Một đệ tử Đại Pháp Việt Nam

[MINH HUỆ 5-7-2016]Trong mấy năm qua, lượng sách làm ra cho học viên còn nhiều hơn gấp hàng chục lần số lượng học viên hiện nay. Vậy thì tại sao số học viên ở Việt Nam lại không tăng lên tương xứng, điều ấy cho thấy rằng sách đã không dùng đúng mục đích – sách là dành cho người tu – nhưng phải nhìn vào thực tế thì sẽ rõ cả. Chẳng hạn, nhiều học viên đã có sách cũ, khi cần thay Luận ngữ thì đã không thay mà bỏ lại cuốn cũ mua cuốn mới; học viên khác nhìn thấy có vị học viên kia phát nguyên một thùng sách Pháp Luân Công một cách thoải mái cho người thường, so với sách bình thường bán trong nhà sách thì rẻ quá nên phát miễn phí như từ thiện!; Một học viên mới tại Sài Gòn chia sẻ lần đầu tiên nhặt được cuốn Chuyển Pháp Luân là từ trong… thùng rác, anh ấy đã đắc Pháp sau khi đọc cuốn sách này. Ngược lại, một người bạn thân đã kể với tôi mấy năm trước, họ thấy ở một làng dân tộc thiểu số ở Điện Biên, chỉ có một cuốn Chuyển Pháp Luân, mọi người đã tách cuốn sách ra thành 9 phần, thay nhau đổi qua đổi lại mà đọc. Một quận nội thành ở Sài Gòn mấy năm gần đây, người phụ đạo viên không đặt sách Chuyển Pháp Luân, mà tự làm ra nhiều bản photo, đóng cuốn, tự ý dán thêm những đoạn kinh văn khác vào trong cuốn sách. Phổ biến nhất hiện nay đối với học viên lớn tuổi là nhu cầu sách chữ to, không mua sách chữ nhỏ, thích tìm khổ lớn A4 cho dễ đọc, ngược lại có người lại cần loại A6 nhỏ hơn để bỏ túi vv…  Phải nói rằng thị trường sách và các sản phẩm Đại Pháp ở nước ta không giống bất cứ một nơi nào, thoải mái làm (theo thể ngộ cá nhân) không cần thông báo và được phép mới làm, như đồng hồ, dây chuyền, áo mưa, mũ, áo quần… Các nước khác như Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn thì học viên hoàn toàn có khả năng làm ra sách và sản phẩm của Đại Pháp rất tinh mỹ nhưng sao chỉ có nhà sách Đại Pháp ở Đài Loan được in sách và làm các sản phẩm có biểu tượng Đại Pháp, vì tất cả đều có tiêu chuẩn rõ ràng.

Chúng ta nên thay đổi tư duy, dùng sách cho phù hợp, có thể cho mượn, có thể tặng nhưng nên cân nhắc kỹ lưỡng, phó xuất nhiều thời gian cho hồng Pháp, GCT trước khi giao cuốn sách cho người khác. Chưa kể đến công sức mà học viên phó xuất làm vất vả trong lúc phải chịu áp lực từ nhiều phía. Hãy để việc phó xuất của những người làm sách chở nên có ích, đừng đề người thường xem nhẹ cuốn sách này.

Sư ph ging:

“Năm ấy khi Cựu thế lực khiến tà ác đốt sách, chư vị có biết cựu thế lực chúng mượn cớ gì không? Vì sao đốt sách? Lúc bấy giờ cuốn sách «Chuyển Pháp Luân» ở Trung Quốc Đại Lục là nhiều đến mức ở đâu cũng có, rất nhiều học viên không biết tôn kính, người thường càng không kính trọng. Chư Thần nhìn không chịu được, vì ấy là Thiên Pháp của vũ trụ! Do đó cựu thế lực chúng bèn muốn để sách đó khan hiếm, khiến con người vì thế mà tìm Pháp, tôn kính Ông, biết sự đáng quý của Pháp này. Chúng ban đầu là lấy cớ đó để làm ra việc ấy”

(Ging gii Pháp ti Pháp hi min Tây M quc vào tiết Nguyên Tiêu 2003)

Nhu cầu cần sách là có thật, sách làm đúng tiêu chuẩn không dễ mà đáp ứng kịp, nhưng cần có đủ sách ngay lại là chuyện khác – truy cầu sự đáp ứng. Trong lúc chưa có sách học, các bạn khuyên người mới có thể tự đọc hoặc in từ website vn.minghui.org và vi.falundafa.org, có phải nhanh không. Một số học viên phần đông là người lớn tuổi yêu cầu phải có chữ to thì mới đọc, sách chữ bình thường lại không muốn đọc, sách có sẵn cũng không mua mà phải chờ bản chữ to mới mua. Nhưng font chữ trong sách hiện nay là lớn hơn sách tiếng Anh, hơn cả bản in tiếng Việt tại Taiwan; Không ít người khác lại cho rằng sao chữ to thế, sách dày quá, nặng! Bản thân tôi thấy việc nếu không học Pháp tốt, thì thân thể chúng ta, kể cả thị lực mắt cũng sẽ kém đi. Ngược lại, trạng thái tu luyện tốt thì tất cả sẽ được cải thiện. Rõ ràng việc không đọc được Pháp đâu chỉ do cỡ chữ, nhiều khi do tình trạng tu luyện bản thân mà ảnh hưởng, là tâm truy cầu mà thành như thế.

