Bài viết của Phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 8-9-2016] Theo thông tin tổng hợp từ Minh Huệ Net, 230 học viên Pháp Luân Công đã bị hệ thống tòa án của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kết án tù trong tháng 7 và tháng 8 năm 2016.

Trong số 230 học viên này, 28 học viên bị kết án vì đã đệ đơn kiện hình sự cựu lãnh đạo của ĐCSTQ là Giang Trạch Dân, thủ phạm đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công vào năm 1999. Các học viên còn lại bị kết án vì đã sản xuất và phân phối các tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công hoặc nói chuyện với mọi người về môn tu luyện này.

Ngoài việc kết án tù các học viên, tòa án cũng đã xử phạt 18 học viên số tiền tổng cộng là 179.000 Nhân dân tệ.

230 học viên này thuộc tất cả mọi tầng lớp trong xã hội bao gồm nhân viên thuế, giáo viên, cựu chiến binh quân đội và kỹ sư. Các học viên này đến từ khắp mọi nơi trên toàn quốc bao gồm hầu hết các tỉnh và các thành phố trực thuộc trung ương. Tỉnh Liêu Ninh dẫn đầu danh sách với 31 học viên bị kết án, tiếp theo là tỉnh Cát Lâm (20), tỉnh Sơn Đông (19), tỉnh An Huy (19) và tỉnh Hắc Long Giang (18).

91a6108a723dad5001aac53cc20f4d30.jpg

Trong số các học viên này, 4 học viên bị kết án đều đã ngoài 80 tuổi: ông Trần Quang Vỹ, 80 tuổi bị kết án 7 năm vào ngày 18 tháng 7; ông Chu Cổ Hiến, 81 tuổi bị kết án 3 năm tù với 5 năm tù treo vào ngày 29 tháng 7; ông Diệp Dục Sơn và ông Lý Thế Kiệt đều trên 80 tuổi bị kết án 18 tháng tù với 2 năm tù treo và bị xử phạt 2.000 Nhân dân tệ vào ngày 21 tháng 7 năm 2016.

Ông Trần Quang Vỹ bị đưa ra xét xử ngày 13 tháng 8 năm 2014. Phải mất gần 2 năm tòa mới chuyển bản án này.

28 học viên bị kết án vì đệ đơn kiện Giang Trạch Dân

Trong tháng 7 và tháng 8, có 28 học viên bị kết án vì đã đệ đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công lên Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm soát nhân dân tối cao.

Hai vợ chồng học viên bị kết án vì đệ đơn kiện Giang

Anh Thi Kiến Vệ và vợ là cô Tiểu Chu bị kết án tù tương ứng là 6.5 năm và 5 năm, là những người bị kết án thời hạn dài nhất trong số các học viên, .

Hai vợ chồng học viên này đến từ tỉnh Vân Nam, họ bị bắt vào ngày 16 tháng 10 năm 2015 vì đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân. Họ bị đưa ra xét xử tại Toàn án huyện Tường Vân vào ngày 23 tháng 6 năm 2016. Chỉ có một vài thành viên trong gia đình 2 vợ chồng họ được phép vào bên trong phòng xét xử. Các học viên Pháp Luân Công địa phương đã có mặt để ủng hộ hai vợ chồng học viên này đều bị chặn lại ở cổng ra vào của tòa án.

Cả anh Thi và cô Tiểu đều xác nhận về sự tàn bạo của cảnh sát trong thời gian thẩm vấn. Cô Tiểu cũng xác nhận rằng cảnh sát đã đe dọa sự an toàn của con gái của hai vợ chồng cô.

Tòa án đã chuyển bản án vào ngày 5 tháng 8 năm 2016.

Hai vợ chồng học viên bị kết án tù vì những nỗ lực mà họ đang thực hiện nhằm ngăn chặn cuộc bức hại Pháp Luân Công

Một đôi vợ chồng khác, ông Sỹ Mạnh Sưởng và bà Hàn Thục Quyên từ thành phố Kiếm Sơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang cũng bị kết án vì đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân.

