Bài viết của Hiệp hội Luật Nhân Quyền
[MINH HUỆ 28-5-2015]
I. Giới thiệu
Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm về chiến dịch “đấu tranh” chống Pháp Luân Công ở Trung Quốc, bao gồm tra tấn (kể cả hoạt động thu hoạch nội tạng trên diện rộng), diệt chủng, các tội ác chống lại nhân loại, tội xúc phạm nhân phẩm và đối xử tàn nhẫn, tội bắt giữ và giam cầm/bỏ tù phi pháp. Những tội ác này được thực hiện theo mệnh lệnh, chiến lược, kế hoạch, dưới sự giám sát và điều hành của Giang trong quyết định của y nhằm xóa sổ Pháp Luân Công khỏi Trung Quốc. Báo cáo này nhận định về vai trò của Giang trong chiến dịch đấu tranh tra tấn đối với Pháp Luân Công. Một báo cáo kế tiếp sẽ xem xét vai trò của y trong tội ác diệt chủng và những vi phạm nghiêm trọng khác như đã đề cập trong đoạn này.
II. Tra tấn: Một vụ xử án thử nghiệm
Định nghĩa về tra tấn được chấp nhận rộng rãi nhất là định nghĩa trong Công ước Tra tấn. Điều 1 của Công ước Tra tấn định nghĩa tra tấn là: Bất kỳ hành động nào nhằm cố ý gây đau đớn hay thương tích nghiêm trọng về thân thể hoặc tinh thần cho một người với mục đích thu thập thông tin của anh ta (hay một người thứ ba) hoặc ép thú tội, trừng phạt người đó vì một hành động mà anh ta hay một người thứ ba đã thực hiện hoặc bị nghi ngờ đã thực hiện, hoặc đe dọa hay bức ép anh ta hay một người thứ ba, hoặc vì bất cứ lý do gì xuất phát từ bất cứ hình thức phân biệt đối xử nào, khi sự đau đớn và thương tích gây ra bởi hoặc do sự xúi giục của hoặc với sự đồng thuận hay thỏa thuận của một công chức hay một người đương nhiệm. [1]
Hoạt động tra tấn các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc vẫn tồn tại rộng khắp và có hệ thống. Hiệp hội Luật Nhân Quyền (Human Rights Law Foundation – HRLF) vẫn nhận được các báo cáo về việc lạm dụng, gồm cả ảnh chụp và chứng cứ trực tiếp từ các học viên Pháp Luân Công hàng ngày. Tra tấn được sử dụng chủ yếu để cưỡng chế chuyển hóa bằng các phương thức ép buộc từ bỏ tín ngưỡng, cũng như để lấy thông tin về địa chỉ và hoạt động của những học viên khác. Hầu hết tất cả các học viên Pháp Luân Công từng bị đe dọa hoặc giam giữ là đều đã bị tra tấn.
1. Khung pháp lý
Việc sử dụng hình thức tra tấn trên diện rộng đối với các học viên Pháp Luân Công là vi phạm trực tiếp nhiều điều luật của cả luật pháp Trung Quốc cũng như luật pháp quốc tế, như Điều 43 của Luật Tố tụng Hình sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) cấm thu thập bằng chứng hoặc bức ép nhận tội bằng hình thức tra tấn hay đe dọa, dụ dỗ hay lừa gạt; và Điều 247 của Luật Hình sự và Công ước Chống Tra tấn mà CHNDTH phê chuẩn năm 1988. [2] Mặc dù việc tra tấn các học viên Pháp Luân Công vi phạm luật pháp Trung Quốc nhưng nó lại tương đồng với cách thức của các lực lượng an ninh của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong việc xử lý các nhóm được cho là kẻ thù của Đảng về tư tưởng. Cái nhãn này là sản phẩm của chiến dịch tuyên truyền do Giang Trạch Dân cầm đầu nhằm kêu gọi một cuộc đàn áp bạo lực mang tên “đấu tranh”chống Pháp Luân Công, đồng thời bằng nhiều phương thức tác động vào tư tưởng và tuyên truyền nhằm ngầm hoặc công khai kích động việc sử dụng tra tấn đối với các học viên. Tất cả các cấp của bộ máy ĐCSTQ đã tham gia vào chiến dịch tra tấn này theo mệnh lệnh, kế hoạch, chiến lược, và chỉ thị của Giang Trạch Dân. [3] Vì Đảng có quyền lực tối cao ở Trung Quốc, các điều khoản chống tra tấn cũng không ngăn được các lực lượng an ninh trong cách đối xử với Pháp Luân Công (hay vấn đề của các tù nhân lương tâm khác ở Trung Quốc).
2. Bối cảnh ở Trung Quốc
2.1 Pháp Luân Công bị tra tấn trên diện rộng ở Trung Quốc
Kể từ năm 1999 đến nay, đã có hơn 70.000 báo cáo về các trường hợp các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn và lạm dụng trong thời gian bị giam cầm dựa trên các nguồn thông tin từ Trung Quốc. Tính từ năm 2009, Hiệp hội Luật Nhân Quyền đã khảo sát hàng trăm học viên Pháp Luân Công từng bị giam giữ. Hầu như tất cả các đối tượng khảo sát đều cho biết từng bị tra tấn trong thời gian bị giam cầm. Những phát hiện này trùng khớp với các báo cáo của các luật sư Trung Quốc cộng tác với Hiệp hội Luật Nhân Quyền. Các luật sư này cho biết họ đã xử lý hàng chục vụ về Pháp Luân Công và tất cả thân chủ của họ đều từng bị tra tấn. Báo cáo trực tiếp từ các nguồn tin ở Trung Quốc trên trang web Minh Huệ đã đưa tên 1.680 học viên Pháp Luân Công bị tra tấn trong năm 2010, cho thấy tối thiểu là 7.000 đến 8.000 học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn từ năm 2009 đến năm 2013. Vì việc báo cáo những vụ việc này gặp nhiều khó khăn do thông tin ở Trung Quốc bị kiểm duyệt nên con số thực tế chắc chắn còn cao hơn, ít nhất cũng phải lên đến vài triệu.
Những phát hiện này tương đồng với các báo cáo của các nhà quan sát nhân quyền cũng như Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc (LHQ) về Công ước Tra tấn – ông là người, vào năm 2005, đã báo cáo có tới 66% các khiếu nại về tra tấn mà ông nhận được liên quan đến các nạn nhân Pháp Luân Công. [4] Vào tháng 3 năm 2006, Tiến sỹ Manfred Novak, Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ, tái khẳng định rằng các phát hiện cho thấy nạn tra tấn vẫn còn phổ biến. [5] Ngài Nigel Rodley, Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ, cho biết “các học viên bị bôi nhọ trước dư luận vì tư cách học viên Pháp Luân Công… nhiều trường hợp được cho là đã bị tra tấn hoặc ngược đãi.” [6]
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng có ghi nhận tương tự về nạn tra tấn trên diện rộng nhằm cưỡng chế các học viên Pháp Luân Công từ bỏ tín ngưỡng của mình. Theo Báo Cáo Quốc gia về Nhân Quyền năm năm 2006 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, [7] “chính phủ [Trung Quốc] tiếp tục sử dụng tra tấn… để cưỡng chế các học viên từ bỏ Pháp Luân Công”.
