Bài viết của Thiên Long

Tôi là một học viên trẻ đắc Pháp năm 2013 và hiện tại là một sinh viên. Dưới thùng thuốc nhuộm lớn nơi xã hội người thường, tôi nhanh chóng nhiễm các thói xấu khi chưa đắc Pháp và nghiêm trọng nhất đối với tôi là nghiện xem phim đen và tranh ảnh khiêu dâm. Khi sắp sửa trở thành một sinh mệnh bại hoại nhất thì Đại Pháp đã ban cho tôi một cơ hội mới và một cuộc sống mới. Tuy nhiên, tâm sắc dục đã trở thành một đại quan sinh tử và là cái tâm ngăn trở tôi tinh tấn ngay từ lúc đầu đắc Pháp. Gần đây, tôi có một số thể ngộ mới về tâm sắc dục này, sau đây xin chia sẻ với các đồng tu.

Trong suốt quá trình loại bỏ tâm chấp trước này tôi thấy rằng nguyên nhân thất bại là vì mình phải đối mặt ngay khi mới bắt đầu đắc Pháp cho nên chưa có hiểu rõ về nó, khi rớt quan nhiều lần sẽ có một loại cảm giác tội lỗi, hối tiếc tột cùng khiến tôi có thể bỏ cái tâm này mà vượt qua khảo nghiệm trong một vài lần, nhưng đối với người chấp trước quá nặng như tôi thì sự việc này sẽ trở nên càng ngày càng trầm trọng. Cái cảm giác hối tiếc kia sẽ không còn nữa mà thay vào đó là cảm giác chán nản, cảm giác tội lỗi khiến tôi không thể nhìn vào ảnh Sư phụ, không dám cầm sách lên đọc Pháp nữa, tôi cần một khoảng thời gian để cân bằng rồi sau đó lại rớt rồi lại lặp lại. Ban đầu có thể chính niệm tôi rất mạnh mẽ nhưng do không luyện công, học Pháp thường xuyên nên hiểu biết về nó còn hạn chế và với việc thất bại nhiều lần tôi trở nên sợ nó. Sự sợ hãi này làm tôi không còn muốn bước đi bằng chính đôi chân của mình nữa mà lại hướng ngoại mà cầu, tôi cầu xin Sư phụ tiêu trừ nghiệp lực cho tôi, tôi mong chờ ai đó hiểu tôi, chia sẻ cho tôi cách vượt qua, phát chính niệm cho tôi chứ tôi không hề nhận thức được rằng vấn đề là ở trong tâm của mình.

Sư phụ giảng:

“[Nếu] cái tâm kia của chư vị có thể vứt bỏ được, thì cái gì chư vị cũng vứt bỏ được, ở nơi lợi ích vật chất mà bảo chư vị vứt bỏ đi, chư vị đương nhiên sẽ vứt bỏ được. [Còn nếu] tâm của chư vị mà không vứt bỏ được, [thì] chư vị không vứt bỏ được gì hết; do vậy mục đích thật sự của tu luyện là tu cái tâm này…” (Bài giảng thứ sáuChuyển Pháp Luân)

Sau khi tôi nhận ra được điều này tôi đã phơi bày những hành động xấu xa đó của tôi trong một buổi học Pháp chung và mọi thứ trở nên tốt hơn. Cái cảm giác tội lỗi kia nó không còn nữa và dường như tôi có thể chân chính đối mặt với nó một cách công khai. Sư phụ giảng:

“Có nhiều lúc Sư phụ thấy chư vị làm những việc ấy, thật sự rất thương tâm; nhưng nếu thật sự để tôi buông chư vị ra, thì Sư phụ cũng quả là khổ tâm lắm, thật lòng không muốn buông rơi chư vị dễ như thế. Nhưng tại sao lại không biết tiến lên? Sao cứ làm thất vọng như thế! Lại còn làm dơ bẩn Đại Pháp, làm những việc không nổi một chữ “nhân”; chư vị vẫn nói mình là đệ tử Đại Pháp! Nói ra như thế, [những ai] tôi vừa nói ấy, tức là tất cả ai đã làm những việc không xứng với thân phận là đệ tử Đại Pháp ấy, chư vị tốt nhất là tự mình công khai nói những việc ấy ra; như thế sẽ tiêu bỏ rất nhiều thứ của chư vị, đồng thời cũng làm chư vị hạ quyết tâm mạnh mẽ.” (Giảng Pháp và giải Pháp tại Pháp hội ở trung tâm thành thị New York 2003)

Thật sự như Sư phụ giảng, khi nghiệp tư tưởng đến tôi không tránh né hay sợ hãi nữa, tôi nhìn chúng và quan sát chúng với một tâm bất động. Bỗng nhiên tôi hiểu ra được rất nhiều vấn đề mà trước đây chưa minh bạch. Sau khi suy nghĩ thêm và nhớ lại những đoạn Pháp mà Sư phụ giảng, tôi thấy rằng: “sắc” và “dục” là hai thứ chấp trước khác nhau nhưng khi chúng kết hợp với nhau thì chính là “sắc dục”.

