[MINH HUỆ 29-05-2009] Tôi tên Dương Mai, và tôi từ huyện Hy Thủy tỉnh Hà Bắc. Tôi sanh năm 1976. Tôi bị bắt vào tháng tư 2008 và bị kêu án bất hợp pháp một năm lao động cưỡng bức vào tháng tám. Ngày 13 tháng tư 2009, tôi thoát thân được từ trại lao động cưỡng bức nữ tỉnh Hà Bắc dùng chính niệm và các điềm báo và gia cường từ Sư Phụ Lý. Từ đó tôi trở nên người vô gia cư để tránh sự bắt bớ.
Bị bắt và gửi đi một trại lao động cưỡng bức
Vào lúc 4:00 giờ chiều ngày 4 tháng tám 2008, các viên chức Vương Băng Băng, Chiêm Vĩ và hai cảnh sát viên khác từ thị xã Bạch Liên, huyện Hy Thủy bắt tôi nơi sở làm của tôi tại Xưởng Điện lực Bạch Liên Hà của tỉnh Hà Bắc và gửi tôi đi nhà tù số hai huyện Hy Thủy. Lúc bấy giờ tôi nhớ các lời dạy của Sư Phụ Lý,
“Bất kể hoàn cảnh nào, chớ có hợp tác với các yêu cầu, lệnh truyền của tà ác, hoặc điều gì họ xúi dục.” (“chính niệm của Đệ tử Đại Pháp là có sức mạnh” từ Tinh tấn yếu chỉ II)
Khi họ đầu tiên đến sở làm của tôi, họ nói với tôi là để bảo an Thế Vận Hội Bắc Kinh, họ gửi tôi đi một khóa tẩy não. Tôi từ chối không một chút ngần ngại. Bốn viên chức đó sau đó lôi tôi đến nhà tù số hai của huyện.
Trong khi tôi ở nơi đó, tôi gặp các học viên Đại Pháp từ các thị xã khác. Trong số họ là Đàm Quế Thời, Phùng Bảo Nữ, Hiệp Quế Anh, Tiếu Thiên Anh, Nam Quế Hương, Uông Hữu Sơ, Thái Ứng Cầu, bà Dương (mà vào khoảng bảy mươi tuổi) và bà Khương (mà vào khoảng năm mươi). Phong Ái Quốc và Quách Kiếm Lợi, giám đốc của Phòng 610 của huyện, nói rằng Chu Vĩnh Khang đã gửi một điện tín mật, vì vậy trong lúc Thế Vận Hội Bắc Kinh chúng tôi bị giam trong một thời gian. Các viên chức cảnh sát Hạ Chí Bình và Dương Cương, và các người khác, gộp một nhóm gọi là để giúp đỡ và dạy các trợ viên từ mỗi thành phố và thị xã quanh huyện. Trong số họ có những người mà đã tà ngộ trên con đường tà ác và trở nên những ‘hợp tác viên’, như là Nam Mẫn Tiên, Nam Mẫn Quân và Quách Vân Đẳng. Trong trại tẩy não, chúng tôi tập công, phát chính Niệm và đọc thuộc lòng Pháp như bình thường. Chúng tôi cũng nói với các tù nhân khác sự thật về Pháp Luân Công và thúc dục họ thoái Đảng Cộng sản Trung quốc.
Tôi tuyệt thực để phản đối. Cảnh sát ra lệnh cho mười tù nhân trói tôi vào một giường cây và cột bốn chân tay tôi. Chúng sau đó chích tôi một loại thuốc không biết là gì, và nhét ống vòi để ép ăn tôi. Tôi từ chối viết ‘ba tuyên bố’. Chúng lục soát nhà tôi và tịch thu một máy điện tín và một máy hát MP3. Vào ngày 20 tháng tám, cảnh sát viên Dư Kim Nguyên và Trần Lợi Binh từ Bạch Liên chuyển tôi đến nhà tù số một của huyện và nói với tôi là tôi chính thức bị bắt.