Một số tòa án Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng tra tấn là một biện pháp vẫn đang được sử dụng trên diện rộng với các học viên Pháp Luân Công. Chẳng hạn, Tòa án Phúc thẩm Seventh Circuit đã cho thấy rõ rằng tư cách học viên Pháp Luân Công là lý do căn bản khiến các học viên lo sợ nguy cơ bị bức hại nếu bị trục xuất về Trung Quốc. Cụ thể là, Tòa Phúc thẩm Seventh Circuit có ghi nhận rằng “chính phủ [Hoa Kỳ] đã công nhận Trung Quốc bức hại các học viên Pháp Luân Công… [và] quyết tâm của chính phủ Trung Quốc nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công từ gốc đến ngọn thật khó hiểu nhưng không thể phủ nhận.” Xem Iao v. Gonzales, C.A. 7, 2005 (Số. 04-1700)
Các tòa án Hoa Kỳ còn cho rằng các quan chức cấp cao của Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về các chiến dịch bức hại trên diện rộng, khiến các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc mất quyền chống tra tấn. Trong báo cáo về chính trị gia Doe v. Lưu Kỳ, 349 Phụ lục 2d 1258, 1334 (Quận Bắc California 2004), tòa án kết luận “Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã ngầm phê duyệt song lại thoái thác trước dư luận những vi phạm nhân quyền do bị cáo gây ra hoặc cho phép… Bị cáo Lưu và Hạ lần lượt phải chịu trách nhiệm vì những vi phạm quyền chống tra tấn [của người khởi kiện]… đối xử tàn nhẫn, phi nhân tính hoặc xúc phạm nhân phẩm… [và] tùy tiện giam giữ.” Tương tự, trong báo cáo Vĩ Nghiệp với Giang Trạch Dân và những kẻ liên đới., 383 F.3d 620 (7th Cir. 2004), Tòa án Phúc thẩm Seventh Circuit khẳng định những cáo buộc về nạn tra tấn và ngược đãi trên diện rộng của các nguyên đơn là do bàn tay của Giang Trạch Dân. Mặc dù tòa án bác bỏ vụ kiện dựa trên quyền được miễn trừ của người đứng đầu nhà nước, song tòa án đã ghi nhận một số thực tế chứng minh các cáo buộc của bên nguyên đơn: “Ngày 10 tháng 6 năm 1999, Chủ tịch Giang Trạch Dân thành lập Phòng Kiểm soát Pháp Luân Công, một cơ quan trong bộ máy của đảng. Văn phòng này được đặt tên theo ngày thành lập là ‘Phòng 610’. Vào tháng 7 năm 1999, Chủ tịch Giang đã ban hành một sắc lệnh đẩy Pháp Luân Công thành ra ngoài vòng pháp luật. Sau sắc lệnh này, các học viên bị bắt giữ hàng loạt… tra tấn, ‘cải tạo’, và bị giết hại.” (622 tài liệu nêu trên).
Tương tự, vào ngày 15 tháng 7 năm 2008, Hội đồng Do Thái Giáo Israel ghi nhận “trên cơ sở thu thập nhiều chứng cớ và bằng chứng gián tiếp… đã có vô số học viên Pháp Luân Công vô tội đã chết vì bị tra tấn.” Bản cáo trạng do tòa án Tây Ban Nha và Argentina ban hành cũng đi đến những kết luận tương tự. [8]
2.2 Các hình thức tra tấn hà khắc
Các phương thức tra tấn thường được sử dụng rất hà khắc, gồm đánh đập, sốc điện bằng dùi cui điện, treo ngược trong các tư thế ép gập người, đánh gãy chân tay, bức thực, không cho ngủ kéo dài, tiêm thuốc tâm thần, xét nghiệm y tế, thu hoạch nội tạng, cưỡng bức triệt sản, cưỡng hiếp, xâm phạm tình dục, và lăng mạ. Những người từng bị giam giữ trong các trại lao động không phải là học viên Pháp Luân Công đã xác nhận rằng các học viên Pháp Luân Công trong các trại lao động bị đưa đến nơi khác để tra tấn và lạm dụng thân thể. [9]
Mức độ nghiêm trọng của các hình thức tra tấn mà các học viên Pháp Luân Công và những người ủng hộ họ phải chịu đựng, cả ở cấp địa phương hay nhà nước, đã được chính phủ Hoa Kỳ ghi nhận và khẳng định trong các Báo cáo Quốc gia về Nhân Quyền và Báo cáo Thường niên về Tự do Tôn Giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, cũng như trong các báo cáo được công bố bởi các nhóm nhân quyền độc lập như Tổ chức Ân xá Quốc tế và Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền.
Chẳng hạn, Báo cáo Thường niên về Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2001 do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ban hành vào tháng 12 năm 2001 đưa ra nhiều trường hợp cụ thể và nghiêm trọng về lạm dụng và vi phạm nhân quyền đối với các học viên Pháp Luân Công, nhằm tiêu diệt các học viên và xóa sổ sự tồn tại của Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Báo cáo này gọi “cuộc đàn áp” Pháp Luân Công là nỗ lực của các cơ quan có thẩm quyền trong việc “kiểm soát và quản lý các nhóm tôn giáo nhằm ngăn chặn sự nổi dậy của các nhóm hoặc lực lượng ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ và Đảng Cộng Sản Trung Quốc” (trang 122). “Nhiều người được báo cáo là thân thể mang vết tích do bị đánh đập tàn nhẫn và/hoặc tra tấn”; “cảnh sát thường dùng quá nhiều vũ lực khi giam giữ những người biểu tình ôn hòa của Pháp Luân Công, gồm cả một số người cao tuổi và có trẻ em đi kèm”; nhiều trường hợp được báo cáo là bị “tra tấn (gồm sốc dùi cui điện, trói và xích bằng dây xích sắt quanh người” (trang 131).
Việc liên tục áp dụng hình thức tra tấn hà khắc với những người không chịu từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công đã được khẳng định trong các báo cáo sau đó.[10] Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2006 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có ghi: “Các học viên Pháp Luân Công tiếp tục bị truy bắt, giam giữ và bỏ tù, cũng có những báo cáo đáng tin cậy về những trường hợp tử vong do tra tấn và lạm dụng. Những học viên không chịu từ bỏ tín ngưỡng của mình bị… đối xử tàn nhẫn trong tù, bị cải tạo trong các trại lao động, và các trung tâm ‘giáo dục pháp luật’ ngoài hệ thống tư pháp, trong khi một số người chịu thừa nhận lại được thả ra”.
Luật sư nổi tiếng thế giới Cao Trí Thịnh, hiện chính ông cũng đang bị ngồi tù, từng tới thăm nhà của hàng chục học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Tất cả những học viên này đã nói với ông rằng họ bị tra tấn hà khắc trong các trại cải tạo, các trung tâm tẩy não, và trại lao động chỉ vì không chịu từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công. Ông Cao Trí Thịnh báo cáo: “những hành động vô đạo đức đó khiến tôi chấn động cả tâm hồn; nhất là hành vi cưỡng hiếp tập thể các nữ học viên của các nhân viên và cảnh sát Phòng 610. Gần như nữ và nam học viên nào cũng bị xâm phạm tình dục trong quá trình bị bức hại bằng những hình thức đê tiện nhất. Gần như tất cả những học viên bị bức hại, dù là nam hay nữ, đều bị lột sạch quần áo trước khi bị tra tấn. Pháp Luân Công… [và] nhiều người được cho là đã bị tra tấn hoặc ngược đãi.”[11]
2.3 Các hình thức tra tấn khác
Thu hoạch nội tạng
Hoạt động thu hoạch nội tạng các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc vẫn còn phổ biến và có tính hệ thống. Các báo cáo, kèm theo bằng chứng của nhân chứng trực tiếp, về việc lạm dụng đã bắt đầu xuất hiện.[12] Thu hoạch nội tạng được sử dụng chủ yếu để cung cấp cho ngành công nghiệp ghép tạng của Trung Quốc. Các báo cáo ghi nhận hoạt động này đã được công bố bởi các ông David Matas and David Kilgour, Ethan Guttmann, và Matt Robinson.[13] Ông Damon Noto, Chủ tịch Hiệp hội các Bác sỹ chống Thu hoạch Nội tạng cũng có những đóng góp to lớn vào cuộc chiến này.[14]
Thu hoạch nội tạng là một khâu của quy trình tra tấn tổng thể đối với các học viên Pháp Luân Công. Thu hoạch nội tạng không tách rời các hình thức tra tấn và bức hại khác. Đó là “giải pháp cuối cùng” trong chiến dịch đấu tranh tra tấn và bức hại Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân.
