Bài của một học viên tại Trung quốc

[MINH HUỆ 27-12-2008] Tôi được biết là trong thời cách mạng văn hóa (1966-1976) Trại lao động cưỡng bức Vương Thôn trở nên một nơi rất nhộn nhịp và nhiều nhà trí thức bị đưa đến nơi này để bị bức hại. Trại nằm tại một vùng khá xa xôi, vì vậy ngay cả khi người ta nơi đó bị giết chết thì nó sẽ không được biết ngay. Sau khi cách mạng Văn hóa chấm dứt, nhiều lính canh mà làm việc nơi đó bị cho thôi việc. ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào tháng bảy 1999 và thành lập Trại lao động cưỡng bức Vương Thôn như là một nơi để giam giữ các học viên. Trại đã sẵn sàng trong ba ngày năm 2000 và thâu nhận lại nhiều lính canh cũ. Những kẻ hành ác này, cũng như con trai con gái chúng, tất cả không bao lâu đều tập trung trong trại cái ngày khánh thành, như là chúng đã được chuẩn bị đặc biệt cho ngày này.

Trại Lao động cưỡng bức Vương Thôn cũng được biết dưới cái tên là Trại lao động cưỡng bức nữ số 2 Sơn Đông. Trong một hoặc hai năm đầu, chỉ có một cái tòa nhà cũ kỹ để chứa đựng hơn một ngàn học viên. Trại được chia làm bảy nhóm và có khoảng một chục lính canh tù cho mỗi nhóm. Vì ĐCSTQ tài trợ cho trại, nó đã tiếp tục mở rộng. Có những tòa nhà mới ở khắp nơi và lương của các lính canh cũng được gia tăng. Các lính canh còn buộc các học viên lao động như nô lệ để họ có thể lãnh thêm tiền phụ trội.

Trong tám năm qua, con số các học viên bị giam tại Trại lao động cưỡng bức Wangcun là vào khoảng hơn 200 người, và bảy nhóm đã thụt xuống còn bốn. Trong lúc Thế Vận Hội Bắc Kinh, ĐCSTQ bắt bớ một số lớn các học viên và khoảng ba bốn trăm người bị đưa đến trại. Các lính canh chọn vài chục tù nhân nữ dữ tợn từ Trại lao động cưỡng bức Tế nam và chuyển họ đến Vương Thôn để giúp khủng bố các học viên.

Nhóm số 2 giam nhiều người nghiện ma túy. Trong lúc Thế Vận Hội Bắc Kinh, các lính canh đưa các tù nhân nghiện ma túy đó đến các phòng giam các học viên và xúi dục họ tấn công những người từ chối từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp. Các lính canh quan sát việc đánh đập từ xa.

Các lính canh trong trại thường để các học viên mới đến trong xà lim riêng và ra lệnh cho các học viên mà tà ngộ (những kẻ cộng tác với họ) thay phiên nhau theo dõi những người này. Các cộng tác viên này dùng mọi cách, kể cả nói dối và hăm dọa, để buộc các học viên từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp. Nếu điều này không được, chúng bắt đầu bắt các học viên đứng im trong những thời gian lâu và không cho họ ngủ hoặc dùng nhà vệ sinh. Bị áp lực lớn như vậy, một số học viên chịu thua và viết các ‘ba tuyên bố’. Từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp tạo cho họ một sự khắc khoải vô cùng, và một số trong họ sau đó khi họ trở nên sáng suốt đã viết ra một ‘nghiêm chính thanh minh’ để hủy bỏ ‘ba tuyên bố’ và nói rằng họ sẽ tiếp tục tập luyện Pháp Luân Công. Các lính canh rất giận khi điều này xảy ra, vì vậy họ để các học viên này trong xà lim cá nhân. Từ 2007, càng ngày càng có nhiều học viên đã thức tỉnh.

