Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-7-2016] Có một thời gian gần đây, tôi luôn ở trong trạng mái hoang mang, gắng sức hướng nội tìm, nhưng khổ nỗi tìm không ra chấp trước căn bản. Từ tháng Mười năm ngoái tới nay, liên tục có hơn 40 đồng tu ở thành phố chúng tôi bị bắt giữ phi pháp, điểm sản xuất tài liệu Đại Pháp bị phá hoại nghiêm trọng. Chúng tôi bị rơi vào trạng thái “bị động” trong việc giải cứu đồng tu bị bắt giữ. Cứ một đồng tu được giải cứu thành công thì lại một đồng tu khác bị bắt giữ. Những vụ bắt giữ như vậy xảy ra liên tiếp, khiến chúng tôi không kịp trở tay.

Rốt cuộc chuyện gì đang xảy ra vậy? Như thể tà ác càng “hung hăng” hơn và bức hại càng “điên cuồng” hơn vậy. Sao có thể thế được? Với lượng lớn tà ác đã bị thanh trừ, thì chúng đã phải vô cùng suy yếu rồi, trong khi đó trường của Chính Pháp càng ngày càng mạnh. Nhưng tại sao hoàn cảnh biểu hiện ra ở thành phố chúng tôi tương phản hẳn lại như vậy? Quả thực, tại địa phương chúng tôi các đồng tu trong tu luyện vẫn còn nhiều sơ hở, đối với danh, lợi, sắc dục, tình cùng rất nhiều chấp trước căn bản vẫn chưa kịp thời tu bỏ, và cựu thế lực lợi dụng những sơ hở đó mà bức hại. Tuy nhiên, cuộc bức hại này là nhằm vào toàn bộ chỉnh thể học viên Pháp Luân Đại Pháp chúng ta, và nó trực tiếp can nhiễu đến việc chúng sinh trong địa phương chúng tôi được cứu độ. Rốt cuộc tại sao chúng tôi vẫn còn tồn tại vấn đề?

Mấy ngày gần đây tôi học thuộc Pháp, học đến đoạn:

”Bởi vì hễ chư vị lo sợ, thì chính là tâm hoảng sợ; chẳng phải đó là tâm chấp trước? Tâm chấp trước của chư vị hễ xuất hiện, [thì] chẳng phải cần [tống] khứ tâm chấp trước sao? Càng lo sợ, thì lại càng giống như mắc bệnh; nhất định phải vứt bỏ tâm chấp trước ấy của chư vị; để chư vị học bài học này, mà từ đó vứt bỏ tâm hoảng sợ, đề cao lên trên.” (“Tẩu hỏa nhập ma”, Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Những lời giảng “càng giống như mắc bệnh” khiến thân tâm tôi chấn động, dường như tôi đã ngộ ra gì đó, giờ tôi đã hiểu rõ ràng về vấn đề này. Như vậy là do chỉnh thể học viên chúng tôi có phương diện nào đó còn chấp trước thì mới xuất hiện giả tướng [tác ác] “điên cuồng” này đến?”

1. Tâm sợ hãi của chúng tôi chính là nguyên nhân

Tại sao tâm sợ hãi của chúng tôi lại mạnh mẽ như vậy? Nó có căn nguyên của nó. Vừa mới bước vào tu luyện Chính Pháp, rất nhiều người chúng tôi vẫn chưa minh bạch Pháp lý. Tà ác lợi dụng sơ hở này mà bức hại tàn khốc. Sơ hở này cũng khiến chúng tôi hình thành tâm sợ hãi ngoan cố. Thậm chí khi mà hiện nay tà ác đã bị loại bỏ ngày càng nhiều, thì tâm chấp trước này vẫn còn rất cường thịnh, nó ngăn trở chúng ta tiến về phía trước. Chúng ta càng sợ hãi, càng né tránh nó, thì tà ác lại càng như hình với bóng mà bức hại chúng ta. Bởi vì khi chúng ta sợ nó thì chẳng phải là chúng ta đang cầu nó sao? Nếu số đông chúng ta có chủng loại trạng thái này thì nó trở thành một trường chấp trước cường đại. Chúng ta càng sợ hãi, tà ác càng biểu hiện “điên cuồng”.

Có những học viên còn dùng quan niệm người thường mà nghĩ: “Chẳng phải Pháp thân của Sư phụ bảo hộ chúng ta sao? Tại sao chúng ta vẫn phải chịu đựng bức hại như vậy?” Chính tín của họ do đó mà yếu hơn, và thậm chí là không dám bước ra khỏi người thường. Kỳ thực, hết thảy sự việc này, chẳng phải là do tâm sợ hãi của chúng ta tạo ra sao?

Sư phụ giảng:

“‘Pháp Luân kia sao có thể để chúng phát vào được nhỉ? Sư phụ chẳng phải có Pháp thân bảo hộ chúng mình cơ mà?’ Trong vũ trụ này của chúng ta có một [Pháp] lý: điều bản thân chư vị cầu thì không ai quản, điều bản thân chư vị mong cũng không ai quản.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Do đâu mà chúng ta sợ hãi? Cơ điểm của sợ hãi là đến từ tự tư. Kỳ thực, sợ hãy này nó không phải là chân tính của chúng ta, nó chỉ là nhân tố thao túng người thường. Là người tu luyện mà nói thì đây là chấp trước lớn nhất mà chúng ta cần phải tống khứ.

