Bài viết của Thanh Phong, một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 16-7-2016] Một cô gái đã sát hại anh rể của mình và bị kết án tù chung thân. Mẹ cô cũng nhận bản án tương tự, vì bà muốn nhận trách nhiệm cho vụ ngộ sát.
Chỉ mới 17 tuổi, nên cô gái trẻ cảm thấy nhà tù là một nơi phức tạp và đã bị cải biến theo chiều hướng xấu. Sau đó, cô tìm được Pháp Luân Công.
Mặc dù bị tra tấn, nhưng cô vẫn kiên định và đã mang những người khác đến với môn tu luyện.
Một cuộc sống mới thật kinh hãi
Vào một ngày tồi tệ, người anh rể thô lỗ của cô Phùng Thục Vinh đã xông vào nhà cô. Cô và những thành viên khác trong gia đình mình đã đánh nhau với anh ta và trong cuộc ẩu đả cô Phùng đã giết chết anh ta.
Trong phiên xét xử, mẹ cô cố gắng nhận toàn bộ trách nhiệm về vụ giết người, nhưng tòa án đã kết án cả hai người với mức án chung thân vào tháng 6 năm 1992.
Cô Phùng và mẹ mình bị đưa đến Nhà tù nữ Hắc Long Giang. Một đêm vào năm 1993, trong một giấc mơ, cô nhìn thấy một cái thang vươn thẳng lên trời. Cô nghe thấy một giọng nói, nói rằng năm năm sau cô sẽ được cứu.
Nhà tù là một nơi khắc nghiệt. Để bảo vệ bản thân và mẹ mình, cô Phùng đã học cách tự vệ. Nếu có ai đó xúc phạm cô, cô sẽ lên kế hoạch và chờ thời điểm thích hợp nhất để trả thù người đó theo cách tồi tệ nhất có thể.
Lính canh bảo vệ cô và có vẻ tin vào những lý do mà cô đưa ra để bào chữa cho những hành động của mình. Chẳng bao lâu sau, không ai còn dám khiêu khích cô nữa. Tuy nhiên, trong thâm tâm, cô cảm thấy mình đã trở thành kẻ hạ lưu và đang chờ bị hủy diệt.
Các tù nhân bị buộc phải làm việc cật lực trong thời gian dài. Khoảng 16 giờ một ngày, họ đứng đúng một vị trí. Thức ăn cho họ thì thiếu thốn. Điều kiện tồi tệ đã làm biến dạng cột sống của cô Phùng và sau đó cô đã bị liệt.
Năm 1998, một phạm nhân hình sự tên Trương Diễm Phương học Pháp Luân Công trong tù đã cho cô mượn một cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công. Cô Phùng đã đọc cuốn sách trong suốt tháng 6. Ngày cô đọc xong, cô nói cuốn sách “đã giải khai mọi điều về thiên thượng lẫn nhân gian.”
Đó là ngày 1 tháng 7 năm 1998 – chính xác năm năm kể từ ngày cô nghe được giọng nói trong giấc mơ.
Cô Phùng đã luyện công hết mức có thể. Xương của cô phát ra âm thanh răng rắc khi cô luyện công.
Một ngày, một học viên bị cầm tù bất hợp pháp bỏ quên một số vật dụng cá nhân trước khi cô đi lao động cưỡng bức. Cô Phùng đã tìm thấy chúng và đã chạy đến đưa cho người học viên này. Sau đó, cô nhận ra rằng mình không còn bị liệt nữa.
Không lâu sau, mẹ cô Phùng cũng trở thành một học viên.
Bị tra tấn thường xuyên
Nhà tù đã lên lịch trả tự do cho cô Phùng vào năm 1999, một năm sau khi cô bắt đầu tu luyện. Trong năm đó, chính quyền cộng sản đã bắt đầu cuộc đàn áp.
Cô từ chối từ bỏ đức tin của mình và án tù của cô đã tự ý bị kéo dài. Cô và những học viên khác đã bị tra tấn theo những cách tàn bạo nhất.
Một học viên đã bị biệt giam trong tám tháng. Một học viên khác bị sốc bằng dùi cui điện cho đến khi da thịt bị cháy và rụng cả răng.