Đã đến lúc hc viên Vit Nam cùng duy h Pháp

Trên thế giới có hơn 100 triệu học viên, sách được dịch ra trên 30 thứ tiếng, nhưng chỉ có một nhà in chính thức được ủy quyền. Một bộ sách tiếng Anh đăng ký mua phải mất hơn 1 năm, mọi người chờ đợi rất kiên nhẫn. Tại Việt Nam ta thì lại khác, việc cung ứng sách phải đạt yêu cầu ngay tức thì, nếu không thì sẽ bị chê trách, chờ sách chỗ này không được bèn nói chỗ khác làm. Ở Nhật, khi trận động đất xảy ra năm 2011, rất nhiều người chết và gặp nạn, báo chí đăng rất nhiều tấm gương người thường biết nhường nhịn nhau trong nguy nan. Vậy người tu luyện chúng ta còn phải có tâm thái cao hơn họ chứ. Chúng ta cần tu tâm tính tốt hơn nữa. Xin các bạn hãy đọc dưới đây:

“….. Mi ngưi biết rng, tt c sách Đi Pháp xut bn ra đu là Pháp tôi ging ra, đu là tôi ging, sách xut bn ra là do chính tay tôi chnh lý. Chưa qua tôi chnh lý, chưa đưc tôi đng ý thì đu không th tùy tin xut bn, đó cũng không phi là [th] ca tôi, cũng không phi là th ca Đi Pháp chúng tôi. Ai mun tùy tin chnh lý tư liu đu là không đưc, quá kh tôi đã ging vn đ này ri”. (Ging Pháp ti Pháp hi min Đông M quc – 1999)

« …Tt c vic xut bn ca tôi, đu thng nht do các hc viên có trách nhim qun [lý]. Hơn na, có th nói thế này, đu có hp đng; do vy các hc viên ca tôi không đưc t ý tùy tin làm sách, t làm theo ý mình, hoc gi qua vic y đ kiếm tin; du chư v không [làm đ] kiếm tin thì cũng không đưc tùy tin làm. Bi vì trong thi kỳ Chính Pháp không đưc xut hin bt k ch sơ h nào; do đó trong thi kỳ này, có mt s s vic cn chú ý [hơn na]. Còn nói v nhân loi trong tương lai, [khi] đo đc ca con ngưi đã đ cao ri, [thì] ai ai cũng s tuân th, ai ai cũng s không làm thế, ai ai cũng s giám sát. Hin nay không đưc; tà ác đang dùi vào ch sơ h, nhân tâm bt chính, chúng ta không đưc làm thế. Làm sách đ kiếm tin li càng không đưc.

… đim này tôi nói rt rõ: nhng gì thuc v Đi Pháp là [chư v] không đưc t ý tùy tin làm. Tt nhiên, hin nay trong hoàn cnh đc thù Trung Quc, đ gii quyết vn đ [thiếu] sách thì các hc viên có th; nhưng cn đm bo nguyên sách, nguyên văn không sai mt ch mt du. Bên ngoài Trung Quc thì không đưc. »

(Ging Pháp và gii Pháp ti Pháp hi trung tâm thành ph New York 2003)

« …Mi ngưi hãy suy nghĩ xem: Ði Pháp, mt Ði Pháp thiêng liêng như thế này, cu đ chúng ta, vy mà chúng ta dùng đó đ làm tin. Thì cương v ca chúng ta đâu? Chúng ta đc đnh Ði Pháp v trí nào? Kỳ thc thì không đưc làm như thế. Cho nên tôi không cho phép h làm… ».

(Ging Pháp và gii Pháp ti Pháp hi trung tâm thành ph New York 2003)

Thời gian trước do thiếu sách mà tự phát sinh ra những điểm làm sách, nhưng đến nay có nơi đã làm quá mức, tự đặt ra quy chuẩn, tự ý sửa đổi, chất lượng giảm đi để nhanh và rẻ hơn, thuê nhà mở xưởng trả lương, kéo theo nhiều học viên vào cuộc, chủ quan đến mức ai cũng biết cả. Sư phụ không muốn chúng ta làm thì chúng ta đừng làm!