Chúng ta đều là phần tử của Đại Pháp. Sư phụ đã sớm đẩy chúng ta đến vị trí mà chúng ta nên đến trong tu luyện rồi và chúng ta vốn có năng lực tự bảo vệ bản thân. Tuy nhiên chúng ta lại thường xuyên thừa nhận bức hại của tà ác, và còn khiến bản thân trở thành giống như người thường.

Sư phụ giảng:

“Nếu đệ tử Đại Pháp đều có thể chính niệm chính hành, bất kể ở tình huống nào đều dùng chính niệm suy xét vấn đề, mỗi từng đệ tử Đại Pháp đều không sẽ vì có bức hại trước mặt mà sinh xuất tâm sợ hãi, thử xem ai dám đến bức hại chư vị! Ai đã hoàn toàn ở trong Pháp thì không ai động đến được; đó chẳng phải đã có trang bị năng lực bảo hộ tự mình hay sao? (Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005)

Kỳ thực, Sư phụ đã ban cho chúng ta hết thảy thần thông và pháp lực, nhưng chúng ta không chân chính trở thành thần. Đã mang trên thân Pháp bảo, nhưng chúng ta vẫn muốn co mình trong cái vỏ trong một trạng thái tâm lý nhất định và chịu đựng khổ nạn. Bởi nhất tư nhất niệm, nhất cử nhất động của chúng ta không đựa trên Pháp, nên chúng ta đang cấp thêm năng lượng để tà ác bức hại chúng ta.

2. Quan niệm người thường cố hữu gây ra bức hại

Hướng nội tìm bản thân mình, tôi thấy rằng nhất tư nhất niệm của tôi không phù hợp với Pháp. Mỗi lần biết tin đồng tu bị bắt giữ, tôi liền thấy tâm mình nặng trĩu, nghĩ rằng một đồng nữa lại bị bức hại. Tôi nghĩ rằng tôi phải nhanh chóng phát chính niệm để giải cứu đồng tu. Không chỉ mình tôi nghĩ như vậy, nhiều đồng tu khác cũng có cách nghĩ đó. Cách nghĩ này có vẻ “rất hợp lý.” Tuy nhiên, khi tôi nhìn nhận lại, tôi thấy rằng niệm đầu này hoàn toàn không chính, bởi vì tôi đã dùng quan niệm người thường mà suy xét vấn đề. Tôi thừa nhận rằng tà ác chắc hẳn sẽ bức hại các đồng tu bị bắt giữ, và cũng khẳng định rằng họ đã bức hại các đồng tu rồi. Đây là chính niệm sao? Đây chẳng phải là quan niệm người thường sao? Hơn nữa không ít thì nhiều cũng sản sinh tâm sợ hãi cùng chấp trước này khác. Đây chẳng phải là bản thân tự cho tà ác cái cớ để bức hại chúng ta sao?

Trong Tây Du Ký, có một câu chuyện như sau: khi Tôn Ngộ Không hàng phục yêu quái thì bị yêu quái nuốt vào bụng. Trư Bát Giới sợ hãi núp trong rừng cây mà khóc thống thiết vì nghĩ rằng Tôn Ngộ Không đã chết. Lúc này Tôn Ngộ Không ở trong bụng yêu quái và hét lớn: “Bát Giới, khóc gì đấy? Ta chưa chết.” Bát Giới còn không hiểu ra và nói: “Chẳng phải sư huynh bị yêu tinh nuốt vào bụng rồi sao?” Ngộ Không nói: “Đồ ngốc. Nó nuốt ta, ta không biết phải túm lấy tim, móc gan, lôi nội tạng của nó ra mà đánh đu sao?”

Điều này khiến tôi thấy được bản thân đã sai ở đâu. Tại sao tôi lại không có chính niệm như vậy? Giống như Bát Giới, dùng quan niệm người thường mà đối đãi sự việc. Suy xét lại, thì chẳng phải đã đến lúc phải chuyển biến quan niệm kia sao, tống khứ quan niệm người thường, và đừng xem “quan niệm người thường” của bản thân chúng ta là tuyệt đối chính xác, cần chân chính dùng thần niệm mà xem xét vấn đề. Nếu một đồng tu bị bắt giữ, chúng tôi không cho là đồng tu bị bức hại, mà thay vào đó chúng tôi gia trì chính niệm: Quyết không cho phép tà ác bức hại, đồng thời, coi đây là một cơ hội tốt để cứu chúng sinh và giải thể tà ác, đánh kẹp gọng kìm hai mặt trong ngoài, triệt để giải thể sào huyệt của tà ác.

