Bài viết của Nhóm Biên tập Minh Huệ về “Báo cáo điều tra nạn Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng của ĐCSTQ”

Năm 2006, Thời báo Đại Kỷ Nguyên đã tiết lộ câu chuyện kinh hoàng về một trong những tội ác có thể nói là khủng khiếp nhất ở cấp chính phủ, không chỉ trong lịch sử hiện đại mà trong toàn bộ lịch sử loài người từ xưa đến nay. Như các tư liệu trong báo cáo điều tra Thu hoạch đẫm máu (Bloody Harvest) của luật sư nhân quyền nổi tiếng David Matas và ông David Kilgour, nguyên Quốc vụ khanh Canada phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đã có quá nhiều bằng chứng về tội ác ghê rợn của chính quyền Cộng sản Trung Quốc khi giết các học viên Pháp Luân Công một cách có hệ thống để thu hoạch nội tạng ngay khi họ còn sống, và thu được lợi nhuận khổng lồ từ hoạt động này.

Phản ứng trước sự lên án của quốc tế, chính quyền Trung Quốc đã tìm cách giải thích bao biện cho một trong những bằng chứng quan trọng – đó là sự gia tăng đột biến về số ca ghép tạng trong những năm gần đây với thời gian chờ cực ngắn, trong khi trong văn hóa của Trung Quốc, người ta thường phản đối việc hiến tạng – bằng cách đưa ra lý do rằng họ thu hoạch tạng từ các tử tù sau khi bị xử tử. Như vậy, khi đối mặt với bằng chứng không thể chối cãi, chính quyền Trung Quốc đành tìm cách né tránh bị truy cứu tội ác man rợ này bằng cách thừa nhận một tội nhẹ hơn.

Trong báo cáo này, chúng tôi sẽ đưa ra những bằng chứng trực tiếp lật tẩy tuyên bố này của chính quyền Trung Quốc cũng như những bằng chứng đáng tin cậy cho thấy tội ác nghiêm trọng của chính quyền Trung Quốc.

MỤC LỤC

Chương I: Mỗi năm, số tạng có thể thu hoạch được từ tử tù là bao nhiêu?

  1. Tham khảo số liệu lưu trữ
  2. Số lượng dựa vào “công thức ước tính”

Chương II: Vấn đề tìm tạng phù hợp

  1. Xét nghiệm tìm mô phù hợp
  2. Xác suất tìm được kháng nguyên bạch cầu ở người (HLA) phù hợp
  3. Xác xuất tìm được nhóm máu phù hợp
  4. Yêu cầu tìm gan phù hợp để ghép

Chương III: Số tử tù bị xử tử

  1. Số tử tù bị xử tử hàng năm ở Trung Quốc
  2. Giai đoạn từ năm 2003 đến nay không có chiến dịch đàn áp mạnh tay quy mô lớn nào

Chương IV: Số tử tù có tạng phù hợp cho các ca cấy ghép

  1. Tìm mô phù hợp – một trở ngại đối với “người hiến tạng” là tử tù
  2. Hạn chế về thời gian bảo quản nội tạng
  3. Nguồn tạng từ tử tù chỉ dùng được một lần
  4. Các nhân tố hạn chế việc lấy tạng của tử tù
  5. Thu hoạch tạng của tử tù theo “mô hình tòa án giữ vai trò quyết định”
  6. Quy định pháp lý để phân loại “tử thi vô thừa nhận”

Chương V: Thị trường ghép tạng của Trung Quốc tăng vọt vào năm 2003

Chương VI: Giai đoạn 2003-2006, thị trường ghép tạng chưa từng có trong lịch sử

  1. Thời gian chờ đợi ngắn bất thường chưa từng có
  2. Chi phí đắt đỏ khiến cấy ghép nội tạng trở thành ngành siêu lợi nhuận
  3. Trung Quốc trở thành một trung tâm du lịch ghép tạng toàn cầu
  4. Thị trường lớn trong thị trường nhỏ, xuất hiện “đám mây hình nấm”
  5. Tạng chất lượng cao dành cho bệnh nhân nước ngoài
  6. Nguồn hiến tạng dồi dào đột nhiên biến mất sau năm 2006

Chương VII: Các nguồn nội tạng khác

  1. Những đặc điểm thể hiện sự tồn tại nguồn tạng mới
  2. Học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trái phép trở thành một nguồn tạng mới
  3. Nhiều học viên Pháp Luân Công mất tích
  4. Xét nghiệm máu của các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ
  5. Các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trở thành nguồn thu hoạch tạng sống và phù hợp quy mô lớn
  6. Bỏ qua hệ thống tòa án trong việc xử lý các học viên Pháp Luân Công để tạo điều kiện thu hoạch nội tạng
  7. Thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công theo “mô hình quân sự”
  8. Câu hỏi mở bổ sung

Chương VIII: Tiến trình của nạn thu hoạch nội tạng sống

  1. Những trường hợp bị cô lập
  2. Thu hoạch nội tạng quy mô lớn
  3. Bước chuyển từ “sử dụng nội tạng của tử tù” sang “thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công”

Chương IX: Mở rộng định nghĩa về tử tù

  1. Định nghĩa mở rộng về tử tù với những nhóm dễ bị lạm dụng
  2. Lòng yêu nước trong môi trường chính trị đặc thù có thể làm méo mó nhận thức của người dân
  3. Sự ra đời của Luật Gresham – chiến dịch tuyên truyền bôi nhọ khiến mọi người thờ ơ với sinh mệnh

Chương X: Hành động giết một người ăn mày và một người vô gia cư bộc lộ sự thiếu căn bản về đạo đức của các bác sỹ Trung Quốc

  1. Buôn bán nội tạng sau cái chết của một người ăn mày
  2. Một người vô gia cư bị giết để lấy nội tạng

Chương XI: Bằng chứng bổ sung

  1. Những người tố cáo phơi bày nạn thu hoạch nội tạng sống
  2. Băng ghi âm các cuộc phỏng vấn qua điện thoại
  3. Lời khai của các bên trung gian
  4. Lời khai từ các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân khác
  5. Báo cáo điều tra của hai ông David Matas và David Kilgour
  6. Tại Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, “Tô Gia Đồn” là một cụm từ ám chỉ việc thu hoạch nội tạng
  7. Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh: 4.000 ca ghép gan trong một năm
  8. Vương Lập Quân và “Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Tại chỗ”
  9. Bí mật đen tối của những cuộc triển lãm cơ thể người
  10. Sự tham gia của Chu Vĩnh Khang
  11. Sách và băng hình

Chương XII: Phản ứng của Chính quyền Trung Cộng trước cáo buộc thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công

  1. Vỏ bọc Tô Gia Đồn
  2. Nhiều nhà điều tra độc lập bị từ chối cấp thị thực
  3. Phủ nhận tính xác thực của mọi chứng cứ thu được bấy lâu nay
  4. Đột ngột hối thúc việc kiểm tra toàn diện thị trường nội tạng
  5. Sử dụng nội tạng của tử tù: từ trắng trợn phủ nhận đến chính thức thừa nhận
  6. Thêm một đợt ghép tạng cao điểm nữa?

Chương XIII: Bằng chứng chứng tỏ tội ác vẫn tồn tại sau năm 2007

  1. Lấy mẫu máu của học viên Pháp Luân Công trên toàn quốc
  2. Xoay chuyển tình thế – tìm được tạng phù hợp chỉ trong một thời gian cực ngắn

Chương XIV: Bạn có thể giúp đỡ như thế nào?

  1. Một trích đoạn của Karski: Một người làm sao đủ sức chấm dứt được nạn diệt chủng
  2. Dù là một trường hợp thu hoạch nội tạng sống thôi cũng đã cấu thành tội nặng như núi
  3. Cái gọi là “những phép màu của nền kinh tế” không phải là lý do cho cuộc bức hại
  4. Bạn có thể giúp gì?

Các nguồn tham khảo (tiếng Anh)
Phụ lục (tiếng Hán)

Chương I: Mỗi năm, số tạng có thể thu hoạch được từ tử tù là bao nhiêu?

1. Tham khảo số liệu lưu trữ

Có lẽ không thể tính được chính xác số ca ghép tạng lấy nguồn từ tử tù từ năm 2000 đến 2008. Tuy nhiên, có thể lấy số liệu các ca ghép tạng trong quá khứ để làm tham chiếu. Để làm rõ luận điểm này, chúng tôi đã chia khoảng thời gian 2000-2008 làm ba giai đoạn: trước năm 2003, giai đoạn 2003-2006, và sau năm 2006. Chúng tôi nghi ngờ rằng trong giai đoạn 2003-2006, số học viên Pháp Luân Công bị biến thành nạn nhân của nạn thu hoạch tạng sống này là rất lớn. Song trước hết, hãy nhìn lại giai đoạn trước năm 2003 và sau năm 2006 để phân tích số tạng lấy được từ tử tù bị xử tử. Giả sử số tạng trước năm 2003 và sau năm 2006 lấy từ tử tù là ổn định thì chúng ta sẽ có thể ước tính được số tử tù trong giai đoạn 2003-2006. Như vậy, nếu số tạng thu hoạch được trong giai đoạn 2003-2006 tăng cao hơn thì phải đặt câu hỏi về nguồn gốc của số tạng trong giai đoạn này.

Theo các báo cáo chính thức, từ năm 2000 đến 2008, số tạng do người nhà bệnh nhân hiến cho các ca ghép tạng tăng lên hàng năm. Trong khi đó, số tạng lấy từ tử tù lại giảm. Trong giai đoạn này, số tạng lấy từ người hiến không có quan hệ huyết thống sau khi tử vong là không đáng kể. Năm 1999, số tạng do người nhà hiến chiếm 2% tổng số ca ghép tạng. Năm 2004, con số này là 4%. Năm 2006, con số này đã tăng lên thành 6%. Theo nguồn tin từ các cơ quan có thẩm quyền do Trung Hoa Nhật báo (China Daily) trích dẫn, đến năm 2008 và 2009, số người hiến tạng có quan hệ huyết thống chiếm khoảng 40% tổng số ca ghép tạng, còn lại hơn 60% là từ tử tù, trong khi số tạng lấy từ người hiến không có quan hệ huyết thống sau khi tử vong chỉ có 130 ca. Tạp chí Tài Kinh của Trung Quốc (số 24 năm 2005) đưa tin: “hơn 95% [số tạng] lấy từ tử thi mà hầu hết là từ tử tù sau khi bị xử tử.” Năm 2006, Tuần báo Đời sống đưa tin: “98% nguồn tạng cho các ca ghép tạng nằm ngoài quyền kiểm soát của Bộ Y tế.” Trang web Đăng ký Ghép gan Trung Quốc có nêu các số liệu thống kê chưa đầy đủ về số ca ghép gan từ năm 1999 đến 2006. Mặc dù các con số được nêu thấp hơn nhiều so với số ca ghép tạng thực tế được thực hiện trên toàn Trung Quốc, nhưng cũng có thể xem xét tỷ lệ tạng sống trong tổng số tạng được ghép để khẳng định rằng trong giai đoạn trước năm 2006, số tạng sống chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.

Nguồn tạng của các ca ghép tạng do các quan chức Trung Quốc cung cấp được thể hiện trong biểu đồ dưới đây.

Graphic2

Nguồn tạng của các ca ghép tạng ở Trung Quốc, chưa bao gồm số liệu thu hoạch tạng sống (đường vẽ xanh trên cùng là số tạng lấy từ tử tù đã bị xử tử; đường vẽ màu vàng thấp hơn là số tạng lấy từ người nhà bệnh nhân; đường màu xanh dưới cùng thể hiện số tạng từ người tự nguyện hiến tạng sau khi tử vong)

Các số liệu trong biểu đồ trên cho thấy giai đoạn năm 2000-2002, hơn 95% nguồn tạng là lấy từ các tử tù. Đến năm 2008, con số này đã giảm xuống còn khoảng 60%. Nếu chúng ta chỉ tính số ca ghép thận và gan làm mẫu [điều tra], thì theo số liệu cung cấp bởi ông Hoàng Khiết Phu, Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc, giai đoạn năm 2000-2003 có từ 6.000 đến 6.500 ca ghép tạng. Ông Thạch Bỉnh Nghị, Giám đốc Trung tâm Ghép Tạng thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), khi là khách mời của Tân Hoa Xã (Xinhuanet.com) hồi tháng 9 năm 2009, đã đưa ra số liệu năm 2008 có: “khoảng 3.000 đến 4.000 ca ghép gan và hơn 6.000 ca ghép thận”. Nói cách khác, tính cả số ca ghép gan và thận có khoảng 9.000-10.000 ca. Theo công bố chính thức của Trung Hoa Nhật báo (China Daily), số tạng lấy từ tử tù bị xử tử chiếm 65% trong tổng số 9.000-10.000 ca, nghĩa là khoảng 5.850-6.500 ca.

Tuy nhiên, trên thực tế tổng số ca ghép tạng được thực hiện cao hơn rất nhiều trong giai đoạn 2003-2006, mỗi năm có 12.000-20.000 ca (xem chi tiết trong Chương V của báo cáo này). Nếu tử tù bị xử tử là nguồn tạng duy nhất thì không có cách nào lý giải được con số này.

Năm 2000, nhà kinh tế học Thomas Rawski của Đại học Pittsburgh đã tiến hành một nghiên cứu về các số liệu GDP của Trung Quốc. Theo dữ liệu do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố, tăng trưởng GDP lũy tiến của Trung Quốc trong ba năm từ 1998 đến 2000 là 24,7%. Tuy nhiên, mức tiêu thụ năng lượng trong giai đoạn này lại giảm 12,8%. Theo Rawski, điều đó là vô lý. Ông đi đến kết luận rằng ĐCSTQ đã báo cáo giả các con số GDP. Cho dù nghiên cứu này có gây tranh luận thế nào đi nữa thì một điều rõ ràng là: Nếu ĐCSTQ báo cáo giả các con số thì không thể không có chỗ sơ hở. Nếu chúng ta xem xét các số liệu chính thức thì có thể sẽ tìm ra những điểm mâu thuẫn.

2. Số lượng dựa vào “công thức ước tính”

Có thể ước tính số tạng thực lấy từ tử tù bị xử tử bằng nhiều nguồn khác. Các số liệu lưu trữ cho thấy số tạng lấy từ tử tù mỗi năm là xấp xỉ 6.000. Chúng tôi dùng một công thức để ước tính số tạng lấy từ tử tù.

Công thức này tính như sau:

Tổng số tạng (thận và gan) từ tử tù = (Số tử tù bị xử tử mỗi năm) x (% tử tù bị xử tử có tạng phù hợp) x (Số tạng của một tử tù bị xử tử) x (% tạng phù hợp để ghép cho một bệnh nhân)

Chúng tôi tập trung ước tính số ca ghép thận và gan vì các chuyên gia ghép tạng của Trung Quốc khi cung cấp số liệu, thường chỉ tính hai loại tạng này. Do vậy, thận và gan là hai chỉ số phù hợp nhất để đưa ra ước tính.

Các biến số trong công thức của chúng tôi là dựa trên việc phân loại các dữ liệu đã được công bố công khai. Ban đầu, chúng tôi đưa ra giả định về tổng số tử tù bị xử tử mỗi năm.

Chúng tôi giả định tổng số tử tù bị xử tử mỗi năm là 10.000. Nếu tỷ lệ tử tù bị xử tử có thể lấy tạng là 30%, số tạng tối đa có thể lấy được từ một tử tù bị xử tử là 3 (gồm 2 thận và 1 gan), và tỷ lệ tạng có thể dùng được của một tử tù là 75%. Chúng tôi đặt các biến số này gần chỉ số cận trên trong phạm vi cho phép, tỷ lệ này có thể cho kết quả ước tính hơi cao hơn số tạng lấy nguồn từ các tử tù mỗi năm. Phép tính của chúng tôi cho kết quả như sau:

Số tử tù bị xử tử hàng năm: 10.000
Tỷ lệ tử tù bị xử tử có thể lấy tạng: 30%
Số tạng một tử tù bị xử tử có thể cung cấp: 3
Tỷ lệ tạng có thể dùng của một người hiến: 75%
Như vậy, ước tính số tạng (thận và gan) tối đa lấy từ tử tù ở Trung Quốc mỗi năm là: 6.750

Con số 6.750 này vừa khớp với số ca ghép tạng hàng năm trước đây. Như đã đề cập trên đây, giai đoạn năm 2000-2002 và trong năm 2008, con số này thường rơi vào khoảng 6.000-6.500. Như vậy, kết quả của chúng tôi là khá hợp lý.

Dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích các biến số trong công thức tính nêu trên:

“Tỷ lệ tạng có thể dùng được cho cấy ghép của một người hiến”

Một tử tù có thể cung cấp hai quả thận và một lá gan (các cơ quan nội tạng khác không nằm trong cách tính hiện nay của chúng tôi). Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể dùng được tất cả số tạng đó. Đây là nguồn cung tạng đặc biệt vì tử tù bị xử tử tại các địa điểm và thời điểm khác nhau. Nếu như không có một mạng lưới chia sẻ nội tạng thì cho dù một tử tù có thể cho nhiều tạng, cũng không thể dùng được tất cả số tạng đó. Tờ Trung Y có bài báo “Thiết lập mạng lưới đăng ký ghép tạng”, trong đó có nêu rằng nếu không có một mạng lưới như vậy thì đôi khi chỉ lấy được thận của người hiến trong khi những tạng khác lại bị bỏ phí.

Mặc dù đây là một hạn chế, chúng tôi vẫn áp dụng trị số 75% trong công thức trên làm khởi điểm cho phép tính này.

“Số tử tù bị xử tử hàng năm” và “tỷ lệ tử tù bị xử tử có thể lấy tạng”

Quý độc giả có thể thắc mắc vì sao chúng tôi lại đặt ra con số tử tù bị xử tử mỗi năm là 10.000 chứ không phải là 20.000, và vì sao chúng tôi đặt tỷ lệ tử tù bị xử tử có thể lấy tạng là 30% chứ không phải 50% hay 80%. Điều này sẽ được phân tích cụ thể hơn trong các chương tiếp theo. Tại đây, chúng tôi trước hết xem xét vấn đề tìm tạng phù hợp, một yếu tố quan trọng của một trong các biến số của công thức này.

Chương II: Vấn đề tìm tạng phù hợp

Một vấn đề lớn trong ghép tạng là cơ thể bệnh nhân đào thải tạng được ghép. Hệ miễn dịch của cơ thể người có chức năng bảo vệ cơ thể và phòng ngừa dị vật xâm nhập vào cơ thể. Nếu trong cơ thể xuất hiện một vật thể là “khách không mời” hay là “kẻ thù” thì hệ miễn dịch sẽ nỗ lực hết sức để tống vật thể đó ra ngoài. Chẳng hạn, một quả thận mới được ghép có thể giúp bệnh nhân lọc các chất thải, nhưng hệ miễn dịch sẽ luôn coi quả thận được ghép đó là dị vật.

1. Xét nghiệm tìm mô phù hợp

Mục đích của việc tìm mô phù hợp là nhằm giảm khả năng đào thải tạng. Sau đây là một số vấn đề cần xem xét khi đánh giá khả năng thích ứng của mô:

Nhóm máu ABO – tìm được người có cùng nhóm máu là lý tưởng nhất. Nhóm máu của người hiến và người nhận tạng ít nhất cần phải dung hòa được với nhau và đáp ứng được yêu cầu truyền máu.

Xét nghiệm chéo – một loại xét nghiệm phản ứng huyết thanh của người nhận với tế bào hồng cầu của người hiến (xét nghiệm chính), sau đó là xét nghiệm tế bào hồng cầu của người nhận với huyết thanh của người hiến (xét nghiệm phụ). Ngay cả khi hai người có cùng nhóm máu, vẫn phải xét nghiệm chéo trước khi ghép thận. Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính thì tạng được ghép sẽ không bị đào thải.

Xét nghiệm độc tính của tế bào bạch cầu – để có thể thực hiện thành công một ca ghép tạng thì xét nghiệm này phải cho kết quả âm tính. Xét nghiệm này cho thấy huyết thanh của người nhận phản ứng thế nào với tế bào bạch cầu của người hiến.

Xét nghiệm tiền mẫn cảm (Panel Reactive Antibody – PRA) – một phương pháp đánh giá kháng thể kháng nhân trong máu. PRA của một người chỉ ra tỷ lệ phần trăm về khả năng người hiến có mô có thể dung hòa được với kháng thể trong máu của người nhận .

Xét nghiệm kháng nguyên bạch cầu ở người (Human Leukocyte Antigen – HLA) – xét nghiệm này xác định các loại kháng nguyên được tìm thấy trong các tế bào bạch cầu và các mô khác trong cơ thể. Kháng nguyên HLA là “thẻ nhận dạng cá nhân” của hệ sinh học ở người. Hai haplotype (một nhóm gen đơn bội cụ thể mà con cái thừa hưởng từ cha mẹ), mỗi haplotype gồm một bộ ba kháng nguyên (tổng cộng là sáu kháng nguyên), tạo nên HLA của một người. Một haplotype là từ cha và một là từ mẹ. Do đó, xác suất của hai anh chị em ruột có HLA giống hệt nhau (hai haplotype giống nhau) là một trên bốn. Xác suất của những người không có quan hệ huyết thống có HLA giống hệt nhau là gần như bằng không. Xét nghiệm HLA được sử dụng để cung cấp bằng chứng về khả năng tương thích mô và tìm thận, tủy xương, gan, tuyến tụy, và tim phù hợp để cấy ghép. Số lượng kháng nguyên HLA giống hệt nhau càng nhiều thì xác suất ghép tạng thành công càng cao.

2. Xác suất tìm được kháng nguyên bạch cầu ở người (HLA) phù hợp

Có loại kháng nguyên HLA thông thường, hiếm, và cực hiếm. Với loại kháng nguyên HLA thông thường thì trong 300 đến 500 người, có thể được tìm được loại phù hợp. Xác suất tìm được kháng nguyên HLA phù hợp với loại hiếm là một trên 10.000, và xác suất tìm được HLA phù hợp cho loại cực kỳ hiếm là một trên vài chục hoặc hàng trăm nghìn.

Từ quan điểm của y học, xác suất của việc có hai người không cùng huyết thống có HLA phù hợp cho giai đoạn cuối cùng của ca cấy ghép là một trên vài triệu.

Theo trang web của Chương trình Hiến tủy Quốc gia (bethematch.org), trong số 4.000 tình nguyện viên, chỉ có khoảng 200 người hay 5%, có thể được coi là những người hiến tạng tiềm năng; và cứ 4,5 người hiến tạng tiềm năng, chỉ có một người có thể hội đủ điều kiện. Nói cách khác, cuối cùng cũng chỉ có 1,1% trên tổng số 4.000 người tự nguyện hiến có thể có tạng phù hợp với người nhận.

Việc phát minh và sử dụng phổ biến của các loại thuốc ức chế miễn dịch đã phần nào giảm bớt khả năng thải ghép gây ra bởi HLA không tương thích. Các ca ghép thận đòi hỏi phải tìm được cả sáu kháng nguyên HLA phù hợp. Hiện nay, thông lệ ở Trung Quốc Đại lục là yêu cầu bốn kháng nguyên HLA phù hợp. Số lượng các kháng nguyên phù hợp sẽ quyết định xác suất thải ghép là bao nhiêu và yêu cầu dùng thuốc trong giai đoạn cuối của ca cấy ghép như thế nào. Kết quả tối ưu là có cả sáu kháng nguyên HLA phù hợp. Theo các báo cáo trên các phương tiện truyền thông, xác suất những người không có quan hệ huyết thống có bốn kháng nguyên HLA phù hợp là từ 20% đến 30%. Ông Phạm Dục, Phó giám đốc Khoa Tiết niệu và Ghép thận tại Bệnh viện Đa khoa Thượng Hải, trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên của báo Tin tức Buổi sáng, cũng đã đưa ra tỷ lệ tương tự.

3. Xác suất tìm được nhóm máu phù hợp

Ở Trung Quốc, các vùng khác nhau có sự phân bố các nhóm máu ABO ở người khác nhau. Ví dụ, theo số liệu được công bố, tỉnh Quảng Đông ở miền nam Trung Quốc (O 46%, A 23%, B 25%, AB 6%) có tỷ lệ nhóm máu khác với người Bắc Kinh ở miền Bắc Trung Quốc (O 29%, A 27%, B 32%, AB 13%).

Với dữ liệu này, chúng ta có thể tính toán xác suất tìm được hai người có nhóm máu giống hệt nhau. Đối với khu vực Quảng Đông, đó là 33%; và đối với khu vực Bắc Kinh, đó là 28%. Như vậy, xác suất tìm được hai người có nhóm máu giống hệt nhau ở Trung Quốc nói chung là khoảng 30%.

4. Yêu cầu tìm gan phù hợp để ghép

Xét từ góc độ miễn dịch, gan được xem là loại tạng đặc biệt có khả năng miễn dịch. Do đó, không giống các cơ quan khác, yêu cầu tìm gan phù hợp giữa người hiến và người nhận không khắt khe như đối với các loại tạng khác. Lý tưởng nhất là người hiến và người nhận phải có nhóm máu phù hợp, hoặc ít nhất là đáp ứng các yêu cầu truyền máu, nhưng không bắt buộc phải xét nghiệm phản ứng của tế bào bạch cầu (lymphocytotoxicity). Mặc dù vẫn cần phải tìm kháng nguyên HLA phù hợp, nhưng xét nghiệm lymphocytotoxicity cũng như HLA sẽ không có ảnh hưởng lâm sàng thực sự nào cho việc cấy ghép gan. Tuy nhiên, còn có những yêu cầu khác đối với một người hiến gan tiềm năng như: 1) Tuổi – dưới 50 tuổi. 2) Gan khỏe mạnh – không bị bệnh; HBsAg âm tính; không bị viêm gan dương tính; không bị huyết áp cao, xơ cứng động mạch, hoặc các bệnh khác ảnh hưởng đến chất lượng của gan. 3) Không bị bệnh lao. 4) Không bị bệnh ung thư. 5) Không bị viêm nhiễm nặng. 6) Người hiến chết chưa lâu sau khi bị hôn mê, tức là, người hiến có đủ máu lưu thông trong gan trước khi chết. 7) Kích thước gan gần bằng hoặc nhỏ hơn một chút so với gan của người nhận.

Trung Quốc có một số lượng lớn bệnh nhân viêm gan. Trong cuộc phỏng vấn với báo Tin tức buổi tối Dương Tử, ông Triệu Vĩ, Phó chủ tịch Bệnh viện Nam Kinh số 2 và là chuyên gia về viêm gan B, cho hay virus viêm gan B có tỷ lệ lây nhiễm cao: Khoảng 57,6% dân số Trung Quốc đã bị nhiễm virus viêm gan B vào thời điểm nào đó, và hiện nay có gần 120 triệu người mắc bệnh viêm gan B. Điều 31 của “Quy định tạm thời của Cục Ứng dụng Lâm sàng Công nghệ Ghép tạng người”, một chính sách do Bộ Y tế Trung Quốc ban hành, cũng quy định người mắc bệnh viêm gan và các bệnh nhân khác bị nhiễm trùng máu không được phép hiến tạng.

Điều này có nghĩa là, cho dù ghép gan không đòi hỏi yêu cầu khắt khe trong việc tìm kháng nguyên HLA phù hợp nhưng số người hiến gan vẫn còn thiếu hụt nghiêm trọng do các yêu cầu nêu trên.

Chương III: Số tử tù bị xử tử

Theo các ước tính của chúng tôi, chúng tôi đã đặt ra số tử tù bị xử tử mỗi năm là 10.000. Trong mục này, chúng tôi sẽ giải thích tại sao chúng tôi có được con số này.

Một số người có thể thắc mắc liệu thị trường tạng đang tăng trưởng mạnh này phải chăng là bắt nguồn từ sự tăng đột biến về số tử tù bị xử tử ở Trung Quốc. Theo bài báo “Số tử tù bị xử tử đã giảm đáng kể“ đăng trên trang web Chinanews.com ngày 6 tháng 9 năm 2007 thì “Hơn một thập kỷ nay, Tòa án Nhân dân vẫn rất cẩn trọng trong việc kết án tử hình, dẫn đến việc số tử tù bị xử tử hàng năm đều giảm.” Dù cho các tuyên truyền của chính quyền Cộng sản Trung Quốc ít được tin cậy, nhưng thực tế là trong giai đoạn cao điểm của thị trường nội tạng Trung Quốc, giai đoạn 2003-2006, không hề có sự gia tăng đột biến hàng loạt số tử tù bị xử tử.

Hãy tìm hiểu các tổ chức bên ngoài Trung Quốc cũng như các chuyên gia ở Trung Quốc Đại lục ước tính số tử tù bị xử tử ở Trung Quốc như thế nào.

1. Số tử tù bị xử tử hàng năm ở Trung Quốc

Trước hết, chúng ta cần phân biệt số tử tù bị xử tử với số án tử hình. Một phần lớn những người bị kết án tử hình ở Trung Quốc được hoãn bị xử tử. Trong hầu hết các trường hợp, những người bị kết án tử hình này được chuyển thành án tù chung thân. Bài báo đăng trên trang web Chinanews.com như đã đề cập trên đây cũng dẫn lời của Khương Hưng Trường, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, rằng “Trong những năm gần đây, ở nhiều địa phương ở Trung Quốc, tỷ lệ án tử hình được hoãn thi hành án trong hai năm là gần bằng, thậm chí đã vượt qua tỷ lệ án tử hình bị xử tử ngay.”

Các tổ chức bên ngoài Trung Quốc ước tính số tử tù bị xử tử hàng năm ở Trung Quốc dao động từ 1.000 đến 10.000. Trong bài báo “Dữ kiện và số liệu về án tử hình” công bố ngày 1 tháng 1 năm 2007, Tổ chức Ân xá Quốc tế có nêu: “Có ít nhất 1.010 người bị xử tử ở Trung Quốc trong năm nay, mặc dù những con số này mới chỉ là phần nổi của tảng băng. Các nguồn đáng tin cậy ước tính năm 2006 có khoảng 7.500-8.000 người bị xử tử.” Báo cáo năm 2007 của Hands Off Cain, một tổ chức chống án tử hình có trụ sở tại Ý có nêu: “Năm 2006, cả thế giới có ít nhất 5.628 người bị xử tử” và “ít nhất có 5.000 trường hợp bị xử tử ở Trung Quốc.”

Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông, ông Lưu Nhân Văn, giáo sư của Viện Nghiên cứu Luật học, thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, tuyên bố rằng giới học thuật ước tính mỗi năm có khoảng 8.000 người bị xử tử. Trong bài báo “Ẩn đố về số tử tù bị xử tử ở Trung Quốc”, ông Vương Quang Trạch, một học giả ở Đại lục, công bố rằng theo một cựu luật sư biện hộ cho tội phạm ở tỉnh Hà Nam, số tử tù bị xử tử ở tỉnh Hà Nam trong những năm không có chiến dịch đàn áp mạnh tay là hơn 500 người/năm, và có thể lên đến 800 người/năm vào những năm có chiến dịch đàn áp mạnh tay . Theo đó, ông Vương suy luận rằng với hơn 30 tỉnh thành thì số tử tù bị xử tử ở Trung Quốc mỗi năm rất có thể lên đến 10.000 người. Tháng 3 năm 2004, tờ Thanh niên Trung Quốc Nhật báo đưa tin Quốc hội Nhân dân, trong khi vẫn hối thúc Tòa án Tối cao tái phúc thẩm tất cả các bản án tử hình, lại tuyên bố mỗi năm nước này xử tử khoảng 10.000 người.

Hầu hết các ước tính bên ngoài Trung Quốc đều lấy từ báo cáo của các tổ chức chống án tử hình nên ước tính của họ có thể là cao. Nói cách khác, con số thực tế có thể là ít hơn 10.000. Do vậy, cách tính của chúng tôi lấy 10.000 làm mức cận trên là khá an toàn.

Một số độc giả có thể thắc mắc liệu có hay không những chiến dịch đàn áp mạnh tay trên toàn quốc có thể làm tăng số người bị xử tử. Bây giờ chúng tôi sẽ đi vào thảo luận vấn đề này.