Khung pháp lý
Thu hoạch nội tạng được đề cập trong định nghĩa về tra tấn của Công ước Tra tấn. Hoạt động thu hoạch nội tạng không chỉ vi phạm trực tiếp Công ước Tra tấn mà Trung Quốc đã phê chuẩn năm 1988 mà còn vi phạm luật pháp Trung Quốc. Điều 234(a) của Bộ luật Hình sự Trung Quốc quy định cả việc bán lẫn lấy nội tạng mà không xin phép là tội hình sự.
Tình hình thực tế
Kể từ năm 2006, có các báo cáo khẳng định các tù nhân lương tâm Pháp Luân Công bị giết làm nguồn cung cấp cho ngành công nghiệp ghép tạng của Trung Quốc. Sau lần đánh giá tình hình tuân thủ của Trung Quốc đối với Công ước của Ủy ban Chống Tra tấn LHQ vào năm 2008, ủy ban này đã bày tỏ quan ngại về “những thông tin nhận được về việc học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng nhiều hình thức tra tấn và ngược đãi trong tù cũng như bị sử dụng cho các ca ghép tạng”.[15 ] Ủy ban này đề xuất tiến hành một cuộc điều tra độc lập ngay lập tức về những cáo buộc này và đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo những kẻ có trách nhiệm phải bị truy tố.
Các cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc không cung cấp được thông tin thích đáng để giải quyết những quan ngại này, như giải trình minh bạch về nguồn tạng, vì họ tham gia sâu rộng vào hoạt động này. Một loạt cuộc điện đàm với một số quan chức cấp cao đã củng cố thêm các cáo buộc về hoạt động thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công trên diện rộng . Gần đây, vào tháng 9 năm 2014, một quan chức cấp cao của Trung Quốc không chỉ cung cấp thông tin chứng tỏ hoạt động này là có thật mà còn trực tiếp chỉ ra sự tham gia của Giang. Theo một cuộc điện thoại được ghi âm, khi được hỏi lệnh thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công là từ đâu, ông Bai Shuzhong, cựu Cục trưởng Cục Quân y thuộc Tổng cục Hậu cần, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, đáp: “Vào lúc đó, chính là Chủ tịch Giang. Có một chỉ thị, một chỉ thị yêu cầu bắt đầu hoạt động này, hoạt động cấy ghép nội tạng.” Xem https://daikynguyenvn.com/trung-quoc/quan-chuc-trung-quoc-giang-trach-dan-da-ra-lenh-thu-hoach-noi-tang.html.
3. Cưỡng hiếp và lạm dục giới
Cưỡng hiếp, cưỡng hiếp tập thể, và các hình thức lạm dụng giới khác thường được dùng để ép buộc các nữ học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc nhận tội. Theo luật sư Cao Trí Thịnh và một số chuyên gia khác, việc tra tấn bộ phận sinh dục nữ diễn ra thường xuyên. Hầu hết phụ nữ bị tra tấn trước hết đều bị lột sạch quần áo. [Xem mục chú thích 5 và 11]. Phụ nữ cao tuổi cũng như phụ nữ trẻ chưa chồng đều bị cưỡng hiếp. Ngay cả bé gái chín tuổi cũng bị cưỡng hiếp nhằm bức ép từ bỏ tín ngưỡng của mình. Xem https://vn.minghui.org/news/41461-tra-tan-va-lam-dung-tinh-duc-cac-nu-hoc-vien-phap-luan-cong-tran-lan-trong-cac-trung-tam-giam-giu-va-trai-lao-dong-o-trung-quoc.html.
Những trường hợp tra tấn này được lấy nguồn từ các tài liệu không đầy đủ từ Trung Quốc. Số học viên Pháp Luân Công bị tra tấn thực tế còn cao hơn nhiều.
III. Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm về hoạt động tra tấn Pháp Luân Công theo luật pháp Trung Quốc và quốc tế dưới nhiều loại tội trạng
Theo báo cáo “Chiến dịch Đấu tranh Chống Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân và Đảng” đã nêu, khi một nhóm hoặc một cá nhân được xác định là mục tiêu của cuộc “Đấu tranh”, thì ý tứ đã trở nên rõ ràng: nhất thiết phải vượt ra ngoài pháp luật và bức hại cá nhân hay nhóm người đó. Mục đích là cưỡng chế cá nhân hoặc nhóm người đó từ bỏ tư cách thành viên cũng như niềm tin của nhóm, đồng thời “hợp sức” với Đảng để tấn công những thành viên khác của nhóm, cũng bằng chính cách này. Để đạt được mục đích này, Giang Trạch Dân đã ra lệnh “chuyển hóa” hay “cưỡng chế chuyển hóa”, tức là tra tấn, các học viên Pháp Luân Công. Những học viên từ chối “chuyển hóa bằng vũ lực” sẽ bị tra tấn dã man hơn và nhiều trường hợp đã tử vong.
Ngay từ đầu cuộc bức hại vào tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân đã ra lệnh áp dụng các cách chuyển hóa tư tưởng bằng hàng loạt công văn đánh dấu thời điểm mở màn cuộc bức hại, trong đó có một thông báo vào tháng 7 năm 1999 do Giang ban hành thông qua Ủy ban Trung ương của ĐCSTQ ra lệnh chuyển hóa những Đảng viên ĐCSTQ đang tu luyện Pháp Luân Công.[16] Ngày 6 tháng 8 năm 1999, Giang ban hành thông báo thứ hai thông qua Văn phòng Trung Ương ĐCSTQ, đưa ra nguyên tắc và hướng dẫn cụ thể cho công tác cưỡng chế chuyển hóa hiệu quả các Đảng viên tu luyện Pháp Luân Công.[17] Ngày 24 tháng 8 năm 1999, Giang mở rộng áp dụng các chỉ thị này cho tất cả các học viên Pháp Luân Công, bất kể họ có phải là Đảng viên hay không, đồng thời lần đầu tiên nhấn mạnh công tác chuyển hóa hiệu quả có vai trò chủ chốt trong cuộcđấu tranh chống Pháp Luân Công. Xem báo cáo “Hủy hoại Tinh thần và Thân thể bằng cách Tẩy não” tạihttps://www.upholdjustice.org/node/60.
Như vậy, và theo nội dung chi tiết dưới đây, Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm hình sự cho việc tra tấn các học viên Pháp Luân Công trên diện rộng, căn cứ vào một số lý luận về trách nhiệm pháp lý được công nhận trong luật pháp quốc tế và/hoặc luật pháp Trung Quốc, bao gồm (1) ra lệnh, (2) lên kế hoạch, (3) cưỡng chế và xúi giục, (4) tiếp tay và đồng lõa, (5) tổ chức phạm tội tập thể, và (6) chỉ huy phạm tội.
1. Ra lệnh
Hành động ‘ra lệnh’ được xác định rõ trong luật pháp quốc tế phổ thông (LPQTPT).[18] Xem Krstic, Phán quyết của Tòa Sơ thẩm ¶ 601; Akayesu, Phán quyết của Tòa Sơ thẩm ¶ 483; Blaskic, Phán quyết của Tòa Sơ thẩm ¶ 281; Kordic and Cerkez, Phán quyết của Tòa Sơ thẩm ¶ 388. Một người phải chịu trách nhiệm pháp lý cho hành động ra lệnh khi người đó là người có thẩm quyền và sử dụng thẩm quyền đó để thuyết phục người khác phạm tội. Krstic, Phán quyết của Tòa Sơ thẩm ¶ 601. Theo luật pháp quốc tế phổ thông, tội danh này được cấu thành từ ba nhân tố sau:
1.1 Quan hệ cấp trên – cấp dưới
Không nhất thiết phải là quan hệ chính thức giữa cấp trên và cấp dưới nhưng phải xác định được rằng bên bị cáo nắm quyền ra lệnh. Kordic, Phán quyết của tòa án ¶ 388. Cả bên thừa hành (de jure) và cấp trên hạ lệnh (de facto) trong hệ thống quân đội và dân sự đều phải chịu trách nhiệm. Xem Antonio Cassese, Luật Hình sự Quốc tế 230 (2008).