Đánh đập
Cô Phùng đã lên kế hoạch luyện công với các học viên khác để kỷ niệm ngày 13 tháng 5, ngày sinh nhật của Sư phụ Lý Hồng Chí. Khi lính canh phát hiện ra, họ đã đưa cô Phùng đến phòng gác và đánh đập cho đến khi không còn có thể nhận ra cô nữa.
Một lần khác, cô Phùng bị biệt giam và còng tay xuống sàn nhà. Một nhóm 12 lính canh hoặc hơn đã thay phiên nhau đá cô. Cô đã bất tỉnh và tỉnh dậy trong một vũng máu.
Một lần, lính canh đã cảnh cáo rằng nếu cô không từ bỏ tu luyện thì họ sẽ khiến cô đau đớn và rồi giết chết cô.
Biệt giam trong thời gian dài
Phòng biệt giam của nhà tù chỉ có một chỗ đi tiểu và một vòng sắt dưới sàn. Không có giường và cửa sổ. Khi bị còng tay vào cái vòng sắt này, tù nhân không thể nằm xuống hay ngồi dậy được.
Không có lò sưởi trong những mùa đông giá lạnh ở tỉnh Hắc Long Giang – những bức tường bị sương mù che phủ. Vào mùa hè, phòng giam ngột ngạt và ẩm ướt. Nấm mốc mọc lên khắp nơi, ngay cả trên quần áo.
Khi bị biệt giam, cô Phùng bị còng tay vào nền nhà và chân thì bị xích vào một cái lan can. Cô đã tuyệt thực để phản đối việc bị ngược đãi. Lính canh đã bức thực cô bằng một cái ống cỡ lớn chèn vào dạ dày.
Bỏ đói
Một lần, có chín học viên, gồm cả cô Phùng, cùng lúc bị biệt giam. Mỗi ngày, mỗi người chỉ được cho hai bát cháo loãng. Mọi người liên tục cảm thấy đói và lạnh. Cô Phùng đã nghĩ đến việc ăn các con côn trùng mà cô tìm thấy trong buồng giam.
Họ đã được thả ra sau 70 ngày. Không ai trong số họ có thể đi lại được hoặc thậm chí ngẩng đầu lên được. Từng người một được đưa ra ngoài trên một chiếc cáng. Khi cô Phùng rời khỏi phòng biệt giam, cân nặng của cô chỉ còn 30 kg và huyết áp của cô giảm xuống còn 30 mmHg.
Rét buốt
Vào giữa mùa đông, lính canh đã lấy toàn bộ quần áo cá nhân của các học viên và chỉ để lại cho họ đồng phục của nhà tù. Họ không được cung cấp chăn bông. Không ai có thể ngủ qua đêm, vì toàn thân sẽ bị đau buốt khi ngủ trong cái lạnh.
Luật pháp Trung Quốc quy định rằng một tù nhân chỉ có thể bị biệt giam không quá 15 ngày. Tuy vậy, các học viên ở Hắc Long Giang đều bị nhốt ít nhất là vài tháng mỗi lần. Từ năm 2001 đến 2003, cô Phùng đã bị biệt giam tổng cộng 1.006 ngày.
Sự tra tấn tàn nhẫn đã lấy đi tính mạng của nhiều học viên. Bà Vương Anh đã qua đời trong lúc bị bức thực khi cái ống xuyên vào phổi bà. Bà đã chết vì ngạt.
Bà Trương Diễm Phương bị biệt giam tổng cộng bốn năm. Bị suy dinh dưỡng nặng, bà đã qua đời vì những tra tấn liên tục.
Các quan chức minh bạch chân tướng
Nhà tù nhận được đánh giá tốt hoặc các lính canh được thăng chức hay không phụ thuộc vào số lượng học viên mà họ đã [thành công] ép từ bỏ đức tin. Khi tra tấn không thể cải biến các học viên, các quan chức đã cố gắng lừa gạt họ bằng thủ đoạn tâm lý.