Theo các học viên mà bị giam tại Khu số 3, chỉ một số trong họ viết tờ ‘tuyên bố nghiêm túc’ lúc bắt đầu bản án của họ, nhưng vào khoảng tháng năm hoặc sáu, gần như tất cả các học viên mà đã viết ‘ba tuyên bố’ đã Nghiêm chính thanh minh là các tuyên bố của họ trước đó bị hủy và vô giá trị. Hàng chục học viên đã bước ra để chống lại sự đàn áp. Không có đủ phòng giam để bắt giam tất cả các học viên trong xà lim cá nhân, vì vậy tất cả họ đều đọc Pháp cùng nhau trong phòng và khuyến khích lẫn nhau. Qua việc đọc thuộc lòng Pháp họ đã cùng nhau thăng tiến sự hiểu biết về Pháp và trở nên càng gia tăng sự kiên định. Chúng tôi tất cả đều cảm thấy rằng Sư Phụ ở bên cạnh chúng tôi và đang ban cho chúng tôi sức lực. Lúc bấy giờ, các học viên kỳ thật đã làm thành cùng một thể, vì vậy trường năng lượng rất mạnh. Các lính canh thật sự bị khiếp sợ, nói rằng họ chưa bao giờ nhìn thấy nhiều học viên như vậy chống lại sự đàn áp cùng nhau.

Con số các lính canh trong trại được gia tăng và nhiều người trong họ đi tuần trong hành lang ngày đêm. Sự có mặt của họ có một ảnh hưởng hạn chế tuy vậy, vì vậy họ gọi nhóm họp để tra vấn các học viên. Khi một lính canh tên là Trần nhục mạ Pháp Luân Đại Pháp, bà Khúc Giai Tú đứng lên và nói, “Điều mà ông vừa nó là không đúng. Chúng tôi có tự do tín ngưỡng (trong đất nước này).” Nhiều lính canh phóng về phía bà và kéo lôi bà vào trong xà lim cá nhân. Bên trong xà lim không có giường. Những người mà bị đưa vào đây đều bị treo bằng hai tay còng lên trần nhà. Các lính canh dùng tất cả các loại tra tấn để khủng bố bà Khúc, nhưng sự tra tấn bị thất bại không làm cho bà chịu thua và sau đó bà được thả ra.

Đến một lúc, ĐCSTQ gia tăng sự khủng bố của nó và năm học viên trong trại bị đặt trong xà lim. Vì không có đủ lính canh, chúng thành lập một đội kiểm soát chặt chẽ. Chúng nhốt khoảng một chục học viên trong một đội. Các học viên không được phép dùng nhà vệ sinh và cả không có đủ đồ ăn. Chúng cũng buộc họ đứng im trong gần hai mươi giờ đồng hồ một ngày và không cho phép họ cử động. Nếu họ cử động, thời hạn lao động cưỡng bức của họ sẽ bị gia tăng. Các lính canh đọc những bài thoá mạ ngày đêm. Ai mà chống lại sẽ bị phạt. Chúng còn đánh đập hoặc chửi mắng các học viên.

Bà Vu Tĩnh Đào từ chối tham gia vào một trong các đội này. Mấy tên lính đã tơi và kéo bà xuống sàn nhà. Sau đó bốn tên khác mang bà đi, mỗi tên nắm một tay, một chân bà, và tra tấn bà đến mức mà bà nằm sõng xoài ra sàn. Bà Vu nhỏ và gầy. Bà bị quản trong nơi ẩm thấp, một xà lim quay về hướng bắc nên bà không thể nhìn thấy mặt trời suốt cả năm. Bà rất kiên định và dám lên tiếng bênh vực cho các bạn đồng tu bất kỳ khi nào họ bị đối xử vô nhân đạo.

Bà Lí Thụy Chân, vào độ tuổi 60, viết những dòng tiếng Trung Quốc, “Bước đi trên còn đường ngay chính” vào giầy của bà. Khi lính canh tù lục soát túi sách của bà, và tìm thấy giầy, chúng mà bàn Lí tới khu nghiêm quản nơi mà bà không được phép dùng nhà vệ sinh. Bà đã phải tiểu ra quần khi mà không thể kìm giữ lâu hơn nữa. Những tên lính canh gia hạn giam bà. Bà Lí hỏi, “Thế có gì sai nếu tôi bước trên con đường ngay chính” Các vị không muốn mọi người làm người tốt. Có phải các vị muốn mọi người trở nên xấu xa và bước trên con đường tà ác chăng?”