Với tư cách Tổng Bí thư ĐCSTQ, Giang Trạch Dân có thẩm quyền cao nhất trong Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị gồm bảy thành viên, Ủy ban này nắm quyền kiểm soát Bộ Chính trị của ĐCSTQ, Bộ Chính trị nắm quyền kiểm soát Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, UBTƯ ĐCSTQ nắm quyền kiểm soát các Đảng ủy trực thuộc ở cấp khu vực. Với sự độc tài, hệ thống quản trị một đảng duy nhất ở Trung Quốc và Đảng ủy các cấp đều nắm quyền kiểm soát chặt chẽ đối với các cơ quan quản lý ngang cấp ở tất cả các cấp, đặc biệt là trong hệ thống an ninh. Giang [lúc bấy giờ] đồng thời là Chủ tịch của Trung Quốc, do đó có quyền kiểm soát trên tất cả các cơ quan nhà nước của Trung Quốc, kiêm Chủ tịch Quân Ủy Trung Ương nên có quyền kiểm soát quân đội. Như vậy, Giang là người nắm quyền ra lệnh tra tấn và bức hại Pháp Luân Công.
1.2 Chuyển giao mệnh lệnh
Hành động ra lệnh đã được định nghĩa khái quát trong luật pháp quốc tế phổ thông là liên quan đến một người đưa ra mệnh lệnh, chỉ huy hoặc chỉ dẫn – theo đó thuyết phục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc thúc ép – một hoặc nhiều người khác phạm tội.[19] Không phụ thuộc vào việc một tài liệu hay tuyên bố có được gọi là ‘mệnh lệnh’ hay không.[20] Mệnh lệnh không nhất thiết phải được ban hành dưới dạng văn bản hay một hình thức cụ thể nào.[21] ‘Mệnh lệnh’ có thể có các chỉ dẫn chi tiết cũng như hướng dẫn chung.[22] Mệnh lệnh có thể là rõ ràng hoặc ẩn ý. Như vậy, mệnh lệnh có thể hàm ẩn trong những từ ngữ dù không mang tính bắt buộc, nhưng nếu được đặt trong ngữ cảnh cụ thể khiến câu văn đó rõ ràng cấu thành một mệnh lệnh thì đó là mệnh lệnh.[23] Việc ban hành một mệnh lệnh có thể được chứng minh bằng bằng chứng cụ thể.[24]
Mệnh lệnh không nhất thiết phải được trao trực tiếp cho cá nhân thực thi mệnh lệnh đó. Xem tài liệu trên ¶ 282. Ngoài ra, nếu một mệnh lệnh yêu cầu phạm tội do cấp trên có thẩm quyền ban hành được cấp dưới chuyển xuống các cơ quan trong dây chuyền mệnh lệnh thì người trung gian chuyển giao mệnh lệnh đó cũng có thể phải chịu trách nhiệm vì tội chuyển giao mệnh lệnh phi pháp. Xem Kupreskic, Phán quyết của Tòa Sơ thẩm, ¶¶ 827, 862.
Nếu cấp trên cố ý yêu cầu thực thi một mệnh lệnh và biết rằng nó là phi pháp, hoặc nếu mệnh lệnh đó rõ ràng là phạm pháp, thì cấp trên mới phải chịu trách nhiệm, bất kể là mệnh lệnh đó đã được thực thi hay chưa.[25]
Áp dụng với Giang Trạch Dân, rõ ràng là Giang, với tư cách là cấp thẩm quyền tối cao trong Đảng, đã ban hành những mệnh lệnh phi pháp nhằm chuyển hóa tư tưởng và tra tấn các học viên Pháp Luân Công bằng nhiều cách khác thông qua bộ máy quyền lực, từ các cán bộ đầu não của Trung ương Đảng tới các quan chức Đảng ủy cấp tỉnh, thành và khu vực, rồi những cấp này lại chuyển tiếp mệnh lệnh của y tới lực lượng an ninh Trung Quốc tại các trung tâm tẩy não, trại lao động cải tạo, trại giam và nhà tù. Cùng với dây chuyền mệnh lệnh này là Nhóm Chỉ huy Xử lý Vấn đề về Pháp Luân Công và Phòng 610 mà Giang thành lập ở cấp quốc gia và tất cả các khu vực nhằm quản lý và triển khai cuộc đàn áp bạo lực, phi pháp (đấu tranh) và tra tấn (chuyển hóa) Pháp Luân Công. Mệnh lệnh thành lập “Nhóm Chỉ huy” và Phòng 610 cũng được truyền đi thông qua chính dây chuyền mệnh lệnh này.[26]
Ngoài ra, Giang Trạch Dân còn ra lệnh phổ biến cuộc tuyên truyền tới tất cả các cán bộ lão thành của Đảng ở Trung Quốc, kể cả những Đảng viên có tầm ảnh hưởng của chính phủ và các tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự sợ hãi và thù hận đối với Pháp Luân Công, đồng thời nêu rõ rằng Pháp Luân Công là đối tượng mới nhất trong chuỗi “kẻ thù quốc gia” sẽ phải bị ngược đãi và lạm dụng nghiêm trọng, kể cả tra tấn. Theo đó, các hãng thông tấn đầu ngành của Trung Quốc đã tuyên truyền theo hướng khiến Pháp Luân Công sẽ phải bị bức hại và tra tấn như là kẻ thù đã xác định của Đảng (và tà giáo).[27]
Giang ra lệnh cho các cấp cao, trung và thấp trong Đảng phải nghiên cứu các mệnh lệnh mà y ban hành trong các bài phát biểu của y và đặc biệt là bài phát biểu vào tháng 6 năm 1999. Chứng cứ thu thập được từ các trang web của Đảng cho thấy Đảng ủy trên khắp Trung Quốc đã tổ chức các hội nghị, hội thảo và diễn đàn để nghiên cứu những thông báo của Ủy ban Trung ương Đảng về các bài phát biểu của Giang, trong đó kêu gọi “đấu tranh” chống Pháp Luân Công. Theo đó, Đảng ủy các cấp cũng thể hiện sự ủng hộ với cuộc đàn áp bạo lực và đã có nhiều hành động thúc đẩy chiến dịch chống Pháp Luân Công.[28]
Những mệnh lệnh này đã chuyển tới đội ngũ an ninh của Trung Quốc, và đến lượt họ tra tấn các học viên Pháp Luân Công tại các trung tâm tẩy não, trại giam, trại lao động cải tạo và nhà tù trên khắp Trung Quốc.[29]
1.3 Ý định phạm tội
Ý định phạm tội của một người ban hành mệnh lệnh mang tính quyết định, chứ không phải là người thực thi mệnh lệnh đó.Kordic và Cerkez, Phán quyết của Tòa Sơ thẩm ¶ 388. Điều kiện tiên quyết để cấu thành tội danh ý định phạm tội chính là ý định: khi một cá nhân “trực tiếp hay gián tiếp chủ định khiến hành vi phạm tội đó xảy ra.” Blaskic, Phán quyết của Tòa Sơ thẩm ¶278; Kordic và Cerkez, Phán quyết của Tòa Sơ thẩm ¶ 386; Stakic, Phán quyết của Tòa Sơ thẩm ¶445.