4ba8ca4b695a307048a55aa9e3726940.jpg

Ông Sỹ Mạnh Sưởng

Đôi vợ chồng này bị bắt vào ngày 24 tháng 12 năm 2015 vì đệ đơn kiện Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại khiến họ và các thành viên trong gia đình phải gánh chịu nhiều đau khổ.

Ông Sỹ Mạnh Sưởng bị giam giữ và bị tra tấn tại trung tâm tẩy não địa phương và anh trai là ông Sỹ Mạnh Văn đã bị bắt và bị kết án trong vụ kiện đáng chú ý về nhân quyền tại Hắc Long Giang nhằm tìm cách giải cứu các học viên bị giam giữ tại trung tâm tẩy não.

Bà Hàn và chồng đã bị xét xử lần lượt vào ngày 30 tháng 6 và ngày 13 tháng 7 năm 2016. Thẩm phán Tòa án Kiếm Sơn Giang đã tuyên bố bản án vào ngày 11 tháng 8. Ông Sỹ bị kết án 2,5 năm tù và bị xử phạt 20.000 Nhân dân tệ; bà Hàn bị kết án 2 năm tù và 4 năm tù treo, bị xử phạt 10.000 Nhân dân tệ.

Cựu chiến binh bị kết án 3.5 năm tù vì đệ đơn kiện Giang Trạch Dân

Ông Bách Hợp, cựu chiến binh tại thành phố Cát Lâm đã bị Tòa án Phong Mãn xét xử vào ngày 1 tháng 6 năm 2016 mà không có đại diện pháp lý vì ông đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân. Không một ai trong gia đình ông hay luật sư của ông được thông báo về phiên xét xử.

75950cc7ff9a0ad23515fdc1e5fe39f9.jpg

Ông Bách Hợp

Hai tháng sau, ông Bách bị kết án 3.5 năm tù vào ngày 5 tháng 8. Mãi cho đến khi luật sư vào thăm ông trong trại tạm giam ngày 12 tháng 8 ông mới biết về phiên xét xử bí mật và bản án này.

Theo luật sư, bản án tuyên bố rằng ông Bách được đưa ra xét xử công khai tuy nhiên trên thực tế lại bị xét xử kín; và rằng ông bị kết án vì “tuyên truyền quảng bá Pháp Luân Công” và được viện dẫn tới đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân của ông. Ông cũng bị buộc tôi giúp đỡ một học viên khác gửi bản sao đơn kiện Giang của học viên này lên trang web Minh Huệ.

Gia đình và luật sư của ông hiện đang cân nhắc việc kháng cáo.

Ngăn chặn bào chữa pháp lý của các luật sư nhân quyền

Khi có thêm nhiều các luật sư nhân quyền tiến hành bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công hơn thì ĐCSTQ cũng đang tăng cường nỗ lực trong việc ngăn chặn các luật sư đại diện cho các học viên hoặc tham gia bào chữa vô tội cho họ.

Tại tỉnh Cát Lâm, hệ thống tư pháp của tỉnh này đã từ chối luật sư được đại diện cho các học viên và cũng không cho phép họ bào chữa cho các học viên tại tòa.

Thẩm phán từ chối cho phép luật sư bào chữa sử dụng máy tính, ngăn luật sư tham dự phiên xét xử

Trong thời gian diễn ra phiên xét xử cô Lương Văn Đức vào ngày 11 tháng 7 tại một phòng chờ xét xử của trại tạm giam Nạp Tây, thẩm phán đã cấm luật sư của cô Lương sử dụng máy tính của mình trong phiên xét xử.

Thẩm phán đã tiếp tục tiến hành một phiên xét xử kín mà không một ai khác được phép vào phòng xét xử. Không có bản án nào được tuyên bố.