Khi nhưng tên lính phát hiện bà Lương Hồng Chi rất kiên định, chúng ép buộc bà phải đứng suốt ngày trong vài tháng, sau đó không cho bà ngủ. Chúng ra lệnh cho tù nhân tra tấn bà mỗi giờ. Sau vài tháng với sự tra tấn như vậy, đôi chân của bà và bàn chấn xưng rất to. Bà không thể mang giầy, nhưng bà vân tin tưởng vững chắc vào Đại Pháp và Sư Phụ.

Nhưng tên linh khóa bà Lưu Hồng Hà vào phòng nhỏ và ép bà phải đứng nghiêm suốt cả ngày. Bà bị tra tấn như vậy trong vài tháng. Thời hạn giam của bà cũng bị gia tăng, nhưng khi thời hạn ban đầu kết thúc, bà chỉ ra nhưng triệu chứng không bình thường và vì thế bà được thả mà không phải tiếp tục bị giam theo thời hạn gia tăng.

Nhưng tên lính tại trại cưỡng bức lao động Vương Thôn đã phạm rất nhiều tội ác với các học viên, và phương thức mà chúng sử dụng là rất tàn bạo. Chúng thực hiện những hành vi tàn bạo cực kỳ độc ác. Bà Chu Huệ Chân và Dương Thục Bình bị mù do hậu quả của tra tấn phi nhân tính. Khi bà con trai bà Chu tới thăm mẹ và phát hiện ra mẹ bị mù, cậu uất hận trào nước mắt. Những tên lính bảo rằng bà Chu đang giả vờ bị mù, nhưng chuẩn đoán ở bệnh viện xác định rằng bà đã bị mù.

Bà Trương Mẫn, Trương Húc Mai, và một số học viên khác bị giam trong một phòng nhỏ, nơi họ phải chịu đựng những tra tấn phi nhân tính mà người ngoài không thể tưởng tượng nổi. Khi có người thăm được phép gặp họ, họ đã hoàn toàn mất trí do hậu quả của tra tấn nghiêm trọng. Các bác sĩ chuẩn đoán họ bị tâm thần do quá căng thẳng.

Một chân của bà Đông Mai bị tàn tật do hậu quả của tra tấn tàn bạo và bà không thể đi bình thường. Tuy nhiên, nhưng tên lính thường cười bà và gọi bà là bà đồ què.

Chân của bà Trần Quảng Hà bị liệt do hậu quả của tra tấn. Những tên lính tiêm cho bà một loại thuốc bất minh làm cho bà rất yếu và lịm đi. Chỉ tới lúc đó thì trại lao động mới gọi gia đình bà mang bà về nhà.

Các học viên bị bức hại tại những phòng ẩm thấp và lanh cũng có cả bà Vương Tuần Lan và bà Hạ Linh Thê. Họ không thể dùng nhà vệ sinh và ngủ một cách bình thường. Những người làm việc trên sảnh thường nghe thấy tiếng va đập của còng tay. Họ trông rất khó nhọc vì đau đớn. Bà Hạ đặc biệt rất khó khăn, bởi vì bà tàn tật và cần phải dựa vào tường để đi. Tuy nhiên, nhưng lính canh vẫn tra tấn bà rất mạnh tay. Bởi vì bà tin tưởng vững chắc vào Đại Pháp bà bị giam vào nơi bí mật trong một thời gian dài. Không ai thấy bà sau khi bà bị mang đi.

Tôi đã học một bài hát mà các học viên viết để giúp họ giữ vững kiên định:

“Thời gian trôi thật nhanh,
Năm tháng cũng vụt qua,
Mong Sư, chẳng thể gặp.
Gặp Người trong giấc mơ, Thân hãm trong tù ngục
Giữ Pháp vững trong tim
Phật ân không thể báo
Cát trôi, Phật quang hiện Sinh tử không run sợ
Bản thể chẳng tiếc gì
Vạn cổ một cơ may
Trở về nơi thiên giới”

Bà Lâm Khê Mỹ là một học viên từ vùng nông thôn người đã từ chối nói xấu Pháp Luân Đại Pháp. Khi những tên lính cánh nhận ra rằng việc cấm bà sử dụng nhà vệ sinh là không hề có tác dụng gì, chúng chỉ định tù nhân đẩy bà Lâm xuống đất và đánh bà cho đến khi bà không thể cử động, sau đó tóm tay bà và ép bà lăn tay trên bản tuyên bố viết sẵn.