Trong một số trường hợp, một mệnh lệnh hợp pháp cũng có thể cấu thành tội ra lệnh. Trong vụ án Blaskic, bị cáo ra lệnh phóng hỏa vào một vài ngôi làng và tàn sát dân thường. Mặc dù ban đầu Tòa Sơ thẩm kết luận ngay rằng bị cáo có tội, nhưng Tòa Phúc thẩm cho rằng chuẩn mực đó là quá thấp. Đó là do “bất cứ tư lệnh quân đội nào ban hành mệnh lệnh cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự vì luôn luôn có khả năng xảy ra bạo lực.” Thay vào đó, Tòa Phúc thẩm quy định yếu tố cấu thành tội này là khi [người ra lệnh] “nhận thức được khả năng rủi ro cộng với yếu tố ý chí, tức là chấp nhận khả năng xảy ra rủi ro đó”. Blaskic, Phán quyết của Tòa Phúc thẩm ¶42. Tòa Phúc thẩm giữ quan điểm về ý định phạm tội là “phải nhận thức được nguy cơ cao sẽ phạm tội khi thi hành mệnh lệnh… Việc ra lệnh khi đã nhận thức được điều đó phải được coi là chấp nhận loại tội đó.” Xem tài liệu trên. Do bị cáo thậm chí còn ban hành mệnh lệnh cấm hành vi phạm tội cũng như hướng dẫn việc xác định quân nhân nào có xu hướng phạm tội đó, nên Tòa Phúc thẩm cho rằng y không nhận thức được nguy cơ cao về khả năng phạm tội. Xem tài liệu trên ¶¶ 346–48, 443, 465, 480.[30]
Rõ ràng là Giang Trạch Dân đã trực tiếp chủ đích cưỡng bức chuyển hóa Pháp Luân Công. Bản thân việc y trực tiếp ra lệnh triển khai cuộc đàn áp “đấu tranh” bạo lực với Pháp Luân Công đã chứng tỏ điều này, vì bước cuối cùng của chiến dịch “đấu tranh” là chuyển hóa, nghĩa là tra tấn đối tượng mục tiêu.[31] Ý định của y còn được thể hiện qua việc liên tục sử dụng cái mác, như “kẻ thù của nhà nước” và “tà giáo”, để biến học viên Pháp Luân Công thành mục tiêu thích hợp cho cuộc đàn áp và tra tấn đầy bạo lực.[32] Nỗ lực của Giang trong việc đảm bảo mệnh lệnh đấu tranh với Pháp Luân Công của y cũng như những dối trá và vu khống của y về Pháp Luân Công không chỉ nhằm vào những người trung thành với Đảng ở Trung Quốc, kể cả đội ngũ an ninh, mà còn hướng tới lãnh đạo của các nước khác và những người trung thành với Đảng sinh sống ở nước ngoài,[33] đã chứng tỏ quy mô tra tấn mà Giang nhắm tới. Theo đó, y cũng đã nhận thức được rõ ràng về “nguy cơ cao” – thực ra là chắc chắn – sẽ xảy ra nạn tra tấn, và đã chấp nhận rủi ro này. Xem Blaskic, Phán quyết của Tòa Phúc thẩm ¶42.
2. Trách nhiệm lập kế hoạch
Trách nhiệm lập kế hoạch được xác định rõ trong luật pháp quốc tế phổ thông (PLQTPT). Xem Krstic, Phán quyết của Tòa Sơ thẩm ¶ 601; Akayesu, Phán quyết của Tòa Sơ thẩm ¶480; Blaskic, Phán quyết của Tòa Sơ thẩm ¶ 279; Kordic và Cerkez, Phán quyết của Tòa Sơ thẩm ¶ 386. Một trường hợp được xác định là trách nhiệm lập kế hoạch khi một hoặc nhiều người lên kế hoạch phạm tội ở cả khâu chuẩn bị và thực thi. Krstic, Phán quyết của Tòa Sơ thẩm ¶ 601.
2.1 Kế hoạch
Một trường hợp được xác định là trách nhiệm lập kế hoạch khi một hoặc nhiều người lên kế hoạch phạm tội ở cả khâu chuẩn bị lẫn thực thi. Krstic, Phán quyết của Tòa Sơ thẩm ¶ 601. Bằng chứng cụ thể có thể cung cấp đủ chứng cứ để chứng minh sự tồn tại của một kế hoạch. Blaskic, Phán quyết của Tòa Sơ thẩm ¶279. Bên cạnh đó, ngược lại với tổ chức phạm tội tập thể, tội lập kế hoạch có thể do một cá nhân thực hiện và không nhất thiết phải có sự đồng thuận giữa những người lập kế hoạch.[34]
Các công thư và bài phát biểu của Giang Trạch Dân cho thấy rõ sự tồn tại của một kế hoạch tra tấn Pháp Luân Công. Đặc biệt là bài phát biểu của Giang ngày 7 tháng 6 năm 1999, trong đó công khai nói rằng sự phát triển của Pháp Luân Công là “sự kiện lớn nhất kể từ biến động chính trị năm 1989”, đồng thời tuyên bố việc thành lập “Nhóm Chỉ đạo Xử lý các Vấn đề về Pháp Luân Công” và Phòng 610. Bài phát biểu này có mọi đặc điểm điển hình của một kế hoạch nhằm đàn áp bạo lực và tiêu diệt Pháp Luân Công bằng tra tấn và các loại tội ác khác. Kế hoạch cụ thể của Giang bao gồm quyết định của y trong việc biến Pháp Luân Công thành đối tượng của cuộc đấu tranh, việc y bổ nhiệm Lý Lam Thanh và La Cán giữ vai trò lãnh đạo “Nhóm Chỉ đạo Xử lý các Vấn đề về Pháp Luân Công”, việc y đưa bộ máy tuyên truyền và truyền thông vào kế hoạch tổng thể nhằm lôi kéo và đảm bảo sự ủng hộ của lãnh đạo Đảng các cấp, việc y chuyển tiếp các bài phát biểu và chỉ thị cho các lãnh đạo Đảng bộ và Ban Chính trị và Pháp luật, bộ máy tuyên truyền của Đảng, Quốc hội, và các tòa án, v.v..[35]
Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch tra tấn Pháp Luân Công, dựa trên chính những nguyên tắc áp dụng khi xác định Kordic (và các lãnh đạo khác) phạm tội ra lệnh và lập kế hoạch cho cuộc bức hại. Cũng giống như Kordic, Giang đã có nhiều bài phát biểu xác định Pháp Luân Công là kẻ thù và mối đe dọa nghiêm trọng của Đảng và tự lấy đó làm động cơ để ráo riết lập kế hoạch và triển khai cuộc tra tấn và bức hại Pháp Luân Công. Trên thực tế, trách nhiệm của Giang còn rõ ràng hơn vì y là người khởi xướng và phát động chiến dịch bức hại chứ không chỉ đơn thuần là tham gia và thúc đẩy việc triển khai kế hoạch của quan chức cấp cao nào. Xem Kordic và Cerkez, Phán quyết của Tòa Phúc thẩm.