Ngày 4 tháng chín, tôi bị gửi đi Trại lao động cưỡng bức nữ Hà Bắc. Cái ngày ghi trên giấy tờ lao động cưỡng bức là 24 tháng 8. Vì tôi viết “Pháp Luân Đại Pháp tốt” và “Chân Thiện Nhẫn tốt” trên bản câu hỏi cho các tù nhân mới, Cao Lâm, tù nhân theo dõi tôi, đánh tôi vào mặt. Bắt đầu ngày 7 tháng chín, tôi từ chối đọc thuộc lòng điều thứ 50 của luật nhà tù. Các nữ cảnh sát viên Trương Hiểu Yến và Hoàng Hán Hoa, bốn tù xì ke, Cao Lâm, Ngô Na Quân, Vương Phương và Lí Dung, bắt đầu tra tấn tôi, và tiếp tục như vậy trong hơn một tháng. Chúng đánh tôi, không cho tôi ngủ chút nào, và buộc tôi đứng thẳng ngày đêm. Có lúc, tôi đi lên giường vào lúc 4:00 giờ sáng và phải thức dậy lúc 5:30 giờ sáng. Tôi sau đó phát chính niệm và đọc thầm Pháp. Một ngày kia tôi không còn chịu nổi nữa và bị bất tỉnh. Tôi được mang đến nhà thương và được cho biết là tôi bị chứng hypoglycemia (thiếu đường trong máu). Tôi nói với bác sĩ nhà tù là đó là kết quả của sự tôi bị đánh đập. Y chẳng thèm quan tâm đến tôi.
Các phương cách tà ác và giống như ăn cướp
Các cách mà chúng tra tấn các học viên Đại Pháp mỗi ngày bao gồm có đá dữ dội, đánh vào đầu một cách như điên, nhét vào miệng học viên với vải dơ để ngừng họ la lớn, đá vào ngực học viên bằng đầu gối trong khi túm tóc học viên, đánh vào lưng bằng cùi chỏ, vả vào mặt, chặt cổ phía trước của học viên, chặt phía sau cổ, nắm kéo lỗ tai học viên mạnh mẽ xuống phía dưới, đánh mạnh vào mí mắt của học viên, đập đầu học viên vào cạnh một món đồ, dậm lên ngón chân học viên, đánh lên mặt bàn chân người ta, v.v. Đầu tôi đầy cục u vì bị đánh, và tóc tôi rớt ra từng nắm. Chúng thường đánh vào ngực tôi với nắm tay của chúng và chụp lấy vú tôi dữ dội. Thật rất đau đớn. Tôi từ chối đọc thuộc lòng các luật lệ nhà tù hoặc viết ra ‘ba tuyên bố’. Tôi nhớ Sư Phụ đã chịu đựng nhiều như vậy cho chúng ta và cảm thấy Ngài luôn bên cạnh tôi. Một ngày kia vào tháng chín, chúng cố buộc tôi viết ra ba tuyên bố, nhưng tôi bất kể chúng. Chúng đánh tôi, đá tôi và đè tôi xuống đất. Vương Phương kéo tay trái của tôi ra sau lưng cho đến khi nó đụng vào vai phải của tôi. Cao Lâm nắm lấy tóc của tôi trong khi Ngô Na Quân ngồi lên đùi tôi và Lí Dung ngồi lên ống chân tôi. Chúng nhét một cây viết vào giữa ngón cái và ngón giữa của tôi, sau đó chúng khép bàn tay tôi thật chặt và buộc ép bàn tay tôi ký tên vào ba tuyên bố và ép dấu tay của tôi, nhiều lần. (Tôi không thừa nhận điều đó, vì nó không phải do tôi ký). Hai ngón tay của bàn tay mặt của tôi trở nên sưng vù và rất đau khiến tôi không thể đóng chúng lại. Trong gần hai tuần lễ, tôi phải dùng tay trái của tôi để ăn hoặc giặt giũ áo quần. Chiều ngày 13 tháng 9, Lí Dung và Cao Lâm đánh tôi và đè tôi xuống đất. Mỗi người họ giữ cánh tay của tôi trong khi Ngô Na Quân đá tôi dữ dội và dậm lên bụng và ngực tôi. Rất đau đớn và tôi gần bất tỉnh. Chúng lột áo quần tôi nhiều lần và viết những chữ thoái mạ chống Đại Pháp và Sư Phụ Lý vào trán tôi, vào bên trong đùi tôi, dưới quần tôi và trên long bàn chân của tôi.