2. Giai đoạn từ năm 2003 đến nay không có chiến dịch đàn áp mạnh tay quy mô lớn nào

Từ năm 1983 đến năm 2002 có ba chiến dịch đàn áp mạnh tay trên toàn quốc, giai đoạn 1983-1987, giai đoạn 1996-1997, và giai đoạn 2001-2002. Mặc dù các nước bên ngoài Trung Quốc không rõ có bao nhiêu người bị xử tử trong ba chiến dịch này, có thể gọi giai đoạn 1983-1987 là “giết ngẫu nhiên”. Khẩu hiệu của chiến dịch thời kỳ này là: “Bắt nhầm còn hơn bỏ sót”, “Kết án nhầm còn hơn bỏ sót”, và “Giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Chiến dịch này đã gây ra bao hậu quả tang thương. Do vậy, hai chiến dịch sau đó đã đổi chính sách từ “xử lý nghiêm và nhanh” thành “kết hợp giữa trừng phạt và khoan nhượng”, “giảm và tránh án tử hình” và “chỉ xử tử những trường hợp không còn nghi vấn và hoãn xử tử những trường hợp còn nghi vấn”. Từ năm 2003 đến nay không có chiến dịch đàn áp mạnh tay nào khác. Nói cách khác, các chiến dịch đàn áp mạnh tay không có ảnh hưởng gì lớn đối với sự tăng trưởng mạnh của thị trường nội tạng của Trung Quốc.

Chương IV: Số tử tù có tạng phù hợp cho các ca cấy ghép

Trong chương này, chúng tôi sẽ giải thích vì sao chúng tôi đưa ra giả định tỷ lệ tử tù có tạng phù hợp cho các ca cấy ghép là 30%.

1. Tìm mô phù hợp – một trở ngại đối với “người hiến tạng” là tử tù

Trong Chương II, chúng tôi đã trình bày rằng việc tìm kháng nguyên HLA là cực kỳ phức tạp. Có vài nhóm HLA với hàng trăm loại kháng nguyên. Ngoại trừ cặp song sinh cùng trứng ra thì trên thực tế không thể tìm được người hiến và người nhận có cùng HLA. Do đó, phản ứng đào thải luôn xảy ra sau mỗi ca cấy ghép. Để đối phó với hiện tượng này thì phải điều trị bằng thuốc chống miễn dịch mạnh. Xác suất những người không có quan hệ huyết thống đáp ứng yêu cầu tối thiểu về HLA phù hợp (để thuốc chống miễn dịch có hiệu quả sau ca cấy ghép) là 20%-30%. Vì vậy, tỷ lệ tử tù có tạng phù hợp không thể vượt quá 30% cho dù số lượng đối tượng xét nghiệm có lớn đến đâu đi nữa.

2. Hạn chế về thời gian bảo quản nội tạng

Khi một nội tạng bị lấy ra khỏi cơ thể người thì tế bào sẽ bị phân hủy. Khi tim người ngừng đập thì các nội tạng của người đó sẽ chỉ có thể dùng được trong vòng 15 phút nên phải mua và bảo quản ngay bằng một phương pháp đặc biệt ở nhiệt độ cực thấp. Kể cả dưới điều kiện tối ưu cũng phải ghép tạng trong thời gian ngắn nhất, bởi vì nội tạng được bảo quản bằng phương pháp làm mát trong tình trạng mất nguồn cung máu. Với công nghệ hiện nay, thời gian cho phép chờ ghép tạng vừa lấy ra khỏi cơ thể người là 24 tiếng đối với thận, 15 tiếng đối với gan, và 6 tiếng đối với tim. Do vậy, ngoài việc phải tìm được mô phù hợp thì vấn đề mất nguồn cung máu là trở ngại then chốt thứ hai. Đơn giản là vì hiện nay chưa có biện pháp bảo quản tạng thích hợp phục vụ nhu cầu ghép tạng trong tương lai.

Ngoài những hạn chế về mặt kỹ thuật này, còn có những vấn đề quan trọng khác cần xem xét khi sử dụng tạng từ tử tù. Phần dưới đây sẽ trình bày cụ thể về điều này.

3. Nguồn tạng từ tử tù chỉ dùng được một lần

Tạng của tử tù là nguồn tạng chỉ dùng được một lần. Khác với nội tạng trong cơ thể người sống, tạng lấy từ tử tù không thể bảo quản để dùng trong tương lai. Tất nhiên, có những báo cáo cho hay, một số tòa án hoãn việc xử tử cho đến khi bệnh viện tìm được bệnh nhân phù hợp. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, việc xử tử tử tù lại là hành động mang tính chính trị để chế độ Trung Cộng duy trì quyền lực của nó, do đó, không phải trường hợp nào cũng được hoãn thi hành án để phục vụ mục đích y tế. Chẳng hạn, vì mục đích chính trị, Trung Cộng thường hay xử tử tử tù vào các ngày quốc lễ như dịp năm mới, ngày Lao động Quốc tế, ngày Quốc khánh, để có thể thu hút sự chú ý đông đảo nhất. Thường thì khi đã chỉ định thời gian xử tử tử tù thì không sử dụng được tạng của tử tù đó nữa.

Ông Vương Quốc Tề, trước đây là chuyên gia trị bỏng tại Bệnh viện Đa khoa Thương binh Thiên Tân, đã đối chất trước Tiểu ban Nhân quyền và các Vấn đề Quốc tế của Hạ viện Hoa kỳ. Ông có nêu rõ trong một văn bản rằng “Tôi từng cắt lọc da tử thi của một tử tù”, rồi mô tả cụ thể về việc ông đã tới pháp trường xử tử tù nhân này để lấy tạng như thế nào. Trong bốn tử tù bị xử tử thì chỉ có một người là phù hợp để lấy tạng. Bác sỹ Vương được yêu cầu đưa tử thi vào xe cứu thương trong vòng 15 giây sau khi bị bắn. Sau đó, ông và một bác sỹ khác chỉ mất 13 giây để cắt lọc da tử thi ra.

4. Các nhân tố hạn chế việc lấy tạng của tử tù

Việc xử tử tử tù được tiến hành ở các nơi khác nhau, tại các thời điểm khác nhau. Vì Trung Quốc không có một mạng lưới chia sẻ nội tạng như Mạng lưới Chia sẻ Nội tạng của Hoa Kỳ, nên việc tìm mô phù hợp với nội tạng của tử tù chỉ có thể được tiến hành trong hoặc gần khu vực xử tử. Do vậy, tử tù được xem là nguồn tạng hiếm. Một số học giả đã chỉ ra rằng tòa án địa phương thường cấu kết với các bệnh viện địa phương để bảo vệ lợi ích nhóm của địa phương đó. Hiện tượng này khiến các bệnh viện ngoài địa phương đó khó tiếp cận tạng hơn nhiều. Mãi đến tháng 8 năm 2009, Trung Quốc mới công bố một hệ thống hiến tạng thử nghiệm ở 10 tỉnh thành được chọn.

Biểu đồ dưới đây minh họa việc phân loại tử tù thành bốn nhóm theo địa phương và thời gian bị xử tử. Trên nguyên tắc, ở bất cứ địa điểm nào, tại bất cứ thời điểm nào, tạng của tử tù bị xử tử cũng chỉ có thể dùng cho bệnh nhân tại chính địa phương đó vào đúng thời điểm đó. Do vậy, khả năng là số tạng bị bỏ phí là rất cao.

Graphic3

Vì lý do này, chúng tôi e rằng các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ đã trở thành nguồn tạng cho các xét nghiệm tìm tạng phù hợp và thu hoạch tạng sống trên quy mô lớn. Chúng tôi sẽ trình bày cụ thể luận điểm này trong các mục dưới đây.

5. Thu hoạch tạng của tử tù theo “mô hình tòa án giữ vai trò quyết định”

Ngày 9 tháng 10 năm 1984, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế và Bộ Nội vụ của Trung Quốc đã ban hành và thực hiện “Quy định tạm thời về sử dụng tử thi hoặc nội tạng từ tử thi của tử tù” nhằm cung cấp quyền hợp pháp cho việc sử dụng nội tạng từ các tử tù.

Mặc dù tòa án, viện kiểm sát, trại giam, và bệnh viện đều là bộ phận không tách rời của quá trình thu hoạch nội tạng của tử tù, nhưng tòa án đóng vai trò then chốt vì nó đưa ra phán quyết án tử hình và tiến hành các vụ tử hình. Trước khi xử tử, tử tù phải trải qua xét nghiệm máu với sự chấp thuận của trại giam. Sau đó, tòa án xử tử tử tù dưới sự giám sát của viện kiểm sát. Cả tòa án lẫn viện kiểm sát đều hạn chế người vào khu vực xử tử và hỗ trợ các bác sỹ thu hoạch nội tạng từ các tử tù. Chính quyền Cộng sản Trung Quốc đã thông qua quy trình này khi thị trường cấy ghép nội tạng tại Trung Quốc mới bắt đầu phát triển, và ban hành “Quy định tạm thời” vào năm 1984 như đã đề cập trên đây nhằm hợp thức hóa quy trình này. Chính quyền Trung Cộng đã thực thi quy trình này kể từ đó. Tuần báo Phượng hoàng trích dẫn một nguồn tin vào năm 2005 như sau: “Nếu không có sự chấp thuận của Bộ Tư pháp thì các bệnh viện không thể nào thu hoạch nội tạng từ tử tù bị xử tử.” Mô hình theo định hướng của tòa án khiến quy trình sử dụng nội tạng từ các tử tù bị xử tử trở thành một quy trình khá công khai, bài bản, và đôi khi là quan liêu, trong đó toà án, viện kiểm sát, nhà tù, và bệnh viện có vai trò không thể thiếu nhằm phục vụ lợi ích nhóm này. Cho đến những năm gần đây, mặc dù chính quyền Trung Cộng liên tục phủ nhận, nhưng các nhà bảo vệ nhân quyền đều đã biết đến quy trình này. Chúng ta biết rõ ràng rằng các bác sỹ không thể đơn giản tự ý đến trại giam mà hỏi lính canh tù xem có tử tù bị xử tử không để thu hoạch nội tạng. Sự tham gia của nhiều bên với nhiều công đoạn khiến quy trình thu hoạch nội tạng không hiệu quả.

6. Quy định pháp lý để phân loại “tử thi vô thừa nhận”“Quy định tạm thời” năm 1984 đưa ra các hướng dẫn sau đây để có thể chấp nhận nội tạng từ tử thi không có người nhận hoặc từ các tù nhân bị xử tử; hướng dẫn này quy định các tử thi được phép thu hoạch tạng nếu:

* Tử thi không có người nhận hoặc gia đình của người bị tử hình từ chối nhận;
* Tử tù bị xử tử tự nguyện hiến tạng;
* Gia đình người bị xử tử đồng ý.

Vì lợi ích tài chính khổng lồ có thể thu được nên không thể tránh khỏi việc một số người tìm cách lợi dụng kẽ hở của hướng dẫn này. Chẳng hạn, trong một số trường hợp, gia đình không được thông báo về thời gian xử tử, do đó tử thi trở thành không có người nhận. Tuy nhiên, dù nói thế nào, không có người nhận hoặc gia đình từ chối nhận, hướng dẫn này đã tạo ra những hạn chế pháp lý trong việc sử dụng nội tạng của tử tù.

Phản ứng của gia đình các tử tù bị xử tử đối với nạn lấy cắp nội tạng của tử tù

Từ năm 2000, gia đình của các tù nhân bị xử tử đã công khai khiếu nại về việc lấy nội tạng của tử tù mà không có sự đồng ý của gia đình họ. Một số gia đình thậm chí còn đệ đơn kiện. Điều này đã làm tăng sự bất ổn xung quanh việc sử dụng nội tạng tử tù.

Tháng 9 năm 2000, anh Vu Dũng Cương ở Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây bị kết án tử hình vì tội cướp của giết người. Mẹ của anh Vu nhiều lần cáo buộc bệnh viện và tòa án đã mổ cướp nội tạng con trai mình mà chưa được sự đồng thuận của bà. Bà đã viết một lá đơn với tiêu đề “Đơn khiếu nại đầy nước mắt của một công dân” để công khai vấn đề ra dư luận với hy vọng buộc các cơ quan chính quyền có liên quan phải chịu trách nhiệm.

Tháng 5 năm 2000, anh Phó Tín Vinh, một nông dân ở tỉnh Giang Tây, đã bị xử tử vì tội giết người. Tòa án địa phương đã tự ý bán hai quả thận của anh cho một bệnh viện lớn ở tỉnh Giang Tây mà chưa có sự đồng thuận của gia đình anh. Trong cơn đau buồn và phẫn nộ, cha anh Phó đã tự tử. Chị của anh Phó đã thuê một luật sư và đệ đơn kiện tòa án địa phương.

Ngày 23 tháng 9 năm 2003, báo Tin tức buổi sáng Lan Châu đưa tin một trại giam ở tỉnh Cam Túc đã lấy nội tạng do một tử tù bị xử tử “hiến” mà không có sự đồng ý của anh ta. Sau đó, tòa án địa phương phán quyết trại giam phải trả gia đình nạn nhân 2.000 nhân dân tệ để bồi thường. Giám đốc trại giam đã thừa nhận với giới truyền thông rằng việc hiến tạng phải có văn bản đồng ý của tử tù, và rằng trong trường hợp này, trại giam không có bất kỳ văn bản nào của tử tù.

Những phản ứng này của gia đình làm dấy lên lo ngại về việc sử dụng nội tạng của tử tù. Do đó, nội tạng lấy từ tử tù không còn được coi là nguồn tạng lớn và sẵn có nữa.

Những vấn đề khác cần xem xét bao gồm tuổi tác (tốt nhất là “người hiến tạng” đang ở độ tuổi 20 – 30) và tình trạng sức khỏe. Nhiều tù nhân nghiện thuốc lá, rượu bia, ma túy, khiến họ không phải là người hiến tạng lý tưởng.

Tất cả các điểm trên đây giải thích vì sao “người hiến tạng” là tử tù có tỷ lệ tạng dùng được tương đối thấp. Chúng tôi đã trình bày về vấn đề tạng kém phù hợp sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của ca cấy ghép như thế nào. Nếu một số lượng lớn bệnh nhân chết trên bàn mổ hoặc không sống được lâu sau khi phẫu thuật thì sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến danh tiếng và sự nghiệp của bác sỹ phẫu thuật. Điều này giải thích vì sao các bác sỹ phẫu thuật ghép tạng không muốn sử dụng tạng ngẫu nhiên cho các ca ghép tạng. Tóm lại, chúng tôi cho rằng tỷ lệ 20%-30% tạng có nguồn gốc từ các tử tù sử dụng được cho các ca ghép tạng là một ước tính hợp lý, nếu không nói là lạc quan; trong phép tính của chúng tôi, chúng tôi lấy con số 30% làm giới hạn cận trên.

Do những hạn chế trong việc sử dụng nội tạng của tử tù, số tạng lấy từ các tử tù bị xử tử hàng năm có thể rơi vào tầm 6.000. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2003-2006, thị trường ghép tạng Trung Quốc lại tăng trưởng mạnh. Như vậy, rõ ràng là chỉ riêng số tạng lấy từ tử tù thì không đủ để đáp ứng nhu cầu tăng vọt này.

Chương V: Thị trường ghép tạng của Trung Quốc tăng vọt vào năm 2003

Theo ông Hoàng Khiết Phu, Thứ trưởng Bộ Y tế: “Số ca cấy ghép tạng ở Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh chóng trong vòng 10 năm từ năm 1997 đến năm 2007.” Trong một bài viết do Tuần báo Phương Nam xuất bản có tựa đề “Trung Quốc chấm dứt ngành du lịch ghép tạng”, ông Hoàng đã chỉ trích sự tăng trưởng bùng nổ về số ca ghép tạng ở bệnh viện: “Có hơn 600 bệnh viện và hơn 1.700 bác sỹ tham gia các ca phẫu thuật ghép tạng. Như vậy là quá nhiều!” Nếu so sánh, Hoa Kỳ có khoảng 100 bệnh viện chuyên phẫu thuật cấy ghép gan và không quá 200 bệnh viện chuyên phẫu thuật cấy ghép thận. Tại Hồng Kông, chỉ có ba bệnh viện, mỗi bệnh viện chuyên trách phẫu thuật cấy ghép một loại tạng, lần lượt là gan, thận, và tim.

Các số liệu thống kê được công bố bởi Trung tâm Cấy ghép Nội tạng Đông Phương Thiên Tân và Bệnh viện của Trường Đại học Quân Y số 2 (còn được gọi là Bệnh viện Trường Thành Thượng Hải), hai bệnh viện này có quan hệ mật thiết với quân đội Trung Quốc, phần nào phản ánh sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường cấy ghép nội tạng của Trung Quốc.

Các con số về cấy ghép nội tạng của chuyên gia Trung Quốc, mặc dù chênh lệch nhau, nhưng vẫn thể hiện rõ sự tăng trưởng mạnh của thị trường nội tạng Trung Quốc trong 10 năm qua. Trong giai đoạn 2003-2006 còn mọc lên các bệnh viện ngầm. Việc cấy ghép nội tạng tại các bệnh viện ngầm này nhiều khả năng không nằm trong thống kê công khai. Do đó, số ca ghép tạng thực tế trong giai đoạn này có thể còn cao hơn so với số liệu đã công bố.

Dựa trên dữ liệu do ông Hoàng Khiết Phu và ông Thạch Bỉnh Nghị, Giám đốc Trung tâm Ghép tạng của Quân đội Giải phóng Nhân dân, cũng như các báo cáo trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc, chúng tôi đã lập ra bảng dưới đây để thể hiện xu hướng của thị trường ghép tạng tại Trung Quốc. Trong đó, chúng tôi chia khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2008 thành ba giai đoạn: trước năm 2003, giai đoạn 2003-2006, và sau năm 2006.

Giai đoạn I: Nguồn cung tạng chủ yếu trước năm 2003 là tử tù với mức trung bình khoảng 6.000 tạng mỗi năm kể từ năm 2000 (thậm chí trước năm 2000, con số này còn thấp hơn nữa).

Giai đoạn II: Trong giai đoạn 2003-2006, nội tạng lấy từ các tử tù và nội tạng không rõ nguồn gốc khác. Cụ thể là, năm 2004 có 12.000, trong khi các ước tính khác tính toán năm 2005 có 15.000, và năm 2006 là 20.000; không có dữ liệu tổng hợp quốc gia cho năm 2003, song một bệnh viện quân y ghép tạng hàng đầu lại có mức tăng trưởng gần 60% vào năm 2003 so với năm 2002 (với 801 ca), sau đó lại tăng gần gấp đôi lên 1.601 ca vào năm 2004 (trang web của bệnh viện này tuyên bố là có số ca ghép tạng cao nhất trên thế giới vào năm 2004).

Giai đoạn III: Số ca ghép tạng giảm khoảng 40% vào năm 2008 (không có dữ liệu tổng hợp quốc gia cho năm 2007) và các nguồn tạng được công bố là lấy từ các tử tù và người hiến tạng có quan hệ huyết thống đang sống.

Mặc dù số ca ghép tạng đã giảm đáng kể từ năm 2007 nhưng vẫn cao hơn so với giai đoạn trước năm 2003. Theo chính phủ Trung Quốc, số ca ghép tạng cao hơn là do số người hiến tạng đang sống có quan hệ huyết thống tăng lên do chiến dịch quảng bá rầm rộ. Hiện tại, 40% số tạng là lấy từ những người hiến tạng còn sống và có quan hệ huyết thống.

Song điều này không giải thích được sự gia tăng đột biến về số ca ghép tạng trong giai đoạn 2003-2006. Câu hỏi đặt ra là, đâu là nguồn tạng tạo ra sự tăng vọt của thị trường ghép tạng Trung Quốc?

Ở các nước khác trên thế giới, số ca ghép tạng trong vòng 10 năm, từ năm 1997 đến năm 2007 là tương đối ổn định. Tại Canada, số ca ghép tạng tăng từ 1.500 vào năm 1997 lên 2.200 năm 2007; tại Hoa Kỳ số ca ghép tạng tăng từ 20.000 năm 1998 lên 27.000 trong năm 2008. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, sau một thời gian tương đối ổn định từ năm 1997 đến năm 2002, lại có sự tăng trưởng nhanh và đột biến về số ca ghép tạng. Năm 2006, sau khi có các cáo buộc của các học viên Pháp Luân Công về việc mổ cướp nội tạng, số ca ghép tạng đã giảm mạnh. Xu hướng tăng trưởng của Trung Quốc không song hành cùng các nước trên thế giới.

Chương VI: Giai đoạn 2003-2006, thị trường ghép tạng chưa từng có trong lịch sử

Đến đây, độc giả có thể thắc mắc: Tất cả số tạng còn lại đến từ đâu? Chúng ta hãy xem xét một số đặc thù của thị trường ghép tạng Trung Quốc trong giai đoạn 2003-2006.

1. Thời gian chờ đợi ngắn bất thường chưa từng có

Theo số liệu do Bộ Y tế và Dịch vụ Con người của Hoa Kỳ công bố thời gian chờ để lấy nội tạng trung bình ở Hoa Kỳ là 2 năm đối với gan và 3 năm đối với thận. Ở Trung Quốc, thời gian chờ lấy các loại tạng này ở một số bệnh viện được tính bằng tuần.

Graphic4

Các dữ liệu sau đây cho thấy trung bình thời gian chờ lấy tạng do ba trung tâm ghép tạng lớn ở Trung Quốc công bố trong giai đoạn 2003-2006 so với thời gian chờ nhận tạng tại Hoa Kỳ. Thời gian chờ ngắn bất thường đến vậy cho thấy nguồn tạng hẳn phải rất lớn.

  • Trung tâm Ghép tạng Phương Đông (Bệnh viện Trung ương Thiên Tân số 1): thời gian chờ đợi trung bình là 2 tuần.
  • Viện Cấy ghép Nội tạng của Quân đội Giải phóng Nhân dân (Bệnh viện Trường Thành Thượng Hải): 1 tuần đối với ca ghép gan.
  • CITNAC, Trung tâm Hỗ trợ Mạng lưới Ghép tạng Quốc tế Trung Quốc (Bệnh viện Đại học Trung Y số 1 tại Thẩm Dương): 1-2 tháng đối với gan; 1 tuần đến 1 tháng đối với thận. Nếu cuộc phẫu thuật đầu tiên thất bại thì cuộc phẫu thuật thứ hai sẽ được tiến hành trong vòng 1 tuần.
  • Dữ liệu của Mỹ trên trang www.organdonor.gov: 230 ngày đối với tim, 501 ngày đối với tuyến tụy, 796 ngày đối với gan, 1.068 ngày đối với phổi, và 1.121 ngày đối với thận.

2. Chi phí đắt đỏ khiến cấy ghép nội tạng trở thành ngành siêu lợi nhuận

Dù rằng giữa các bệnh viện có sự chênh lệch về chi phí ghép tạng nhưng nhìn chung đều là cao. Dưới đây là một ví dụ về chi phí ghép tạng do CITNAC công bố (bằng đô la Mỹ):
* Ghép thận: $ 62.000
* Ghép gan: $ 98.000 – $ 130.000
* Ghép gan và thận: $ 160.000 – $ 180.000
* Ghép thận và tuyến tụy: $ 150.000
* Ghép phổi: $ 150.000 – $ 170.000
* Ghép tim: $ 130.000 – $ 160.000

Theo một báo cáo của Tuần báo Phượng hoàng năm 2006, do ngày càng nhiều bệnh nhân nước ngoài đến Trung Quốc để ghép tạng nên phí ghép tạng đã tăng lên. Năm 2004, chi phí cho một ca ghép gan tại Trung tâm Ghép tạng Phương Đông là US $32.000 (khoảng 250.000 nhân dân tệ) thì đến năm 2005 đã tăng lên hơn $40.000 (khoảng 330.000 nhân dân tệ).

26480a73760be4d7370bd0027121cc97.jpg

Chi phí ghép tạng đắt đỏ cùng với nguồn cung tạng giá rẻ khiến hoạt động ghép tạng mang lại lợi nhuận khổng lồ. Trung tâm Cấy ghép Nội tạng của Bệnh viện 309 của Quân đội Giải phóng Nhân dân cho hay: “Trung tâm ghép tạng là một trong những đơn vị có lợi nhuận cao nhất với tổng thu nhập 16.070.000 nhân dân tệ vào năm 2003 và 13.570.000 nhân dân tệ từ tháng Giêng đến tháng Sáu năm 2004. Dự kiến tổng thu nhập sẽ vượt quá 30.000.000 nhân dân tệ trong năm 2005.”

Tuần báo Phương Nam đưa tin: “Mức tăng trưởng nhanh chóng của Trung tâm Ghép Tạng Phương Đông mang lại doanh thu và lợi nhuận khổng lồ. Theo các báo cáo truyền thông trước đó, riêng ngành cấy ghép gan đã mang lại cho trung tâm này mức thu nhập là 100 triệu nhân dân tệ mỗi năm.” Tháng 9 năm 2006, trung tâm này đã đưa vào sử dụng một tòa nhà mới với giá trị 130 triệu nhân dân tệ. Tòa nhà mới có 500 giường. Trung tâm phẫu thuật nằm trong tòa nhà mới này có thể cho phép thực hiện đồng thời 9 ca ghép gan và 8 ca ghép thận. Đây là trung tâm ghép tạng tích hợp ngành dọc lớn nhất Châu Á.

Lợi nhuận khổng lồ từ các ca ghép tạng gây ra một hậu quả chết người. Một mặt, những người giàu có sẵn sàng mua tạng với chi phí cao. Mặt khác, lợi nhuận khổng lồ thúc đẩy các bệnh viện săn lùng các nguồn tạng mới bằng mọi cách. Môi trường chính trị và pháp lý của Trung Quốc khiến một số nhóm người có thể trở thành mục tiêu dễ bị lạm dụng.

3. Trung Quốc trở thành một trung tâm du lịch ghép tạng toàn cầu

Với mức chi phí ghép tạng cao, phần lớn bệnh nhân ghép tạng ở Trung Quốc bao gồm:

*Bệnh nhân từ nước ngoài tới (khách du lịch ghép tạng toàn cầu);
*Các chủ doanh nghiệp giàu có, những người nổi tiếng, và các quan chức chính quyền Cộng sản ở Trung Quốc Đại lục;
*Một số ít những bệnh nhân không còn biết trông chờ vào đâu, bệnh nhân phổ thông chấp nhận dốc cạn tiền để ghép tạng.

Theo một báo cáo của Tuần báo Đời sống năm 2004, hầu hết các bệnh nhân trong nước là những người “có doanh nghiệp hay hoạt động kinh doanh của mình”, hoặc những người “có địa vị trong chính phủ”. Báo cáo cũng nêu rằng trong vòng có vài năm mà Trung Quốc đã có tới hàng ngàn bệnh nhân từ nước ngoài đến ghép tạng, biến Trung Quốc thành “một trung tâm du lịch ghép tạng toàn cầu”. “Ngoài Hàn Quốc ra, còn có những bệnh nhân đến từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á như Nhật Bản, Malaysia, Ai Cập, Pakistan, Ấn Độ, Ả Rập Saudi, Oman, Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan. Họ đến Bệnh viện Thiên Tân số 1 (còn gọi là Trung tâm Cấy ghép Nội tạng Đông Phương) để ghép tạng. Quán cà phê trong khuôn viên của trung tâm này trông như một trung tâm hội nghị quốc tế, nơi bệnh nhân thuộc các sắc tộc và dân tộc khác nhau tụ họp để chia sẻ trải nghiệm chữa bệnh của họ.” (Tháng 7 năm 2007, Bộ Y tế Trung Quốc đóng cửa các bệnh viện phẫu thuật ghép tạng cho bệnh nhân nước ngoài ở Trung Quốc.)

4. Thị trường lớn trong thị trường nhỏ, xuất hiện “đám mây hình nấm”

Graphic6

Chi phí đắt đỏ không khiến cho thị trường ghép tạng bị cô lập. Ngược lại, thị trường ghép tạng Trung Quốc còn tăng trưởng đột biến và nhanh chóng, bắt đầu từ năm 2003, với mức tăng trưởng hàng năm từ 5.000 đến 10.000 hoặc thậm chí nhiều ca ghép tạng hơn nữa.

Hàng năm, có khoảng 1,5 triệu người ở Trung Quốc cần ghép tạng do bị suy tạng giai đoạn cuối. Ở đây, tạng còn khan hiếm hơn cả so với Hoa Kỳ và các nước khác có quy trình ghép tạng tiên tiến. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2003, Trung Quốc trở thành một trung tâm du lịch ghép tạng toàn cầu do có nguồn cung tạng phong phú. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2004 vớiTuần báo Đời sống, ông Trịnh Hồng, Phó giám đốc Trung tâm Cấy ghép Nội tạng Đông Phương, đã tuyên bố đầy tự hào: “Trên thực tế, nguồn tạng sẵn có của Trung Quốc còn khá hơn nhiều so với các nước khác.”

Vậy, điều này có nghĩa là gì?

Trong thị trường nội tạng không có kiểm soát và hạn hẹp nói chung (thị trường nhỏ) của Trung Quốc, có một thị trường ngách với nguồn tạng phong phú dành cho những bệnh nhân đặc biệt (thị trường lớn). Chúng ta cần phải hiểu hiện tượng “thị trường lớn trong thị trường nhỏ” này để có thể hiểu thấu được thực trạng của thị trường nội tạng Trung Quốc.

Để bác bỏ các cáo buộc về nạn thu hoạch nội tạng sống, chính quyền Cộng sản Trung Quốc tuyên bố có hơn một triệu bệnh nhân ở Trung Quốc vẫn chờ lấy nội tạng. Họ lấy đó làm luận cứ để thể hiện là họ không thể tìm được tạng phù hợp trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, sự bác bỏ này mâu thuẫn với các tuyên bố của nhiều bệnh viện ghép tạng.

Dưới đây là một số ví dụ.

* Bệnh viện 309 của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) hoàn thành 12 ca ghép thận trong một đêm. [30]

* Bệnh viện Tân Kiều trực thuộc Học viện Quân Y số 3, nằm ở Trùng Khánh, có lần thực hiện 24 ca ghép gan và thận chỉ trong một ngày. Bệnh viện này tuyên bố tính đến năm 2002 đã thực hiện hơn 2.590 ca ghép thận. [31]

* Trung tâm Cấy ghép Nội tạng Đông Phương của Thiên Tân thực hiện đến 24 ca ghép thận trong vòng một ngày. Trung tâm này cũng đạt kỷ lục 44 ca cấy ghép gan vào tháng 12 năm 2004. [27]

* Ông Đỗ Anh Đông, Phó giám đốc Trung tâm Cấy ghép Nội tạng tại Bệnh viện Quân khu 107 ở Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, cho biết họ đã thực hiện nhiều ca ghép tạng, “Một ca ghép gan chỉ mất 4-5 giờ đồng hồ. Có thời gian, mỗi ngày chúng tôi tiến hành được 3-4 ca phẫu thuật như thế.” [32]

* Theo các bài báo từ Tin tức buổi tối Trường Sa Người đưa tin buổi sáng Tiêu Tương, ngày 28 tháng 4 năm 2006, Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Nam tặng 20 ca ghép tạng miễn phí, gồm 10 ca ghép gan và 10 ca ghép thận. Nguồn gốc của số tạng này đã dấy lên mối lo ngại rộng rãi. [33]

* Năm 2003, bệnh viện quận Cao Tân, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây ra mắt trung tâm ghép tạng của mình. Phó giám đốc Phạm Úc Hội cho biết, trung tâm đã có một nguồn cung cấp nội tạng lớn cho phép nhanh chóng tìm được mô phù hợp và bảo đảm thời gian từ lúc lấy tạng của người hiến đến lúc ghép vào thân thể bệnh nhân là ngắn. [34] Điều này không chỉ thu hút bệnh nhân trong nước và nước ngoài, mà còn tạo ra doanh thu khổng lồ vượt doanh thu của các khoa phẫu thuật tiết niệu của tất cả các bệnh viện khác ở Tây An. [35]

* Bệnh viện Đông y Củng Nghĩa là một bệnh viện nhỏ ở tỉnh Hà Nam. Sau khi khai trương trung tâm ghép thận vào năm 2001, bệnh viện này có thể nhận tới 12 bệnh nhân cùng một lúc. Mỗi ngày, họ có thể thực hiện đến 8 ca ghép thận. Tính đến năm 2006, ông Lý Hoành Đạo, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu, đã thực hiện được hơn 500 ca ghép thận. [36]

* Ông Hoàng Khiết Phu từng phát biểu với Nhật báo Quảng Châu rằng ông đã thực hiện hơn 500 ca ghép gan mỗi năm. [37] Năng suất cao như vậy dấy lên mối nghi ngại về nguồn tạng.