2.2 Ý định phạm tội
Cũng giống như trách nhiệm ra lệnh, ý thức là điều kiện cần: kẻ phạm tội “trực tiếp hoặc gián tiếp chủ định phạm loại tội đang được xem xét đó”. Blaskic, Phán quyết của Tòa Sơ thẩm ¶ 278; Kordic và Cerkez, Phán quyết của Tòa Sơ thẩm ¶ 386;Bagilishema, Phán quyết của Tòa Sơ thẩm ¶ 31; Brima và Những kẻ khác, Phán quyết của Tòa Sơ thẩm ¶ 766. Hơn nữa, một người lập kế hoạch cho một hành động nào đó “khi đã nhận thức được nguy cơ cao sẽ phạm tội nếu triển khai kế hoạch đó” cũng thỏa mãn điều kiện cần về ý thức. Kordic và Cerkez, Phán quyết của Tòa Phúc thẩm ¶ 31
Còn một câu hỏi vẫn chưa được giải đáp là liệu bản thân việc lập kế hoạch có thể bị trừng phạt hay không (nghĩa là bất kể kế hoạch đó có dẫn đến việc phạm tội theo kế hoạch hay không) hay chỉ có thể trừng phạt khi đã phạm tội. Câu hỏi này không áp dụng cho trường hợp của Giang vì các loại tội mà Giang Trạch Dân đã lập kế hoạch đã xảy ra trên thực tế. Một số chuyên gia bổ sung thêm một điều kiện nữa là chỉ những hành động lập kế hoạch cho những tội ác có quy mô lớn tầm quốc tế (như tội chiến tranh quy mô lớn, tội chống lại nhân loại, hoặc diệt chủng) mới đủ để cấu thành một cáo trạng biệt lập. [36] Xin nhắc lại, vì ít nhất đã có hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công bị tra tấn nên đã đủ điều kiện cấu thành tội trạng của Giang Trạch Dân.
Do điều kiện cấu thành tội ý định phạm tội lập kế hoạch cũng giống như điều kiện áp dụng cho tội ra lệnh nên Giang Trạch Dân đã đạt đủ điều kiện cần, theo các lý do trình bày tại mục III(1)(C) trên đây.
3. Tổ chức phạm tội tập thể
Cơ sở pháp lý
Trách nhiệm tổ chức phạm tội tập thể được xác định rõ trong luật pháp quốc tế phổ thông. Trong Công tố viên và Tadic, Phán quyết của Tòa Phúc thẩm, ¶¶193-226 (ngày 15 tháng 7 năm 1999), Tòa án Hình sự Quốc tế Yugoslavia cũ (ICTY) đã khảo sát các tòa án quốc tế hậu Thế chiến II, [37] các hiệp ước, công ước, cũng như luật của từng nước và kết luận rằng trách nhiệm tổ chức phạm tội tập thể được xác định rõ trong luật pháp quốc tế phổ thông, được lập thành điều lệ tại Điều 7(1) của Bộ luật ICTY. Việc Tadic thừa nhận tội danh tổ chức phạm tội tập thể cũng diễn ra tại các phiên tòa sau đó tại tòa án ICTY, [38 ] ICTR [39] và SCSL (Tòa án Đặc biệt Sierra Leone). [40] Trách nhiệm tổ chức phạm tội tập thể hiện đã được công nhận bởi các tòa án quốc gia khi xét xử tội phạm quốc tế như Phòng Xét xử Tội phạm Chiến tranh thuộc Tòa án Bosnia, Herzegovina, Ban Chuyên trách Tội phạm Nghiêm trọng của Đông Timor, Tòa án đặc biệt Li Băng, cũng như các Phòng Xử án Bất thường thuộc các Tòa án ở Cam-pu-chia. Các cơ quan này xác nhận rằng trách nhiệm tổ chức phạm tội tập thể hiện được xác định rõ ràng trong luật pháp quốc tế phổ thông. Điều kiện cấu thành tội danh tổ chức phạm tội tập thể được trình bày dưới đây.
A. Hành vi phạm tội
Những yếu tố cần để cấu thành hành vi phạm tội đối với tội tổ chức phạm tội tập thể gồm (1) [một nhóm] nhiều người; (2) có một mục đích chung nhằm gây ra hoặc liên quan đến việc phạm tội; và (tham gia thực thi kế hoạch. Vụ án Tadic, Phán quyết của Tòa Phúc thẩm, ¶227.
Nhiều người không nhất thiết phải là một nhóm được tổ chức thành một cơ cấu quân sự, chính trị, hay hành chính chính thức.Vasiljevic, Phán quyết của Tòa Phúc thẩm, ¶100. Các nhóm này thường khá lớn và được xác định rộng rãi, trong đó xác định được “các thành phần chủ chốt”, Chẳng hạn trong hồ sơ vụ án Krajisnik, tòa ICTY nhận thấy, ngoài những phạm nhân đã có tên, còn có những thành phần có địa vị và vai vế trong tổ chức tội phạm cấp khu vực gồm “chính trị gia, tư lệnh quân đội và an ninh, lãnh đạo bán quân sự, và những đối tượng khác tại Yugoslavia”. Krajisnik, Phán quyết của Tòa Sơ thẩm, ¶1079-88.
Để chứng minh sự tồn tại của một mục tiêu chung, Phòng xử án Phúc thẩm Tadic lý giải rằng “không cần thiết là kế hoạch, bản thiết kế hay mục đích này phải được sắp xếp hay xây dựng từ trước. Kế hoạch hay mục đích chung đó có thể thực hiện một cách tùy biến và xuất phát từ việc nhiều người cùng nhất trí hành động nhằm gây ra một tội ác tập thể”. Tadic, Phán quyết của tòa Phúc thẩm, ¶227; xem thêm Krajisnik, Phán quyết của tòa Sơ thẩm, ¶¶883-84. Mục đích phạm tội chung có thể là tội ác rõ rệt hoặc có thể gây ra hành vi phạm tội. Chẳng hạn, mục tiêu chung nhằm nắm quyền kiểm soát một lãnh thổ có thể không phải là tội ác, nhưng nó có thể gây ra mục đích phạm tội nếu phương tiện nhằm đạt mục tiêu đó cấu thành tội ác, như xóa bỏ một dân tộc nào đó. Xem Brima và những kẻ khác, Phán quyết của tòa Phúc thẩm, ¶¶ 76-80.
Khi xem xét hai yếu tố đầu tiên này (nhiều người và một mục tiêu chung), tòa ICTY cũng đã chấp thuận điều kiện về “hành động chung”, đó là: “chính mục tiêu chung là xuất phát điểm khiến nhiều người trở thành một nhóm hoặc tổ chức, vì những người này có cùng một mục tiêu cụ thể. Tuy vậy, hiển nhiên là một mục tiêu chung bản thân nó không phải lúc nào cũng đủ điều kiện để xác định một nhóm, vì có thể có các nhóm độc lập khác nhau và có cùng mục tiêu như nhau. Đúng hơn là, mối tương tác và hợp tác giữa các cá nhân – hành động chung của họ – bên cạnh mục tiêu chung của họ, mới là nhân tố khiến những người đó trở thành một nhóm.” Krajisnik, Phán quyết của Tòa Sơ thẩm, ¶884 (nội dung nhấn mạnh được bổ sung định dạng in nghiêng).
Để chứng minh yếu tố tham gia, “sự tham gia không cần phải gây ra một tội ác cụ thể nào… mà có thể dưới dạng trợ giúp hoặc góp phần vào việc thực thi kế hoạch hoặc mục đích chung”. Tadic, Phán Quyết của Tòa Phúc thẩm, ¶227. Chẳng hạn, những tuyên bố trước dư luận được quyền tự do ngôn luận bảo vệ được coi là một đóng góp của bị cáo cho việc xóa bỏ dân tộc Bosnia-Seb trên lãnh thổ nước này. Krajisnik, Phán Quyết của Tòa Phúc thẩm, ¶¶ 218, 695–96. Trách nhiệm không phát sinh chỉ vì một cá nhân là thành viên của một tổ chức hoặc nhóm tội phạm. Stakic, Phán Quyết của Tòa Sơ thẩm, ¶433. [Mà là] bị cáo phải đã có hành động triển khai kế hoạch phạm tội. Tài liệu trên. Tuy nhiên, bị cáo không cần phải trực tiếp tham gia hay có mặt tại hiện trường phạm tội. Kvocka, Phán Quyết của Tòa Phúc thẩm, ¶¶97-99, 112; Krajisnik, Phán Quyết của Tòa Sơ thẩm, ¶883; Krnojelac, Phán Quyết của Tòa Sơ thẩm, ¶81. Các quyết định mới đây của tòa ICTY đã chỉ ra rằng mặc dù sự đóng góp “không hẳn là cần thiết hoặc đáng kể nhưng ít nhất phải là góp phần lớn vào tội ác đó.” Brdanin, Phán Quyết của Tòa Phúc thẩm, ¶430.
