đó, còn luật sư của anh Chu thì liên tục bị thẩm phán Trương sách nhiễu trong lúc biện hộ bảo vệ thân chủ tại toà. Bởi anh Chu muốn tự đại diện để bảo vệ cho bản thân và vợ mình ở toà, nên anh đã yêu cầu thay luật sự ngay giữa phiên xử. Theo luật, chủ toạ phiên toà được yêu cầu tạm dừng phiên xử, và cho phép bị cáo mời luật sư mới, và tổ chức phiên xử mới vào ngày hôm sau.
Tuy nhiên, thẩm phán Trương vẫn tiếp tục duy trì phiên xử. Một tháng sau, hai người đã nộp đơn khiếu nại thẩm phán Trương, và toà án ở Đông Lý đã chấp thuận mở phiên xử thứ hai. Tuy nhiên, thẩm phán Trương vẫn liên tục trì hoãn ngày xử mới, gần đây nhất là một tháng rưỡi trước khi phiên xử cuối cùng diễn ra.
Ông Trương Tán Ninh, một trong hai vị luật sư được thuê, đã đến Thiên Tân ngày 31 tháng 7 năm 2016 khi ông nhận được cuộc gọi thông báo của thẩm phán Trương về việc bất ngờ hủy bỏ phiên điều trần hôm 2 tháng 8. Ông Trương đã phản đối việc liên tiếp trì hoãn và dùng luật để nói lý lẽ, rằng khách hàng của ông phải được bảo lãnh tại ngoại trong tình huống này. Nhưng yêu cầu của ông đã bị gạt đi.
Phiên xử mới đã không xảy ra mãi đến ngày 13 tháng 9 năm 2016, giữ nguyên thẩm phán ở toà. Một tháng sau, thẩm phán đã ra phán quyết kết án anh Chu 7 năm tù và cô Lý 6 năm tù. Hai người hiện đang kháng án.
Cả luật sư và bị cáo đều bị lừa
Ông Cao Trí Dũng, một người dân ở Thiên Tân, bị bắt vào ngày 5 tháng 11 năm 2015. Luật sư của ông được Viện kiểm sát và Trại tạm giam quận Vũ Thanh thông báo về việc thân chủ không muốn gặp luật sư trước phiên xử.
Khi ông Cao xuất hiện ở toà ngày 20 tháng 5 năm 2016, luật sư đã hỏi ông: “Tôi đã đến trại tạm giam hai lần, nhưng đều được thông báo là ông không muốn gặp tôi. Gia đình ông rất lo cho ông. Tại sao ông lại từ chối gặp luật sư của mình?” Ông Cao trả lời: “Tôi không biết là ông đến gặp tôi! Không ai nói cho tôi biết việc này.” Ông cũng nói ông không biết gì về phiên xử đến khi họ đưa ông vào phòng xử. Ông Cao bị kết án 4 năm rưỡi tù vào ngày 29 tháng 9.
Luật sư không được thông báo về ngày xét xử
Toà án khu Duy Thành ở thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông đã tổ chức phiên xử vào ngày 6 tháng 9 nhưng không thông báo cho luật sư biện hộ. Hai học viên Tôn Kiến Xuân và Tản Xuân Vỹ đều bị kết án mỗi người 4 năm tù và học viên Lý Tổ Bình là 3.5 năm tù. Hiện họ đã nộp đơn kháng cáo.
Tòa án đã trở thành con rối trong tay Ủy ban Luật pháp và Chính trị
Bà Triệu Lệ Á ở huyện Hiệp, tỉnh Hà Nam đã bị kết án 4 năm tù ngày 7 tháng 9 năm 2016. Khi luật sư của bà hỏi về cơ sở pháp lý dẫn đến mức án nặng như vậy, thẩm phán đã nói: “Tôi không được quyền lựa chọn. Ủy ban Luật pháp và Chính trị ra quyết định, tôi chỉ làm theo thôi.”
Án phạt nặng
Bốn học viên ở thành phố Nam Ninh, tỉnh Giang Tô bị bắt vào ngày 23 tháng 3 năm 2015, họ bị đưa ra xét xử ngày 19 tháng 9 năm 2015, sau khi hồ sơ của họ vẫn được giữ nguyên.
Viên chức toà án khu Tần Hoài đã triệu tập người nhà học viên đến nói chuyện vào ngày 12 tháng 10 năm 2016, nhưng lại không đề cập đến phiên xử sắp diễn ra.
Kết quả là, người nhà họ bị sốc khi biết tin người thân của mình bị kết án tù vào ngày 14 tháng 10. Bà Tạ Lệ Hoa bị kết án 3 năm tù và bị phạt 30.000 tệ, bà Đường Tịnh Mai và bà Phan Tiểu Cầm bị kết án mỗi người 2 năm tù và số tiền phạt 20.000 tệ, bà Phan Khánh Ninh bị kết án một năm tù và bị phạt 10.000 tệ.
Cùng với bốn học viên, 39 học viên khác ở nhiều địa khu khác nhau cũng bị phạt tiền.
Trong lúc toà án đưa các án phạt nặng cho học viên, cũng có thông tin công an còn tống tiền tổng cộng 348.000 nhân dân tệ của năm học viên.
Bà Từ Thụy Bình ở Yết Dương, Quảng Đông đã bị bắt giữ ngày 25 tháng 2 năm 2016. Cảnh sát đã tịch thu 300.000 nhân dân tệ cùng nhiều tài sản giá trị khác ở nhà bà. Luật sư cũng thông báo cho gia đình bà Từ bị kết án 10 năm tù vào ngày 21 tháng 9, đây là thời hạn giam lâu nhất trong 258 học viên bị kết án.
Báo cáo liên quan:
Báo cáo Minh Huệ: 230 học viên Pháp Luân Công bị kết án phi pháp trong tháng 7 và tháng 8 năm 2016
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/11/9/337369.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/11/15/159958.html
Đăng ngày 17-12-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.