5. Tạng chất lượng cao dành cho bệnh nhân ở nước ngoài

Có rất nhiều hiện tượng bất thường trong thị trường nội tạng của Trung Quốc trong giai đoạn 2003-2006. Ngoài những đặc điểm đã bàn luận trên đây, còn có một đặc điểm nữa cần phải đề cập. Chất lượng tạng không hề vì số lượng tạng tăng lên mà suy giảm. Ngược lại, chất lượng nguồn cung tạng giai đoạn 2003-2006 là tuyệt vời. Trong giai đoạn cao điểm của ngành du lịch ghép tạng toàn cầu của Trung Quốc, đa số người được ghép tạng ở Trung Quốc là các bệnh nhân người nước ngoài. Tương tự như các sản phẩm xuất khẩu, tạng dành cho những bệnh nhân này có yêu cầu cao hơn nhiều.

Trong mục Hỏi & Đáp trên trang web của CITNAC, có câu trả lời cho câu hỏi về chất lượng nội tạng như sau: “Ghép thận ở Trung Quốc lấy nguồn từ người hiến thận còn sống, hoàn toàn khác với ghép thận ở Nhật Bản, lấy nguồn từ tử thi do các bệnh viện và các trung tâm chạy thận cung cấp.” “Vấn đề then chốt nhất trong ghép thận là tìm được mô phù hợp. Trước khi phẫu thuật ghép thận của người hiến tặng còn sống, chúng tôi kiểm tra chức năng thận cũng như tế bào bạch cầu của người hiến để đảm bảo thận của người hiến là an toàn. Có thể tự tin nói rằng so với ghép thận lấy từ tử thi của người hiến ở Nhật, thì ghép thận ở đây có độ an toàn và đáng tin cậy hơn.” Đặc điểm của ‘người hiến tạng còn sống’ là quảng cáo quan trọng để thu hút bệnh nhân nước ngoài.

Một số nhà điều tra độc lập ở nước ngoài đã gọi điện cho các bệnh viện ghép tạng ở Trung Quốc Đại lục, giả làm bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân, để hỏi về thông tin ghép tạng. Các câu trả lời được đưa ra là tương tự: “Người hiến tạng đều khỏe mạnh”, “Người hiến tạng chỉ khoảng 30 tuổi”, “Đảm bảo chất lượng tốt nhất”. [38]

6. Nguồn hiến tạng dồi dào đột nhiên biến mất sau năm 2006

Trong điều kiện bình thường, nguồn cung tạng là khá ổn định, và như đã trình bày trên đây, Canada và Hoa Kỳ không có sự gia tăng mạnh hay giảm đột ngột nào trong thập kỷ qua. Song ở Trung Quốc lại có sự gia tăng mạnh mẽ về nguồn tạng trong giai đoạn 2003-2006. Nhưng đến tháng 3 năm 2006, sau khi xuất hiện các cáo buộc về nạn mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công, thu hút sự chú ý của quốc tế, thì năm 2007 lại có sự giảm đột ngột về số ca ghép tạng ở Trung Quốc.

Trong khi bác bỏ các cáo buộc về việc thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công, chính quyền Cộng sản Trung Quốc lại tăng tốc việc tổ chức lại thị trường cấy ghép nội tạng của mình. Họ ban bố một số điều luật để điều tiết việc ghép tạng và hạn chế số lượng bệnh viện ghép tạng bằng giấy phép. Trong số hơn 600 bệnh viện ghép tạng tồn tại trước đó, chỉ có 160 nhận được giấy phép để tiếp tục hoạt động.

Phải chăng việc giảm số bệnh viện ghép tạng là lý do của sự sụt giảm số ca ghép tạng? Chắc chắn không phải như vậy. Ít nhất thì đây không phải là nguyên nhân căn bản. Việc giảm số bệnh viện được phép thực hiện ghép tạng đúng hơn chỉ làm giảm sự cạnh tranh nguồn tạng. Nếu không có thay đổi lớn nào về nguồn tạng thì giờ đây nguồn cung tạng phải dồi dào hơn cho các bệnh viện lớn mới phải. Tuy nhiên, số ca ghép tạng tại các bệnh viện lớn lại giảm mạnh. Như vậy, vấn đề nằm ở sự biến mất của các nguồn hiến tạng, chứ không phải là số bệnh viện ghép tạng.

Trong một cuộc phỏng vấn với Thời báo Khoa học vào tháng 5 năm 2007, ông Thạch Bỉnh Nghị, Giám đốc Trung tâm Cấy ghép Nội tạng của Quân đội Giải phóng Nhân dân kiêm ủy viên Ủy ban Thường trực của Hội Cấy ghép Nội tạng, Hiệp hội Y học Trung Quốc, cho biết: “Năm 2006, số ca ghép tạng tại Trung Quốc đạt mức kỷ lục, trong đó có gần 20.000 ca ghép tạng đã được thực hiện. Trong năm tháng đầu năm 2007, số ca ghép tạng đã giảm so với cùng kỳ năm 2006, chủ yếu là do sự thiếu hụt về người hiến tạng.” [39]

Một bài báo đăng trên Tuần báo Phương Nam trong tháng 7 năm 2007 có những nhận định cụ thể hơn về vấn đề này: “Các bác sỹ phẫu thuật ghép tạng phàn nàn về tình trạng thiếu người hiến tặng.” “Ông Chu Chí Quân là Phó giám đốc Trung tâm Cấy ghép Nội tạng Đông Phương. Trong văn phòng của mình trên tầng hai của Trung tâm này, ông Chu tỏ ra lo lắng. Ông nói với các phóng viên rằng từ dịp tết Nguyên đán ra, Trung tâm, một cơ sở ghép tạng lớn nhất ở châu Á, chỉ thực hiện được có 15 ca ghép gan trong gần sáu tháng, trong khi năm 2006, Trung tâm đạt kỷ lục hơn 600 ca ghép gan cho cả năm.” [25]

Nguồn cung nội tạng từ tử tù tương đối ổn định

Trên đây, chúng tôi đưa ra giả định rằng số nội tạng từ các tử tù là tương đối ổn định. Trước năm 2003 và sau năm 2006, con số này là khoảng 6.000. Một số yếu tố góp phần vào sự ổn định này gồm:

1) Đến cuối những năm 1990, công nghệ ghép tạng và việc sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch đã thành thục. Không có sự gia tăng đột biến về số ca ghép tạng vì sự đột phá trong công nghệ.

2) Yêu cầu tìm tạng phù hợp cho các ca ghép tạng vẫn cao; công nghệ không giúp giảm bớt các yêu cầu này nên nguồn tạng cũ vẫn tương đối ổn định.

3) Vì không có mạng lưới phân phối nội tạng ở Trung Quốc nên các xét nghiệm tìm tạng phù hợp phải tiến hành trên các tử tù của địa phương tại một bệnh viện nào đó ở địa phương. Điều này và việc bảo vệ đặc quyền của địa phương đã hạn chế phạm vi đối chiếu các xét nghiệm để tìm tạng phù hợp.

4) Việc kết án tử hình gắn liền với định hướng chính trị. Giai đoạn gần đây không có chiến dịch đàn áp mạnh tay nào nên số vụ xử tử án tử hình là tương đối ổn định.

5) Tính hợp pháp của việc sử dụng nội tạng của tử tù, cũng như việc người Trung Quốc đã chấp nhận cái lý sau hàng năm trời bị nhồi sọ, rằng hiến tạng là sự cống hiến tối thiểu mà tử tù có thể đóng góp cho xã hội, đã cho phép các bệnh viện ghép tạng ở Trung Quốc ít quan tâm hơn đến áp lực từ cộng đồng quốc tế.

Căn cứ vào các lý do trên đây, có thể kết luận rằng nội tạng từ các tử tù bị xử tử là một nguồn tương đối ổn định, và không ảnh hưởng đến sự tăng đột biến trong giai đoạn 2003-2006, hay sự sụt giảm mạnh sau giai đoạn này.

Tác động của phán quyết của Toà án Nhân dân Tối cao về việc sử dụng nội tạng của tử tù

Ngày 1 tháng 1 năm 2007, Tòa án Nhân dân Tối cao đã giành lại quyền xét duyệt án tử hình từ tòa án tối cao cấp tỉnh, dẫn đến sự giảm án tử hình. Đây phải chăng là nguyên nhân của sự thiếu hụt nghiêm trọng về số người hiến tặng trong năm 2007? Nó có ảnh hưởng nhưng không phải là nguyên nhân căn bản. Theo một báo cáo của Tân Hoa Xã (Xinhuanet.com) ngày 10 tháng 3 năm 2008, sau khi Tòa án Nhân dân Tối cao giành lại quyền xét duyệt án tử hình, 15% số án tử hình đã bị đảo ngược trong năm 2007. [40] Tỷ lệ này (có thể mức ước tính cao hơn so với thực tế) chỉ ra rằng việc Tòa án Nhân dân Tối cao giành lại quyền xét duyệt án tử hình không có ảnh hưởng lớn đến nguồn tạng vốn có từ các tử tù bị xử tử. Có thể minh chứng điều này qua thực tế số ca ghép tạng được thực hiện. Trong mục “Tham khảo số liệu lưu trữ” của Chương I, chúng tôi trích dẫn Trung Hoa Nhật báo (China Daily) rằng năm 2008 và 2009 có 65% số tạng lấy từ các tử tù, trong đó mỗi năm thực hiện được gần 10.000 ca ghép tạng. Như vậy là mỗi năm có khoảng 6.000 nội tạng từ các tử tù, gần bằng số tạng mỗi năm trong giai đoạn 2000-2002.

Do đó, sự sụt giảm đột ngột về số tạng trong năm 2007 phải là do sự biến mất đột ngột của nguồn tạng khác.

Kết luận, sự tăng trưởng nhanh chóng trong giai đoạn 2003-2006 và sự biến mất nhanh chóng nguồn tạng sau đó ở Trung Quốc là chưa từng có trong lịch sử và có tính đặc thù, không thể lý giải bằng giả thuyết rằng tử tù là nguồn tạng chính trong những năm được xem xét này.

Kể từ năm 2007, vì sự thiếu hụt về người hiến tạng nên người hiến tạng là người thân đang sống đã trở thành một nguồn cung tạng mới. Truyền thông Trung Quốc cũng đã thực hiện các chiến dịch sâu rộng về chủ đề này nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Theo một bài báo của Nhân dân Net, năm 2007, Trung tâm Cấy ghép Nội tạng Đông Phương ở Thiên Tân đã thực hiện 84 ca ghép gan từ người hiến đang sống (một người thân hiến một phần lá gan). [41] Tuy nhiên, phải đến sau năm 2006, người hiến tạng đang sống mới trở thành nguồn tạng chính nên lý do này không thể giải thích cho giai đoạn 2003-2006, khi thị trường nội tạng của Trung Quốc tăng vọt.

Chương VII: Các nguồn nội tạng khác

Nếu số tạng hàng năm lấy từ các tử tù là khoảng 6.000, và với số người thân sẵn sàng hiến tạng rất nhỏ trong giai đoạn 2003-2006, thì toàn bộ số tạng còn lại lấy từ đâu để đủ cung cấp cho 12.000 và có thể lên đến 20.000 ca ghép tạng mỗi năm?

1. Những đặc điểm thể hiện sự tồn tại nguồn tạng mới

* Số người tạo nên nguồn cung tạng lớn hơn số tử tù hiện có.

* Vì đây là hành vi bất hợp pháp nên cần phải dễ dàng tiếp cận cũng như dễ dàng giấu người hiến tạng đi khi người ngoài khám phá ra nguồn tạng mới này.

*Mặc dù đây là hoạt động phạm pháp nhưng những người tham gia không hề phải chịu trách nhiệm pháp lý. Nói cách khác, chính sách của chính phủ hiện nay dung túng việc khai thác nguồn tạng này. Thu hoạch nội tạng từ nguồn này sẽ “biến phế thải thành thứ hữu ích.”

* Hẳn là phải có một số lượng lớn người bị giữ tập trung ở đâu đó thì mới có thể tăng xác suất tìm được nội tạng phù hợp.

* Cuối cùng là, các bác sỹ không phải chịu trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm về đạo đức nghề nghiệp khi giết những người này để lấy nội tạng.

2. Học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trái phép trở thành một nguồn tạng mới

b7bfad451a24cd9cb18c16f68744d409.jpg

Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công trên Quảng trường Thiên An Môn.

Việc sử dụng tạng của tử tù phải được sự phê duyệt hợp pháp của cơ quan có thẩm quyền. Các bệnh viện không thể cứ nghiễm nhiên đến nhà tù mà thu hoạch nội tạng từ tử tù. Nhưng với một nhóm nằm ngoài hệ thống tư pháp, bị chính phủ đàn áp và bôi nhọ thì sao? Và nếu có một số đông những người trong nhóm đó bị giam giữ trái phép thì sao? Khả năng nhóm này trở thành một nguồn cung nội tạng sống lý tưởng là rất cao. Đặc biệt, các bệnh viện cấy ghép nội tạng cho quân đội và lực lượng vũ trang cảnh sát sẽ xem đây là một nguồn lý tưởng. Như vậy, nhóm người bị đàn áp nào phù hợp để trở thành đối tượng mục tiêu?

Kể từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ. Chẳng bao lâu sau, các học viên bị giam giữ bị xem như một nguồn tạng lý tưởng vì những lý do sau:

* Họ nằm ngoài hệ thống tư pháp. Nhiều học viên bị giam vào các trại lao động cưỡng bức không theo đúng thủ tục. Nhiều học viên đến thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công đã không tiết lộ danh tính và địa chỉ để bảo vệ gia đình của họ cũng như để tránh liên lụy tới nơi làm việc của họ. Các học viên này bị giam giữ tập trung với số lượng lớn.

* Họ là một cơ sở cung cấp tạng rất lớn. Mục đích duy nhất bắt giữ những học viên này là nhằm bức hại và xử tử họ. Do đó, thời gian chờ đợi để lấy nội tạng có thể được rút ngắn xuống còn 1 đến 2 tuần – một đặc điểm hấp dẫn nhất khiến Trung Quốc trở thành một trung tâm du lịch ghép tạng toàn cầu.

* Họ trở thành nguồn hiến tạng sống. Nội tạng sống luôn tốt hơn so với nội tạng lấy từ tử thi và luôn được bệnh nhân nước ngoài tìm kiếm và sẵn sàng trả nhiều tiền hơn. Việc sử dụng nội tạng sống cho các ca ghép tạng còn giúp tăng khả năng sống sót của bệnh nhân; điều này có nghĩa là nguồn tạng sống rất hấp dẫn đối với các bác sỹ cấy ghép Trung Quốc có tham vọng phát triển sự nghiệp.

* Chất lượng nội tạng của họ cực kỳ cao. Trái ngược với hầu hết các tử tù nghiện rượu, thuốc lá và ma túy, các học viên Pháp Luân Công không dùng những thứ này và nhìn chung là rất khỏe mạnh. Đặc biệt, những học viên trẻ từ các vùng nông thôn được cho là đã trở thành một mục tiêu trọng điểm của hoạt động thu hoạch nội tạng sống.

3. Nhiều học viên Pháp Luân Công mất tích

Kể từ khi chiến dịch bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu, các học viên đã thường xuyên đến văn phòng kháng cáo của chính quyền địa phương và ở Bắc Kinh hoặc đến Quảng trường Thiên An Môn giương biểu ngữ để thu hút sự chú ý của thế giới về hành vi vi phạm nhân quyền này. Báo cáo ”Hành trình của Pháp Luân Đại Pháp: Một con đường tươi sáng nhưng gian khổ” trên trang Minh Huệ có nêu: “Theo thông tin nội bộ từ Văn phòng Công an Bắc Kinh, vào cuối tháng 4 năm 2001 đã có tổng cộng 830.000 vụ bắt giữ các học viên Pháp Luân Công vì thỉnh nguyện ở Bắc Kinh cho quyền được tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Con số này không bao gồm những người từ chối khai danh tính hoặc không được cảnh sát ghi lại tại thời điểm bắt giữ.” [42] Trong báo cáo “Báo cáo Nhân quyền năm 2008 về Trung Quốc (bao gồm Tây Tạng, Hồng Kông, Ma Cao)”, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết: “Một số nhà quan sát nước ngoài ước tính học viên Pháp Luân Công chiếm ít nhất là một nửa trong số 250.000 tù nhân được ghi danh chính thức trong các trại lao động cải tạo, trong khi các nguồn thống kê của Pháp Luân Công ở nước ngoài đưa ra con số thậm chí còn cao hơn.” [43]

Hệ lụy cho gia đình và nơi làm việc

Một hiện tượng đáng nói ở đây là ĐCSTQ đã vận dụng một chính sách liên đới độc ác trong cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Người nhà học viên có thể bị cơ quan sa thải; cấp trên của học viên Pháp Luân Công có thể bị trừng phạt; đồng nghiệp có thể bị cắt tiền thưởng; trong một số trường hợp, thậm chí cả các quan chức chính quyền địa phương có thể mất chức. Thông qua chính sách này, ĐCSTQ đã cô lập các học viên Pháp Luân Công và khiến tất cả mọi người chống lại họ, khiến những người khác sẵn sàng tham gia vào cuộc bức hại. Những người trước đây có thiện cảm với Pháp Luân Công thì bây giờ trở nên phẫn nộ khi bị mất tiền thưởng, quan chức chính quyền địa phương làm mọi thứ có thể để ngăn chặn các học viên Pháp Luân Công đến Bắc Kinh kháng cáo để họ có thể giữ địa vị của mình. Công an địa phương đã được cử đến Bắc Kinh để ngăn học viên địa phương kháng cáo lên Văn phòng Tiếp dân Trung ương; Văn phòng Bắc Kinh của chính quyền địa phương đã trở thành một đồn cảnh sát để bắt và giam giữ các học viên Pháp Luân Công đến Bắc Kinh.

Nhiều học viên Pháp Luân Công từ chối tiết lộ tên tuổi và địa chỉ đã bị mất tích

Để tránh cho những người khác bị liên lụy, nhiều học viên đi kháng cáo đã từ chối tiết lộ tên và địa chỉ của họ cho chính quyền. Dựa trên bài chia sẻ của các học viên trên trang Minh Huệ, việc họ từ chối yêu cầu tiết lộ danh tính và nơi ở đã trở thành một thông lệ. Điều gì đã xảy ra với những học viên này? Nhiều người trong số họ đã mất tích và có thể bị giam giữ trong các trại tập trung lớn. Điều này cho thấy việc giam giữ các học viên với số lượng lớn sẽ tạo điều kiện cho việc thu hoạch nội tạng sống quy mô lớn .

Trong cuốn sách Thu hoạch đẫm máu: Giết hại các học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng, tác giả David Matas và David Kilgour đã phỏng vấn nhiều học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới là những người từng bị giam ở Trung Quốc. Các học viên đều đề cập rằng họ đã gặp rất nhiều học viên trong các trại giam từ chối tiết lộ tên và địa chỉ của họ, và cuối cùng những người này đã mất tích. Đồng thời, nhiều người trong gia đình những học viên mất tích không biết rằng họ đã đi thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và do đó không biết là họ ở đâu. Thực tế đau lòng là họ còn không biết phải tìm người thân của họ ở đâu.

Ông Quách Quốc Đinh, một luật sư Trung Quốc sống ở nước ngoài, khẳng định rằng một trong những thân chủ của mình là anh Hoàng Hùng, người mà ông đại diện khi còn ở Thượng Hải, cũng gặp tình huống tương tự. Anh Hoàng Hùng đã mất tích khỏi ký túc xá ở Đại học Giao thông Thượng Hải, và đến giờ vẫn chưa rõ tung tích.

Trong một bài báo có tựa đề “Những hướng mới trong cuộc điều tra Trại tập trung Tô Gia Đồn”, một học viên cho biết: “Sau ngày 20 tháng 12 năm 2000, số học viên bị chuyển đến các trại tạm giam đột nhiên tăng lên đến hàng chục, thậm chí hơn một trăm người mỗi ngày, trong khi trước đây chỉ khoảng chục học viên bị chuyển đến đó… Học viên nào cũng được đánh một số… Chỉ trong vòng có mấy ngày mà các phòng giam đã chật kín. Ngày nào lính canh cũng thẩm vấn họ và hỏi tên của họ. Họ dùng dùi cui điện và các hình thức tra tấn đối với các học viên, lại còn khuyến khích tù nhân đánh đập các học viên. Hầu hết các học viên vẫn từ chối khai ra tên của họ. Cuối cùng, lính canh dừng lại và nói: “Được rồi, nếu các vị từ chối cho tôi biết, tôi sẽ đưa các vị đến một chỗ mà các vị sẽ phải khai ra.”

“Đầu năm 2001, cứ đến sáng sớm thứ hai là từng nhóm từng nhóm học viên lại bị chuyển đến đây bằng xe buýt lớn. Một cô gái 18 tuổi đến từ tỉnh Sơn Đông ở cùng phòng giam với tôi. Số của cô là K28. Một buổi sáng, số của cô bị gọi nhầm. Cô lên xe nhưng sau đó quay trở lại. Cô cho biết tất cả các học viên khác đang bị đưa đến vùng Đông Bắc Trung Quốc. Sau đó, lính canh cũng công khai nói với chúng tôi rằng họ đã đưa các học viên đến Đông Bắc Trung Quốc. Hồi đó, nhiều người trong số họ là từ Bắc Kinh chuyển đến”. [44]

Sự tồn tại của “trại tập trung”

Một người làm việc cho một Viện kiểm sát ở Đại lục từng nói với chúng tôi rằng không có trại lao động cưỡng bức hay nhà tù nào ở Trung Quốc giam giữ tù nhân không có tên hay địa chỉ lâu dài vì họ không thể hoàn tất quy trình khai báo. Do vậy, tù nhân sẽ được chuyển đến địa phương khác.

Vậy, điều gì đã xảy ra với những học viên Pháp Luân Công bị mất tích? Tháng 3 năm 2006, một nguồn tin cảnh báo thế giới về khả năng có hoạt động thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công tại trại tạm giam Tô Gia Đồn ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Như vậy là đã xác định được một nguồn tạng mới.

Ngay sau đó, từ “trại tập trung” bắt đầu xuất hiện trong các báo cáo của các phương tiện truyền thông khi mô tả những cơ sở giam giữ một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công.

Theo các học viên đã ra khỏi trại giam và trại lao động cưỡng bức, một số học viên bị giam đã hết sức kiên định với đức tin của họ và từ chối bị “chuyển hóa”, không rõ họ đã bị chuyển đến đâu. Sự tồn tại các “trại tập trung” cung cấp một đầu mối tiết lộ nơi giam giữ các học viên.

Trại tập trung do quân đội kiểm soát

Do hệ thống tư pháp không được phép nhận tù nhân không rõ tên hay địa chỉ, theo thông lệ của ĐCSTQ, có khả năng họ để cho quân đội tiếp nhận những trường hợp này. Theo các nguồn tin bên trong ĐCSTQ, trại tập trung nằm liền sát các khu vực có kiểm soát quân sự.

Sau khi các cáo buộc về việc thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công được công bố vào tháng 3 năm 2006, một bác sỹ quân đội cấp cao trong Phòng Hậu cần thuộc quân đội ở Quân khu Thẩm Dương đã viết thư cho Thời báo Đại Kỷ Nguyên và tiết lộ rằng đã có mấy chục trại tập trung như vậy trên khắp Trung Quốc. Ông cũng nhắc thế giới bên ngoài chú ý đến các căn cứ quân sự [ở Trung Quốc], vì hoạt động ghép tạng đã được quân đội tiếp quản, ngụ ý rằng nhiều căn cứ quân sự đã được sử dụng làm trại tập trung. [45]

Lợi thế của việc giao cho quân đội chịu trách nhiệm về nguồn tạng này sẽ được trình bày trong phần sau.

4. Xét nghiệm máu của các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ

Một số nhà tù Trung Quốc có quy định “khám sức khỏe định kỳ” cho tù nhân. Trên thực tế, rất khó để thực hiện điều này. Tuy nhiên, danh mục khám sức khỏe cho tù nhân Pháp Luân Công lại khác danh mục khám dành cho các tù nhân thông thường. Theo Tân Hoa Xã (Xinhuanet.com) đưa tin về nhà tù Đề Lam Kiều Thượng Hải năm 2004, các hạng mục khám sức khỏe chung cho tù nhân thông thường bao gồm “đo huyết áp, nghe tim phổi, khám vùng gan và lá lách, và chụp X-quang” với chi phí khoảng 60 nhân dân tệ. Xét nghiệm máu không được thực hiện thường xuyên cho tù nhân thông thường. Tuy nhiên, đối với các học viên bị giam giữ, xét nghiệm máu – một bước quan trọng để tìm nội tạng phù hợp – lại rất phổ biến.

Tháng 7 năm 2009, khi ghi hình bộ phim tài liệu “Giữa sự sống và cái chết”, Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) phỏng vấn một số học viên đã trải qua những xét nghiệm máu như vậy trong thời gian họ bị giam giữ.

Bà Gan Na, hiện đang sống ở Toronto, Canada, từ Bắc Kinh tới. Bà là một cựu sỹ quan hải quan tại sân bay Bắc Kinh. Trong năm 2001, khi bị giam lần thứ ba tại Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Tân An, bà đã bị xét nghiệm máu, chụp X-quang, xét nghiệm điện tim, và khám mắt. Bà nói với NTDTV, “Hồi đó, tôi thấy việc này rất lạ. Lính canh ở trại lao động cưỡng bức không bao giờ đối xử với chúng tôi như con người cả, thế mà giờ lại cho chúng tôi kiểm tra sức khỏe toàn diện thế này. Tôi cảm thấy rất kỳ lạ.”

Bà Trương Ức Tiệp, cựu Giám đốc Phòng Ngoại vụ, Ban Quốc tế của Bộ Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế (MOFTEC), bị bắt giữ 7 lần vì tu luyện Pháp Luân Công. Lần cuối cùng bà bị giam là tháng 6 năm 2001 tại Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Bắc Kinh. Bà Trương nói, “MOFTEC thường cho cán bộ khám sức khỏe sáu tháng một lần. Để kiểm tra chức năng gan định kỳ, thường là họ lấy một ống máu nhỏ. Lượng máu họ lấy là khá đồng đều. Nhưng với các xét nghiệm máu ở các trại lao động cưỡng bức thì họ lấy nhiều máu hơn mức bình thường. Chúng tôi ai cũng hỏi tại sao họ phải lấy nhiều máu như vậy, nhưng đều không được trả lời.”

Tháng 1 năm 2000, cô Trâu Ngọc Vận từ Quảng Châu đã bị tống giam vào Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Tra Đầu ở Quảng Châu 22 tháng. Sau khi được thả khỏi trại lao động, cô đã bị bắt và bị giam vào năm trung tâm tẩy não khác nhau. Cô Trâu nói với NTDTV: “Cuối cùng tôi bị chuyển đến trung tâm tẩy não ở quận Thiên Hà, Quảng Châu. Các bác sỹ ở đó đã đưa tôi đến một bệnh viện đặc biệt để khám sức khỏe toàn diện. Họ cho tôi khám bằng máy điện tử, và tất nhiên, cả xét nghiệm máu nữa.”

Trong cuốn Thu hoạch đẫm máu (Bloody Harvest), tác giả Matas và Kilgour cũng phỏng vấn một số học viên Pháp Luân Công từng bị giam giữ ở Trung Quốc về vấn đề xét nghiệm máu. Các cuộc xét nghiệm máu và khám sức khỏe là điều khó hiểu đối với những người đã có kinh nghiệm trực tiếp. Một mặt, các học viên phải chịu đựng sự ngược đãi và tra tấn vô nhân đạo trong khi bị giam giữ. Họ bị ép phải từ bỏ Pháp Luân Công và ký các văn bản để thoát khỏi tình trạng này. Vì tỷ lệ “chuyển hóa” trực tiếp liên quan đến những thành quả chính trị của chính quyền địa phương nên các học viên thường bị tra tấn, nhiều người trong số họ đã bị tra tấn đến chết. Mặt khác, các cơ quan chức năng lại tiến hành xét nghiệm máu và khám sức khỏe các học viên một cách hệ thống. Nhiều học viên đã nói rằng việc xét nghiệm máu đặc biệt dành cho các học viên Pháp Luân Công. Điều đáng ngờ hơn nữa là nếu quả thực họ phát hiện ra bất kỳ vấn đề nào trong quá trình khám sức khỏe thì các cơ quan chức năng sẽ bỏ mặc học viên đó chứ không điều trị y tế cho học viên. Nói cách khác, việc khám sức khỏe được sử dụng chỉ để tìm những học viên khỏe mạnh.

Cho đến nay chúng tôi mới chỉ thu thập được thông tin về việc xét nghiệm máu tại các trại lao động cưỡng bức và các nhà tù. Chúng tôi chưa có thông tin về các học viên bị giam giữ tập trung tại những địa điểm không được tiết lộ.

5. Các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trở thành nguồn thu hoạch tạng sống và phù hợp quy mô lớn

Trên đây, chúng tôi đã nói, về nguyên tắc rằng ở bất kỳ địa phương nào tại bất kỳ thời điểm nào, nội tạng từ tử tù bị xử tử cũng chỉ có thể được so sánh với các bệnh nhân tại địa phương đó vào thời điểm đó. Chỉ một thời gian ngắn sau khi các tử tù bị xử tử thì tạng sẽ không còn sử dụng được nữa. Để trở thành một nguồn tạng thì tử tù có những hạn chế, bởi vì việc xử tử diễn ra tại các địa điểm khác nhau tại các thời điểm khác nhau. Nếu không có một hệ thống chia sẻ nội tạng thì việc tìm tạng phù hợp từ tử tù chỉ là một quá trình “lấy mẫu” nhỏ mà thôi.

Ngược lại, các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ có thể được đối chiếu nhiều lần với các bệnh nhân cho đến khi tìm được người nhận tạng phù hợp. Họ trở thành một “nguồn tạng dự trữ”. Đồng thời, phần lớn trong số họ bị giam giữ tập trung tại một số nơi bí mật ở Trung Quốc, vì vậy họ cũng là một ”nguồn tạng để lấy mẫu rất lớn ”.

Quan trọng hơn, việc thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công cho phép giải thích tất cả những đặc thù của thị trường ghép tạng tại Trung Quốc trong giai đoạn 2003-2006.

Graphic7

6. Bỏ qua hệ thống tòa án trong việc xử lý các học viên Pháp Luân Công để tạo điều kiện thu hoạch nội tạng

Tòa án có vai trò then chốt trong việc quyết định việc sử dụng nội tạng từ tử tù bị xử tử, nhưng việc này lại nằm ngoài quy trình xét xử các học viên Pháp Luân Công, trong đó, có nhiều người đã bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức hoặc bị giam giữ trong các trại tập trung mà không qua quá trình tố tụng. Ngoài ra, các cơ quan chức năng của ĐCSTQ còn hạn chế luật sư Trung Quốc đại diện cho các học viên Pháp Luân Công, vì thế mà lờ đi hệ thống tư pháp trong quá trình này. Theo đó, hoạt động thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công đã bỏ qua tòa án, mà là quy trình trực tiếp giữa bệnh viện và cơ sở giam giữ. Hậu quả thật đáng sợ, cụ thể như sau:

* Nếu không có sự tham gia của tòa án, các học viên Pháp Luân Công có khả năng trở thành một nguồn tạng lớn, không hạn chế.