Như đã trình bày trên đây, Giang Trạch Dân đã xây dựng và tham gia vào một tổ chức phạm tội tập thể nhằm đảm bảo tiến hành cuộc đàn áp vũ lực, lâu dài đối với Pháp Luân Công tại Trung Quốc bằng việc phạm tội, bao gồm tra tấn.
Hoạt động tổ chức phạm tội tập thể này bắt đầu từ tháng 10 năm 1999, nếu không nói là từ trước đó, và vẫn tiếp tục cho đến hôm nay. Những kẻ tham gia vào tổ chức phạm tội tập thể này gồm nhiều người, trong đó Giang Trạch Dân là kẻ cầm đầu khởi xướng và kiến thiết, cùng với những cộng sự thân tín của y như La Cán và Lý Lam Thanh với vai trò cốt cán trong việc giúp Giang xây dựng, thiết kế, và triển khai chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công. Ngoài ra, còn có những thủ phạm khác giữ vai trò chủ chốt như Chu Vĩnh Khang, hiện đang bị điều tra về tội tham nhũng và từng là Bộ trưởng Bộ Công An trong suốt cuộc bức hại từ năm 2002 đến 2007; Triệu Trí Chân, cánh tay phải thực hiện chiến dịch tuyên truyền chống Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân từ thời đầu, năm 1998; Tăng Khánh Hồng, Trưởng Phòng Tổ chức ĐCSTQ tại thời điểm cuộc bức hại bắt đầu; và Trần Chí Lập, Bộ trưởng Bộ Giáo dục khi cuộc bức hại bắt đầu.
Tội tra tấn cũng thuộc đối tượng của tổ chức phạm tội tập thể, là bước cuối cùng của chiến dịch “đấu tranh” . Như đã nêu trên, khi một nhóm như Pháp Luân Công được xác định là mục tiêu của cuộc “đấu tranh”, thì ý tứ đã trở nên rõ ràng: nhất thiết phải vượt ra ngoài pháp luật để bức hại và chuyển hóa bằng bạo lực, nghĩa là tra tấn, cá nhân hay nhóm người đó, mà trong trường hợp này là Pháp Luân Công.
Mục đích này còn được thể hiện rõ ràng hơn qua những từ ngữ công kích của thời Cách mạng Văn hóa, như đấu tranh, chuyển hóa và trấn áp, do Giang Trạch Dân, La Cán, Lý Lam Thanh, Chu Vĩnh Khang, Triệu Trí Chân và những kẻ đồng phạm tội tổ chức phạm tội tập thể khác khi phát động cuộc bức hại và tra tấn Pháp Luân Công cũng như gia tăng bức hại sau đó. Ngoài ra, cũng có thể tham chiếu việc cưỡng chế chuyển hóa, tức là tra tấn các học viên Pháp Luân Công tại các trang web của ĐCSTQ, một công cụ thiết yếu của chiến dịch nhằm duy trì đàn áp bạo lực và lâu dài đối với nhóm tín ngưỡng này. Các trang web của ĐCSTQ sử dụng chính kiểu tuyên truyền thời Cách mạng Văn hóa nhằm đảm bảo tất cả các thành phần trung thành với Đảng đều tham gia vào chiến dịch này, gồm những người chịu trách nhiệm chỉ đạo tiến hành tra tấn như đội ngũ an ninh Trung Quốc tại các trại giam trên khắp cả nước. Điển hình là Tổ chức Chống Tà giáo Trung Quốc với tuyên bố rằng nhiệm vụ chính của nó là “đấu tranh” với Pháp Luân Công, đã đăng rất nhiều bài truyền tải mệnh lệnh của Giang nhằm bức hại và nói theo kiểu ám chỉ rằng phải chuyển hóa bằng vũ lực tất cả những ai là học viên Pháp Luân Công ở bất cứ đâu trên toàn Trung Quốc.[41]
Thêm vào đó, như đã nêu trên, còn có cả một thư viện lớn và liên tục mở rộng gồm những tài liệu xuyên tạc Pháp Luân Công nhằm thuyết phục các độc giả Trung Quốc rằng Pháp Luân Công là mối đe dọa hạ lưu, nguy hiểm cho xã hội, phải bị đàn áp bạo lực hay triệt tiêu. Thông tin xuyên tạc này đã được những thủ phạm tổ chức phạm tội tập thể phổ biến qua bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ, bao gồm các chương trình của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc.
Để tổ chức phạm tội tập thể đạt được mục tiêu của mình, Giang Trạch Dân đã phối hợp với và thông qua những cá nhân khác trong tổ chức phạm tội tập thể này. Mỗi thành viên hay thủ phạm của tổ chức phạm tội tập thể này đều có cùng ý định biến Pháp Luân Công thành đối tượng của cuộc đàn áp bạo lực (thông qua tra tấn và các tội ác khác), đều có vai trò nhằm góp phần lớn vào việc đạt được mục tiêu của tổ chức là cuộc đàn áp bạo lực và lâu dài đối với Pháp Luân Công tại Trung Quốc bằng cách phạm tội, bao gồm tra tấn. Vai trò của các thành viên hay thủ phạm bao gồm nhưng không giới hạn ở những tội ác sau:
1. Lý Lam Thanh là ủy viên Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị của Ban Trung ương ĐCSTQ khóa 15 từ năm 1997 đến tháng 11 năm 2002. Ngày 10 tháng 6 năm 1999, Lý Lam Thanh được bổ nhiệm làm Trưởng “Nhóm Chỉ đạo Xử lý các Vấn đề về Pháp Luân Công”. Phòng 610 là cơ quan thừa hành của nhóm này. Do đó, Lý Lam Thanh chịu trách nhiệm về chính sách và điều hành tổ chức này kể từ ngày thành lập vào 10 tháng 6 năm 1999. Kể từ đó đến năm 2002, Lý Lam Thanh đã lãnh đạo “Nhóm Chỉ đạo” này, do vậy phải chịu trách nhiệm trực tiếp về những hành động bạo lực mà cơ quan này tiến hành để đàn áp Pháp Luân Công. Do đó, y phải bị coi là thủ phạm của những hành động tra tấn, tàn sát, mất tích, cưỡng hiếp, gây áp lực và đe dọa mà đội ngũ an ninh thực hiện hàng ngày dưới quyền chỉ huy trực tiếp của y.
2. La Cán là người phụ trách Ban Chính trị và Pháp luật toàn quyền của ĐCSTQ khi chiến dịch “đấu tranh” chống Pháp Luân Công bắt đầu. Với vị thế là thân tín của Chủ tịch nước Giang Trạch Dân, y được bổ nhiệm làm Phó Trưởng “Nhóm Chỉ huy” và được biết là chịu trách nhiệm chính trong việc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Phòng 610 và/hoặc La Cán đã bị kiện vì tội diệt chủng và tội chống lại nhân loại, bao gồm tra tấn, ở các tòa án trên khắp thế giới, bao gồm Hoa Kỳ (2002), Tây Ban Nha (2003), Phần Lan (2003), Đức (2003), và Argentina (2005). Vào tháng 11 năm 2009, sau hai năm điều tra, Thẩm phán Ismael Moreno, Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha, đã chấp thuận đơn buộc tội La Cán về tội tra tấn và diệt chủng. Tháng 12 năm 2009, sau một cuộc thẩm vấn trên diện rộng các chuyên gia cũng như chứng cứ và các bằng chứng khác, Thẩm phán Octavio Lamidrad, Tòa án Hình sự Liên bang, đã ban hành lệnh bắt giữ Giang Trạch Dân và La Cán vào tháng 12 năm 2009. Do can thiệp chính trị của ĐCSTQ, bản cáo trạng và lệnh bắt đã bị thu hồi.