Những tên lính khóa bà Vu Tú Hoa vào khu nghiêm quản và cô lập bà với các học viên khác khi chúng nhận ra ra bà vẫn tin tưởng vững chắc vào Đại Pháp. Những tên bất lương không cho bà gặp gia đình hoặc có liên hệ với họ. Những tên lính sợ rằng tình trạng của bà có thể ảnh hưởng tới những người đã từ bỏ Đại Pháp.

Một học viên đột nhiên biến mất từ trung tâm tẩy não vào cuối năm 2007. Tin này gây chấn động cả trại cưỡng bức lao động. Những tên lính đếm đi đếm lại những người bị giam giữ. Một tên lính tên lính run lẩy bẩy. Tất cả lính canh làm ngày làm đêm chỉ để cố tìm ra học viên bị thiếu. Người ta bảo rằng lính canh cũng tới quê nhà của người học viên vắng mặt để quấy rối gia đinh bà. Chúng cũng tới gia đình bà trong ngày lễ và ngày nghỉ. Bất chấp những việc chúng làm, chúng đã thất bại trong việc tìm kiếm người học viên.

Bởi vì sự kiện đó các lính canh thậm chí càng không kiểm soát được. Vương Vĩnh Hồng, kẻ chịu trách nhiệm tẩy não, đã chiếu các đoạn phim nhục mạ và bôi nhọ Pháp Luân Đại Pháp mỗi ngày, hoặc ép các học viên phải đọc các báo vu khống. Hắn thường xuyên tạo ra những thủ đoạn lừa dối dùng cho tẩy não. Những tên lính canh làm theo kế hoạch của hắn, nên chúng thường xuyên chửi thề và đánh các học viên. Nó hiển nhiên là cuộc chiến giữa thiện và ác, và các học viên chúng lại sự tà ác bên trong trại lao động cưỡng bức.

Trại lao động cương bưc Vương Thông đã gây bao tội cực kỳ tàn ác, là nguyên nhân của vô số thảm kịch, và làm tổn thương tàn bạo vô số người vô tội. Những gì được đề cập ở đây chỉ là một mẩu nhỏ của một núi băng. Khi chư vị đọc bài này, những hình thức tra tấn phi nhân tính với các học viên vẫn đã diễn ra tại Trung Quốc.

Tôi muốn nói vài lời với các bạn đồng tu. Hãy học Pháp nghiêm túc. Trong trại lao động cưỡng bức rất khó tìm thấy Pháp của Sư Phụ. Nỗi đau vì chúng tôi không thể tìm và đọc Pháp là không thể diễn tả. Tôi ngộ sâu sắc một sự thật rằng chỉ khi chúng ta có thể học thuộc Pháp thì suy nghĩ và hành của chúng ta mới ngay chính. Một khi chúng ta quên Pháp, những tư tưởng người thường sẽ nổi lên bất kỳ lúc nào. Nếu chúng ta không thể học thuộc Pháp, tà ác sẽ tận dụng cơ hội vì sự hạn chế của chúng ta như là chúng ta cố gắng loại bỏ chấp trước vậy. Có rất nhiều bài học cay đắng. Học Pháp, học Pháp, hãy học Pháp thật sự tốt. Chỉ khi chúng ta học Pháp tốt chúng ta có thể đánh bại được thế lực tà ác. Sẽ có những kết cục khác nhau tùy theo nghĩ về Pháp hoặc không nghĩ về Pháp tại những thời điểm quyết định.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/12/27/192355.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/1/9/103755.html
Đăng ngày: 25-06-2009; Bản dịch có thể được hiểu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share