* Nếu không có sự tham gia của tòa án, bệnh viện hay các cơ quan trung gian sẽ làm việc trực tiếp với các cơ sở giam giữ [để lấy tạng], mà không qua bất kỳ thủ tục pháp lý nào, cũng không phải bất tiện ra hiện trường xử tử để thu hoạch nội tạng. Quá trình này hiệu quả hơn nhiều.

* Nếu không có sự tham gia của tòa án, thủ phạm sẽ không còn phải lo lắng. Nếu phải trải qua các thủ tục pháp lý thì cần phải xử án công khai, phải chịu những hạn chế từ bên ngoài cũng như người nhà của người hiến. Ngay người nhà của các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ cũng không biết họ ở đâu, điều đó khiến họ trở thành mục tiêu rất dễ bị lợi dụng.

Một điểm cần làm rõ ở đây là: Việc tòa án không tham gia vào quá trình này chỉ khiến các học viên Pháp Luân Công mất quyền được pháp luật bảo hộ trong thời gian bị bức hại. Nhưng như vậy không có nghĩa là tòa án không tham gia vào việc thu hoạch nội tạng sống.

Dựa trên các báo cáo của các phương tiện truyền thông đã công bố, chúng tôi đã lập sơ đồ dưới đây để minh họa quy trình thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công:

Graphic8

7. Thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công theo “mô hình quân sự”

Một đặc điểm then chốt trong hoạt động thu hoạch nội tạng từ các học viên còn sống là nguồn tạng được kiểm soát bởi quân đội, và các bệnh viện tham gia vào quá trình này chịu sự chi phối của quân đội hoặc những người có quan hệ mật thiết với quân đội. Vì để đảm bảo an ninh quân sự nên sự thật phải bị che giấu, không để lộ ra thế giới bên ngoài.

Trung Quốc có hệ thống bệnh viện quân y rộng khắp. Nó có Bệnh viện Đa khoa của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), mỗi trường đại học quân y cũng có bệnh viện trực thuộc của mình. Các quân khu, quân binh chủng trong quân đội đều có bệnh viện riêng. Cấy ghép tạng là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất ở các bệnh viện quân y. Một bài báo ngày 17 tháng 12 năm 2008 trên Tân Hoa Xã (Xinhuanet.com) đã dẫn lời ông Trương Yến Linh, Bộ trưởng Bộ Y tế Tổng cục Hậu cần của PLA, kiêm nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Quân Y số 2 như sau: “Năm 1978 mới chỉ có ba bệnh viện trong quân đội có khả năng thực hiện ghép thận. Hiện nay đã có 40 bệnh viện có thể thực hiện ghép gan, thận, tim, phổi, và có cả những bệnh viện có thể cấy ghép nhiều loại nội tạng. Số bệnh viện này chiếm một phần tư tổng số bệnh viện của cả nước.”

Yếu tố quan trọng nhất tạo ra sự nhảy vọt về số ca ghép tạng ở các bệnh viện quân y là quyền kiểm soát nguồn tạng.

Tháng 4 năm 2006, Tuần báo Đời sống đưa tin: “98% nguồn cung tạng của Trung Quốc được kiểm soát bởi hệ thống bên ngoài Bộ Y tế.” Trên thực tế, cho dù là thu hoạch nội tạng từ tử tù bị xử tử hay thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công thì các bệnh viện quân sự, bao gồm cả bệnh viện cảnh sát vũ trang, đều có lợi thế. Những bệnh viện phi quân sự mà thực hiện ghép tạng trên quy mô lớn đều có quan hệ mật thiết với các bệnh viện quân sự. Trong nhiều trường hợp, bác sỹ phẫu thuật ghép tạng của những bệnh viện này là từ các bệnh viện quân sự sang.

Các bệnh viện quân đội và lực lượng cảnh sát vũ trang, cũng như các bệnh viện dọc bờ biển Trung Quốc giữ vai trò chủ lực trong hoạt động thu hoạch nội tạng sống.

Sau khi đạt mức tăng trưởng nhanh chóng chỉ trong một thời gian ngắn, trung tâm ghép tạng cũ của Bệnh viện Trung ương Thiên Tân số 1 đã đổi tên thành Trung tâm Cấy ghép Nội tạng Đông Phương, là trung tâm ghép tạng lớn nhất châu Á. Năm 2003, Thẩm Trung Dương thành lập “Viện nghiên cứu của lực lượng cảnh sát vũ trang” ở Bệnh viện Đa khoa của Lực lượng Cảnh sát Vũ trang ở Bắc Kinh và trở thành giám đốc đầu tiên của bệnh viện này. Sở dĩ Thẩm Trung Dương (và một số cơ sở ghép tạng mà ông này quản lý) có thể dễ dàng tiếp cận nguồn cung nội tạng lớn là vì bệnh viện này trực thuộc lực lượng cảnh sát vũ trang.

Thạch Bỉnh Nghị là một nhân vật chủ chốt rất tích cực trong cộng đồng ghép tạng của Trung Quốc và thường lọt vào ống kính của các phương tiện truyền thông. Ông là Giám đốc của Trung tâm Cấy ghép Nội tạng của PLA, nằm trong Bệnh viện Đa khoa của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Trung Quốc, còn gọi là Bệnh viện 309.

Trong cuốn Thu hoạch đẫm máu (Bloody Harvest), hai ông Matas và Kilgour có phỏng vấn một số bệnh nhân từng đến Trung Quốc ghép nội tạng. Các bác sỹ phẫu thuật của những bệnh nhân này đều là người trong quân đội. Một trong những bệnh nhân đó đã được ghép tạng tại Bệnh viện Nhân dân Thượng Hải số 1. Bác sỹ phẫu thuật của ông là Tiến sỹ Đàm Kiến Minh, trưởng nhóm bác sỹ phẫu thuật của Bệnh viện Đa khoa Phúc Châu của Quân khu Nam Kinh (trước đây gọi là Bệnh viện 93). Bác sỹ Đàm cũng làm phẫu thuật tại Bệnh viện 85 của PLA trong Quân khu Nam Kinh ở Thượng Hải.

Một bệnh nhân khác, đầu tiên đến Bệnh viện Hoa Sơn ở Thượng Hải (bệnh viện trực thuộc Đại học Phục Đán) để ghép gan. Ông đã được bác sỹ Tiền Kiến Dân, Phó Giám đốc Trung tâm gan tại Bệnh viện Hoa Sơn chăm sóc. Sau vài ngày mà vẫn chưa tìm được gan phù hợp, bác sỹ Tiền đề nghị chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Trường Chinh tại Thượng Hải, trực thuộc Đại học Quân Y số 2, nói rằng ở đó dễ kiếm nội tạng phù hợp hơn. Ngay hôm chuyển đến bệnh viện Trường Chinh, họ đã tìm được gan phù hợp cho bệnh nhân này.

Các tác giả của cuốn sách cũng phỏng vấn một bệnh nhân từng đến Bệnh viện Nhân dân Thái Bình ở thành phố Đông Quan, tỉnh Quảng Đông, để ghép thận. Bác sỹ phẫu thuật của ông là Tiến sỹ Cao Vĩ. Bệnh viện Nhân dân Thái Bình là bệnh viện đa khoa phi quân sự, Tiến sỹ Cao Vĩ là bác sỹ Khoa Cấy ghép thận tại Bệnh viện Châu Giang, trực thuộc Đại học Quân Y số 1. Tiến sỹ Cao còn là bác sỹ phẫu thuật bán thời gian tại Bệnh viện Hải quân Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông.

Tháng 9 năm 2009, Đài phát thanh Hy Vọng phỏng vấn Tiến sỹ Bành Tuyết Mai. Tiến sỹ Bành làm việc tại Khoa Gây mê của Bệnh viện Hoa Kiều Quảng Châu và hỗ trợ phẫu thuật ghép tạng. Tiến sỹ Bành cho biết bệnh viện này có nhiều kênh để lấy tạng. Cô nói: “Trong nhiều trường hợp, Bệnh viện Nam Phương sẽ nhận thận trước rồi đưa sang bệnh viện chúng tôi. Đó là lý do tại sao tôi nói họ có rất nhiều kênh. Nhưng chúng tôi không được công khai thảo luận việc này.” Bệnh viện Nam Phương là bệnh viện đầu tiên trực thuộc Đại học Y Nam Phương, tiền thân của Đại học Quân Y số 1, và đã được bàn giao cho chính quyền tỉnh Quảng Đông vào năm 2004.

Tháng 8 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc phát động phong trào “Đăng ký Ghép thận Khoa học Trung Quốc”, hoặc CSRKT (www.csrkt.org). Trung tâm dữ liệu của nó được điều hành bởi Bệnh viện 309. Điều này cho chúng ta thấy rõ vai trò của bệnh viện quân y trong cộng đồng ghép tạng của Trung Quốc.

Khi Trung Quốc trở thành trung tâm du lịch ghép tạng toàn cầu, các bệnh viện dọc bờ biển Trung Quốc đặc biệt được ưa chuộng vì có vị trí đẹp. Khi đã thu hút được ngày càng nhiều bệnh nhân, họ cần phải phát triển thêm các nguồn cung nội tạng. Các trung gian cung cấp tạng cho các bệnh viện này sẽ làm tất cả những gì có thể để thiết lập quan hệ chặt chẽ với các bệnh viện quân y hoặc các bệnh viện liên quan đến quân đội.

Mặc dù thế giới bên ngoài biết rất ít về cách quân đội tiến hành thu hoạch nội tạng sống, vai trò tích cực của các bệnh viện quân sự và bệnh viện của lực lượng cảnh sát và vũ trang trên thị trường ghép tạng và lợi thế của họ về nguồn cung nội tạng là do họ có quyền kiểm soát các trại tập trung và các nguồn tạng liên quan.

8. Câu hỏi mở bổ sung

Câu chuyện đằng sau các quảng cáo “bán thận”

Khi đọc phần nói về nguồn tạng, một số độc giả có thể đã thấy hình ảnh quảng cáo “bán thận” dán trên cột điện. Những người hiến tạng đăng quảng cáo bán một quả thận của mình để kiếm sống này có thể tạo ra thị trường lớn đến thế nào?

Trước hết, kiểu buôn bán nội tạng thế này là bất hợp pháp. Những người tham gia có thể bị kết án tù. Những người bán thận tiềm năng đang lợi dụng kẽ hở của pháp luật về người hiến tạng có quan hệ huyết thống. Trong trường hợp này, người bán sẽ cần phải giả mạo tài liệu để chứng minh rằng người hiến và người nhận là có quan hệ huyết thống. Đó là một loại hình kinh doanh rủi ro, nhưng lợi nhuận cao đã khiến hành vi này trở nên phổ biến.

Một câu hỏi khác là có bao nhiêu người trong số những người này đã bán được thận của mình. Trong thực tế, xác suất tìm được nội tạng phù hợp vẫn là vấn đề lớn nhất. “Cơ hội để hai người hoàn toàn xa lạ tình cờ gặp nhau và có tạng phù hợp là rất hiếm, trừ khi các bên đã chuẩn bị tốt trước khi tiến hành xét nghiệm ở bệnh viện. Ngoài ra, theo một báo cáo của chương trình Bản tin buổi tối Tân An năm 2004, còn một rào cản nữa, đó là không có bác sỹ Trung Quốc nào khuyến khích hay thậm chí tham gia vào loại hình buôn bán ngầm này bởi vì đó là bất hợp pháp.

Một số bác sỹ cho rằng chi phí thu hoạch nội tạng từ tử tù bị xử tử là thấp, và quá trình này chỉ mất vài phút. Ngoài ra, cũng không phải trả tiền cho người hiến tạng, không cần chăm sóc y tế cho người hiến sau khi mua tạng (tương tự như trong các trường hợp thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công). Mặt khác, chi phí mua một quả thận từ người bán tư nhân sẽ cao hơn nhiều. Riêng giá mua một quả thận đã là từ 10.000 đến 30.000 nhân dân tệ, ngoài ra còn chi phí chăm sóc y tế sau khi phẫu thuật lấy thận, chẳng hạn như thời gian nằm viện. Trong một cuộc phỏng vấn với báo Thương mại buổi sáng Trung Hoa vào cuối năm 2004, Phó giáo sư Ngô Cương của Cục Cấy ghép Nội tạng tại Bệnh viện Đại học Y khoa số 1 Trung Quốc, đã trả lời phóng viên rằng: “Vội vàng mua thận bất hợp pháp từ những người hoàn toàn xa lạ chỉ dựa vào quảng cáo là có nguy cơ mất tiền và lãng phí thời gian chờ tạng không sử dụng được.”

Chúng ta nên thừa nhận rằng việc bán thận trái phép đang tồn tại, và có những người mua được thận qua kênh này. Tuy nhiên, đó không thể là một nguồn tạng lớn. Ngay cả chính phủ Trung Quốc cũng thừa nhận rằng mức tăng trưởng của thị trường ghép tạng Trung Quốc phần lớn là do lợi nhuận khổng lồ của thị trường này. Việc giới thiệu kênh bán tạng tư nhân chỉ làm tăng chi phí, đặc biệt là so với số tạng thu hoạch miễn phí, không cần phải chăm sóc y tế sau khi mua tạng, mà còn làm giảm lợi nhuận của bệnh viện. Mặc dù quảng cáo “bán thận” được tìm thấy ở nhiều nơi, việc xem người bán thận tư nhân như một nguồn tạng không thể dẫn đến sự “phát triển mạnh mẽ” của thị trường ghép tạng tại Trung Quốc. Quan trọng hơn, từ năm 2003 đến năm 2006, các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ đã trở thành một nguồn cung tạng chất lượng cao. Ông Ngô Cương cũng tiết lộ trong cuộc phỏng vấn năm 2004 rằng: “Những quảng cáo ‘bán thận’ kia không có thị trường bởi vì hiện nay, ở thành phố Thẩm Dương có rất nhiều thận!”

Trung tâm Hỗ trợ Mạng lưới Cấy ghép Quốc tế của Trung Quốc, gọi tắt là CITNAC, trực thuộc Bệnh viện Đại học Y khoa Trung Quốc số 1, tuyên bố trên trang web của mình rằng thời gian chờ đợi ngắn nhất cho một quả thận là một tuần, thời gian chờ trung bình chưa đầy một tháng. Nếu cuộc phẫu thuật đầu tiên thất bại thì trong vòng một tuần, có thể tiến hành phẫu thuật lần thứ hai. Trung tâm này còn tuyên bố rằng thời gian chờ một lá gan là trong vòng một tháng. Số tạng dồi dào này đến từ đâu? Rõ ràng không phải từ kênh quảng cáo “bán thận” đăng trên cột điện hoặc trong nhà vệ sinh bệnh viện. Chúng ta cũng cần lưu ý rằng, giai đoạn 2003-2006, số ca ghép gan cũng tăng lên đáng kể, trong khi chỉ thấy có vài quảng cáo “bán gan”.

Bắt đầu từ năm 2007, số tạng từ hoạt động thu hoạch tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công trên quy mô lớn bắt đầu biến mất hoặc suy giảm. Để phát triển một nguồn tạng mới, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ để thúc đẩy kênh hiến tạng sống giữa những người có quan hệ huyết thống. Điều này có thể mở ra một cánh cửa tạo những mối quan hệ giả mạo và kích thích buôn bán thận ngầm tràn lan, song đây lại là một vấn đề khác. Trọng tâm của báo cáo này là nhắm vào giai đoạn 2003-2006, khi thị trường ghép tạng tại Trung Quốc tăng vọt.

Sự gia tăng số bệnh viện ghép tạng liệu có thể dẫn đến sự gia tăng số ca ghép tạng?

Một số độc giả có thể tự hỏi liệu sự gia tăng mạnh về số bệnh viện ghép tạng có dẫn đến sự tăng vọt về số ca ghép tạng. Điều này là không thể. Việc thiếu hụt nguồn cung tạng là trở ngại lớn nhất cho hoạt động ghép tạng. Nếu nguồn cung tạng thậm chí không đủ để đáp ứng nhu cầu của ít bệnh viện hơn thì sự gia tăng về số bệnh viện sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình hình. Hơn nữa, theo công thức tính toán mà chúng tôi đã trình bày trong các phần trước, số tạng từ các tử tù bị xử tử là cố định. Sự gia tăng về số bệnh viện đơn giản là không thể khiến số người hiến tạng tăng lên.

Chương VIII: Tiến trình của nạn thu hoạch nội tạng sống

1. Những trường hợp bị cô lập

Trong những năm qua đã diễn ra quá trình mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống. Những trường hợp bị cáo buộc đầu tiên về việc mổ cướp nội tạng xảy ra với những học viên bị chết trong các trại cưỡng bức lao động vì bị tra tấn. Đầu năm 2000, có các báo cáo về trường hợp tử vong liên quan đến mổ cướp nội tạng. Điều này có thể giải thích tại sao số ca ghép tạng ở Trung Quốc Đại lục bắt đầu tăng vào năm 2000.

Ngày 22 tháng 12 năm 2000, trang Minh Huệ tiếng Hán và Minh Huệ tiếng Anh đã đưa tin từ Trung Quốc như sau: “Theo nguồn tin nội bộ, một số cảnh sát ở Trung Quốc Đại lục câu kết với các bác sỹ tìm cách bán nội tạng của học viên Pháp Luân Công để thu về những khoản tiền khổng lồ.” “Một nguồn tin nêu rằng một bệnh viện ở thành phố Thạch Gia Trang chuyên về y học cổ truyền Trung Quốc đã nhận được hạn ngạch sáu ca ghép tạng”. Đây có thể là báo cáo sớm nhất về hoạt động mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ từ các học viên Pháp Luân Công.

Ngày 16 tháng 2 năm 2001, anh Nhâm Bằng Vũ, 33 tuổi, là kỹ thuật viên tại Nhà máy Nhiệt điện số 3 ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, đã bị bắt vì phân phát tài liệu thông tin phơi bày vụ “tự thiêu” ở Thiên An Môn. Anh đã bị giam giữ tại Trại giam số 2 ở huyện Hô Lan. Rạng sáng ngày 21 tháng 2, anh đã bị tra tấn đến chết. Cơ quan cảnh sát đã lấy đi tất cả nội tạng của anh Nhâm Bằng Vũ rồi vội vàng hỏa táng anh mà không có sự cho phép của gia đình.

Hác Nhuận Quyên là nữ học viên từ huyện Bạch Vân ở thành phố Quảng Châu, bị bắt vào cuối tháng 2 năm 2002. Cô mất ngày 18 tháng 3 năm 2002, sau khi bị tra tấn tàn bạo ở Trại giam Bạch Vân. Cảnh sát đã tự ý mổ tử thi trong khi người nhà cô không hay biết gì. Khi gia đình được thông báo để nhận diện tử thi, thi thể cô đã bị biến dạng, không thể nhận ra được nữa.

Anh Tôn Thụy Kiện, 29 tuổi, là học viên từ thành phố Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến, bị bắt vào tháng 11 năm 2000 khi anh đến Bắc Kinh để kháng cáo cho Pháp Luân Công. Ngày 1 tháng 12 năm 2000, gia đình anh được thông báo rằng Tôn Thụy Kiện đã chết vì “nhảy ra khỏi xe khi đang chạy” trong khi được công an hộ tống. Khi vợ anh Tôn nhìn thấy tử thi của anh, thi thể anh đã bị mổ xẻ, và đôi mắt của anh Tôn có một chỗ phình ra rất khác thường.

Bà Phó Xả Khu, 53 tuổi, một học viên Pháp Luân Công và là giáo viên đã nghỉ hưu củaTrường Tiểu học số 1 tại huyện Khai Dương, tỉnh Quý Châu cùng cháu trai của bà là anh Từ Căn Lễ, 34 tuổi, đã mất tích tại vùng núi Tỉnh Cương vào tháng 11 năm 2005. Đến cuối tháng 4 năm 2006, cơ thể họ được phát hiện tại khu vực Đỉnh Ngũ Chỉ núi Tỉnh Cương. Đầu của họ đã bị cạo, và không có lông mày trên khuôn mặt. Nhãn cầu bị mất. Ngực và bụng của anh Từ đã bị mổ phanh. Gia đình họ tin rằng họ đã bị mổ cướp nội tạng và thân thể họ đã bị khai thác.

Theo một người đã từng bị giam ở Trại Cai nghiện quận Bạch Vân, một số người nghiện ma túy đã đánh một học viênPháp Luân Đại Pháp, chính bác sỹ của trại đã nhìn thấy điều này. Bác sỹ nói: “Không được đánh vào vùng thận của anh ta, chúng còn dùng được vào việc khác!” Trong những lần khác, ông nghe các bác sỹ có nói với những người nghiện ma túy khi họ đang lên cơn: “Nếu các người muốn có thuốc, hãy đánh các học viên Pháp Luân Đại Pháp, nhưng phải cẩn thận không được chạm vào mắt và bụng của họ.”

2. Thu hoạch nội tạng quy mô lớn

Bước chuyển từ những vụ mổ cướp nội tạng cá nhân thành thu hoạch nội tạng sống trên quy mô lớn trở nên thuận lợi nhờ những điều kiện sau:

Điều kiện 1: Sự xuất hiện của các “trại tập trung”

Chúng tôi đã trình bày trong các phần trước rằng nhiều học viên từ chối tiết lộ tên hay địa chỉ đã bị giam giữ ở những nơi bí mật. Các trại tập trung kiểm soát bằng quân sự tạo điều kiện cần thiết cho việc thu hoạch nội tạng sống trên quy mô lớn.

Điều kiện 2: Chính sách “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, và hủy hoại thân thể”

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công là do Giang Trạch Dân phát động. Ông này đã huy động toàn bộ bộ máy nhà nước cho chiến dịch của mình.Phòng 610 đã áp dụng chính sách “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể” nhằm nỗ lực tiêu diệt Pháp Luân Công.

Theo ông Lý Bách Căn, cựu giám đốc Ban Quản lý điều tra và thiết kế của Ủy ban thành phố Bắc Kinh về quy hoạch và thiết kế đô thị, hiện đang sống ở Mỹ, vào ngày 30 tháng 11 năm 1999, ba quan chức cấp cao tại Phòng 610 triệu tập 3.000 viên chức chính phủ và tổ chức một hội nghị tại Đại Lễ đường Nhân dân để bàn luận về việc đàn áp Pháp Luân Công, vì ngày càng có nhiều học viên Pháp Luân Công tiếp tục đến Bắc Kinh kháng cáo, bất chấp cuộc đàn áp khắc nghiệt đã diễn ra hàng tháng trời. Suốt buổi hội thảo, Lý Lan Thành, Chủ tịch Phòng 610, chuyển lời của Giang Trạch Dân về chính sách mới “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể”.

Chính sách này chưa bao giờ được truyền đi dưới dạng văn bản. Thế giới bên ngoài biết được điều này thông qua các học viên bị giam giữ trong các trung tâm tẩy não, các trại lao động cưỡng bức, hay các nhà tù. Nhiều người trong số họ đã nêu trong bài viết đăng trên trang Minh Huệ rằng trong khi bị giam giữ họ đã nghe cảnh sát hay nhân viên Phòng 610 nhắc đến chính sách này.

Một phần của chính sách này là “đánh chết được tính là tự tử”. Đây là một cách đối xử phổ biến nữa của cảnh sát với những học viên từ chối từ bỏ niềm tin của họ. Mặc dù số học viên tử vong do cuộc đàn áp tiếp tục gia tăng (đến năm 2009, ít nhất 3.300 học viên được xác nhận đã chết), cảnh sát gây ra những cái chết này không bao giờ bị ĐCSTQ trừng phạt. Ngược lại, họ còn được công nhận là cảnh sát tiêu biểu trong chiến dịch chống lại PhápLuân Công, được tiền thưởng và được thăng chức.

Điều kiện 3: Lợi nhuận khổng lồ từ các ca ghép tạng

Như đã nêu trên, chi phí ghép tạng đắt đỏ mang lại lợi nhuận khổng lồ là động lực mạnh mẽ, nhất là ở một nước chính thức theo chủ nghĩa vô thần.

Điều kiện 4: Tuyên truyền vu khống, như vụ “tự thiêu ở Thiên An Môn”, nhằm kích động thù hận, từ đó mở đường cho nạn thu hoạch nội tạng sống

e6fc400e660e25ddfdd0b3394c8c616f.jpg

Từ khi bắt đầu cuộc đàn áp, ĐCSTQ đã ngụy tạo vô vàn dối trá để vu khống Pháp Luân Công. Điển hình là vụ “tự thiêu ở Thiên An Môn”, do ĐCSTQ dàn dựng nhằm kích động cả nước hận thù Pháp Luân Công. Lòng hận thù này và cám dỗ về tài chính là căn nguyên của nạn thu hoạch nội tạng sống, một bằng chứng cho tội ác diệt chủng các học viên Pháp Luân Công.

Trong phiên họp thứ 53 của Tiểu ban Xúc tiến và Bảo vệ Nhân quyền, tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế đã phát hiện ra vụ tự thiêu mà chính quyền Trung Quốc đưa tin được sử dụng làm “bằng chứng” chứng tỏ Pháp Luân Công là một “tà giáo”, thật ra đã được dàn dựng.

Chiến dịch tuyên truyền lừa dối dồn dập của ĐCSTQ đã thực sự kích động sự thù hận của công chúng ở Trung Quốc, mở đường cho những người muốn tham gia vào hoạt động thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công trong những năm sau đó, trừ những ai có thể kiềm chế bản thân vì ý thức được vấn đề đạo đức.

Cuộc bức hại này là do ĐCSTQ tiến hành, và lợi nhuận khổng lồ đã biến những vụ mổ cướp nội tạng lẻ tẻ thành nạn thu hoạch nội tạng sống trên quy mô lớn. Theo các nguồn tin nội bộ, nạn thu hoạch tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công trên quy mô lớn bắt đầu lộ diện vào cuối năm 2001.

Biểu đồ sau minh họa quá trình chuyển đổi này:

Graphic9

Sau khi tội ác tại các trại lao động cưỡng bức bị phơi bày ra cộng đồng quốc tế, năm 2013, chính quyền Trung Quốc đã đóng cửa hệ thống trại lao động khét tiếng này. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một số lượng lớn học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tại các trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc. Nhiều báo cáo công bố trên trang Minh Huệ tiết lộ rằng gia đình của những người bị chết vì tra tấn không được nhìn thấy thi thể của người thân vì cảnh sát đã ép phải hỏa táng. Chúng tôi có đủ lý do để tin rằng thu hoạch nội tạng đang tiếp diễn với các học viên bị chết vì tra tấn, và tội ác này sẽ không dừng lại chừng nào cuộc bức hại còn chưa chấm dứt và tất cả những học viên bị bắt giữ chưa được trả tự do.

3. Bước chuyển từ “sử dụng nội tạng của tử tù” sang “thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công”

Phản ứng ban đầu của nhiều người khi lần đầu tiên nghe nói về thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công là: “Làm sao có thể xảy ra điều đó? Làm sao bác sỹ có thể làm vậy được?”

Nếu Trung Quốc có một hệ thống hiến tạng như nhiều nước phương Tây, và nếu trước đây chưa từng có thông lệ thu hoạch nội tạng từ tử tù, thì các cáo buộc về nạn thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công có thể là vô căn cứ. Tuy nhiên, thu hoạch nội tạng từ các tử tù đã trở thành thông lệ trong nhiều thập kỷ qua. Có trường hợp một số tử tù bị xử tử nhưng chưa chết hẳn, đã bị mổ lấy nội tạng ra rồi. Những trường hợp này cũng gần như mổ lấy nội tạng sống. Trong bối cảnh này, và sau khi ĐCSTQ gọi các học viên Pháp Luân Công là “kẻ thù của nhà nước” (một tội danh nặng hơn tội danh của các tử tù khác), thì việc chuyển từ việc “sử dụng nội tạng của tử tù” thành “thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công” chỉ là một bước tiến nhỏ.

Lời khai của bà Annie có chồng cũ từng tham gia vào việc thu hoạch nội tạng sống

Trong cuốn Thu hoạch đẫm máu: Giết hại các học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng, ông David Kilgour, một trong hai tác giả, đã phỏng vấn bà Annie (biệt danh), vợ cũ của một bác sỹ phẫu thuật Trung Quốc từng mổ lấy giác mạc của các học viên Pháp Luân Công.

Theo lời Annie, chồng cũ của bà bắt đầu lấy giác mạc của các học viên Pháp Luân Công từ cuối năm 2001. Bệnh viện của ông chỉ chuyên mổ lấy giác mạc chứ không cấy ghép. Ông là bác sỹ giải phẫu thần kinh nhưng bị yêu cầu mổ lấy giác mạc. Trước khi bị đẩy vào phòng mổ, các học viên Pháp Luân Công bị tiêm thuốc làm cho suy tim. Ban đầu, ông không biết những người còn sống này là học viên Pháp Luân Công. Lúc đầu, vì sợ thông tin có thể bị rò rỉ ra ngoài, nên họ bố trí các bác sỹ khác nhau mổ lấy các loại nội tạng khác nhau tại các phòng mổ khác nhau. Sau mỗi lần phẫu thuật, ông thường nhận được một khoản tiền lớn, và được thưởng tiền mặt gấp hàng chục lần mức lương bình thường của ông. Sau đó, khi các bác sỹ tiếp tục nhận được tiền, họ không còn sợ bị hậu quả gì nữa. Họ bắt đầu cùng mổ lấy các loại nội tạng đồng thời. Trong một lần phẫu thuật cùng các bác sỹ khác, ông mới biết đó là các học viên Pháp Luân Công. Annie biết được thông tin này vào năm 2003. Cuối năm đó, họ đã ly dị.

Chúng ta có thể thấy rằng thông lệ thu hoạch nội tạng của tử tù đóng vai trò then chốt trong hoạt động thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công. Với chính sách “đánh chết được tính là tự sát”, cộng với những tuyên truyền dối trá về Pháp Luân Công, các bác sỹ đã trở nên vô cảm với “người hiến tạng” này nên cứ đối xử với họ như các tử tù.

Sơ đồ thu hoạch nội tạng sống

Căn cứ vào những thông tin do bà Annie cung cấp, chúng tôi lập sơ đồ dưới đây để minh họa quá trình thu hoạch nội tạng sống.

Graphic10

Qua sơ đồ này, có thể thấy có nhiều người tham gia vào các công đoạn khác nhau. Các bác sỹ mổ cướp nội tạng có thể hoặc không phải là người tiến hành ghép tạng. Vì vậy, không phải bác sỹ nào cũng biết được cả quy trình. Nếu có ai hỏi họ lấy nội tạng từ đâu thì mỗi bác sỹ có thể đưa ra một câu trả lời, bởi vì họ tham gia ở các khâu khác nhau của quy trình. Quan trọng hơn, nếu như nguồn gốc tạng là do quân đội kiểm soát thì người ngoài sẽ rất khó mà biết toàn bộ quy trình.

“Tử tù” được dùng làm cớ để trốn tránh trách nhiệm

Qua những gì chúng tôi đã biết, tâm lý chung của hầu hết các bác sỹ phẫu thuật ghép tạng ở Trung Quốc là họ rất ngại hỏi về danh tính thật và các thông tin của người hiến tạng. Họ càng làm nhiều ca phẫu thuật, càng kiếm được nhiều tiền, càng được ghi nhận [năng lực], càng xuất bản được nhiều báo cáo nghiên cứu, càng thăng tiến nhanh, thì lại càng ít muốn biết về nguồn gốc nội tạng. Họ thấy không có gì phải day dứt miễn là họ vẫn có thể khiến bản thân tin rằng các nội tạng ấy thực sự là của các tử tù. Họ tiến hành phẫu thuật theo quy trình và không màng suy nghĩ xem những người hiến tạng kia thực sự là tử tù hay là các học viên Pháp Luân Công.