Trước phiên xét xử, khi luật sư vào thăm cô Lương ngày 22 tháng 6, trại tạm giam đã không cho phép luật sư nói chuyện với cô Lương qua điện thoại kết nối. Một vách ngăn bằng kính đã phân cách họ và luật sư không thể nghe được cô Lương nói.

Thẩm phán đe dọa Luật sư: Tôi sẽ tăng mức án của thân chủ anh nếu anh bào chữa vô tội cho họ

Một vài ngày trước phiên xét xử cô Tống Quy Hàng vào ngày 7 tháng 7 năm 2016, thẩm phán chủ tọa phiên tòa Mã Thuật Hà tại Tòa án quận Nguyên Bảo đã gọi điện cho luật sư của cô và cố gắng ngăn luật sư không bào chữa vô tội cho thân chủ mình hay bào chữa về việc cuộc bức hại Pháp Luân Công được tiến hành không có cơ sở pháp lý.

Thẩm phán đã đe dọa luật sư, nói rằng sẽ tăng mức án của cô Tống và tước quyền bào chữa của luật sư nếu luật sư không tuân theo yêu cầu của thẩm phán.

Đồng thời, thẩm phán Mã cũng đã gọi cho chồng của cô Tống và nói với anh rằng chỉ một mình anh được phép tham dự phiên xét xử.

Bất chấp sự ngăn cản của thẩm phán, luật sư vẫn bào chữa vô tội cho cô Tống tại tòa và người cha 87 tuổi của cô Tống cũng đã tham dự phiên xét xử cùng với con rể vào ngày 7 tháng 7.

Luật sư bị xử phạt vì tới thăm các học viên, bị cưỡng chế viết văn bản từ chối đại diện cho học viên

Tại Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Cục Tư pháp và Hiệp hội luật sư đã cấm luật sư địa phương không được đại diện cho các học viên Pháp Luân Công.

Mới đây, sau khi ba luật sư Vương Lợi Sanh, Lý Nam và Dương Hoa tới thăm ba học viên tại trại tạm giam, các công ty luật của họ đã bị xử phạt 10.000 Nhân dân tệ. Các luật sư đã bị cưỡng ép phải viết văn bản trong đó cam kết sẽ không tiếp nhận thêm một vụ việc nào liên quan đến Pháp Luân Công nữa.

Ba học viên này là Thịnh Khiết, Vương Sấm và Vương Hồng đã bị bắt vào ngày 28 tháng 6 và việc bắt giữ họ đã được chính thức thông qua vào ngày 20 và 21 tháng 7.

Một phụ nữ tỉnh Quảng Đông đã bị tấn công khi phản đối sai phạm của thẩm phán trong việc tuân thủ pháp luật

Sau phiên xét xử cô Dương Phùng Đào tai Tòa án thành phố Phổ Ninh, tỉnh Quảng Đông ngày 5 tháng 7 năm 2016, một chấp hành viên của tòa án đã tấn công cô một cách thô bạo khiến cô bị thương ở mắt phải, đầu, cổ và cổ tay.

Sau khi thẩm phán kết thúc phiên xét xử, cô Dương đã yêu cầu được tuyên bố trắng án khi các chấp hành viên tới đưa cô đi. Thêm một vài chấp hành viên của tòa án nữa đã tới và lôi cô ra khỏi phòng xét xử khi đó. Một chấp hành viên đã đấm cô khiến mắt phải cô bị thương. Một chấp hành viên khác đã túm tóc, còng tay và lôi cô lên xe cảnh sát.

Chấp hành viên ban đầu đã quay lại và đánh vào phía sau cổ cô. Cô đã ngã vào trong xe và ngất đi.

Cô đã bị đau đầu nghiêm trọng và đau khắp toàn thân sau khi bị đánh.

Phòng 610 đứng sau các vụ xét xử liên quan đến Pháp Luân Công

Ngày xét xử và mức án tù của các học viên thường do Phòng 610 đặt ra, đây là một cơ quan nằm ngoài vòng pháp luật có nhiệm vụ tiêu diệt Pháp Luân Công và cơ quan này có quyền lực vượt trên cả hệ thống tư pháp và hành pháp.