Ngày 20 tháng 9, chúng đánh tôi rất dữ dội khi chúng thấy tôi không đọc thuộc lòng các luật lệ, khiến tức thời xuất hiện trên trán tôi một cục u to lớn và mũi của tôi chảy máu. Chúng đá tôi mạnh đến độ cơ thể tôi tung lên trời và rớt xuống đất nặng nề và tôi bị thương ở xương cụt. Trong nhiều tháng, tôi không ngồi được. Cơ thể tôi đầy những vết bầm. Khi tôi nói với cảnh sát là tôi bị đánh, Hoàn Hán Hoa và Trương Hiểu Yến nói với tôi là chúng không có kêu ai đánh tôi và chúng không có đánh tôi. Khi tôi hỏi các tù nhân mà theo dõi tôi tại sao họ đánh tôi và không cho tôi ngủ, Ngô Na Quân nói, “Các lính canh nơi đây chính chúng sẽ không đánh chị, nhưng chúng ra lệnh cho chúng tôi đánh chị và chúng sẽ cho chúng tôi một số lợi lộc. Chúng tôi là cột kèo nơi đây. Chị không có thể đi đến nơi nào để than phiền.”
Ngày 9 tháng mười một, bốn người trong họ bắt đầu một đợt khác tra tấn tôi vì tôi từ chối tập thể dục buổi sáng và trong lúc nghỉ ngơi. Chúng cột hai cánh tay tôi vào thành cửa sổ trong hai ngày và một đêm. Chúng lột áo quần tôi và đâm người tôi bằng kim. Chúng đổ đầy các bột nước nóng với nước sôi và dùng đó đánh vào mặt và vào đầu tôi. Chúng cởi giày vớ tôi và bắt tôi đứng trên cạnh sắc của một món đồ nhỏ và dẫm lên chân tôi. Chúng đấm vào mắt tôi và kéo tóc tôi. Hai mắt tôi bị thương nặng đến độ cả đến bây giờ tôi không nhìn thấy được rõ. Cách hạ tiện nhất mà chúng dùng là dùng bàn chải răng chải vào các nơi kín của tôi, chọc vào tử cung của tôi và đá vào các nơi kín của tôi với giầy da của chúng. Các vết bầm trên khắp các nơi kín của tôi và bên trong đùi tôi. Tôi đi tiểu khó khăn và rất đau. Một ngày kia chúng lượm được hai con mèo con nhỏ hơn một tháng trên đường và để chúng lên mình tôi. Chúng bò khắp người tôi và các kẻ bức hại đè đầu hai con mèo con vào núm vú tôi và để cho chúng uống sữa từ vú tôi. Tôi cảm thấy quá là bệnh hoạn. Cả đến hôm nay tôi còn ớn lạnh khi nghĩ tới điều đó.
Xúi dục bởi cảnh sát viên Trình Du, ba tù nhân còng hai tay tôi ra sau lưng vào ghế và ép ăn tôi. Hàm răng tôi trở nên lỏng lẻo vì thế. Hàm răng trên của tôi bị nhiều khe hở.
Trong thời gian bị giam, cảnh sát buộc các học viên làm lao động nô lệ gần mười giờ một ngày và theo dõi họ suốt ngày đêm, cả trong lúc họ gặp thân nhân của họ. Chúng cả không cho các học viên cái quyền của họ là gặp người nhà của họ, gọi điện thoại cho gia đình, và đi tắm.