Mỗi người tham gia vào quá trình này cũng đều tự nhủ rằng họ đang thu hoạch nội tạng từ các tử tù để trốn tránh trách nhiệm:

*Sau quá trình bị ĐCSTQ tẩy não, cảnh sát quân sự đã đối xử với các học viên Pháp Luân Công như những bệnh nhân tâm thần hoặc tử tù.

*Các bác sỹ thực hiện việc mổ lấy nội tạng chọn cách tin rằng người hiến tạng đang nằm trên bàn mổ là tử tù, ngay cả khi người hiến tạng vẫn còn sống, vì họ đã quen với việc thu hoạch tạng từ tử tù bị xử tử chưa chết hẳn.

*Những bác sỹ không tham gia thu hoạch tạng nhưng tiến hành ghép tạng thì tin rằng nội tạng họ nhận được là từ tử tù chứ không phải từ các học viên Pháp Luân Công.

Trong trường hợp chồng cũ của Annie, ban đầu ông ta tin rằng những người hiến tạng là các tử tù. Lúc ông biết rằng họ là những học viên Pháp Luân Công, ông đã trở nên dửng dưng và bị thúc đẩy bởi mong muốn kiếm nhiều tiền hơn. Từ khi việc mổ lấy nội tạng từ các tử tù trở nên phổ biến, những người tham gia vào việc mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công có xu hướng đối xử với họ như các tử tù.

Song, những học viên Pháp Luân Công còn sống bị mổ cướp nội tạng không phải là “tử tù”. Những người mổ lấy nội tạng sống chẳng khác nào những kẻ giết người máu lạnh. Khi biết được sự thật, vì sợ hãi, những kẻ tham gia đã quyết định giữ im lặng và điều này càng làm tội của họ nặng thêm.

Những bác sỹ nghiện phẫu thuật ghép tạng

Ngày 26 tháng 1 năm 2005, tờ Nhật báo Giải Phóng xuất bản một câu chuyện mang tên “Chín tiếng diệu kỳ” về Hạ Khương, giám đốc Trung tâm Cấy ghép Nội tạng tại Bệnh viện Nhân tế Thượng Hải, là người “nghiện phẫu thuật cấy ghép gan”. Một lần, Hạ lái xe 140 km để đưa một bệnh nhân 72 tuổi vào bệnh viện để cấy ghép gan. Bệnh nhân bị nhiều căn bệnh đe dọa đến mạng sống như xơ gan, ung thư gan, có sỏi ở cả hai bên thận, suy thận và đã nằm liệt gường hai tháng trời. Bệnh nhân này phải cấy ghép gan và thận. Động lực của Hạ là phá kỷ lục cấy ghép gan thận ở châu Á vì có bệnh nhân già nhất là 65 tuổi. Hạ nói với phóng viên: “Đam mê của tôi là cấy ghép gan và thận. Tôi nghiện công việc này. Ngày nào tôi cũng phải có bệnh nhân thì mới thấy thỏa mãn. Mỗi tuần tôi phải thực hiện ít nhất hai đến năm ca cấy ghép nội tạng. Tôi không sợ thất bại. [Nếu thất bại] thì tôi sẽ rút kinh nghiệm và tiếp tục vào ngày hôm sau.”

Một bác sỹ tận tâm là điều tốt, và theo đuổi để đạt công thành danh toại không có gì là sai. Tuy nhiên, khi một bác sỹ bị nghiện cấy ghép tạng và tuần nào cũng phải thực hiện vài ca phẫu thuật để thỏa mãn, thì ông ta chỉ quan tâm đến việc làm sao có nguồn cung nội tạng vô hạn. Trong trường hợp này, có bao nhiêu người trong số họ quan tâm xem liệu những người hiến tạng là tử tù hay là các học viên Pháp Luân Công?

“Cuộc sống không đáng sống” – Bài học lịch sử về nạn tàn sát người Do Thái (Holocaust)

Nhiều nhà lịch sử học cho rằng nạn tàn sát người Do Thái là kết quả tất yếu của việc thúc đẩy tiêu diệt sắc tộc dưới thời Đức Quốc Xã. Năm 1920, Karl Binding và Alfred Hoche đã đưa ra một khái niệm mới là “Cuộc sống không đáng sống” trong cuốn sách của họ mang tên Hãy hủy đi cuộc sống không đáng sống. Những người bị xem là “kẻ lệch lạc” hay là “nguồn gốc của sự hỗn loạn trong xã hội” ở Đức Quốc Xã và các khu vực bị chiếm đóng của châu Âu gồm bệnh nhân tâm thần, người tàn tật, người bất đồng chính kiến, tội phạm, người Do Thái và người không phải là dân da trắng hay không thuộc chủng người da trắng.

Theo bác sỹ tâm thần Robert Jay Lifton, tác giả của cuốn Giết người bằng y khoa và Tâm lý của kẻ diệt chủng, nguyên tắc “cuộc sống không đáng sống” đã được Đức Quốc Xã tiến hành dần dần qua năm bước. Bước đầu tiên là cưỡng chế triệt sản. Thứ hai là giết trẻ em bị “khuyết tật” trong bệnh viện. Thứ ba là giết người lớn bị “khuyết tật”, hầu hết là gom từ các bệnh viện tâm thần, các trung tâm được trang bị khí độc carbon (CO). Thứ tư là giết tù nhân bị “khuyết tật” tại các trại tập trung và trại diệt chủng. Cuối cùng là giết người hàng loạt trong chính những trại diệt chủng đó.

Trong khi từ “tôn trọng tất cả sinh mệnh” đến “giết hàng loạt người Do Thái” là cả một khoảng cách lớn, thì từ “hủy bỏ cuộc sống không đáng sống” đến “giết hàng loạt người Do Thái” lại chỉ là một bước nhỏ.

Tương tự như vậy, nếu trước đây không tồn tại hoạt động thu hoạch nội tạng từ tử tù thì để tiến tới “thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công” đã là một khoảng cách cực lớn. Nhưng “mổ lấy nội tạng của tử tù” đến ”mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công” thì chẳng cách xa gì mấy.

Sơ đồ dưới đây mô tả môi trường và điều kiện tồn tại nạn thu hoạch nội tạng sống.

Graphic11

Chương IX: Mở rộng định nghĩa về tử tù

Một số người vẫn còn hoài nghi về nạn thu hoạch nội tạng mà nạn nhân là các học viên Pháp Luân Công còn sống. Nhưng khi thấy mức tăng đáng kể về số ca ghép tạng, cách nghĩ thông thường sẽ khiến người ta đi tìm lời giải về những người hiến tạng là tử tù. Một số thậm chí còn mở rộng khái niệm tử tù. Vậy những nhóm người nào phù hợp với định nghĩa mở rộng này? Cuộc đối thoại sau đây, dù là hư cấu, nhưng cũng giúp xác định vấn đề này một cách chính xác, đồng thời minh họa vì sao nhiều người cố tình tránh giải quyết vấn đề này.

1. Định nghĩa mở rộng về tử tù với những nhóm dễ bị lạm dụng

Dưới đây là một cuộc trò chuyện giả thiết giữa hai người bạn.

A: ĐCSTQ đã thực hiện rất nhiều điều sai trái. Nhưng chắc không có chuyện họ thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống đâu. Cuối cùng thì thời gian cũng phải thay đổi.

B: Thời gian đã thay đổi rồi – và không phải lúc nào cũng là thay đổi theo hướng tốt hơn. Chẳng phải chúng ta đã xử lý rất nhiều trường hợp hàng giả chất lượng kém sao? Nào thì thực phẩm độc hại, sữa bột độc hại cho trẻ sơ sinh – những chuyện này cũng mới xảy ra gần đây thôi. Nếu tiêu chuẩn đạo đức sa sút đi đôi với lòng tham, thì còn có tội ác nào mà người ta không dám phạm? Quay trở lại vấn đề thu hoạch nội tạng, toàn bộ số thận và gan đó ở đâu ra?

A: Thôi nào, họ chẳng qua chỉ là tử tù thôi mà! Bí mật ấy thì ai mà chẳng biết. Thật khó mà tin được rằng họ lại lấy tạng từ những học viên Pháp Luân Công còn sống.

B: Thế thì tại sao ở những nước phát triển, người ta phải chờ mấy năm mới có được tạng, trong khi ở Trung Quốc chỉ mất có một đến hai tuần? Thực tế này chẳng đáng ngờ lắm sao?

A: Ở Trung Quốc, mọi việc khá là phức tạp. Anh không thể dùng định nghĩa hẹp về tử tù, nghĩa là chỉ gồm những người bị kết án chung thân và bị tử hình bằng súng đạn. Tôi nói cho anh biết, để giết một tù nhân thì chẳng có gì khó, huống hồ là tử tù. Đánh tù nhân đến chết thì họ cũng trở thành tử tù. Đây chẳng phải là định nghĩa mở rộng về tử tù sao? Chỉ cần đánh họ, đánh những người mà lính canh không thích hoặc những người không có các quan hệ tốt. Khi tù nhân đó gần chết, anh ta sẽ được đưa tới bệnh viện để lấy tạng. Như thế còn dễ lấy tạng hơn là lấy tại pháp trường. Anh biết có những người xảo quyệt đến thế nào không? Như anh nói đấy, khi bị thôi thúc bởi lòng tham thì còn tội ác nào mà họ không dám phạm?

B: Điều anh nói mới là vài trường hợp cá biệt thôi. Số tạng tăng lên phải là do một số lượng lớn tù nhân bị đánh chết. Có khi phải là từng tốp từng tốp tù nhân bị giết ấy.

A: Hãy nghĩ thế này nhé: Những người có các quan hệ tốt thì không bị tống vào tù. Những người phải vào tù thuộc về nhóm người không được bảo vệ trong xã hội. Họ chẳng có quyền hay ảnh hưởng gì. Mà giết họ cũng chẳng mất phí tổn gì. Ngay tòa án cũng chẳng buồn tiếp nhận những trường hợp bị chết.

B: Anh vừa nhắc đến nhóm người không được bảo vệ trong xã hội. Hiện nay, nhóm người nào là dễ bị lạm dụng nhất? Có nhóm nào dễ bị lạm dụng hơn các học viên Pháp Luân Công nữa, nếu xét đến việc họ bị vu khống ra sao, rồi bị tước mất pháp quyền, mất quyền tham gia kinh tế, chính trị. ĐCSTQ đã coi Pháp Luân Công như kẻ thù số một. Chiến dịch tuyên truyền tràn lan trên các phương tiện truyền thông nhà nước đã xuyên tạc về các học viên đến mức dù họ có bị ngược đãi đến đâu thì cũng không ai được lên tiếng cho họ. Ngoài ra, số học viên bị bắt giữ trái phép ít nhất cũng vào khoảng hàng chục nghìn. Chẳng phải định nghĩa mở rộng về tử tù ứng với họ vừa khớp và thuận lợi nhất sao?

A: Vâng, nếu nhận định theo cách này thì rất có thể đúng là như vậy.

2. Lòng yêu nước trong môi trường chính trị đặc thù có thể làm méo mó nhận thức của người dân

Tháng 4 năm 2006, ngay sau khi nạn thu hoạch tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công bị phơi bày thì lãnh đạo ĐCSTQ Hồ Cẩm Đào đã đến thăm Nhà Trắng. Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington DC đã tổ chức một nhóm người đến chào đón các phái đoàn từ Trung Quốc. Bên kia đường là nhóm kháng nghị, trong đó có nhiều học viên Pháp Luân Công, và họ chỉ yêu cầu một cuộc điều tra toàn diện những cáo buộc về nạn thu hoạch nội tạng sống. Một phóng viên đưa tin của một hãng truyền thông phương Tây đề nghị người tổ chức nhóm chào đón của Đại sứ quán bình luận về hơn 2.000 người kháng nghị ở bên kia đường để phản đối ở chuyến thăm của ông Hồ.

Người tổ chức trả lời: “Chuyến thăm của lãnh đạo Trung Quốc là một khoảnh khắc đáng mừng. Tôi không biết những cáo buộc của họ [mổ cướp nội tạng] có đúng không. Nhưng kháng nghị tại thời điểm này là không thích hợp.”

Dù là ở nước nào, việc công khai lên tiếng cáo buộc nạn thu hoạch nội tạng sống độc ác và vô nhân tính đúng ra phải dấy lên lo ngại của cấp lãnh đạo cao nhất của chính phủ. Sau đó thường sẽ kêu gọi điều tra độc lập. Nhưng chỉ vì nạn nhân là các học viên Pháp Luân Công mà người tổ chức ấy chẳng có chút thương cảm nào hết, hay ít ra là sự tôn trọng sinh mệnh. “Khoảnh khắc đáng mừng” của ông ta còn quan trọng hơn cả sinh mệnh của đồng hương, chỉ vì họ thuộc về một nhóm ôn hòa đang là đối tượng của cả chiến dịch tuyên truyền trên toàn quốc. Ngược lại, loại tâm lý này đã dung túng cho tội ác thu hoạch nội tạng sống.

3. Sự ra đời của Luật Gresham – chiến dịch tuyên truyền bôi nhọ khiến mọi người thờ ơ với sinh mệnh

Khoảng 400 năm trước, Sir Thomas Gresham, một nhà tài chính người Anh, đã đưa ra một nhận xét thú vị trong luật đấu thầu rằng “đồng tiền xấu loại trừ đồng tiền tốt”, có nghĩa là, khi có hai loại tiền trong lưu thông có mệnh giá tương đương, người ta sẽ giữ lại những đồng tiền ‘tốt’ làm bằng kim loại quý hơn và tiêu những đồng tiền ‘xấu’ làm bằng kim loại rẻ tiền hơn khi thanh toán. Chẳng bao lâu sau, toàn bộ những đồng tiền được lưu thông đều là tiền “xấu”. Hiện tượng này được gọi là Luật Gresham.

Trong cuộc bức hại chưa từng có này, các học viên Pháp Luân Công, những người tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, đã bị bôi nhọ như loại “tiền xấu”. ĐCSTQ đã đã nhồi sọ dân chúng những tuyên truyền về chủ nghĩa vô thần trong nhiều thập kỷ. Nhiều người khó mà có được niềm tin tâm linh bởi vì ĐCSTQ đã dán nhãn cho họ là “mê tín phong kiến”, những người tin vào tâm linh bị coi là những kẻ ngu. Sự phỉ báng áp đảo của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công, chẳng hạn như buộc tội họ “tự tử”, “giết người”, “tự thiêu”, và “tâm thần”, đã nuôi dưỡng sự hận thù đối với họ trong xã hội. ĐCSTQ đã dán nhãn cho những nỗ lực của các học viên Pháp Luân Công trong việc truyền bá sự thật về cuộc đàn áp là “gây rối trật tự bằng các lực lượng chống phá Trung Quốc và tổ chức phản động”. Những cái nhãn mang tính chính trị này càng hủy hoại thanh danh của các học viên Pháp Luân Công.

Trong cuộc đàn áp, cảnh sát và lính canh của trại giam, trại lao động, hay nhà tù không phải chịu trách nhiệm sau khi tra tấn các học viên đến khuyết tật vĩnh viễn hoặc đánh họ đến chết. Các học viên bị cấm kháng nghị lên bất cứ cấp chính quyền nào, và bị sa thải hoặc bị đuổi học một cách tùy tiện. Họ gặp khó khăn trong việc thuê luật sư biện hộ cho mình vì những luật sư can đảm dám biện hộ cho họ thường bị chính quyền trả đũa. Pháp Luân Công bị công kích gắt gao không chỉ ở đơn vị công tác và các cơ quan chính quyền, mà cả sách giáo khoa từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông đều có hẳn một mục riêng nhằm phỉ báng Pháp Luân Công và vu khống các học viên. Ở các trại lao động và nhà tù, tất cả các tù nhân khác đều có đặc quyền hơn các học viên Pháp Luân Công. Việc tử tù được chỉ định theo dõi các học viên trong các phòng giam là chuyện khá phổ biến. Các học viên bị tước đoạt mọi quyền cơ bản của con người.

Một tù nhân đã ra tù đã kể một câu chuyện tái tê lòng người. Một học viên Pháp Luân Công cao niên từ chối từ bỏ đức tin của mình và bị tra tấn. Ông đã tuyệt thực để phản đối. Đến khi ông suy kiệt, lính nhà tù đã lôi ông ra hành lang và bỏ mặc ông ở đó. Lính nhà tù cứ nghiễm nhiên đi qua, cứ như không có ông ở đó vậy. Vị học viên cao niên này rơi vào tình trạng thập tử nhất sinh, mấy hôm sau thì không còn chút sinh lực nào nữa. Sau khi ông qua đời trong im lặng, người ta mang ông đi. Cuộc sống của một sinh mệnh kết thúc như vậy đấy. Điều này minh họa cho sự thờ ơ và khinh miệt của những người thi hành “luật và lệnh” dưới danh nghĩa ĐCSTQ.

Năm 2003, khi một sinh viên đại học bị đánh đến chết ở một trại giam chỉ vì không mang theo và xuất trình chứng minh thư, trên Internet đã dấy lên sự phẫn nộ với hệ thống giam giữ và cải tạo ở Trung Quốc. Vậy nhưng, sự tàn khốc của cuộc đàn áp Pháp Luân Công kéo dài cả thập kỷ và ảnh hưởng tới hàng triệu người dân vô tội lại ít được nhắc đến. Người ta không tin rằng việc lạm dụng, tra tấn và giết hại lại xảy ra trên quy mô lớn đến vậy. Khi đối diện với tội thu hoạch nội tạng sống, nhiều người đã né tránh đề tài này và không cần suy xét vấn đề sâu hơn, chỉ vì nạn nhân và nguyên đơn là các học viên Pháp Luân Công. Thay vào đó, sự thiếu thiện chí trong việc xem xét vấn đề nghiêm trọng này đã góp phần duy trì và gia tăng cuộc bức hại.

Có vẻ như những người điều hành ĐCSTQ bị tình nghi giết các học viên Pháp Luân Công nhận thấy thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công an toàn hơn nhiều, vì trong bối cảnh chính trị hiện nay, họ đã được miễn trừ mọi trách nhiệm pháp lý. Theo Luật Gresham, nội tạng sống với chi phí thấp lấy từ các học viên Pháp Luân Công trẻ và khỏe mạnh đã khiến những nguồn nội tạng đắt đỏ hơn bị đẩy ra khỏi thị trường.

Những dối trá và tuyên truyền vu khống qua các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc đã tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống. Những tử tù được định nghĩa theo nghĩa mở rộng gồm những ai? Học viên Pháp Luân Công, bị ĐCSTQ coi như kẻ thù số 1, bị bắt giữ và giam cầm phi pháp trên diện rộng, phù hợp với định nghĩa tử tù mở rộng hơn bất cứ đối tượng nào khác.

Luật Gresham còn đề xuất rằng trong những năm bức hại này, nhiều khả năng nguồn tạng từ tử tù truyền thống giảm, trong khi số tạng lấy từ các học viên Pháp Luân Công còn sống lại tăng lên.

Chương X: Hành động giết một người ăn mày và một người vô gia cư bộc lộ sự thiếu căn bản về đạo đức của các bác sỹ Trung Quốc

Nếu ai còn thắc mắc liệu các bác sỹ có tham gia vào việc mổ lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống không, thì hãy xem xét một số trường hợp dưới đây. Truyền thông Trung Quốc đã đưa tin hai trường hợp mà bác sỹ bị tình nghi hoặc tham gia giết người ăn mày và một người vô gia cư để lấy nội tạng của họ. Những sự vụ này đã dấy lên một câu hỏi rằng đâu là giá trị của chính quyền Trung Cộng: Nhân phẩm hay nội tạng người?

1. Buôn bán nội tạng sau cái chết của một người ăn mày

Tạp chí Ô cửa gió Phương Nam (số 14, năm 2007) đã xuất bản một báo cáo có tựa đề “Buôn bán nội tạng đằng sau cái chết của người ăn mày.” Đồng Cách Phi là một người ăn mày ở huyện Hành Đường, tỉnh Hà Bắc. Tạp chí cũng đăng tin một người dân địa phương tên là Vương Triều Dương bị cáo buộc cấu kết với Trần Kiệt, một nhà nghiên cứu Hậu tiến sỹ tại Bệnh viện Đồng Tế ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, và nhiều bác sỹ khác từ Vũ Hán và Bắc Kinh. Các bác sỹ đã dành khoảng 20 phút tại một trạm điện bỏ hoang. Cuộc phẫu thuật được thực hiện dưới ánh sáng của mấy cái đèn pin. Họ đã lấy đi gan, lá lách, tụy, và hai quả thận của ông Đồng, tổng cộng là năm nội tạng. Một bác sỹ sau đó đã ra đầu thú với chính quyền. Trần Kiệt ở Bệnh viện Đồng Tế đã trả 65.000 nhân dân tệ cho gia đình ông Đồng để đền bù và mong gia đình ông không truy cứu các bác sỹ nữa. Có tin cho hay Vương Triều Dương đã nói dối các bác sỹ rằng ông Đồng là tử tù. Tuy nhiên, các bác sỹ tham gia vào ca phẫu thuật này đều phải biết rõ rằng để mua nội tạng từ một thi thể thì phải có giấy báo tử chính thức từ tòa án, cũng như tuyên bố chấp thuận của chính người hiến. Tất nhiên là không có một văn bản nào. Nếu có tử tù nào bị xử tử, thì việc phẫu thuật lấy tạng sẽ diễn ra ngay trên pháp trường, và chỉ được bắt đầu một phút sau khi nạn nhân chết. Bị cáo Vương đã tự thú tại phiên tòa rằng “Khi đang tiến hành phẫu thuật, đột nhiên Đồng Cách Phi vươn tay ra túm lấy vai của một bác sỹ. Một bác sỹ khác giẫm lên tay ông Đồng. Cuộc phẫu thuật kết thúc ngay sau đó”. Đây chỉ có thể là mổ sống lấy nội tạng. Báo cáo đăng trên tạp chí Ô cửa gió Phương Nam đã miêu tả vụ án là “câu chuyện khủng khiếp, cảnh báo những người nghe nói đến sự việc này.” Nhiều người không thể tin rằng các bác sỹ lại có thể làm loại việc đê hèn như mổ lấy nội tạng từ người còn sống vì lợi nhuận cho đến khi họ biết đến vụ án này.

Phiên bản tiếng Trung của trang Deutsche Welle, trang tin quốc tế của Đức, đã theo sát toàn cục cái chết bi thảm của người ăn mày này. Trang này đưa tin rằng Bệnh viện Đồng Tế đã khép lại vấn đề này đơn giản bằng cách sa thải một cán bộ là một viện phó không quan trọng ở Viện Nghiên cứu Cấy ghép Nội tạng. Theo những người quen thuộc với vụ án này, ông Trần Trung Hoa là viện trưởng từ năm 2000 đến tháng 7 năm 2006. Khi ông còn đương chức, viện này đã vi phạm các quy định khi mua nội tạng từ các nguồn không chính thức và bất hợp pháp. Khi phóng viên báo Deutsche Welle tiếp cận ông Trần qua điện thoại với hy vọng ông ta có thể giải thích vụ việc thì ông Trần đã trả lời rằng ông không thể nhận lời tham gia phỏng vấn. Rõ ràng vấn đề nguồn cung cấp cơ quan nội tạng đã trở thành một chủ đề nhạy cảm.

2. Một người vô gia cư bị giết để lấy nội tạng

Tạp chí Tài Kinh (số ra ngày 31 tháng 8 năm 2009) có bài về câu chuyện giết người để lấy tạng. Bài báo tiết lộ rằng một người vô gia cư có biệt danh “Lão Đại” đã chết vì bị mổ cướp nội tạng ở thị trấn Uy Xá, thành phố Hưng Nghĩa, quận Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu. Thi thể của ông bị ném xuống hồ, và được ngư dân địa phương phát hiện. Họ nhận thấy tất cả nội tạng của thi thể ông đã bị lấy đi mất. Bài báo dẫn lời một nhân chứng nói rằng, mấy hôm trước khi bị mất tích, “Lão Đại” còn vận đồ vừa bẩn vừa rách rưới, bỗng lại thấy mặc quần áo sạch sẽ. Ông cắt tóc, cạo râu. Vài người khác nhớ ra rằng ông đã bị đưa đến một bệnh viện để thử máu. Có thông tin rằng cảnh sát đã tìm thấy bằng chứng đưa họ đến Bệnh viện Trung Sơn Số 3 ở tỉnh Quảng Đông. Cuối cùng, cảnh sát đã thu hẹp diện nghi vấn tới Trương Tuấn Phong, phó giám đốc Bệnh viện Trung Sơn Số 3, và hai bác sỹ nữa. Trương có bằng tiến sỹ y học, là phó giám đốc, người hướng dẫn cho sinh viên sau đại học, và là thành viên của ban biên tập Tuần báo Phẫu thuật Tân tiến Trung Quốc. Ông Trương từng tham gia dự án “Nghiên cứu Ứng dụng Cấy ghép Gan” đoạt giải nhất của Bộ Giáo dục vì sự thúc đẩy và tiến bộ khoa học. Triệu Thành, một bác sỹ điều hành một phòng khám tư nhân ở thị trấn Uy Xá, cũng tham gia vào vụ việc này. Một bác sỹ ở Bệnh viện Uy Xá trả lời các phóng viênTạp chí Tài Kinh là mấy ngày sau cái chết của “Lão Đại”, Triệu Thành đã đến hội tín dụng nông thôn địa phương để gửi 200.000 nhân dân tệ tiền mặt. Chi tiết này đã làm lộ sự dính líu của ông Triệu trong vụ giải phẫu và giết người vô gia cư (Xem Phụ lục 12).

Các bác sỹ có bổn phận cứu người. Nhưng qua các ví dụ trên, có thể thấy rằng vì tiền và danh vọng mà họ đã trở nên tàn nhẫn, sẵn sàng giết những sinh mệnh bị xem là vô giá trị (như người ăn mày, người vô gia cư, hoặc những người bị xem là kẻ thù của ĐCSTQ) để lấy nội tạng của họ.

Những trường hợp này đã xóa đi khái niệm rằng việc mổ lấy nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn sống đòi hỏi phải có thiết bị y tế tinh vi. Thực tế là không cần thiết. Như đã trình bày ở trên, việc giết ông Đồng, một người ăn mày, đã diễn ra ở một trạm điện bị bỏ hoang trong ánh sáng của mấy chiếc đèn pin.

Chương XI: Bằng chứng bổ sung

1. Những người tố cáo phơi bày nạn thu hoạch nội tạng sống

Ngày 9 tháng 3 năm 2006, Thời báo Đại Kỷ Nguyên đã đăng một cuộc phỏng vấn với một nhà báo kỳ cựu về ý kiến của người trong cuộc, người đã tiết lộ rằng ĐCSTQ đã thiết lập một trại tập trung bí mật ở quận Tô Gia Đồn, thành phố Thẩm Dương thuộc phía Bắc tỉnh Liêu Ninh, tương tự như Đức Quốc Xã. Bị giam trong trại là hàng ngàn học viênPháp Luân Công. Ngày 17 tháng 3 năm 2006, Thời báo Đại Kỷ Nguyên đã đưa tin về cuộc phỏng vấn với một nữ nhân chứng, người đã làm việc tại Bệnh viện Huyết khối, tỉnh Liêu Ninh, là bệnh viện Trung – Tây y kết hợp. Bà đã đưa ra thêm bằng chứng cho thấy trại tập trung được đặt ngầm dưới đất, bên dưới các bệnh viện. Khi xảy ra nạn thu hoạch nội tạng sống, chồng bà, bấy giờ là một bác sỹ phẫu thuật chính, đã tham gia mổ lấy giác mạc từ các học viên Pháp Luân Công còn sống. Ngày 31 tháng 3, một lá thư của một bác sỹ quân y đã về hưu được công bố trên Thời báo Đại Kỷ Nguyên xác nhận trại tập trung ngầm ở quận Tô Gia Đồn, thành phố Thẩm Dương. Khi đó, bức màn tối che giấu tội ác thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ đã được vén lên.

Tổ chức Thế giới chuyên Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG), đã nhận được báo cáo của một cảnh sát về nạn thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ vào năm 2009. Trong thư, ông xác nhận ngày 9 tháng 4 năm 2002 đã chứng kiến một vụ mổ lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống trong một phòng phẫu thuật trên tầng 15 của Bệnh viện Đa khoa của Quân khu Thẩm Dương. Ông thấy các bác sỹ mổ lấy nội tạng của một nữ học viên Pháp Luân Công trong khi cô vẫn còn sống. Nạn nhân mới ngoài 30 tuổi và là giáo viên trung học. Cô chết khi biết rõ ràng rằng các cơ quan nội tạng của mình đang bị mổ lấy ra.

Nạn nhân là học viên Pháp Luân Công này bị đánh đập tàn nhẫn và bị cưỡng hiếp nhiều lần trong một tháng, rồi lại bị đưa đi thu hoạch tạng. Theo người cảnh sát này: “Trước khi bị giết để lấy nội tạng, cô ấy đã phải chịu sự xúc phạm nhân phẩm còn khủng khiếp hơn nữa. Tôi đã tận mắt chứng kiến những cảnh sát hủ bại xâm phạm [thân thể] cô ấy bằng các loại dụng cụ. Tôi tiếc là đã không chụp ảnh tội ác và những hành vi bẩn thỉu đó. Cô ấy là một phụ nữ xinh đẹp. Họ đã cưỡng hiếp cô ấy rất nhiều lần…”

2. Băng ghi âm các cuộc phỏng vấn qua điện thoại

Theo những báo cáo ban đầu về nạn thu hoạch nội tạng sống, một số tổ chức quốc tế đã bắt đầu tiến hành điều tra qua điện thoại. Các nhà điều tra đã gọi đến các khoa ghép tạng ở nhiều bệnh viện trên khắp Trung Quốc và giới thiệu mình là người đang tìm kiếm sự tư vấn cho người thân cần phẫu thuật ghép tạng. Họ còn hỏi rõ những bệnh viện đó có thể kiếm được nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công không. Những cuộc điều tra này đã xác nhận các cáo buộc rằng học viên Pháp Luân Công bị giết để lấy nội tạng là đúng.

Bác sỹ Lô Quốc Bình của Bệnh viện Dân tộc Nam Ninh ở Khu tự trị Quảng Tây thừa nhận việc lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công

Hai nhà điều tra độc lập là ông David Kilgour, cựu Quốc vụ khanh Canada chuyên trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, và ông David Matas, luật sư nhân quyền đạt giải thưởng quốc tế, đã công bố một đoạn ghi âm qua điện thoại với ông Lô Quốc Bình, bác sỹ phẫu thuật ở Bệnh viện Dân tộc Thành phố Nam Ninh thuộc Khu tự trị Quảng Tây trong cuốn Thu hoạch đẫm máuBáo cáo về cáo buộc mổ cướp tạng của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Trong cuộc đàm thoại này, ông Lô đã mấy lần xác nhận rằng các học viên Pháp Luân Công là nguồn cung cấp nội tạng. Ông Lô nói, “Một số là học viên Pháp Luân Công. Một số là từ người nhà bệnh nhân.”

ef10c24b615025959feaa97efacc54e3.jpg

Sau đây là đoạn trích cuộc nói chuyện giữa ông Lô và nhà điều tra:

Nhà điều tra: Vậy bạn ông bảo các ca phẫu thuật [ghép tạng] mà họ thực hiện đều [lấy tạng từ] học viên Pháp Luân Công, phải vậy không?

Bác sỹ Lô: Một số là học viên Pháp Luân Công. Một số là từ người nhà bệnh nhân.

Nhà điều tra: Ồ. Vậy thì nếu tôi muốn tìm loại này cho con tôi, loại [nội tạng] từ học viên Pháp Luân Công ấy, ông có nghĩ là anh ta có thể tìm cho tôi được không?

Bác sỹ Lô: Nhất định anh ấy sẽ tìm được cho ông.

[….]

Nhà điều tra: Thế trước kia [trước khi lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công] thì các ông dùng tạng ở đâu, từ tù nhân ở trại giam hay nhà tù?

Bác sỹ Lô: Từ nhà tù

Nhà điều tra: Từ nhà tù à? Lấy từ các học viên Pháp Luân Công khỏe mạnh chứ…?