Trong tất cả các cuộc nói chuyện lừa gạt kiểu này, cô Phùng đều nói cho các quan chức nghe về chân tướng của cuộc đàn áp. Cô đã nói chuyện với phó giám thị trại là Tùng Tân và giúp ông đọc Chuyển Pháp Luân bốn lần. Tùng không buộc cô từ bỏ tu luyện nữa và sau đó ông đã bị chuyển đi nơi khác.
Ngụy Tuyết Ảnh, phó giám thị mới, đã de dọa cô Phùng và cố gắng thuyết phục cô từ bỏ Pháp Luân Công. Ngụy có hàng chục lính canh tay cầm dùi vui điện đứng cạnh bên khi ông ta nói chuyện với cô. Trước mặt tất cả mọi người, cô Phùng nói cho ông ấy nghe về cách mà chính quyền Trung Quốc đã lừa dối mọi người về Pháp Luân Công để biện minh cho cuộc đàn áp như thế nào.
Sau đó, cô nói cho mọi người nghe về những lợi ích sức khỏe mà môn tu luyện này mang lại, và dùng bản thân mình và các học viên khác làm ví dụ. Cô giải thích lý do tại sao các học viên dám mạo hiểm cả tính mệnh của mình chỉ nhằm mục đích giúp cho mọi người hiểu về cuộc đàn áp.
Tất cả mọi người im lặng lắng nghe cô nói trong năm giờ đồng hồ. Cuối cùng, cô không những không bị phạt mà còn được cấp đồ ăn.
Một lần, lính canh Tôn Thục Lan đã cho cô Phùng lựa chọn khu vực giam giữ. Cô có thể làm bất cứ công việc lao động cưỡng bức nào mà cô muốn – với điều kiện cô đồng ý từ bỏ Pháp Luân Công. Cô Phùng đã nói với người lính canh này đừng hy vọng như vậy và trờ về buồng giam ban đầu.
Các tù nhân biết về Pháp Luân Công
Cô Phùng quyết tâm luyện công cho dù là ở bất cứ đâu – trong buồng giam, ở hành lang, hay trong phòng biệt giam. Một tù nhân chịu trách nhiệm giám sát cô Phùng 24/24 đã báo cáo về trường hợp của cô Phùng với lính canh khi cô luyện công. Tuy nhiên, người này đã rất xúc động bởi sự kiên định của cô Phùng và cuối cùng đã quyết định là sẽ bảo vệ cho cô, sau đó chính cô cũng trở thành một học viên.
Một hôm, có một tù nhân tuyên bố công khai rằng cô ấy sẽ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Một lính canh đã chửi mắng cô vì điều này, do vậy tù nhân đó đã nói cho lính canh biết về một cảnh tượng tuyệt vời. Cô nói rằng cô đã nhìn thấy những con rồng trên học viên Trịnh Quế Cần khi cô luyện công.
Cô Trịnh đã bị liệt 17 năm khi cô bị nhốt vào tù. Có lúc cô gần như đã chết trong tù. Tu luyện Pháp Luân Công trong tù đã ban cho cô một cuộc đời mới.
Đêm đó, một tù nhân khác tuyên bố rằng cô cũng nhìn thấy những con rồng. Và cô cũng quyết định tu luyện.
Dưới đây là một bài thơ của Sư phụ mà cô Phùng thường nhẩm đọc cho các tù nhân khác nghe.
“Trọc thế thanh liên ức vạn mai
Hàn phong tư cánh thúy
Liên thiên tuyết vũ Thần Phật lệ
Phán mai quy
Vật mê thế trung chấp trước sự
Kiên định chính niệm
Tùng cổ đáo kim
Chỉ vì giá nhất hồi”
(Mai (Nguyên khúc), Hồng Ngâm II)
Tạm dịch:
Mai (Nguyên khúc)
Trọc thế thanh liên ức vạn mai
Gió lạnh nở càng tươi
Ngày đêm mưa tuyết Thần Phật lệ
Ngóng mai về
Đừng mê việc chấp trước thế gian
Kiên định chính niệm
Từ xưa đến nay
Chỉ vì một dịp này
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/16/331427.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/30/158030.html
Đăng ngày 22-8-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.