Đây là lần thứ nhì tôi bị khủng bố. Lần thứ nhất là vào tháng bảy 2004. Tôi bị giam trong hai ngày và bị phạt tiền 1500 tệ. Tôi gặp học viên Đại Pháp Dương Thục Phân và Thái Ứng Cầu tại Nhà tù số một. Bà Dương bị kêu án tám năm tù, và bà Thái bị kêu án ba năm tù.
Theo tôi được biết, Nhà tù Nữ Hà Bắc gần đây giam giữ năm mươi học viên từ Bắc Kinh. Đội số Hai giam giữ hai mươi lăm học viên. Huy Duyệt và Diêu Bảo Lệ đã được thả ra với tiền bảo lãnh để được chữa trị bệnh. Nhà tù giam chín học viên từ tỉnh Hà Bắc và Ngô Ngọc Cầm được thả ra với tiền bảo lãnh để đi trị bệnh.
Một phần danh sách các học viên Đại Pháp bị giam:
Trần Mạn Tân từ huyện Diên Khánh, Bắc Kinh Dư Vãn Đệ từ vùng Tuyên Vũ, Bắc Kinh Trương Phương từ vùng Triều Dương, Bắc Kinh Lưu Lệ Xuân từ vùng Thạch Cảnh San, Bắc Kinh Trương Tiểu Lệ từ vùng Hải Điến, Bắc Kinh Hạng Quế Lan từ vùng Thông Châu, Bắc Kinh Dương Tiểu Phượng từ vùng Bình Cốc, Bắc Kinh Trương Thục Phương từ huyện Mật Vân, Bắc Kinh Đổng Thụy Bình từ vùng Bình Cốc, Bắc Kinh Triệu Ngọc Mẫn từ vùng Triều Dương, Bắc Kinh Lưu Tú Anh từ thành phố Ngạc Châu, Hà Bắc Dương Thục Dung từ huyện Hy Thủy, tỉnh Hà Bắc
Các học viên từ Bắc Kinh cũng bao gồm có Hầu Thúy Anh, Tiếu Quốc Phương, Trương Kim Lượng, Trần Tiểu Xuân, Kim Ngọc Lan, Triệu Tú Linh, Lí Xuân Linh, Trương Thục Anh, Đỗ Quế Phân, Hà Tú Hương, Đoạn Hà và Phùng Bình.
Các học viên từ tỉnh Hà Bắc kể có Hà Bình (một thầy giáo từ Gia Ngư), Duẫn Ấu Liên (từ Ngạc Châu), Hứa Hàm, Trương Tĩnh Ngọc, Trần Bắc Bình (từ Ngạc Châu) và Ngải Cách Bình (làng Cao Cước, thị trấn Uông Cương, huyện Hy Thủy, tỉnh Hà Bắc)
Những kẻ khủng bố:
Các giám đốc của trại lao động cưỡng bức: Du Bình An, Gong San Tú và Cao Hiểu Mai
Các trưởng đội số hai: Trình Du, Trương Hiểu Yến, Hoàng Hán Hoa và Du Quân Lệ
Huấn luyện viên chính trị: Lưu Tùng và Âu Dương
Các tù nhân xì ke mà theo dõi các học viên: Lí Dung, Ngô Na Quân, Ứng Ngọc Dung, Vương Trạch Mai, Khuất Tuệ Linh, Vương Tĩnh, Tống Lệ, Cao Lâm, Lưu Mân, Hứa Lập Bình, Dư Lợi Lợi, Diêu Tố Cầm, Trương Tiểu Hạ, Từ Hồng, Hạ Văn Chân, Trần Tiểu Phượng, Hùng Anh, Dư Lệ Trân, Vương Tế Mai và Chu Hồng.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/5/29/201830.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/6/13/108268.html
Đăng ngày: 25-06-2009; Bản dịch có thể được hiểu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.