Bác sỹ Lô: Đúng rồi. Chúng tôi có thể chọn những người khỏe mạnh vì chúng tôi đảm bảo chất lượng các ca mổ của chúng tôi.

Ghi âm cuộc điện thoại trên.

Đại diện của Bệnh viện Quân đội Giải phóng Nhân dân số 307 môi giới thận lấy từ các học viên Pháp Luân Công

Trong quá trình điều tra, các nhà điều tra của Tổ chức Thế giới chuyên Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) đã liên lạc với một đại diện môi giới của Bệnh viện Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) số 307 ở Bắc Kinh trên danh nghĩa là giúp người nhà và bạn bè tìm thận phù hợp để cấy ghép cho họ. Họ giữ liên lạc tới vài tuần và tổng thời lượng đàm thoại lên đến hàng chục phút. WOIPFG đã lập một hồ sơ hoàn chỉnh về cuộc đàm thoại và các loại bằng chứng khác. Các cá nhân hoặc tổ chức nào cần thêm thông tin, vui lòng liên hệ với WOIPFG. Báo cáo này sẽ được cập nhật trong tương lai khi có thêm bằng chứng mới.

Trích đoạn các cuộc hội thoại:

Nhà điều tra: Vậy ông cứ bắt đầu giúp tôi xem sao, liệu…

Đại diện Bệnh viện PLA 307: Tôi đã nói với ông trước rồi, phải không? Tôi đã nói với ông rằng câu chuyện chúng tôi kể với ông là có thật, chúng tôi đã tiến hành hai ca rồi. Ông biết đấy, chúng tôi đã tiến hành hai ca rồi.

Nhà điều tra: Ý ông là hai ca mổ lấy tạng từ học viên Pháp Luân Công?

Đại diện Bệnh viện PLA 307: Đúng rồi, chúng tôi đã mổ hai ca rồi. Nhà tù bảo chúng tôi rằng họ làm vậy với Pháp Luân Công. Tôi cũng bảo bà ấy là chúng tôi thực sự đã tiến hành ca mổ như thế. Nhưng bây giờ đã khó hơn trước rồi.

[….]

Nhà điều tra: Thế trước đây ông tìm nguồn thận ở đâu?

Đại diện Bệnh viện PLA 307: Từ quận Tây Thành [ở Bắc Kinh]

[….]

Nhà điều tra: Được rồi, ngoài ra, làm sao ông có thể bảo đảm rằng anh ta (nguồn cung cấp) là học viên Pháp Luân Công, ông đã tìm hiểu chắc chắn chưa?

Đại diện Bệnh viện PLA 307: Làm sao để xác định đó là học viên Pháp Luân Công, à, đến lúc đó – đến lúc đó, bên tôi, sếp tôi sẽ cử người cho ông xem thông tin, ông biết đấy, ông ấy sẽ cho ông xem các dữ liệu, ông có thể chắc chắn.

Nhà điều tra: Ồ, vậy tốt rồi.

Băng ghi âm cuộc điện thoại bằng tiếng Trung có tại https://www.zhuichaguoji.org

Ông Lý Hoành Huy, một trưởng khoa của Bệnh viện Vũ Tuyền, còn được gọi là Bệnh viện số 2 trực thuộc Đại học Thanh Hoa, đã xác nhận các cơ quan nội tạng được lấy từ các học viên Pháp Luân Công

Ngày 28 tháng 4, một phóng viên của Đài Phát thanh Hy vọng đã liên hệ với ông Lý Hoành Huy, Trưởng khoa ghép thận, Bệnh viện Vũ Tuyền, còn được gọi là Bệnh viện số 2 trực thuộc Đại học Thanh Hoa. Ông Lý đã thừa nhận các cơ quan nội tạng được lấy từ các học viên Pháp Luân Công.

Trích đoạn cuộc hội thoại:

Ông Lý Hoành Huy: Mấy năm qua, tạng được hiến là từ các học viên Pháp Luân Công.

Nhà điều tra: Ý ông là mấy năm trước có thể dễ dàng tìm được loại người hiến tạng này?

Ông Lý Hoành Huy: Đúng vậy.

Lời thoại các đoạn ghi âm điện thoại

Những ghi âm điện thoại khác

WOIPFG sau đó đã công bố nhiều cuộc điều tra qua điện thoại khác, gồm các cuộc điện thoại tới những bệnh viện vào những ngày sau:

Giám đốc Tống Văn Lệ, Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân, còn gọi là Trung tâm Cấy ghép Nội tạng Đông Phương, ngày 15 tháng 3 năm 2006, số điện thoại: 86-13920128990

Bệnh viện Trung Sơn của Đại học Phục Đán ở Thượng Hải, ngày 16 tháng 3 năm 2006, số điện thoại: 86-21-64041990

Trung tâm Cấy ghép Gan Thiên Phật Sơn ở tỉnh Sơn Đông, ngày 16 tháng 3 năm 2006, số điện thoại: 86-531-82968900

Bác sỹ Đại, Bệnh viện trực thuộc Đại học Giao thông ở Thượng Hải, ngày 16 tháng 3 năm 2006, số điện thoại: 86-21-63240090

Bệnh viện Số 2 trực thuộc Đại học Y tỉnh Hồ Bắc, ngày 2 tháng 4 năm 2006, số điện thoại: 8627-67813104 số lẻ. 2960 hoặc 2961

Bệnh viện Đồng Tế ở thành phố Vũ Hán, ngày 30 tháng 3 năm 2006, số điện thoại: 8627-83662688 số lẻ Khu cấy ghép thận (hay Khu Phẫu thuật niệu học).

Bằng ghi âm và lời thoại

3. Lời khai của các bên trung gian

2f1709e895d813f53247fdd177300098.jpg

Ngày 17 tháng 11 năm 2006, tờ báo lớn nhất của Israel mang tên Yediot Achronot đưa tin bốn người, bị cáo buộc là biển thủ hàng triệu đô la thu được từ các bệnh nhân ghép tạng, đã bị bắt ở Israel. Ông Yaron Izhak Yodukin, Tổng giám đốc Công ty TNHH Medikt cùng cộng sự bị cáo buộc vì không báo cáo thu nhập từ việc làm trung gian các ca ghép tạng cho người Israel ở Trung Quốc và Philippin. Họ bị bắt sau hàng tháng điều tra, khi kẻ tình nghi chính thừa nhận với một tờ báo Israel rằng nội tạng là lấy từ tử tù và tù nhân lương tâm Trung Quốc, trong đó có cả học viên Pháp Luân Công.

4. Lời khai từ các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân khác

Nhiều học viên Pháp Luân Công sau khi ra khỏi trại lao động và nhà tù đã kể lại rằng họ bị đưa đi thử máu trong thời gian bị giam giữ. Tháng 7 năm 2008, ông David Matas, đồng tác giả của cuốn Thu hoạch đẫm máu (Bloody Harvest), đã tìm thấy một người không phải là học viên Pháp Luân Công được thả ra khỏi một nhà tù ở Tỉnh Giang Tô. Giữa tháng 3 năm 2005 và đầu năm 2007, ông ta bị chuyển đến 17 phòng giam khác nhau. Những tù nhân đã bị giam nhiều năm ở những phòng giam này nói với ông rằng trong năm 2002 và 2003, mỗi phòng đã có ít nhất hai hay ba học viên Pháp Luân Công bị giết để lấy nội tạng. Một bộ phim có tựa đề “Giữa sự sống và cái chết”, do Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) sản xuất, đã công bố cuộc phỏng vấn qua điện thoại với nhân chứng này.

5. Báo cáo điều tra của hai ông David Matas và David Kilgour

Hai ông David Kilgour và David Matas đã công bố kết quả cuộc điều tra trên diện rộng trong báo cáo của họ mang tên Thu hoạch đẫm máu (Bloody Harvest). Theo số liệu được công bố, các tác giả đã lập luận rằng không thể giải thích được nguồn cung tạng cho 41.500 ca cấy ghép trong 6 năm từ năm 2000-2005. Tháng 7 năm 2006, khi công bố báo cáo lần đầu tiên, họ đã thu thập được 18 chứng cứ để chứng minh tội ác thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ. Khi công bố bản chỉnh lý của báo cáo này vào cuối tháng 1 năm 2007, số chứng cứ đã tăng lên thành 33. Hai tác giả này đã đi đến hơn 40 quốc gia trên thế giới để báo cáo kết quả điều tra của họ, trong khi vẫn tiếp tục thu thập bằng chứng mới.

6. Tại Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, “Tô Gia Đồn” là một cụm từ ám chỉ việc thu hoạch nội tạng

Năm 1999, khi cuộc bức hại vừa bắt đầu, các học viên Pháp Luân Công phải trải qua một cuộc khám sức khỏe cơ bản như đo huyết áp và nhịp tim.

Tuy nhiên, những học viên bị giam ở các trại lao động sau tháng 9 năm 2000 lại bị đưa tới bệnh viện của trại lao động để khám toàn diện. Các học viên phải làm điện tâm đồ, khám vùng ngực, xét nghiệm máu, nước tiểu, và khám phụ khoa. Các bác sỹ còn kiểm tra nhóm máu của các học viên. Ngoài việc lấy máu cho các xét nghiệm nêu trên, bác sỹ còn lấy của học viên một lượng máu nhiều bất thường và trữ trong các ống thủy tinh.

Các bác sỹ nói chuyện với từng học viên. Họ đặc biệt quan tâm tới những học viên nào có nhóm máu hiếm và hỏi han rất kỹ lưỡng về lối sống, tình trạng sức khỏe của họ, họ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ khi nào và gia đình họ có bệnh di truyền gì không, v.v..

Vừa chuyện với các học viên, các bác sỹ vừa điền thông tin vào các phiếu khám. Mỗi học viên được đánh một số, và bác sỹ bảo họ nhớ số của mình để gọi họ bằng số chứ không phải bằng tên của họ. Những học viên có nhóm máu hiếm hơn được đánh dấu tam giác trước số của họ.

Lính canh Đại Ngọc Hồng từng nói với các học viên sau khi kiểm tra sức khỏe: “Tôi làm việc ở đây nhiều năm rồi nhưng chưa thấy ai phải tiến hành nhiều loại xét nghiệm như vậy. Họ mang đến thiết bị đắt tiền dành riêng cho các ông.”

Trong những năm sau năm 2000, nhiều học viên Pháp Luân Công bị bí mật đưa đi trong “các chiến dịch chuyển hóa.” Không ai trông thấy họ lần nào nữa. Hầu hết họ đều bị biệt giam sau khi từ chối “chuyển hóa.” Họ bị đưa đi vào buổi tối hoặc đêm trong các xe cảnh sát hoặc xe quân sự.

Hàng chục nhà báo và quan chức chính phủ đã tới một nhà giam mở tại trại lao động Mã Tam Gia vào tháng 7 năm 2001. Một phóng viên đã hỏi một học viên Pháp Luân Công bị giam ở đây: “Nếu không ‘chuyển hóa’ thì ông có được thả không?” Người học viên trả lời: “Tôi tin rằng một ngày nào đó công lý sẽ chiến thắng và tôi sẽ trở về nhà.”

Một lính canh nghe được câu trả lời của người học viên, đã nói với ông ấy ngay trước mặt quan khách: “Ông chết chắc rồi, cứ chờ đến lúc bị đưa đến Tô Gia Đồn đi!”

Khi đó, “bị đưa đến Tô Gia Đồn” trở thành khẩu hiệu của lính canh. Họ thường dùng cụm từ này để đe dọa các học viên. Trước khi nạn thu hoạch nội tạng bị phơi bày, các học viên đều bị lính canh dọa đưa đến Tô Gia Đồn vì đây là nơi tra tấn và tẩy não khủng khiếp hơn nữa. Không một ai thực sự hiểu điều các lính canh ám chỉ khi nói “Các người sẽ không bao giờ ra được khỏi đó.” Chỉ tới khi nguồn tin vỡ lở thì nhiều học viên mới hiểu ra.

7. Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh: 4.000 ca ghép gan trong một năm

Đối với mỗi bệnh viện, các phương tiện truyền thông Trung Quốc thường đưa tin rằng mỗi bệnh viện thực hiện hàng trăm ca ghép tạng mỗi năm, như vậy trong khoảng 10-20 năm phải có đến hàng ngàn ca. Ví dụ, Bệnh viện số 1 của Đại học Giao thông Tây An được báo cáo đã thực hiện được hơn 4.000 ca ghép thận trong 36 năm qua.

Song có khi, có những báo cáo đưa tin mỗi bệnh viện thực hiện được hàng ngàn ca cấy ghép mỗi năm. Trả lời phỏng vấn củaTuần báo Kinh tế Trung Quốc, ông Chu Kiệt, Giám đốc Điều hành của Trung tâm Cấy ghép của Đại học Bắc Kinh cho biết: “Hầu như tất cả nội tạng chúng tôi sử dụng trước năm 2010 là lấy từ các tù nhân. Ở bệnh viện của chúng tôi, chúng tôi từng tiến hành 4.000 ca ghép gan mỗi năm, và toàn bộ số tạng này là lấy từ các tử tù.”

Tuy nhiên, số tử tù là có hạn nên không thể cung cấp đủ nội tạng cho một bệnh viện nào đó. Nó dựa trên định nghĩa mở rộng về tử tù như các học viên Pháp Luân Công như đã thảo luận trong Chương 9.

8. Vương Lập Quân và “Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Tại chỗ”

Ngày 16 tháng 2 năm 2012, WOIPFG đã công bố một báo cáo, tiết lộ rằng cựu Giám đốc công an thành phố Trùng Khánh, Vương Lập Quân, đã tham gia vào các thí nghiệm liên quan đến việc khai thác nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công khi ông ta còn lãnh đạo “Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Tại chỗ” ở Sở Cảnh sát Thành phố Cẩm Châu.

WOIPFG cũng tiết lộ rằng Vương Lập Quân, khi đó là Cảnh sát trưởng thành phố Cẩm Châu kiêm Giám đốc “Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Tại chỗ,” đã được trao “Giải thưởng Cống hiến Đặc biệt của Quang Hoa” và được Quỹ Công nghệ Quang Hoa Trung Quốc thưởng cho khoản tiền hai triệu nhân dân tệ trích từ quỹ nghiên cứu vào ngày 17 tháng 9 năm 2006.

Vương cho biết: “Cả hai trang web mà chúng tôi đang có và thành tựu công nghệ mà chúng tôi đã đạt được là tinh hoa của hàng ngàn kết quả nghiên cứu tại chỗ của chúng tôi.”

Các ấn phẩm chính thức bằng tiếng Trung cho thấy những nghiên cứu của Vương Lập Quân tại “Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Tại chỗ” ở Cẩm Châu được xúc tiến nhằm tìm cách điều chế thuốc tiêm gây tử vong, nâng cao hiệu quả của nội tạng lấy được. Mục tiêu của Vương là để có được “nội tạng tươi hơn”. Trong thời gian này, có tin rằng Vương từng kêu gọi “tiêu diệt” các học viên Pháp Luân Công.

9. Bí mật đen tối của những cuộc triển lãm cơ thể người

Ngày 30 tháng 12 năm 2014, một cuộc triễn lãm cơ thể người nhựa hóa đã được tổ chức ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của công chúng trong lần tổ chức trước hồi năm 2007. Hiện vẫn chưa rõ ràng về nguồn gốc những thi thể này, nhưng hầu hết, nếu không nói là tất cả, đều là những gương mặt người Trung Quốc. Ở Trung Quốc, người ta không thích hiến tạng, chưa kể đến chuyện đồng ý cho trưng bày thi thể.

Nguồn gốc bí ẩn của các thi thể

Tương tự như các cuộc triển lãm “Thế giới cơ thể người”, “Cơ thể người”: Triển lãm này chủ yếu sử dụng những thi thể đã được nhựa hóa do Tùy Hồng Cẩm thuộc Đại học Y dược Đại Liên tiến hành. Từng là học trò của Gunther von Hagens, người phát minh ra kỹ thuật nhựa hóa, Tùy Hồng Cẩm đã tách riêng ra và bắt tay với Premier Exhibitions (một công ty chuyên tổ chức triển lãm lưu động có trụ sở tại Atlanta) để tổ chức triển lãm thi thể người tại nhiều quốc gia.

Cả Tùy và ông von Hagens, chủ sở hữu triển lãm “Thế giới cơ thể người”, đều không thể cung cấp tài liệu chứng minh các thi thể này là của những người tình nguyện hiến tặng. Một báo cáo từ NPR đã phát hiện ra chứng cứ văn bản từ lúc một người hiến tặng đã chết đến khi trở thành một cơ thể nhựa hóa là không rõ ràng. “Tiến sỹ von Hagens… nói rằng ông ta nhận chúng từ những nguồn đáng tin cậy, nhưng không có người ngoài cuộc nào xác nhận rằng đó không phải, trong trường hợp xấu nhất, là những người bất đồng chính kiến bị giết ở một nhà tù của Trung Quốc, rồi bị bán cho một trường y thông qua nhà môi giới thi thể, và sau đó trưng bày ra công chúng.”

Khi von Hagens mở rộng hoạt động kinh doanh sang Trung Quốc vào những năm 1990, ông ta đã gặp sự phản đối mạnh mẽ vì lý do văn hóa và pháp lý. Nhưng cuối cùng ông ta đã thành lập được công ty vào tháng 8 năm 1999 ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, sau khi được Bạc Hy Lai, khi đó là thị trưởng Đại Liên chấp thuận.

Theo von Hagens, khi ông ta khởi nghiệp với công ty Nhựa hóa von Hagens vào năm 1999, Tùy đã nói với ông ta rằng chỉ có thể dùng những thi thể vô danh. Tuy nhiên, theo “Quy định giải phẫu thi thể” do Bộ Y tế ban hành vào tháng 2 năm 1979, chỉ sau khi thi thể người không có thừa nhận trong ít nhất một tháng, thì nó mới được coi là “vô thừa nhận” và cho phép các trường y dùng cho nghiên cứu giải phẫu. Những thi thể này không phù hợp cho quy trình nhựa hóa vốn đòi hỏi phải sử dụng xác chết tươi mới, không có chất bảo quản do sự trao đổi chất lỏng.

Tuy nhiên, nhà máy nhựa hóa đã phát triển nhanh chóng. Với sự hỗ trợ của Đại học Y Đại Liên, Tùy Hồng Cẩm đã thành lập doanh nghiệp riêng vào tháng 6 năm 2002 trong khi đang làm quản lý cho công ty của von Hagens. Khi von Hagens phát hiện điều này, ông ta đã sa thải Tùy.

Công ty của Tùy mang tên Kỹ thuật Sinh học Đại Liên, sau đó đã hợp tác với Premier Exhibition của Hoa Kỳ và mở ra “Triển lãm cơ thể người” tại Hoa Kỳ vào năm 2005. Phát ngôn viên của “Triển lãm cơ thể người” cho biết những thi thể mà họ sử dụng đều là từ Trung Quốc, chứ không phải là của những người hiến tình nguyện, nhưng là những thi thể không có người thân nhận. Theo hệ thống chính trị ở Trung Quốc, nhiều người tin rằng họ là những phạm nhân hay tù nhân chính trị.

Một báo cáo của Thời báo New York nhận đinh: “Tại Trung Quốc, để xác định được ai kinh doanh thi thể người và nguồn gốc thi thể quả thực không dễ dàng. Các viện bảo tàng tổ chức triển lãm cơ thể người ở Trung Quốc nói họ đột nhiên ‘quên mất’ ai đã cung cấp thi thể, công an thì thường xuyên thay đổi câu chuyện về những việc họ đã làm với những thi thể đó, và thậm chí các trường đại học ban đầu xác nhận rồi lại bác bỏ sự tồn tại của những cuộc phẫu thuật bảo quản cơ thể người trong trường của họ.”

Tháng 5 năm 2008, một thỏa thuận với Bộ trưởng Tư pháp New York đã buộc Premier Exhibitions, đối tác triển lãm của Tùy, công bố thông báo miễn trừ trách nhiệm trên trang web của nó và tại phòng triển lãm, rằng nguồn gốc các thi thể của Công ty Sinh học Đại Liên là từ “Cục Công an Trung Quốc.”

Mối liên quan chặt chẽ với cuộc bức hại Pháp Luân Công

Một báo cáo của Tổ chức Thế giới chuyên Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) đã xác nhận rằng, thay vì sử dụng thi thể của “người hiến tự nguyện” hay “thi thể vô thừa nhận”, nhiều thi thể trong triển lãm là của những học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ giết hại.

Von Hagens từng phát biểu với các phóng viên rằng sở dĩ ông ta chọn phương án mở chi nhánh ở Đại Liên không chỉ vì giá nhân công rẻ, mà còn vì được các quan chức hỗ trợ tích cực và nguồn cung cấp thi thể dồi dào. Điều này rất trùng hợp với sự leo thang bức hại Pháp Luân Công do Giang Trạch Dân phát động vào tháng 7 năm 1999.

Do bản chất ôn hòa của Pháp Luân Công, Giang đã gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ đối với cuộc bức hại thậm chí ngay cả trong Bộ Chính trị. Để vận động cho chính sách bức hại, Giang đã đến thăm thành phố Đại Liên vào tháng 8 năm 1999, và bảo thị trưởng lúc bấy giờ là Bạc Hy Lai: “Hãy cứng rắn với Pháp Luân Công, rồi ông sẽ có một tương lai xán lạn.” Theo lệnh của Giang, Bạc đã chỉ đạo những cuộc bắt giữ các học viên, mở rộng các nhà tù, và chỉ thị cho công an: “Các người có thể ngược đãi các học viên Pháp Luân Công thế nào cũng được, kể cả là họ chết cũng được.”

Hai tháng sau, tháng 10 năm 1999, Bạc trở thành Tổng Bí thư của Đại Liên. Điều này đã kích thích ông ta nỗ lực tiêu diệt Pháp Luân Công hơn nữa. Từ giữa năm 2000 đến 2004, nhiều nhà tù và trại lao động đã được xây dựng hay cải tạo bằng nguồn tiền điều động từ Bắc Kinh. Trong số đó, Nhà tù Mã Tam Gia và Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia đã tiêu tốn khoảng 500 triệu nhân dân tệ. Chúng được dùng để giam giữ các học viên ở tỉnh Liêu Ninh và cả những tỉnh khác. Năm 2012, Bạc trở thành Chủ tịch tỉnh Liêu Ninh.

Trong khi đó, từ khi cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 1999, các học viên Pháp Luân Công đã đổ về Bắc Kinh để thỉnh nguyện lên lãnh đạo ĐCSTQ yêu cầu chấm dứt cuộc bức hại. Các nhà tù và trại lao động ở Bắc Kinh và những khu vực xung quanh đã quá tải. Những học viên từ chối tiết lộ danh tính vì sợ liên lụy đến gia đình đã nhanh chóng bị chuyển đến các nhà tù và trại lao động ở Đại Liên.

Tùy từng nói rằng một số “thi thể” là do Cục Công an cung cấp. Ông ta nói rằng nhờ sự hỗ trợ của các quan chức chính phủ mà ông ta đã xây được nhà máy nhựa hóa cơ thể người lớn nhất thế giới. Một quan chức của Phòng 610 ở Thiên Tân đã xác nhận rằng một số nội tạng và thi thể là của các học viên Pháp Luân Công.

Lợi nhuận khổng lồÔng Tùy, cựu giám đốc của công ty Nhựa hóa von Hagens, đã phát biểu với Quan điểm Đông phươngvào năm 2003 rằng: “Hagens không có dự định tổ chức triển lãm ở Trung Quốc vì ở đó không có lợi nhuận nhiều. Ông ta chỉ có ý định sản xuất [cơ thể nhựa hóa] ở Trung Quốc vì giá nhân công và nguyên liệu tại Trung Quốc thấp hơn nhiều.”

Theo chân von Hagens và Tùy, nhiều nhà máy nhựa hóa cơ thể đã được mở ra tại Đại Liên, khiến Trung Quốc trở thành nơi xuất khẩu thi thể số một thế giới. Theo Đài Á châu Tự do, một cơ thể nhựa hóa có thể được bán với giá một triệu đô la. Người ta ước tính rằng kể từ năm 2004, Tùy đã bán được gần 1.000 mẫu vật sang các nước khác.

Một báo cáo của Thời báo New York năm 2006 cho biết: “Thế giới cơ thể người” của von Hagens đã thu hút 20 triệu người trên toàn cầu và thu về hơn 200 triệu Đô la. Ít nhất 10 nhà máy cơ thể khác của Trung Quốc đã được mở ra để đáp ứng đơn đặt hàng triển lãm, chuyển các tử thi được bảo quản đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ.

Bí mật đen tối

Von Hagens thừa nhận rằng ban đầu ông ta gặp khó khăn khi trưng bày cơ thể nhựa hóa ở châu Âu, “… nơi mà ông ta bị gọi là Tiến sỹ Tử thần và Tiến sỹ Frankenstein. Báo chí châu Âu thậm chí còn so sánh ông ta với Josef Mengele, bác sỹ của trại tử thần Đức Quốc Xã.” Sau đó Von Hagens đã đến Trung Quốc, nơi ông ta làm việc với Tùy vì “nhân công rẻ, sinh viên giàu nhiệt huyết, ít hạn chế từ chính quyền và dễ dàng tiếp cận với các thi thể người Trung Quốc.”

Nhưng sự phát triển của ông ta ở Trung Quốc, vốn dựa trên những giới hạn pháp lý lỏng lẻo, biện pháp bảo vệ nhân quyền yếu kém, và cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công, đã tái định hình nên các doanh nghiệp triển lãm cơ thể người nhựa hóa. Với nỗ lực chung của Tùy và những kẻ tòng phạm khác, sự tàn bạo của chế độ chuyên chế đã được ngụy trang và chuyển thành một dạng thương mại sinh lời.

Tháng 2 năm 2008, Đại hội đồng California đã thông qua điều luật yêu cầu “Thế giới cơ thể người” cung cấp bằng chứng mỗi thi thể được hiến tặng phải có “biên bản đồng thuận.” Nữ ủy viên hội đồng Fiona Ma, người đề xuất điều luật, đã phát biểu với ABC’s 20/20 rằng: “Là một người gốc Hoa, tôi không tin lại có bất kỳ gia đình nào đồng ý để thân nhân của họ bị trưng bày như thế này.”

Theo thông tin có được từ Thời báo Đại Kỷ Nguyên, bà Cốc Khai Lai, vợ của Bạc Hy Lai, đã giữ vai trò chính trong việc biến các học viên Pháp Luân Công bị giam cầm thành những nạn nhân nhựa hóa. Cụ thể là bà Cốc đã tìm ra hai cách để sinh lời từ những học viên bị giam cầm, đó là bán nội tạng của họ cho các bệnh viện ở tỉnh Liêu Ninh cấy ghép, và bán thi thể cho các xưởng nhựa hóa.

Nhiều nghi ngờ rằng bà Cốc và phụ tá là Neil Heywood đã cung cấp thi thể các học viên Pháp Luân Công cho các nhà máy, biến họ thành người chuyên cung cấp tử thi người Trung Quốc tới các xưởng nhựa hóa ở Đại Liên. “Theo một nguồn tin ẩn danh, bà Cốc là kẻ cầm đầu trong việc quản lý tài chính, quảng cáo trực tuyến ở quốc nội và hải ngoại, và mở ra kênh xuất khẩu nội tạng và buôn bán thi thể người.”

Sau khi Heywood bị giết ở Trung Quốc vào năm 2011 thì đến tháng 8 năm 2012, bà Cốc đã bị kết tội giết ông ta và bị kết án tử hình treo. Năm 2013, Bạc Hy Lai bị kết án tù chung thân vì tội tham ô. Nhưng sự liên đới của họ với cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công vô tội, đặc biệt là tội ác thu hoạch nội tạng và nhựa hóa cơ thể người, vẫn đang bị che giấu.

10. Sự tham gia của Chu Vĩnh Khang

Chu Vĩnh Khang, cựu trùm an ninh Trung Quốc, đã bị bắt sáng sớm ngày 6 tháng 12 năm 2014. Ngay sau đó, Hoàng Khiết Phu đã xác nhận sự liên đới của Chu trong nạn thu hoạch nội tạng.

“Đã quá rõ ràng. Ai cũng biết con hổ lớn. Chu Vĩnh Khang chính là con hổ lớn ấy; Chu là bí thư chính trị và pháp luật của chúng tôi, ban đầu là ủy viên Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị. Ai cũng biết điều này… Cho nên nội tạng của tử tù bị xử tử là từ đâu, không lẽ còn chưa rõ ràng sao?” ông Hoàng trả lời phỏng vấn với Đài Truyền hình Phượng Hoàng hôm 15 tháng 3 năm 2015.

Như mọi khi, Hoàng Khiết Phu không cho biết thêm chi tiết nào nữa. “Nó [nguồn nội tạng] đã trở nên rất bẩn thỉu, đã trở nên đê tiện và không còn kiểm soát được nữa, nó đã trở thành một đề tài cực kỳ nhạy cảm, cực kỳ phức tạp, về cơ bản là một đề tài cấm”, ông nói với một phóng viên.

11. Sách và băng hình

Tháng 11 năm 2009, Seraphim Editions, một nhà xuất bản Canada đã công bố cuốn sách chỉnh lý mang tên Thu hoạch đẫm máu: Giết hại các học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng. Đây là phiên bản thứ ba của báo cáo điều tra của hai ông David Matas và David Kilgour. Hiện nay, phiên bản này đã có đến 52 bằng chứng khác nhau. Ông Kilgour có nêu rõ mặc dù nếu tách riêng từng bằng chứng thì không thể chứng minh được tội ác thu hoạch tạng sống, nhưng khi tập hợp toàn bộ các bằng chứng lại thì gần như không thể chối cãi được các cáo buộc về tội ác này.

Cuốn Tạng Nhà nước: Lạm dụng ghép tạng ở Trung Quốc do các chuyên gia y khoa từ bốn châu lục gồm châu Âu, châu Mỹ, châu Á và châu Úc đồng tác giả đã được xuất bản vào tháng 7 năm 2012. Cuốn sách này đưa ra quan điểm của giới y khoa về sự tham gia của ĐCSTQ vào tội ác do nhà nước hậu thuẫn này.

Ông Ethan Gutmann, nhà điều tra nhân quyền đồng thời là nhà phân tích Trung Quốc đạt giải, đã xuất bản cuốn sách mới mang tên Tàn sát: Giết người hàng loạt, thu hoạch nội tạng, và giải pháp bí mật của Trung Quốc đối với vấn đề bất đồng chính kiến vào tháng 8 năm 2014. Cuốn sách này khắc họa câu chuyện nội bộ về ngành kinh doanh ghép tạng của Trung Quốc và sự liên đới của nó với các trại giam và nơi giết hại những người bất đồng chính kiến, đặc biệt là những người theo Pháp Luân Công.

Thu hoạch đẫm máu: Trung Quốc buôn lậu nội tạng, một bộ phim tài liệu điều tra về ngành công nghiệp thu hoạch nội tạng phi pháp ở Trung Quốc, đã được trao giải Peabody vào tháng 5 năm 2015. Đây là bộ phim tài liệu dựng lại quá trình điều tra của hai ứng cử viên Giải Nobel Hòa bình David Matas và David Kilgour về tội ác thu hoạch nội tạng phi pháp ở Trung Quốc, đặc biệt là từ các tù nhân lương tâm là học viên Pháp Luân Công. Sau khi bộ phim này được công chiếu trên đài truyền hình quốc gia Úc, nhiều người đã quan ngại và lên tiếng lên án tội ác thu hoạch nội tạng.