Cũng đừng để bị phụ thuộc vào tâm lý này: khi thiếu thì sách nào cũng dùng hết, bất kể tiêu chuẩn làm sách ra sao, đến khi sách lúc nào cũng sẵn có, thì phải là thế này thế kia mới được. cựu thế lực sẽ dùi vào cái chấp trước kia của học viên, dẫn động theo người làm sách hùa theo mà thành hệ lụy, cả người đọc và người làm đều phạm sai lầm. Hậu quả là gì? Nếu để tình trạng này kéo dài, sẽ không còn nhận ra là sách nào là chuẩn nữa, nay ra sách này mai lại có sách khác, giá cả bất đồng; Khi mở các cuốn sách khác nơi sàn xuất mới thấy sự khác biệt, màu sắc đủ loại, có nơi còn dán cả kinh văn khác [lên phía trước hình Sư phụ] trong cuốn Chuyển Pháp Luân mà còn cho rằng như thế mới là trân quý sách… vậy có phải là loạn Pháp không?

Các bạn biết là lâu nay học viên chỉ biết đọc những cuốn kinh văn được làm thành tập dày, sắp xếp theo thời gian giảng Pháp và chúng ta đã quen như thế. Nhưng thật ra, bộ kinh văn hiện nay mà ở nhà sách Thiên Thê xuất bản gồm 45 cuốn sách, được sắp xếp theo từng chủ đề được Sư phụ hiệu chỉnh rất cẩn thận, để cho học viên đọc có hệ thống và nhận thức nhanh hơn. Từ nay về sau, chúng ta cần theo sát bản dịch nguyên gốc. Với những kinh văn trước đây làm ra thì vẫn nên dùng để học một thời gian cho đến khi có được bộ sách mới.

Hạng mục sách Đại Pháp cũng cần có phối hợp chỉnh thể, xuyên suốt từ dịch thuật, truyền thông, rồi mới đến các nơi sản xuất và phân phối. Cần có sự phó xuất của mọi người, cùng nhau phối hợp trong một chỉnh thể trật tự, có phân công, có chuyên trách. Có như thế, không ai phản đối, mới được phép làm thì chúng ta mới có sách học.

Không chỉ có sách, mà rất nhiều thứ mang hình ảnh Đại Pháp như đồng phục quần áo Đại Pháp đã có nhiều nơi tự may tự bán, giá cả khác nhau; Áo mưa, mũ nón đều có ghi nội dung liên quan đến Đại Pháp. Băng đĩa Đại Pháp chúng tôi thấy có 12 loại nhãn đĩa CD, DVD khác nhau cho 3 loại đĩa (hướng dẫn, nhạc luyện công và bài giảng); Nhất là tài liệu giảng chân tướng các loại, quả thật đa dạng và không phải tài liệu nào cũng lấy nguồn từ Minh Huệ. Về tranh ảnh Đại Pháp thì chỉ có một nhà in được phép làm và phát hành toàn cầu mà thôi, nhưng ở ta thì hình ảnh Sư Phụ, các tranh ảnh Đại Pháp cũng lấy từ website xuống và in ra bản to, bản nhỏ…  Các nước khác đều có thông báo cho Phật học hội địa phương hay quốc tế rồi mới làm, chúng ta vì không có, nên “làm theo thể ngộ” là chính, chưa biết phối hợp. Sự thật về cách làm của học viên chúng ta cần hướng nội rất nhiều. Tôi không có ý phê phán ai, nhưng chỉ đưa ra hai hình ảnh đối lập giữa cách hành xử của trong nước và ở các nơi khác trên thế giới.

Mọi người hãy cùng nhau trợ Sư chính Pháp cho tốt, dùng chính niệm và hành vi của một đệ tử Đại Pháp duy hộ Pháp để Pháp vĩnh viễn bất biến. Các đồng tu nên có ý thức giữ gìn nơi làm sách và tài liệu, tu khẩu và suy nghĩ cho kỹ trong việc sử dụng bộ sách – Đại Pháp của vũ trụ mà Sư phụ đã ban cho; không nên hiển thị ai là người cung cấp, người làm, nên quy chính bản thân, tự nguyên phối hợp vô điều kiện trong một chỉnh thể. Hãy hiểu cho những học viên ngày đêm lặng lẽ làm ra những cuốn sách trân quý này và không kể nắng mưa, không kể an nguy bản thân giao sách, giao tài liệu cho các bạn. Hãy trân quý!

Những chia sẻ của tôi, xuất phát từ nội tâm mong muốn chúng ta hòa tan trong Pháp, xả bỏ chấp trước hơn nữa. Càng về cuối càng tinh tấn, tập trung vào việc cứu chúng sinh, thực hiện thệ ước tiền sử, mau chóng trở về nhà. Xin chỉ ra thiếu sót để chúng ta cùng tinh tấn.


Đăng ngày 5-7-2016

Share