Cũng có những đồng tu có thể nghĩ: “Tôn Ngộ Không là có bản sự, lại có Gậy Như ý, nên hiển nhiên là có sức mạnh vô song, còn chúng ta thì không thể!” Tôi nói rằng những học viên này vẫn chưa bước ra khỏi người thường. Chúng ta chẳng phải có hết thảy mọi pháp bảo sao? Có khi còn lợi hại hơn rất nhiều so với Gậy Như ý. Nhưng chúng ta không có ngộ tính như Tôn Ngộ Không, thì chúng ta cũng không biết cách sử dụng năng lực của mình, và còn luôn khiến bản thân chúng ta lâm vào cảnh khốn cùng. Chúng ta luôn trói buộc mình trong quan niệm thấy mới tin, chấp trước vào cái thân thể người thường này, thì chúng ta không thể trở thành thần được. Vậy làm sao để chúng ta có thể sử dụng được Pháp bảo của mình? Khỏi cần tôi phải nói nữa; là từ phát chính niệm. Đúng vậy, chỉ có phát chính niệm. Giờ đây tôi điều động thần thông và phát huy hiệu lực của nó. Hơn nữa, chúng ta có thể vận dụng không chỉ là một pháp bảo, mà là tất cả mọi pháp bảo mà chúng ta muốn. Đây chính là Sư phụ từ bi ở trong giai đoạn lịch sử đặc thù này mà ban cho chúng ta. Tuy nhiên, rất nhiều đệ tử chúng ta không biết cách sử dụng, thậm chí hiện tại còn đang bị bức hại nghiêm trọng.

Trong Truyền kỳ về Tế Công, có một tình tiết kể về việc Tế Công đại náo phủ của Tần thừa tướng. Tần thừa tướng muốn trừng phạt Tế Công bằng giáp côn. Mặc dù chân của Tế Công bị kìm kẹp, nhưng ông lại không hề để tâm tới nó. Tế Công nhìn vị thừa tướng kia bằng ánh mắt xem thường, tay cầm chiếc quạt rách chỉ vào Tần mà nói lớn: “Tra tấn đi!” Ngay lập tức Tần kêu thất thanh một tiếng và chân của ông ta đã bị thương nặng. Tế Công lại quát: “Tra tấn đi!”, Tần đau đớn mà từ trên ghế ngã lăn xuống đất. Mắt thấy rõ rằng người bị kẹp chân là Tế Công, vậy mà Tế Công lại dùng thần thông mà lập tức chuyển hình phạt đó sang thân để của người ra lệnh áp dụng phương thức tra tấn đó. Xét tâm thái Tế Công, ông thản nhiên quát lớn ”Tra tấn đi” mà không hề sợ hãi. Ông tuyệt đối không thừa nhận dụng cụ tra tấn đó có tác dụng với ông, ông cũng không có quan niệm của người thường, không có tâm sợ hãi. Chính tín vô cùng kiên định, hết thảy người thường không ai chi phối được ông, ông có thể vận dụng công năng bất cứ khi nào ông muốn.

Sư phụ đã sớm ban cho chúng ta hết thảy thần thông, nhưng chúng ta lại khư khư ôm giữ suy nghĩ người thường khiến không thể vận dụng thần thông như ý muốn; và chúng ta vẫn còn bị tà ác bức hại. Có phải đáng xấu hổ lắm không? Chúng ta đã cô phụ sự kỳ vọng của Sư tôn từ bi, và chúng ta đã gây ảnh hưởng phụ diện đến việc cứu độ chúng sinh ở trong vùng.

Nếu đến hôm nay chúng ta vẫn chưa tống khứ nhân tâm mà bước đi trên con đường trở thành thần, thì chúng ta chứng thực Pháp thế nào đây? Nếu chúng ta đều có thể đả phá được quan niệm người thường, buông bỏ mọi tâm chấp trước, không chấp vào sinh tử, đi đến đâu cũng phát chính niệm và giảng chân tướng, thì chúng ta có thể vận dụng hiệu quả thần thông mà bảo hộ bản thân, giải thể tà ác, mỗi đệ tử Đại Pháp đều có thể phát huy sức mạnh của chính niệm.

Nếu chúng ta phủ định hết thảy bức hại và an bài của cựu thể lực, thì tà ác sao dám bắt chúng ta? E rằng chúng muốn trốn cũng không kịp, đây chẳng phải là tự chịu diệt vong sao? Mấu chốt là làm cách nào để chúng ta có thể phá vỡ được tầng tầng lớp vỏ con người này, phá trừ quan niệm và phản bổn quy chân, đừng để quan niệm người thường chi phối chúng ta nữa. Chúng ta đừng bưng chiếc bát vàng mà khất thực nữa, cũng đừng trong tay có Gậy Như ý mà chịu đòn nữa. Chúng ta phải chân chính trở thành thần, đừng để Sư phụ phải đợi thêm nữa. Tôi tin rằng Sư phụ muốn phía thần của chúng ta hồi sinh.

Đây chỉ là một chút thể ngộ của bản thân ở tầng thứ sở tại, nguyện ý muốn cùng đồng tu giao lưu, có chỗ nào thiếu sót, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/7/17/159011.html

Bản tiếng Anh: https://www.clearwisdom.net/emh/articles/2007/8/12/88527.html

Đăng ngày 10-8-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share