XII. Phản ứng của Chính quyền Trung Cộng trước cáo buộc thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công

1. Vỏ bọc Tô Gia Đồn

Ba người có thông tin nội bộ đã đưa ra lời cáo buộc về nạn thu hoạch nội tạng sống vào tháng 3 năm 2006. Một người là nhà báo kỳ cựu người Trung Quốc tại Nhật Bản có bút danh là “Peter”; một người nữa là một phụ nữ có bút danh là “Annie”, có chồng cũ từng tham gia mổ lấy giác mạc từ các học viên Pháp Luân Công; và người thứ ba là một cựu bác sỹ quân y giấu tên ở Khu Chỉ huy Quân sự Thẩm Dương. Peter và Annie đã xuất hiện công khai trong một buổi mít-tinh ở thủ đô Washington vào tháng 4 năm 2006. Họ cáo buộc những tội ác của Bệnh viện Huyết khối tỉnh Liêu Ninh – một bệnh viện kết hợp giữa Trung Y và Tây Y ở quận Tô Gia Đồn, thành phố Thẩm Dương.

Ngày 28 tháng 3 năm 2006, Tần Cương, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, lần đầu tiên phủ nhận những cáo buộc này – khoảng 20 ngày sau khi các cáo buộc được đưa ra – và mời các phóng viên đến điều tra. Tuy nhiên, không có bản sao của tuyên bố này trên trang chủ của Bộ Ngoại giao. Ngày 14 tháng 4, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố Thẩm Dương, cùng nhiều quan chức thành phố đến thăm Bệnh viện Huyết khối Trung Y và Tây Y kết hợp trong một giờ. Người phát ngôn của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc sau đó đã tuyên bố rằng các đại diện của Hoa Kỳ “không tìm thấy chứng cứ nào cho thấy bệnh viện này được sử dụng vào mục đích khác ngoài chức năng của một bệnh viện công bình thường”. Tuy nhiên, tuyên bố này đã không gỡ bỏ được sự nghi ngờ rộng khắp về việc ĐCSTQ đã di dời các tù nhân trong ba tuần sau khi tội ác này bị phơi bày ra dư luận và đã tiến hành biện pháp che giấu.

Tô Gia Đồn từng là một vị trí quân sự quan trọng. Trong những năm 1930-1940, những kho vũ khí lớn nhất của đội quân Quan Đông Nhật Bản đều đặt ở đây, và ở đây còn có một hệ thống công sự phòng ngự tinh vi dưới lòng đất. Tăng Khắc Lấm, trước đây là chỉ huy Khu quân sự số 16 thuộc Bát Lộ Quân (tiền thân của quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc), nhớ lại rằng trong một lần mở cửa các nhà kho ở Tô Gia Đồn, họ đã tìm thấy đủ vũ khí trang bị cho đội quân hàng trăm ngàn lính. Trong một hệ thống ngầm ở quận Tô Gia Đồn đã phát hiện những đường hầm rộng 7 feet (2.13 mét), cao 6 feet (1.82 mét), với tổng chiều dài là 1¼ dặm (1.64 kilomét). Nếu chỉ thăm các tòa nhà trên mặt đất thì không thể bác bỏ được sự tồn tại của nhiều đường hầm dưới mặt đất. Điều mà thế giới bên ngoài quan tâm không phải là chuyến viếng thăm ba tuần lễ sau đó. Họ muốn biết ĐCSTQ đã làm những gì trong ba tuần đó, cũng như những gì đã xảy ra trước khi có các cáo buộc công khai đối với bệnh viện này.

Những cáo buộc về Tô Gia Đồn đã vén bức màn thu hoạch nội tạng sống

Thông thường người tố giác không nhất định phải là người phá án. Nếu đòi hỏi phóng viên phải đưa ra đầy đủ chứng cứ và giải quyết vụ việc thì chẳng khác nào bảo cỗ xe đi kéo con ngựa. Các cáo buộc Tô Gia Đồn mới chỉ là bước khởi đầu được ba người có thông tin nội bộ hỗ trợ. Điều quan trọng không nằm ở việc những gì họ miêu tả có chính xác tuyệt đối hay không mà là khả năng thực sự xảy ra nạn thu hoạch nội tạng sống. Chẳng hạn, một người đi ngang qua khi đang xảy ra một vụ giết người. Lúc đó, anh ta đang đứng từ xa và không thể nhìn rõ mọi thứ. Dựa vào những gì nhìn thấy, anh ấy tin rằng đã xảy ra một vụ giết người, thế nên anh đến trình báo vụ việc với chính quyền, từ đó tiến hành một cuộc điều tra toàn diện đối với một tổ chức tội phạm. Liệu người đó có thể miêu tả chính xác 100% các tình tiết phạm tội? Liệu anh ấy có thể biết có bao nhiêu kẻ tham gia, bao nhiêu người bị sát hại, và loại vũ khí nào được sử dụng. Dù anh ấy không thể thấy hết mọi việc nhưng anh ấy vẫn đáng được ghi nhận vì đã tố giác vụ án đó.

Các cáo buộc đối với Tô Gia Đồn đã vén mở bức màn che giấu hoạt động man rợ này. Mọi người đã bắt đầu chú ý đến việc hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công bị giam bất hợp pháp tại hàng trăm trại lao động và trại tập trung quy mô lớn. Điều gì đã xảy ra với họ? Loạt báo cáo này nhắm vào sự gia tăng đột ngột về nguồn cung tạng cho thị trường ghép tạng Trung Quốc trong giai đoạn 2003-2006. Mục đích là nhằm tìm ra nguồn gốc của những nội tạng đó. Các số liệu thống kê hỗ trợ các cáo buộc cho thấy nạn thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống đã thực sự xảy ra.

Ngày 4 tháng 4 năm 2006, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp và trang Minh Huệ đã công bố thông tin về việc thành lập Liên minh Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc (CIPFG). Nhiều chính phủ, tổ chức phi chính phủ, truyền thông và các cá nhân đã được mời tiến hành điều tra độc lập, tại chỗ để thu thập chứng cứ ở Trung Quốc – mà không bị can thiệp – để có thể điều tra toàn diện những sự thực xung quanh việc ĐCSTQ giam giữ các học viên Pháp Luân Công ở nhiều trại lao động và trại tập trung bí mật để duy trì bức hại.

2. Nhiều nhà điều tra độc lập bị từ chối cấp thị thực

Đáp lại lời mời của Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nhiều nhà báo từ các cơ quan truyền thông nước ngoài đã bắt đầu đến Trung Quốc điều tra.

Sáng ngày 19 tháng 4 năm 2006, Hứa Lâm, một nhà báo kỳ cựu phụ trách mục Tin Trung Quốc của Đài Phát thanh Hy Vọng, đã đến lãnh sự quán xin thị thực vào điều tra ở Trung Quốc. Nhưng cô đã bị từ chối cấp thị thực. Ngày tiếp theo, Chu Lôi, tổng biên tập Thời báo Đại Kỷ Nguyên, đến đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin (Đức) xin thị thực nhưng cũng bị từ chối.

Ngày 2 tháng 5 năm 2006, Trương Phân, Giám đốc chi nhánh San Francisco của Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV), đã nộp đơn xin nhập cảnh vào Trung Quốc và cũng bị từ chối.

Tháng 6 năm 2006, hai ông David Kilgour và David Matas đã xin thị thực vào Trung Quốc để điều tra. Hồ sơ của họ cũng bị từ chối.

3. Phủ nhận tính xác thực của mọi chứng cứ thu được bấy lâu nay

Đáp lại các cáo buộc thu hoạch nội tạng sống, ĐCSTQ đã không cho tiến hành bất cứ cuộc điều tra nào từ bên ngoài và thẳng thừng phủ nhận mọi cáo buộc.

Cuốn sách Thu hoạch đẫm máu (Bloody Harvest) của Kilgour và Matas cung cấp nhiều chứng cứ vững chắc, bao gồm lời thoại các cuộc điện thoại, trong đó các bác sỹ của nhiều bệnh viện Trung Quốc xác nhận thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công. Sau một thời gian im lặng, ĐCSTQ đã phủ nhận các cáo buộc này trong một chương trình mang tên “Điều tra cuộc điều tra của hai ông David” trên Đài truyền hình Phượng Hoàng, một cơ quan truyền thông tuyên truyền cho ĐCSTQ. Trong đoạn phim đó, các bác sỹ được đề cập trong cuốn Thu hoạch đẫm máu (Bloody Harvest) đã đưa ra các tuyên bố của họ. Ngoài việc họ đưa ra những phát biểu mâu thuẫn, điều này hóa ra lại củng cố các chứng cứ trong sách. Sau đây là hai ví dụ như vậy.

Số liệu của Thạch Bỉnh Nghị

Cuốn Thu hoạch đẫm máu (Bloody Harvest) có đề cập đến một số thông tin do Thạch Bỉnh Nghị cung cấp, ông ta là giám đốc Trung tâm Cấy ghép Nội tạng của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Bài báo có tựa đề “Dỡ bỏ rào cản trong việc cấy ghép nội tạng” được đăng trên báo Kiện Khang [một tờ báo về sức khỏe] vào ngày 2 tháng 3 năm 2006, đưa ra ước tính của Thạch rằng tổng cộng Trung Quốc có 90.000 ca cấy ghép [năm 2005]. Ông được yêu cầu phải phủ nhận ước tính này trên kênh Phượng Hoàng, và đã phát biểu: “Tôi không nói vậy. Vì sao? Vì trong đầu tôi không hề có con số đó.” Được biết là báoKiện Khang là cơ quan ngôn luận có tổ chức, có thẩm quyền của Bộ y tế Trung Quốc. Nếu ông Thạch không đưa ra con số 90.000 ca cấy ghép tính đến năm 2005, thì thay vì phủ nhận ông Kilgour và ông Matas, đáng lẽ ông Thạch cần phải phản biện với báo Kiện Khang. Trên thực tế, ông Thạch biết con số đó đã tăng lên nên đã tích cực nhận lời phỏng vấn với truyền thông. Trong báo cáo này, chúng tôi cũng trích dẫn các con số ông Thạch đưa ra khi phỏng vấn với Thời báo Khoa học cũng như Tân Hoa Xã (Xinhuanet.com).

Điều tra qua điện thoại với ông Lô Quốc Bình của Bệnh viện Dân tộc Thành phố Nam Ninh thuộc Khu tự trị Quảng Tây

Trong các đoạn thoại của các cuộc điện thoại công bố trong cuốn Thu hoạch đẫm máu (Bloody Harvest), có một đoạn hội thoại với ông Lô Quốc Bình, một bác sỹ công tác tại Bệnh viện Dân tộc Thành phố Nam Ninh, người đã khẳng định việc dùng nội tạng của các học viên Pháp Luân Công (xem Chương XI). Trong chương trình của Đài truyền hình Phượng Hoàng, ông Lô được yêu cầu phủ nhận những gì ông đã nói. Tuy nhiên, ngay lúc đầu ông Lô đã thừa nhận ông chính là người trả lời điện thoại vào ngày 22 tháng 5 năm 2006. Hai ông Kilgour và Matas đã đối chiếu bằng chứng này với bản ghi âm gốc. Trước đó, sự hoài nghi lớn nhất của mọi người là liệu có phải bác sỹ Lô chính là người trả lời ở đầu dây bên kia không. Giờ danh tính của ông Lô đã được chính quyền Trung Quốc xác thực.

Sau đó, một bản tin của Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) đã trích dẫn đoạn tuyên bố của ông Lô trên Đài truyền hình Phượng Hoàng. Khán giả có thể so sánh giọng nói trên Đài truyền hình Phượng Hoàng với giọng nói trong đoạn điện đàm gốc của nhà điều tra (xem Chương XI để có đường dẫn đến băng ghi âm); cả hai đều có cùng giọng địa phương khó mà làm giả được bằng công nghệ máy tính hiện nay.

4. Đột ngột hối thúc việc kiểm tra toàn diện thị trường nội tạng

Sau tháng 3 năm 2006, ĐCSTQ đã tiến hành kiểm tra thị trường ghép tạng của Trung Quốc. Họ ban hành một quy chế thẩm định, giảm số bệnh viện ghép tạng từ hơn 600 xuống còn 164. Quy chế tạm thời về ghép tạng ở người có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006. Ngày 1 tháng 5 năm 2007 đã có Quy chế [chính thức] về Cấy ghép Nội tạng.

Cộng đồng quốc tế đã hoan nghênh các quy chế quy định và công tác quản lý thị trường nội tạng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, việc đưa ra các quy chế này không thể phủ nhận những tội ác đã phạm trong nhiều năm trước. Chỉ đơn giản là xóa sạch [tội ác của] giai đoạn trước bằng việc gọi thời kỳ đó là “hỗn loạn”, và tán tụng các quy chế mới, như thế chẳng khác nào là bao biện cho một tội ác.

Cũng vào thời gian đó, ĐCSTQ đã đóng cửa các trang web của một số bệnh viện ghép tạng và các tổ chức liên quan. Trang web của Hiệp hội Cấy ghép Nội tạng Trung Quốc có liên kết với Hiệp hội Y khoa Trung Quốc, cũng là một trang web đã biến mất. Nó ngừng hoạt động vào tháng 3 năm 2006 và đến tháng 11 năm 2009 vẫn chưa truy cập được. Ngoài ra, các bệnh viện lớn đã dỡ bỏ tuyên bố về thời gian chờ tạng cực ngắn (chỉ từ một đến hai tuần) từng đăng trên các trang web của họ. Còn ĐCSTQ thì hủy các chuyến du lịch ghép tạng cho bệnh nhân nước ngoài.

Chúng tôi không thể không thắc mắc mục đích của việc dỡ bỏ hay thay đổi nội dung của các trang web này là gì? Họ đang che giấu điều gì?

Ghi chú: Nhiều dữ liệu và thông tin liên quan trích dẫn trong báo cáo này được lấy từ kho lưu trữ thông tin trên mạng Internet có địa chỉ: www.archive.org , là những bằng chứng mà ĐCSTQ không có quyền xóa hay sửa đổi.

5. Sử dụng nội tạng của tử tù: từ trắng trợn phủ nhận đến chính thức thừa nhận

ĐCSTQ đã rất rõ ràng và nhất quán khi phủ nhận việc sử dụng nội tạng của các tử tù. Tháng 3 năm 2006, Tần Cương, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng các báo cáo về việc lấy nội tạng từ các tử tù ở Trung Quốc là hoàn toàn sai sự thật và được thêu dệt nhằm đánh lừa dư luận.

Ngày 10 tháng 4 năm 2006, Mao Quần An, người phát ngôn của Bộ Y tế, đã phủ nhận các báo cáo của truyền thông nước ngoài về việc Trung Quốc tùy tiện lấy nội tạng từ các tử tù. Ông Mao tuyên bố rằng nguồn cung tạng chủ yếu ở Trung Quốc là những người tình nguyện hiến tạng khi lâm chung.

Ngày 10 tháng 10 năm 2006, để đáp lại bài báo “Buôn bán nội tạng ‘khởi sắc’ ở Trung Quốc” của phóng viên BBC, Rupert Wingfield-Hayes. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Tần Cương cho hay: “Một số kênh truyền thông nước ngoài đã ngụy tạo tin tức khi đưa tin về các ca ghép tạng ở Trung Quốc nhằm công kích hệ thống luật pháp của Trung Quốc.”

Tuy nhiên, ngày 26 tháng 8 năm 2009, Trung Hoa Nhật báo (China Daily), một tờ báo tiếng Anh chính thức của Trung Quốc, lần đầu tiên chính thức thừa nhận rằng tử tù hiện cung cấp tạng cho 2/3 tổng số ca ghép tạng. Công bố này được cộng đồng quốc tế coi là con số chính thức do chính phủ Trung Quốc công nhận.

Song, ĐCSTQ lại chuyển từ phủ nhận sạch trơn việc sử dụng nội tạng của tử tù trên diện rộng sang chính thức thừa nhận khi họ đứng trước các cáo buộc nghiêm trọng về việc thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống. Làm sao đến giờ người ta lại có thể tin sự phủ nhận của ĐCSTQ đối với những cáo buộc này khi trước đây họ đã liên tục phủ nhận việc sử dụng nội tạng của các tử tù?

Thừa nhận việc sử dụng rộng rãi nội tạng của tử tù và phủ nhận các cáo buộc về nạn thu hoạch tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống, trong khi kiên quyết phản đối bất cứ cuộc điều tra độc lập nào về những cáo buộc này là lập trường hiện nay của ĐCSTQ. Chiến dịch thái quá của ĐCSTQ nhằm cải cách quy trình mua bán nội tạng từ các tử tù và phản ứng quá mẫn cảm trước các cáo buộc về việc thu hoạch nội tạng sống càng làm tăng nghi ngờ về một sự che giấu có hệ thống.

6. Thêm một đợt ghép tạng cao điểm nữa?

Việc thiết lập hệ thống phân phối nội tạng trên khắp Trung Quốc, rồi pháp chế cho phép lấy nội tạng từ các bệnh nhân chết não, nâng cao nhận thức về việc tình nguyện hiến nội tạng, và khuyến khích người nhà hiến tạng có thể còn khiến thị trường nội tạng Trung Quốc phát triển vượt qua cả giai đoạn 2003-2006. Vì Trung Quốc hiện có tới 1,5 triệu bệnh nhân đang chờ nội tạng, việc ghép tạng sẽ tiếp tục là vấn đề hàng đầu. Người ta kỳ vọng các chuyên gia và nhà nghiên cứu sẽ cùng tham gia với nỗ lực của giới truyền thông trong việc phổ biến và tán dương các quy chế mới. Những nỗ lực của ĐCSTQ liệu có thể che giấu tội ác giết các học viên Pháp Luân Công để lấy tạng? Liệu người ta có thể quên đi tội ác này?

Trong quá trình biên soạn báo cáo này, các tác giả đã nhận thức được rằng ĐCSTQ có thể sẽ công bố những dữ liệu được kiểm soát chặt chẽ để biện hộ cho sự tăng vọt của thị trường nội tạng của Trung Quốc trong giai đoạn 2003-2006. Dù vậy, vì trước hết, ĐCSTQ là kẻ cầm đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công với quy mô và mức độ tàn bạo chưa từng có – đã làm dấy lên các cáo buộc về nạn thu hoạch nội tạng sống, do đó bất kỳ hành động nào khác của ĐCSTQ đều chỉ làm giảm uy tín của nó trong mắt người dân Trung Quốc cũng như thế giới, cuối cùng sẽ đẩy nhanh sự sụp đổ của nó.

Chương XIII: Bằng chứng chứng tỏ tội ác vẫn tồn tại sau năm 2007

Sau khi tội ác thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công đang sống bị phơi bày ra quốc tế vào tháng 3 năm 2006, ĐCSTQ đã tìm mọi cách để phủ nhận hay che đậy nó. Lập trường chính thức của đảng là chỉ sử dụng nội tạng của tử tù. Mặt khác, nhiều nguồn thông tin cho thấy tội ác phổ biến này vẫn đang tồn tại.

1. Lấy mẫu máu của học viên Pháp Luân Công trên toàn quốc

Lấy mẫu máu là một bước quan trọng để xét nghiệm tìm nhóm máu và mô phù hợp. Trước khi nạn thu hoạch tạng bị phơi bày vào năm 2006, việc lấy mẫu máu của học viên Pháp Luân Công đã tồn tại trong các nhà tù, trại lao động cưỡng bức, trại tạm giam, trung tâm tẩy não trên khắp cả nước. Chẳng hạn, Bệnh viện Nữ khoa Vũ Hán lấy mẫu máu từ tất cả học viên Pháp Luân Công bị tạm giam trong mùa hè năm 2002, thậm chí còn tuyên bố rằng máu của học viên là tốt nhất.

Tin tức từ Minh Huệ cho hay sau năm 2006, việc lấy mẫu và xét nghiệm máu của những học viên bị tạm giam vẫn tiếp diễn. Ngoài ra, việc lấy mẫu máu nhắm thẳng vào học viên Pháp Luân Công chứ không phải những đối tượng tạm giam khác.

Những trường hợp lấy mẫu máu tại trại lao động, trại tạm giam và trung tâm tẩy não

Trình Bích, nữ học viên Pháp Luân Công người thành phố Đức Châu, tỉnh Sơn Đông đã bị bắt vào ngày 14 tháng 9 năm 2007. Các nhà chức trách đã chuyển cô tới Trại Lao động Cưỡng bức Nữ số 1 ở Tế Nam ngày 9 tháng 9 năm 2007. Sau khi chụp ảnh, chụp X-quang và lấy máu xét nghiệm tại bệnh viện của trại lao động cưỡng bức, cô đã bị giam vào Đội số 1.

Mã Ngân Phượng, một nhân viên xe buýt đường dài từ quận Thiên Tây, tỉnh Hà Bắc, bị bắt tại nơi làm việc vào ngày 12 tháng 5 năm 2010. Trịnh Viên, bác sỹ của Trại giam Thiên Tây, cùng một nhân viên khác đã cùm tay, xích chân cô lại, trùm đầu cô bằng một chiếc túi vải và đưa cô đến Bệnh viện Thiên Tây để lấy máu, siêu âm màu Doppler, đo huyết áp và làm điện tâm đồ. Trong suốt quá trình này, gông cùm trên tay, chân cũng như cái túi vải trên đầu cô không hề được bỏ ra.

Hàng chục học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ phi pháp vào cuối năm 2011 bị chuyển đến Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Đại Hưng ở Bắc Kinh. Lính canh đã trộn thức ăn của họ với thuốc và lấy máu của họ hàng tháng. Trong số những học viên này, có 25 người không phải là cư dân đăng ký hộ khẩu ở Bắc Kinh. Sau đó, họ bị chuyển đến Trại Lao động Cưỡng bức Đồ Mục Cát ở Nội Mông Cổ. Tại đây, họ bị sốc điện, bị đánh bằng dùi cui điện và tháng nào cũng bị lấy mẫu máu.

Năm 2011, các viên chức của Trại Lao động Tiền Tiến thường xuyên cưỡng chế lấy mẫu máu của các học viên Pháp Luân Công. Khi học viên Tả Tiên Phượng từ chối, bác sỹ Vương Trung Lương quát cô: “Chúng tôi có nhiều cách để xử lý những người như cô đấy. Với bao nhiêu lính canh ở đây, tôi dám chắc là chúng tôi thế nào cũng lấy được máu của cô thôi!”

Chu Khởi, học viên ở quận Hy Thủy, tỉnh Hồ Bắc, bị bắt giữ vào tháng 8 năm 2012 và bị giam tại trại tạm giam Hy Thủy số 2. Trong khi bị thẩm vấn, các viên chức ở đây đã trói tay chân cô vào một chiếc ghế sắt, tra tấn cô, và lấy mẫu máu của cô. Cô còn bị cấm gặp thân nhân nữa.

Triển Đình Lễ ở thành phố Bạch Ngân, tỉnh Cam Túc, bị bắt giữ hai lần vào tháng 5 năm 2012. Các viên chức ở đây đã lấy dấu vân tay, mẫu tóc và máu của cô.

Cảnh sát thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên, đã bắt giữ học viên Đường Thúc Liên vào tháng 8 năm 2012. Họ giam giữ cô ở trại tạm giam tại địa phương tới 35 ngày. Ở đây, cô đã bị cưỡng chế lấy mẫu máu và còn phải trả 2.000 tệ tiền phạt.

Nằm ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung tâm Tẩy não Tân Tân do Phòng 610 Tứ Xuyên và Phòng 610 Thành Đô cùng lập ra. Một lần, một học viên bị cưỡng chế khám sức khỏe toàn diện tại Bệnh viện Hoa Kiều của trung tâm này, cô hỏi có phải xét nghiệm máu và điện tâm đồ là để phục vụ việc thu hoạch nội tạng không, một bác sỹ đã trả lời: “Nếu tạng của cô mà phù hợp thì cô nên lấy làm vinh hạnh.”

Bà Lưu Lan Anh, một học viên ở thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc, bị bắt vào tháng 8 năm 2015 và bị ép lấy mẫu máu. Khi bà hỏi tại sao thì cảnh sát không trả lời. Ngược lại, bốn, năm cảnh sát còn đè bà xuống sàn để lấy mẫu máu. Bà Lưu đã bị ngất trong khi bị lấy máu, nhưng vẫn bị bỏ mặc ở đó. Khi được đưa đến bệnh viện thì đã quá muộn, bà qua đời ở tuổi 66.

Cưỡng chế lấy mẫu máu trong tù

Nhà tù số 2 ở tỉnh Vân Nam thường lấy mẫu máu của các học viên Pháp Luân Công định kỳ hàng tuần hay hàng tháng. Bà Lý Huệ Bình, một giáo viên về hưu ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, bị bức hại nghiêm trọng và bị ép lấy mẫu máu sau khi bị chuyển đến Khu 6 của nhà tù này vào tháng 8 năm 2010. Ngoài ra, bà còn bị ép tiêm một loại thuốc không rõ tên trong thời gian lâu, khiến hệ thần kinh của bà bị tàn phế, hệ quả là bà bị mất trí nhớ.

Bệnh viện Nữ Hắc Long Giang lấy mẫu máu của các học viên Pháp Luân Công mỗi năm một lần. Các cuộc kiểm tra sức khỏe này còn bao gồm cả kiểm tra chức năng gan và tim. Nếu học viên nào kháng cự, các cán bộ sẽ bảo lính canh và tù nhân khiêng họ tới phòng khám. Thậm chí đến năm 2006, khi nạn thu hoạch nội tạng đã được phơi bày ở nước ngoài, song các học viên ở nhà tù này vẫn bị ép lấy mẫu máu.

Ở Nhà tù Nữ Hà Bắc, xét nghiệm máu được tiến hành hàng năm đối với tất cả các học viên bị giam tại đây. Năm 2012, cô Thượng Thế Doanh, một học viên ở thành phố Thạch Gia Trang, đã khước từ yêu cầu này và thẳng thắn hỏi về nạn thu hoạch nội tạng. Lính canh lập tức ra lệnh cho khoảng 10 tù nhân đánh đập cô.

Hàng trăm học viên Pháp Luân Công bị giam tại Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh đều bị lấy mẫu máu.

Dù không đau ốm gì, học viên Trần Nhị Khải ở quận Dậu Dương vẫn bị đưa đến Bệnh viện Vĩnh Xuyên, bệnh viện của nhà tù ở Trọng Khánh. Anh bị trói chân tay vào một chiếc giường. Anh bị bốn tù nhân khác giữ để một cảnh sát sốc điện, gây mê, rồi lấy mẫu máu. Sau đó, anh Trần bị rơi vào tình trạng hôn mê.

Từ giữa năm 2011 đến tháng 3 năm 2012, Nhà tù Nữ Trọng Khánh lấy máu của các học viên tới ba lần. Khi Nhà tù Đề Lam Kiều làm xét nghiệm cho tất cả các học viên bị giam tại đây, nó còn làm điện tâm đồ, xét nghiệm máu và chụp X-quang.

Lấy mẫu máu ngay tại nhà các học viên

Việc lấy mẫu máu, dấu vân tay, và chữ ký được tiến hành ngay ở nhà các học viên ở thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh từ tháng 7 năm 2014. Khi học viên Lưu Á Nhàn thắc mắc thì cảnh sát Vương Tân (Số thẻ nghiệp vụ là 651538) cho biết đó là lệnh của cấp trên.

Cảnh sát và cán bộ Phòng 610 đưa học viên Ngô Thư Nguyên ở thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô đến bệnh viện vào tháng 3 năm 2014. Sau khi bị lấy mẫu máu, đo nhiệt độ, và chụp X-quang ngực, anh bị giam giữ ở một trại tạm giam. Khi anh Ngô hỏi lý do vì sao anh bị giam lâu đến vậy thì một cán bộ trả lời: “Tất cả những học viên từ chối từ bỏ tín ngưỡng đều trở thành nạn nhân của nạn thu hoạch nội tạng – trừ phi gia đình anh trả 50.000 tệ thì mới chuộc anh ra được!”

Ở tỉnh Giang Tô và Sơn Đông cũng xảy ra những tình huống tương tự. Khi Hầu Tuyết Linh, người ở thành phố Lai Châu, tỉnh Sơn Đông bị bắt và bị tống vào Trung tâm Tẩy não Điếm Tử, người của Phòng 610 Lai Châu có tên Trình Giang Đào nói với cô: “Tôi thấy tờ áp phích của học viên Pháp Luân Công các chị nói về nạn thu hoạch nội tạng. Thực ra, nó cũng xảy ra ở Lai Châu đấy. Chị còn trẻ và hai thận của chị còn rất tốt. Hay là chúng tôi đưa chị vào tù ở Tế Nam nhé, ở đó có nhu cầu lấy thận nhiều hơn đấy.”

Ngân hàng dữ liệu DNA của các học viên Pháp Luân Công

Mùa đông năm 2002, những học viên bị giam tại Trại Lao động Nữ số 2 ở Sơn Đông (còn gọi là Trại Lao động Vương Thôn) đều được gọi ra. Sau khi xác minh được danh tính của từng học viên, họ được đánh số, lấy dấu vân tay, và chụp ảnh. Khi các học viên thắc mắc về thủ tục này, cán bộ ở đây nói đó là để lập cơ sở dữ liệu các học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Sơn Đông.

Cảnh sát Quý Châu, năm 2014, còn nói thẳng với các học viên là họ thu thập mẫu máu để lập ngân hàng dữ liệu DNA của học viên Pháp Luân Công ở tỉnh. Với công nghệ hiện nay, cảnh sát và các bệnh viện trên toàn Trung Quốc có thể dễ dàng chia sẻ những thông tin thu thập được để phục vụ việc tìm nội tạng phù hợp theo nhu cầu.

2. Xoay chuyển tình thế – tìm được tạng phù hợp chỉ trong một thời gian cực ngắn

Tiền lệ chưa từng có về việc hiến giác mạc

Theo báo cáo trên trang A10 của Bản tin buổi tối Tề Lỗ ngày 5 tháng 4 năm 2007, một thanh niên bệnh nặng muốn hiến giác mạc. Nhà báo đã liên hệ với các bệnh viện và các cơ sở y tế lớn ở tỉnh Sơn Đông, song không có ai biết gì về quy trình này. Một người đầu mối ở Bệnh viện Trung tâm Tế Nam cho biết anh không biết phải làm sao vì trước nay chưa có tiền lệ hiến giác mạc.

Sự thực này càng chứng tỏ thực tế rằng việc tự nguyện hiến tạng thực ra không tồn tại ở Trung Quốc.

5 ca ghép tạng sống tiến hành chỉ trong 17 giờ

Theo một bản tin ngày 6 tháng 3 năm 2014, 16 bác sỹ ở Bệnh viện Đa khoa Phúc Châu của Quân khu Nam Kinh đã hoàn thành 5 ca ghép tạng chỉ trong vòng 17 giờ đồng hồ. Năm người được báo cáo là bị chết gần như cùng giờ, cùng ngày khi hoàn tất việc tìm tạng phù hợp. Điều đó cho thấy lệnh hành quyết các tù nhân đã được thực hiện trước khi bệnh viện quân y này tiến hành 5 cuộc phẫu thuật nói trên.

Điều kỳ diệu xảy ra trong vòng 12 giờ

Trần Thiệu Dương là Phó khoa Gây mê ở Bệnh viện Tây Kinh của Đại học Quân Y số 4. Vào tháng 3 năm 2012, một hôm sau khi làm việc 8 tiếng liền, ông ngã xuống sàn. Hôm sau, ông được chẩn đoán là bị ung thư gan giai đoạn cuối. Trong vòng 12 giờ đồng hồ, ông đã được lên lịch phẫu thuật ghép gan. Bản tin không hề nhắc đến việc làm sao tìm được lá gan phù hợp chỉ trong một thời gian ngắn đến vậy.

Tìm được gan phù hợp chỉ trong hai ngày

Theo một bản tin trên Kênh Khoa học của CCTV (Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc) ngày 8 tháng 1 năm 2008, cô Kim, một phụ nữ đang mang thai đến từ Thượng Hải, bị suy gan do quá trình thai nghén. Các bác sỹ quyết định cho đứa trẻ ra trước bằng phương pháp sinh mổ. Hôm sau, người mẹ rơi vào tình trạng hôn mê, hai hôm sau thì bị suy thận. Đến ngày thứ tư, các bác sỹ quyết định cô Kim cần phải ghép gan, và ca phẫu thuật đã được hoàn tất vào ngày thứ sáu.