Nói về “sắc” trong hiểu biết của tôi thì nó là một hệ thống những quan niệm tốt xấu được hình thành từ hậu thiên. Chúng ta thông qua đó để đánh giá người nào tốt và người nào xấu, thích người nào, không thích người nào….Tuy nhiên thế chưa phải là “sắc” thật sự, “sắc” thật sự là một sự ích kỷ của bản thân, chính là nó muốn chiếm hữu “cái đẹp” đó thành của riêng mình, để mình có toàn quyền ôm ấp, chi phối nó hay bắt cái đẹp đó chiều chuộng mình. Điều này thấy được rất rõ trong tà niệm của Trụ vương: “phải chăng người đàn bà này có mặt trong đám tả hữu của ta”. (trong Phong Thần Diễn Nghĩa)

Dưới tác dụng của cái tâm này chúng sẽ biểu hiện ra những hành động không đúng đắn như ăn nói lả lơi, muốn động chạm này nọ…nghĩ ra những tà niệm mà nó cho là thể hiện “tình yêu thương” đối với mục tiêu của nó, muốn làm cho mục tiêu của nó, “mỹ nhân” trong mắt nó vui vẻ, thoải mái; thậm chí là cả những hành động dục tính mà nó nghĩ là tốt đối với “mỹ nhân” của nó, chính là bất chấp tất cả, thập ác bất xá rồi. Khi ngộ được điều này tôi mới hiểu tại sao Sư phụ giảng:

“Giữa vợ chồng với nhau thì không có vấn đề về ‘sắc’, nhưng có ‘dục vọng’; chư vị coi nó thật nhẹ, trong tâm cân bằng là được rồi.”(Bài giảng thứ sáuChuyển Pháp Luân)

Nói về “dục” nếu tách riêng ra thì tôi chỉ coi nó như những thứ dục khác, xuất phát điểm của nó là muốn thoải mái, thoả mãn bản thân khi bị chịu kích thích hay bị khó chịu về mặt thân thể liền tìm đến một phương cách để giải toả. Như người nghiện thuốc lá thì hút thuốc, còn ở đây muốn giải tỏa thì cần tiết ra hay các hành động mang dục, đây chính là phương cách tồn tại của dục. Nguyên nhân không vượt qua dục là vì vẫn còn muốn an nhàn thoải mái và năng lực nhẫn chịu kém, chính niệm không mạnh nên chỉ muốn xuất chứ không nghĩ đến việc nhất định phải thủ giữ, muốn làm chứ nhất định không được làm. Ban đầu tôi không để ý đến lời giảng này của Sư phụ lắm:

“Mọi người thử nghĩ coi, chúng ta luyện công, khí của tinh huyết là dùng để luyện mệnh; chư vị không thể cứ mãi tiết ra như thế…”(Bài giảng thứ sáuChuyển Pháp Luân)

Nhưng giờ tôi mới hiểu là Sư phụ muốn chúng ta biết trân quý và nhất định phải giữ. Có người lúc bình thường vượt qua rất tốt nhưng khi ngủ lười một cái lại rớt, tôi nghĩ rằng chính vì tâm họ muốn thoải mái là phù hợp với nó nên sẽ chiêu mời nó đến, tuy nhiên vì vẫn còn chưa có thể ngộ sâu về dục nên khi chính niệm yếu liền dễ bị lợi dụng sơ hở.

“Sắc” và “dục” được kết hợp với nhau dưới tác dụng của tà niệm và các nghiệp tư tưởng, chúng tạo nên sự hỗn loạn và dần hoà hợp làm một, khi người ta khởi chấp trước vào sắc dần dần sẽ khởi dục,và khi bị dục không chế dần dần lại nghĩ đến sắc. Vì vậy, việc loại bỏ sắc dục không những cần phải hiểu về nó mà còn cần phải có chính niệm mạnh mẽ để kiểm soát chính mình, tiêu diệt nghiệp tư tưởng, tăng cường năng lực chịu khổ và vứt bỏ các tâm liên quan khác. Điều này chỉ có thể làm được khi chúng ta cố gắng làm tốt ba việc, tín Sư tín Pháp. Hãy ghi nhớ lời giảng của Sư phụ:

‘Dục’ và ‘sắc’ những thứ ấy đều thuộc về tâm chấp trước của con người; những thứ ấy đều nên tống khứ.”(Bài giảng thứ sáuChuyển Pháp Luân)

Khi chúng ta cố gắng làm theo Pháp, làm theo những gì Sư phụ dạy để vứt bỏ nó thì Sư phụ sẽ giúp chúng ta, việc này không khó. Trên đây là thể ngộ tại tầng thứ của tôi, xin các đồng tu từ bi chỉ ra những điểm không phù hợp.

Đăng ngày 24-07-2015;

Share