Phòng 610 ấn định ngày xét xử và giám sát phiên xét xử

Ông Chu Thiến Cung – 65 tuổi, ông Lưu Thanh Phú – 66 tuổi, bà Lưu Thục Hoa ngoài 50 tuổi và ông Cao Hu Lân ngoài 60 tuổi đã bị đưa ra xét xử vào ngày 12 tháng 7 năm 2016 vì đã phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công.

Ngày xét xử do Phòng 610 quyết định và Tòa án Đạo Lí đã chờ đến ngay trước ngày tổ chức phiên xét xử mới thông báo cho gia đình của các học viên khiến họ không có thời gian để thuê luật sư. Cuối cùng bốn học viên đã bị xét xử mà không có luật sư bào chữa.

Gia đình ông Cao không có một thành viên nào đến tham dự vì gia đình ông không nhận được bất kỳ một thông báo nào về phiên xét xử. Mỗi gia đình của ba học viên còn lại chỉ được phép có 2 người tham dự. Trong khi đó, nhiều nhân viên của Phòng 610 và Đội An ninh Nội địa lại đến tham dự phiên tòa.

Các nhân viên mặc thường phục đã tuần tra bên ngoài tòa án nhằm ngăn chặn những người ủng hộ bốn học viên này tham dự phiên xét xử.

Thẩm phán Trương Gia Minh đã cho hoãn lại phiên xét xử mà không đưa ra một bản án nào.

Các phiên xét xử bị thao túng bởi Phòng 610

Ông Vương Đức Sanh và vợ là bà Trần Cát Ninh ở tỉnh Ninh Hạ đã bị xét xử vào ngày 11 tháng 8 năm 2016 vì đức tin của họ vào Pháp Luân Công.

Hai luật sư đã bào chữa vô tội cho họ. Một luật sư đã đặt ra vấn đề về tính hợp lệ của bằng chứng vì các nhân chứng đã không có mặt và công tố viên đã không đưa ra được bằng chứng buộc tội hai vợ chồng ông Vương. Ông Vương đã xác nhận rằng cảnh sát đã tra tấn ông nhằm cố gắng buộc ông nhận tội.

Vào giữa phiên xét xử, một nhân viên cảnh sát có mối liên hệ với Phòng 610 đã bất ngờ tiến đến hàng ghế của tòa án và trao đổi với thẩm phán chủ tọa phiên tòa Lưu Chí Quân trong một vài phút. Sau khi trao đổi xong, ông Lưu dường như trở nên cảnh giác và đã ngắt lời tự bào chữa của ông Vương.

Khi đến lượt luật sư còn lại bào chữa, thẩm phán Lưu đã nỗ lực ngăn luật sư nói. Ba nhân viên chấp hành đã đi tới phía trước mặt luật sư và cố gắng đe dọa ông. Nhưng luật sư đã không chịu lùi bước.

Cuối cùng luật sư đã có 3 phút để bào chữa. Ông nhấn mạnh một lần nữa rằng không có quy định pháp luật nào từng cấm Pháp Luân Công và quyền tự do tín ngưỡng của các thân chủ của ông cần phải được bảo vệ.

Trước phiên xét xử, Trưởng Phòng 610 tỉnh Ninh Hạ – ông Trần Quốc Tân đã chỉ đạo người quay phim chụp lại cảnh tại phiên tòa. Sau phiên xét xử, phương tiện truyền thông địa phương đã đưa tin vu khống về phiên xét xử và công kích Pháp Luân Công.

Báo cáo liên quan: Báo cáo Minh Huệ: Toàn cảnh cuộc bức hại Pháp Luân Công nửa đầu năm 2016 (Phần 2) – 510 học viên bị kết án, 801 học viên đối mặt với việc bị truy tố vì đức tin của mình


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/9/8/334120.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/9/14/158790.html

Đăng ngày 08-10-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share