Khả năng xoay chuyển tình thế trong một thời gian ngắn như vậy không chỉ có ở các thành phố lớn. Khi ông Vương Tăng Vinh ở quận Quảng Lăng, tỉnh Sơn Tây cần ghép tim, một bệnh viện ở Bắc Kinh đã tìm được tim phù hợp của một người tầm 30 tuổi chỉ trong vòng 3 ngày. Ông Vương, khi đó đã gần 60 tuổi, đã được ghép tim. Sự việc này được Báo Tam Tấn đô thị đưa tin vào ngày 18 tháng 8 năm 2011.

Chương XIV: Bạn có thể giúp đỡ như thế nào?“Trời ơi! Tôi không thể tin đó là sự thật!” Bạn có thể thốt ra câu này khi lần đầu tiên nghe nói đến nạn thu hoạch nội tạng sống.

Bạn không đơn độc đâu. 60 năm trước, Felix Frankfurter, Thẩm phán Tòa án Tối cao, đã nói điều tương tự khi ông nghe nói đến Đức Quốc Xã giết hại người Do Thái.

1. Một trích đoạn của Karski: Một người làm sao đủ sức chấm dứt được nạn diệt chủng

Ngày nay chúng ta đều biết một sự thật không thể chối cãi về nạn diệt chủng, vụ thảm sát người Do Thái một cách có hệ thống ở các trại tập trung của Đức Quốc Xã. Chúng ta thường cho rằng khi đó ai cũng biết đến sự tồn tại của các trại tử thần của Đức Quốc Xã. Người ta có thể tự hỏi: Làm sao mọi người đều biết được nạn diệt chủng của Đức Quốc Xã, trong khi chỉ một số ít người biết được câu chuyện bên trong của nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc?

Trên thực tế, khi Đức Quốc Xã tàn sát người Do Thái, thế giới bên ngoài không hề hay biết gì đến việc này, ngoại trừ một số ít người đã đánh liều mạng sống để nói lên sự thật. Đôi khi sự mô tả lại sơ sài và mâu thuẫn. Thời đó cũng rất khó khăn để có được thông tin xác thực, cũng như việc ĐCSTQ ngày nay lấy nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công vậy.

Karski: Làm thế nào một người có thể chấm dứt được nạn diệt chủng là một câu chuyện hấp dẫn về lòng can đảm. Ông Jan Karski, một nhân viên ngoại giao người Ba Lan, đã thoát khỏi một nhà tù Xô Viết và từng bị Đức Quốc Xã tra tấn. Ông Karski đã lẻn vào khu người Do Thái ở Warsaw, Ba Lan và một trại tử thần của Đức Quốc Xã để có thể trực tiếp chứng kiến nạn thảm sát hàng loạt. Năm 1942-1943, ông Jan Karski đã báo cáo lên các lãnh đạo Anh và Hoa Kỳ về nạn thảm sát người Do Thái. Theo sự phân công của ông Jan Ciechanowski, Đại sứ Ba Lan tại Hoa Kỳ, ông Karski đã gặp ông Felix Frankfurter, Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, trong bữa tối đầu tiên khi đặt chân đến thủ đô Washington.

Đoạn hội thoại dưới đây diễn ra sau bữa tối.

Vị thẩm phán ngồi đối diện với ông Karski, nhìn vào mắt ông hỏi: “Ông Karski, ông có biết tôi là người Do Thái không?”

Ông Karski gật đầu.

Ông Frankfurter nói: “Có quá nhiều báo cáo trái ngược nhau về chuyện xảy ra với người Do Thái ở nước ông. Làm ơn nói cho tôi biết chính xác những gì ông đã thấy.”

Ông Karski đã dành nửa giờ đồng hồ kiên nhẫn giải thích những chuyến đi [đưa thư] của ông đến khu người Do Thái và trại tập trung. Ông tả tỉ mỉ về những gì đã chứng kiến. Kể xong, ông Karski chờ xem vị khách phản ứng ra sao.

Ông Frankfurter lặng lẽ đứng dậy. Một lát sau, ông đi đi lại lại trước mặt Karski và vị Đại sứ với vẻ mặt khó hiểu. Sau đó, cũng rất lặng lẽ, ông lại ngồi xuống ghế.

“Ông Karski”, ông Frankfurter nói sau một hồi ngập ngừng, “một người như tôi nói chuyện với một người như ông phải hoàn toàn thẳng thắn. Nên tôi phải nói là: Tôi không thể tin ông.”

Ciechanowski đứng bật dậy. “Ông Felix, ý ông không phải vậy!” ông gào lên. “Làm sao ông có thể gọi Karski là người nói dối ngay trước mặt ông ấy được! Chính phủ của tôi ủng hộ ông ấy. Ông biết ông ấy là ai rồi đấy!”

Ông Frankfurter trả lời, nói dịu lại với sự nhượng bộ: “Ngài Đại sứ, tôi không nói người thanh niên này nói dối. Tôi nói rằng tôi không thể tin anh ta. Đó lại là chuyện khác.” [112]

Hơn 60 năm sau, tình huống này lại lặp lại đúng như hồi đó.

2. Dù là một trường hợp thu hoạch nội tạng sống thôi cũng đã cấu thành tội nặng như núi

ĐCSTQ liên tục cản trở các cuộc điều tra bên ngoài. Họ bảo vệ thông tin liên quan đến các tử tù như bí mật quốc gia. Việc phân tích nguồn nội tạng từ các tử tù và từ học viên Pháp Luân Công còn sống vấp phải trở ngại to lớn. Tuy nhiên, dựa vào các dữ liệu đã công bố và các quan sát, sự hạn chế về nguồn cung nội tạng từ các tử tù và đặc điểm của thị trường nội tạng Trung Quốc, đặc biệt là lời khai của nhiều nhân chứng có thông tin nội bộ, dựa vào việc điều tra qua điện thoại trên diện rộng và lời khai của các trung gian cung cấp nội tạng, tất cả đều khiến chúng tôi tin rằng mức tăng mạnh của thị trường nội tạng Trung Quốc trong giai đoạn 2003-2006 chính là lấy nguồn từ các học viên Pháp Luân Công còn sống.

Cô Trương Chí Tân, một phụ nữ trẻ can đảm, đã bị giết trong thời Cách mạng Văn hóa vì dám chất vấn chính sách của ĐCSTQ và lãnh đạo tối cao của đảng là Mao Trạch Đông. Điều gây sốc cho cả Trung Quốc là trước khi cô bị xử tử, các quan chức ĐCSTQ đã cắt thanh quản của cô Trương để cô không hô được điều gì bất lợi cho chế độ. Sau đó, nhiều người nghĩ rằng Cách mạng Văn hóa đã là quá khứ. Tuy nhiên, đến năm 1999, sự vu khống ngập trời và việc bức hại Pháp Luân Công đã làm sống lại những gì đã xảy ra trong thời Cách mạng Văn hóa. Thanh danh của cô Trương đã được khôi phục, song bộ máy giết cô vẫn chưa bị giải thể ở Trung Quốc. Nếu các cáo buộc về việc thu hoạch nội tạng là sự thật, thì theo lời của hai ông Kilgour và Matas, nó đại diện cho “một dạng tội ác đáng ghê tởm, so với tất cả những hành vi đồi bại mà con người từng thấy, đây là tội ác mới xuất hiện trên hành tinh này.”

Chỉ cần một trường hợp mổ cướp nội tạng thôi, chứ chưa cần kể đến nạn thu hoạch tạng có hệ thống trên quy mô lớn đến vậy, cũng đã là tội nặng như núi rồi. Đây là những phản ánh rõ rệt nhất về sự ngang nhiên coi thường sinh mệnh của chế độ độc tài này.

3. Cái gọi là “những phép màu của nền kinh tế” không phải là lý do cho cuộc bức hại

Khi nói về việc ĐCSTQ vi phạm nhân quyền, nhiều người đã lấy sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc như cái cớ. Không thể lấy phát triển kinh tế làm cớ mà che đậy việc ĐCSTQ đàn áp người dân Trung Quốc. Adolf Hitler chỉ mất không đầy ba năm để đạt được cái gọi là “phép màu của nền kinh tế” ở Đức. Hitler đã thành công trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp từ hơn 30% xuống gần 0%, làm tăng vị thế nước Đức trên trường quốc tế và một lần nữa biến Đức thành một cường quốc ở Châu Âu chỉ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc thảm sát người Do Thái trong các trại tập trung đã quyết định tên gọi của thời đại của Hitler. Chẳng còn ai ca ngợi Hitler về sự tăng trưởng kinh tế trong thời gian ông ta lên nắm quyền nữa.

Sự tăng trưởng của Trung Quốc trong những năm gần đây còn mong manh hơn cả Đức trong những năm 1930. Sự tăng trưởng của nó phải trả giá bằng sự tàn phá môi trường, cạn kiệt tài nguyên, và suy đồi đạo đức; đó là cái giá mà các thế hệ sau này sẽ phải trả. Tất cả những điều này đều gây ra sự biến chất đạo đức xã hội. Nếu chúng ta không lên tiếng để chấm dứt tội ác thu hoạch nội tạng sống, Trung Quốc sẽ không có tương lai cho đất nước.

Nhiều người đã bị lợi ích kinh tế thôi thúc mà nhắm mắt làm ngơ việc ĐCSTQ đàn áp tàn bạo chính công dân của họ. Tuy nhiên, càng ngày càng có nhiều người lên tiếng phản đối những tội ác đó. Trong bức thư gửi Tổng thống Mỹ George W. Bush vào tháng 4 năm 2006, ông Dana Rohrabacher, thành viên cấp cao của các Tổ chức quốc tế, Tiểu ban Giám sát Nhân quyền thuộc Ủy ban Ngoại vụ Hạ viện, có ghi: “Đồng lõa với việc mổ cướp và bán nội tạng người rõ ràng là điều rất lạ. Với tư cách là những nhà lập pháp, chính khách và là người Mỹ, chúng ta không được đồng lõa với những tội ác này bằng việc giữ im lặng. Lịch sử không quan tâm đến việc chúng ta ký kết thêm được thỏa thuận thương mại nào hay giúp bán thêm được chiếc Boeing 747 nào, nhưng lịch sử sẽ phán xét chúng ta nếu chúng ta chọn ngoảnh mặt đi khi đối diện với khổ nạn khôn tả của con người trên diện rộng đến thế này.”

4. Bạn có thể giúp gì?

Chúng ta đã thấy rằng ĐCSTQ đã phản ứng trước các cáo buộc về nạn thu hoạch nội tạng bằng cách điều chỉnh thị trường nội tạng ở Trung Quốc để đánh lừa thế giới bên ngoài, đồng thời tìm mọi cách để ngăn cản các cuộc điều tra độc lập của nước ngoài tại Trung Quốc. Việc trắng trợn bác bỏ các cuộc điều tra của nước ngoài là một biểu hiện cho thấy bàn tay của ĐCSTQ trong việc che giấu tội ác của nó. ĐCSTQ còn hy vọng người ta sẽ quên đi sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường nội tạng ở Trung Quốc trong giai đoạn 2003-2006, mà cơ sở của nó là chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công tà ác chưa từng có trong lịch sử.

Ông Milan Kundera, một nhà văn người Séc từng mô tả cuộc đấu tranh chống Chủ nghĩa Cộng sản là “cuộc đấu tranh giữa ký ức và sự quên lãng”. Điều mà ĐCSTQ muốn là khiến người dân “quên đi”. Điều mà người dân Trung Quốc đang đấu tranh giành lại là “ghi nhớ”.

Việc ĐCSTQ cắt thanh quản của cô Trương Chí Tân trước đây mà không bị trừng phạt cũng chẳng khác nào việc ĐCSTQ ngày nay có thể thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống. Chừng nào ĐCSTQ, nguồn gốc gây ra bao đau khổ cho Trung Quốc hàng thập kỷ nay, còn tiếp tục tồn tại, thì ai cũng có thể trở thành nạn nhân của nó trong tương lai.

Mọi người đều có thể góp sức của mình trong việc thu thập chứng cứ, yêu cầu ĐCSTQ cho phép tiến hành điều tra độc lập từ bên ngoài, phơi bày sự thật về giai đoạn này của lịch sử, và chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công, bức hại Chân–Thiện–Nhẫn.

Nếu bạn là một bác sỹ từng tham gia thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống, chúng tôi hy vọng bạn sẽ không bị mờ mắt bởi lợi ích nhất thời. Việc bạn tham gia vào việc thu hoạch nội tạng sống là do ĐCSTQ gây ra. Nếu không có chiến dịch vu khống ồ ạt và chính sách “đánh [các học viên Pháp Luân Công] đến chết sẽ được coi là tự sát” thì đã không tồn tại môi trường cho việc thu hoạch nội tạng sống. Điều gì xảy ra cũng đã xảy ra. Ngậm chặt miệng và bảo vệ những bí mật của ĐCSTQ không thể giảm bớt tính nghiêm trọng của những tội ác này hay sự day dứt của bạn. Bằng việc phơi bày sự thật, bạn có thể sống với lương tâm của mình, và giảm bớt hay thậm chí là bù đắp cho những tội ác đã cố ý hay vô tình phạm phải. Đó là lối thoát duy nhất.

Các nguồn tham khảo

[6] Henan Province Kidney Transplant Center, “Science enhances family ties – an overview of family and relative organ donors”, https://www.china-kidney.com/shownews.asp?id=819 (Archived: https://archive.is/PcDIc)

[7] China Daily, “Public Call for Organ Donations”, https://www.chinadaily.com.cn/china/2009-08/26/content_8616938.htm(Archived: https://archive.is/Xu5Xg)

[8] Caijing magazine, No. 24, 2005, “Organ transplants – an area of accelerated regulation”,https://magazine.caijing.com.cn/2005-11-28/110062607.html (Archived: https://archive.is/YFTdJ)

[9] Life Week magazine, “The difficulty of organ transplant regulation”, https://www.lifeweek.com.cn/2006-04-17/0005314976.shtml (Archived: https://archive.is/KgReQ)

[10] China Liver Transplant Registration website, “2006 annual report by the China Liver Transplant Registration”,https://www.cltr.org/view.jsp?id=76

[11] Huang Jiefu, Mao Yilei, and J. Michael Millis, “Government Policy and Organ Transplantation in China”, The Lancet, 2008;372(9654):1937–8.

[12] Xinhuanet.com, “Interview with Shi Bingyi – A detailed look at organ transplants”, https://news.xinhuanet.com/mil/2009-09/11/content_12035251_2.htm (Archived: https://archive.is/zRM90)

[13] China Medicine newspaper, issue No. 2887, “Establishing an organ transplant registration network, passing the law on brain death – a solution to the scarcity of organ suppliers,” November 15, 2004, https://www.100md.com (Archived:https://archive.is/TM4HI)

[14] Sunshine [Yangguang] Volunteers’ Association of Beijing University, “Basic knowledge of HLA”,https://www.isun.org/ch_cure/article_156.html (Archived: https://archive.is/Aawem)

[15] Jiaozuo Daily, “Crime under the sun”, https://epaper.jzrb.com/shck/html/2009-10/19/content_139678.htm (Archived:https://archive.is/95YW1)

[16] Morning News, “People’s Congress representative urges to clean up the underground kidney market”, January 14, 2004,https://www.spcsc.sh.cn/renda/node103/node124/node143/userobject1ai1562.html (Archived: https://archive.is/piHfr)

[17] “Racial and Ethnic Distribution of ABO Blood Types”, https://www.bloodbook.com/world-abo.html (Archived:https://archive.is/Qkhh)

[18] Yangzi Evening News, “690 million infected with Hepatitis B?” https://www.hbver.com/Article/ygfz/ygzs/200404/2789.html(Archived: https://archive.is/rGKlb)

[19] China News Agency, “Steady reduction of death row executions in China”, Chinanews.com.cn, September 6, 2007,https://www.sh.chinanews.com.cn/Article_Show.asp?ArticleID=31395 (Archived: https://archive.is/sTECB)

[20] Amnesty International, Facts and Figures on the Death Penalty (1 January 2007),https://www.amnesty.org/en/library/info/ACT50/002/2007 (Archived: https://archive.is/zslK7)

[21] Hands Off Cain 2007 Report, https://news.bbc.co.uk/chinese/trad/hi/newsid_6970000/newsid_6971700/6971753.stm(Archived: https://archive.is/Xi5dr)

[22] Wang Guangze, “The Puzzle of the Number of Death Row Executions in China”, https://crd-net.org/Article/Class7/200703/20070320091911_3703.html (Archived: https://archive.is/4UrmE)

[23] Wang Guoqi, “I have removed skins from the corpses of executed prisoners – testimony by Wang Guoqi, a surgeon at the Tianjin Armed Police Corps Hospital”, cited from The World Journal athttps://www.chinamonitor.org/news/qiguang/wqgzb.htm (Archived: https://archive.is/z3NTP)

[24] Phoenix Weekly (number 21, 2005), “Investigation of Organ Donation from Death Row Inmates”,https://www.ifeng.com/phoenixtv/72951501286277120/20050823/617113.shtml (Archived: https://archive.is/sbt9m)

[25] Southern Weekly [Nanfang Zhoumo], “China stops the organ transplant tourism,” https://www.infzm.com/content/9556(Archived: https://archive.is/NvGIj)

[26] U.S. Department of Health and Human Services, “The Matching Process – Waiting List,” website maintained by the Health Resources and Services Administration (HRSA), Healthcare Systems Bureau (HSB), Division of Transplantation, an agency of the U.S. Department of Health and Human Services, https://www.organdonor.gov/transplantation/matching_process.htm

[27] Chen Yanhui, “Investigation on Global Organ Transplants – Thousands of Foreigners Rushing to China for Organ Transplants, Mainland China Becoming New Center for Global Organ Transplants,” Phoenix Weekly, 2006, No, 5,https://web.archive.org/web/20100611090330/https://news.ifeng.com/phoenixtv/83932384042418176/20060222/751049.shtml

[28] Organ Transplant Center of the 309th Hospital of the PLA, “Brief Introduction of the Organ Transplant Center of the 309th Hospital of People’s Liberation Army”, the Center has deleted certain contents in its introduction, but Chinaaffairs.org has saved all related information, https://www.chinaaffairs.org/gb/detail.asp?id=61744 (Archived: https://archive.is/qJnJM)

[29] Life Week magazine, https://www.lifeweek.com.cn/2004-09-23/000019783.shtml(Archived: https://archive.is/5PGW6)

[30] The 309th Hospital of the Chinese People’s Liberation Army,https://309ent.haodf.com/zhuanjiaguandian/309ent_5317.htm (Archived: https://archive.is/NvKbX

[31] Page 157 of History of Urology Surgery at the Military Kidney Disease Center. https://www.xqhospital.com.cn/

[32] Jiaodong Net, https://health.jiaodong.net/system/2015/03/27/012643942.shtml

[33] Changsha Evening News, https://news.sina.com.cn/c/2006-04-28/09258810979s.shtml

[34] Epochtimes, www.epochtimes.com/gb/6/9/14/n1454351.htm

[35] Website of Gaoxin Hospital, https://www.gxyy.net/ksnewsshow-1886.html (Archived: https://archive.is/thn12

[36] “Meeting the expert—Li Hongdao”, Kidney Transplant Center in Western Henan Province.

[37] Guangzhou Daily, https://news.qq.com/a/20130313/000489.htm (Archived: https://archive.is/zm6Pt

[38] World Organization to Investigate the Persecution of Falun Gong (WOIPFG), “Telephone Messages: Evidences of Harvesting Organs from Live Falun Gong Practitioners in China”, https://www.zhuichaguoji.org/node/1571

[39] Science Times, “Shortage of Organ Donors is the Bottleneck in Developing Organ Transplants”,https://www.sciencenet.cn/html/showsbnews1.aspx?id=182075 (Archived: https://archive.is/4o0sL

[40] Xinhua News Agency, “China’s Death Row Sentences with Immediate Execution Dramatically Reduced”, March 10, 2008.https://news.xinhuanet.com/misc/2008-03/10/content_7761537.htm (Archived: https://archive.is/In3lO)

[41] The People’s Daily website, “Tianjin Orient Organ Transplant Center Performed 84 Cases of Live Donor Liver Transplants in 2007”, Windows on Tianjin section, https://www.022net.com/2007/12-25/425567353391331.html (Archived:https://archive.is/NiDkV)

[42] “The Journey of Falun Dafa: A Bright but Arduous Path”,https://www.clearwisdom.net/emh/articles/2004/9/26/52823.html

[43] U.S. Department of State, 2008 Human Rights Report: China (including Tibet, Hong Kong, and Macau), February 25, 2009, https://www.state.gov/g/drl/rls/hrrpt/2008/eap/119037.htm (Archived: https://archive.is/vTa8

[44] “New Leads in the Investigation of the Sujiatun Concentration Camp”,https://www.clearwisdom.net/emh/articles/2006/3/22/71075.html

[45] “Military Doctor Reveals the Official Process of the CCP’s Stealing and Selling of Organs from Live Falun Gong Practitioners”, https://www.epochtimes.com/gb/6/4/30/n1303902.htm

[46] Xinhua Net, “Hearing of Commutation Cases Is a Beneficial Exploration”, https://news.xinhuanet.com/legal/2004-03/29/content_1389507.htm (Archived: https://archive.is/ATpw8)

[47] Xinhua Net, “Thirty Years of a Big Leap in Chinese Military Health Care Condensed in Seven Groups of Data”,https://news.xinhuanet.com/newscenter/2008-12/17/content_10520230.htm (Archived: https://archive.is/sgErN)

[48] Morning News, “Kidney for Sale Ads Taking Advantage of Internet, Shanghai Government Trying to Cut Underground Chain of Kidney Trade”, https://news.xinhuanet.com/legal/2004-01/14/content_1274416.htm (Archived:https://archive.is/VIShU)

[49] Sina News Center, “Illegal Kidney Trading Rampant in Shanghai, Black Market Built on Legal Loophole”,https://news.sina.com.cn/c/2004-01-14/15361586708s.shtml (Archived: https://archive.is/asCff

[50] China Business Morning Post, “Hospitals Infested with Organ for Sale Ads, Doctor Claims Shenyang Has Plenty of Kidneys”, https://news.hsw.cn/gb/news/2004-12/24/content_1520547.htm (Archived: https://archive.is/dql0B)

[51] “Policemen Scheme to Sell the Organs of Jailed Falun Gong Practitioners”, December 22, 2000,https://minghui.ca/mh/articles/2000/12/22/5759.html (English version:https://www.clearwisdom.net/emh/articles/2000/12/31/3661.html)

[52] “Falun Gong Practitioner Ren Pengwu Was Murdered and All His Bodily Organs Were Removed by the Hulan County Police in Heilongjiang Province”, April 19, 2001, https://minghui.ca/mh/articles/2001/4/19/10084.html (English version:https://www.clearwisdom.net/emh/articles/2001/4/21/6812.html)

[53] “Further Facts Regarding the Death Case of Dafa Practitioner Hao Runjuan, Fatally Tortured at Baiyun District Detention Center of Guangzhou City, Guangdong Province”, July 6, 2002, https://minghui.ca/mh/articles/2002/7/6/32910.html (English version: https://www.clearwisdom.net/emh/articles/2002/7/11/24004.html)

[54] “Request to Investigate the Cause of the Death of Sun Ruijian”, December 16, 2000,https://minghui.ca/mh/articles/2000/12/16/4707.html

[55] “Organ Harvesting Suspected in the Murders of Ms. Fu Keshu and Mr. Xu Genli, Practitioners Visiting the Jinggang Mountain Area (Photos)”, August 8, 2006, https://minghui.ca/mh/articles/2006/8/8/135079.html (English version:https://www.clearwisdom.net/emh/articles/2006/8/12/76758.html)

[56] “International Community’s Immediate Attention Needed: Bodily Organs Removed and Sold From Falun Dafa Practitioners Tortured to Death in China”, June 16, 2004, https://minghui.ca/mh/articles/2004/6/16/77099.html (English version:https://www.clearwisdom.net/emh/articles/2004/6/25/49505.html)

[57] False Fire, a documentary by NTDTV, https://www.falsefire.com

[58] United Nations Sub-Commission on the Promotion and Protection of Human Rights, “Terrorism, Transnational Corporations, Traditional Practices Discussed”, Press Release by United Nations Sub-Commission on the Promotion and Protection of Human Rights, 53rd session. August 14, 2001,https://www.unhchr.ch/huricane/huricane.nsf/0/D1D7C610CB97B340C1256AA9002678B0?opendocument (Archived:https://archive.is/btaeZ)

[59] False Fire, which examined and analyzed the suspicious points of the staged self-immolation incident on Tiananmen Square, won an honorable mention at the 51st Columbia International Film Festival on November 8, 2003.https://ca.ntdtv.com/xtr/gb/2003/11/14/a10510.html

[60] Jiefang Daily, “Nine-Hour Miracle”,https://old.jfdaily.com/gb/node2/node4085/node4086/node37049/userobject1ai784128.html (Archived:https://archive.is/fB2OF

[61] Karl Binding and Alfred Hoche, Die Freigabe der Vernichtung Lebensunwerten Lebens (Allowing the Destruction of Life Unworthy of Life), 1920.

[62] Robert Jay Lifton, The Nazi Doctors: Medical Killing and the Psychology of Genocide, 1986.

[63] South Wind Window magazine, No. 14, 2007, “Organ Deal Behind the Death of a Beggar”,https://www.qikan.com.cn/Article/nafc/nafc200714/nafc20071413.html (Archived: https://archive.is/QQ79h)

[64] Chinese-edition website of Deutsche Welle, “What responsibilities the medical community has – Organ deal behind the death of a beggar”, https://www.dw-world.com/dw/article/0,2708033,00.html (Archived: https://archive.is/tKkDi)

[65] Ouyang Hongliang and He Xin, “The case of killing for organs”, Caijin [Finance and Economics] magazine,https://magazine.caijing.com.cn/2009-08-30/110230843.html or https://www.transplantation.org.cn/zyienizhonghe/2009-09/3906.htm (Archived: https://archive.is/80b1D)

[66] The Epoch Times, “Exposing Shocking Horrors Inside Sujiatun Concentration Camp”, March 9, 2006,https://epochtimes.com/gb/6/3/9/n1248687.htm (English version: https://theepochtimes.com/news/6-3-11/39169.html)

[67] The Epoch Times, “New Witness Confirms Existence of Chinese Concentration Camp, Says Organs Removed from Live Victims”, March 17, 2006, https://epochtimes.com/gb/6/3/17/n1257362.htm (English version:https://theepochtimes.com/news/6-3-17/39405.html)

[68] The Epoch Times, “Sources Reveal Other Chinese Concentration Camps”, March 31, 2006,https://epochtimes.com/gb/6/3/31/n1271996.htm (English version: https://theepochtimes.com/news/6-3-31/39910.html)

[69] WOIPFG, https://www.zhuichaguoji.org/sites/default/files/record/2009/12/2677-report-2677_report.pdf

[70] Between Life and Death, a video production by NTDTV, https://minghui.ca/mh/articles/2009/9/1/207542.html

[71] David Matas and David Kilgour, Bloody Harvest, 2007, https://organharvestinvestigation.net/report0701/report20070131-ch.pdf (English version: https://organharvestinvestigation.net/report0701/report20070131-eng.pdf)

[72] “At Masanjia Forced Labor Camp, ‘Sujiatun’ Was Used as an Euphemism for Organ Harvesting”,https://en.minghui.org/html/articles/2014/9/13/3235.html

[73] China News Service, https://health.people.com.cn/n/2015/0418/c14739-26864886.html

[74] China Economic Weekly, https://news.xinhuanet.com/legal/2013-09/03/c_125305093.htm (Archived:https://archive.is/BvIUm)

[75] Dragon Design Foundation, https://www.ddfchina.org/index.php/Index/content/id/108 https://archive.is/eFUJs

[76] Fudan University, https://jpkc.fudan.edu.cn/

[77] Caijing China, https://www.caijingba.cn/q/r/i.html (Archived: https://archive.is/r5bB2)

[78] The Beijing News, https://scitech.people.com.cn/GB/13400531.html (Archived: https://archive.is/Sbumt

[79] China Youth International, https://wen.oeeee.com/a/20120823/1049898.html (Archived: https://archive.is/3zs4O)

[80] “Von Hagens forced to return controversial corpses to China”,The Guardian,https://www.theguardian.com/world/2004/jan/23/arts.china (Archived: https://archive.is/KXQN4)

[81] https://www.epochtimes.com/gb/15/11/23/n4579773.htm

[82] Phoenix Television, https://news.ifeng.com/a/20150316/43349299_0.shtml (Archived: https://archive.is/YRmiK)

[83] https://www.epochtimes.com/gb/15/3/25/n4396013.htm

[84] CCP Sujiatun District Organization Department, “Japanese Army Fortification System Appears in Our District”, August 8, 2005, https://www.sjtdj.gov.cn/xuancuan/show.asp?ids=2643 (Archived: https://archive.is/rJXtl

[85] https://www.ntdtv.com/xtr/gb/2009/04/08/a278863.html#video

[86] www.minghui.org/mh/articles/2013/1/3/267380.html

[87] “Ms. Cheng Bi from Dezhou City, Persecuted in Shandong Province”,https://www.clearwisdom.net/html/articles/2010/6/15/117863.html

[88] www.minghui.org/mh/articles/2012/8/25/261987.html

[89] “Crimes Committed in Women’s Forced Labor Camps in Beijing and Inner Mongolia Include Monthly Blood Draws”,https://en.minghui.org/html/articles/2012/12/17/136688.html

[90] https://www.minghui.org/mh/articles/2012/10/21/264222.html

[91] https://www.minghui.org/mh/articles/2012/10/17/264129.html

[92] https://www.minghui.org/mh/articles/2012/9/13/262733.html

[93] “Additional Persecution News from China – October 12, 2012 (22 Reports)”,https://en.minghui.org/html/articles/2012/10/25/136031.html

[94] https://www.minghui.org/mh/articles/2014/2/19/287808.html

[95] https://www.minghui.org/mh/articles/2013/7/10/276475.html

[96] https://www.minghui.org/mh/articles/2015/3/8/305992.html

[97] https://www.minghui.org/mh/articles/2012/9/5/262434.html

[98] https://www.minghui.org/mh/articles/2013/7/13/276601.html

[99] https://www.minghui.org/mh/articles/2014/11/5/299841.html

[100] “Yongchuan Prison in Chongqing Draws Blood from Unwilling Falun Gong Practitioners”,https://en.minghui.org/html/articles/2013/4/3/138750.html

[101] “Additional Persecution News from China – February 19, 2013 (5 Reports)”,https://en.minghui.org/html/articles/2013/3/6/138384.html

[102] “Additional Persecution News from China – January 14, 2014 (10 Reports)”,https://en.minghui.org/html/articles/2014/2/5/145251.html

[103] https://www.minghui.org/mh/articles/2013/10/4/280728.html

[104] “Additional Persecution News from China – September 9, 2014 (8 Reports)”,https://en.minghui.org/html/articles/2014/9/19/3328.html

[105] “Falun Gong Practitioner Ms. Wu Shuyuan Threatened with Organ Harvesting”,https://en.minghui.org/html/articles/2014/5/26/1361.html

[106] https://www.minghui.org/mh/articles/2015/1/19/303386.html

[107] “845 Falun Gong Practitioners Arrested in Shandong Province in 2014”,https://en.minghui.org/html/articles/2015/3/14/149330.html

[108] https://www.minghui.org/mh/articles/2015/1/28/303711.html

[109] “Investigation: I Almost Became a Victim of the CCP Organ Harvesting”,https://en.minghui.org/html/articles/2013/5/29/140192.html

[110] Dongnan Kuaibao, https://news.fznews.com.cn/shehui/2014-3-6/201436GBnLApFSxx103423.shtml (Archived:https://archive.is/wmebj)

[111] Xinhua Net, https://news.xinhuanet.com/mil/2013-12/25/c_125915520.htm

[112] E. Thomas Wood and Stanislaw M. Jankowski, Karski: How One Man Tried to Stop the Holocaust, Wiley and Sons, 1996


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/28/322796.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/5/16/157028.html

Đăng ngày 7-8-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share