3. Chu Vĩnh Khang giữ vai trò là Bộ trưởng Bộ Công An từ năm 2002 đến 2007. Với quyền hành đó, y thực thi quyền điều hành toàn bộ lực lượng an ninh và công an trên cả nước, bao gồm quyền ban hành chính sách, quản lý kiểm soát an ninh, bổ nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật cảnh sát và các cán bộ an ninh trại giam. Y có quyền điều hành hoạt động của tất cả các cấp chính phủ và bộ máy của Đảng liên quan đến lực lượng an ninh và công an chịu trách nhiệm trực tiếp tra tấn các học viên Pháp Luân Công trong các nhà tù, trại lao động cưỡng bức và trại giam. Từ năm 2007-2012, y nắm vị trí Trưởng Ban Chính trị và Pháp luật toàn quyền của Đảng, có vai trò trọng yếu ngang với Giang Trạch Dân trong chiến dịch bức hại Pháp Luân Công. Bởi vậy, y phải bị coi là kẻ đồng phạm chính trong hoạt động tra tấn, tàn sát, mất tích, cưỡng hiếp, gây áp lực và đe dọa do công an thực hiện hàng ngày dưới quyền chỉ huy trực tiếp của y. Chu Vĩnh Khang đã bị kiện dưới tội danh hình sự tại Hoa Kỳ theo Điều 18, Mục 2340. Tuy nhiên, do bị cáo quyết định hủy chuyến thăm Hoa Kỳ nên vụ xét xử này không tiến hành được.
4. Trần Chí Lập là Bộ trưởng Bộ Giáo dục từ năm 1997 đến 2003. Với quyền hạn của mình, Trần Trí Lập chịu trách nhiệm ra quyết định chỉ đạo về giáo trình, chính sách nội bộ của Bộ Giáo dục, và việc thực hiện sát sao chính sách/ hướng dẫn chính trị do Đảng đề ra tại các tổ chức giáo dục. Khi nhiệm chức tại thời điểm cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, bà ta bắt đầu biến các tổ chức giáo dục thành kẻ đồng lõa trong việc phát hiện và báo cáo các học viên Pháp Luân Công cho các Phòng 610 hoặc cơ quan có thẩm quyền liên quan, cũng như biên soạn và cưỡng chế giảng dạy giáo trình và tài liệu giáo dục khác có nội dung phỉ báng Pháp Luân Công, đẩy cuộc bức hại đi xa hơn. Dưới sự lãnh đạo của Trần trong Bộ Giáo dục và với sự xúi giục của vô vàn tuyên bố chính thức, phi chính thức và bán chính thức kêu gọi tiêu diệt Pháp Luân Công, nhiều tổ chức và cán bộ giáo dục đã vi phạm nghiêm trọng các quy định luật pháp quốc tế đối với các học viên Pháp Luân Công. Trần Trí Lập đã ban hành nhiều tuyên bố kêu gọi “phơi bày” Pháp Luân Công vì bị coi là “lực lượng thù địch”, kêu gọi đàn áp bạo lực và thẳng tay trừng trị các học viên Pháp Luân Công. Trong suốt nhiệm kỳ của Trần, vô số học viên Pháp Luân Công đang là học sinh, sinh viên và giáo viên ở các cấp trong hệ thống giáo dục của Trung Quốc đã bị những người khác trong cộng đồng giáo dục “phơi bày và phê bình”, nếu không thì cũng bị phân biệt đối xử vì tu luyện Pháp Luân Công, đồng thời bị yêu cầu ngừng tu luyện, nếu không sẽ bị báo cáo lên cơ quan an ninh. Những người bị báo cáo cho Phòng 610 hay bộ máy an ninh nhà nước sau đó đã phải chịu nhiều hành động xâm phạm gồm tra tấn, giam giữ không có lý do, bạo hành tình dục, và nhiều trường hợp bị giết không qua xét xử.
5. Triệu Trí Chân giữ vai trò Trưởng Ban Thường trực của Hội đồng Điều hành Hiệp hội Chống Tà giáo Trung Quốc từ tháng 11 năm 2000, là cựu Cục Trưởng Cục Phát thanh Truyền hình Vũ Hán, cũng là cựu Giám đốc Điều hành Đài Truyền hình Vũ Hán từ năm 1986 đến ít nhất là năm 2003. Trong thời gian đương nhiệm, Triệu Trí Chân đã và hiện vẫn tiếp tục lợi dụng vị thế là nhân vật có ảnh hưởng trong xã hội Trung Quốc, lợi dụng tư cách là cơ quan tư tưởng của ĐCSTQ, để kêu gọi một cuộc bức hại đấu tranh lâu dài đối với Pháp Luân Công và tra tấn các học viên cho đến khi hoàn toàn xóa bỏ được Pháp Luân Công và chuyển hóa được tư tưởng của các học viên. Dưới sự lãnh đạo của Hiệp hội Chống Tà giáo Trung Quốc và với sự kích động của các ấn phẩm, tin tức truyền thanh, truyền hình của y, an ninh Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng các quy định luật pháp quốc tế đối với các học viên Pháp Luân Công. Triệu Trí Chân đã đích thân ban hành nhiều tuyên bố kêu gọi “đấu tranh, chuyển hóa” và “trấn áp” Pháp Luân Công. Là công cụ tuyên truyền hoạt động cho Giang Trạch Dân với nguồn thông tin và tư tưởng khổng lồ mà y được toàn quyền chỉ huy, y phải bị coi là kẻ đồng phạm chính của hoạt động tra tấn, tàn sát, mất tích, cưỡng hiếp, gây áp lực và đe dọa mà đội ngũ an ninh và lực lượng liên quan của Trung Quốc vẫn đang tiến hành hàng ngày.
Giang Trạch Dân, khi hành động đơn phương và phối hợp với các thành viên khác của tổ chức phạm tội tập thể, đã tham gia dưới những hình thức sau:
• Với tư cách Bí thư ĐCSTQ, Giang Trạch Dân đã thực thi quyền kiểm soát hữu hiệu và/hoặc tầm ảnh hưởng sâu rộng tới các lãnh đạo của Đảng được nêu tên trên đây, là những người tham gia vào tổ chức phạm tội tập thể. Khi hành động đơn phương hay phối hợp với họ và những cá nhân khác xác định hoặc không xác định được, Giang Trạch Dân đã kiểm soát và/hoặc tác động hiệu quả đến hành động của tất cả lãnh đạo Đảng ủy các cấp và tất cả các cơ quan, bên cạnh an ninh Trung Quốc là cơ quan hoạt động dưới sự điều khiển của họ.
• Với tư cách Bí thư ĐCSTQ, y còn có khả năng có được sự hợp tác toàn diện của lực lượng vũ trang Trung Quốc, các Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân, Quốc hội và cấp quốc gia và (gián tiếp là) cấp khu vực trực thuộc. Vì Giang Trạch Dân là Chủ tịch nước kiêm Bí thư Đảng kiêm Chủ tịch Quân ủy Trung ương gần như trong cũng khoảng thời gian mấy năm, y có khả năng khiến những mệnh lệnh, kế hoạch và chỉ thị này không bị phong tỏa mà được thực hiện sát sao trên khắp Trung Quốc.
• Với tư cách Bí thư ĐCSTQ, Giang Trạch Dân đã hậu thuẫn về mặt chiến lược, hậu cần và chính trị cho các bí thư Đảng ủy các cấp. Các lãnh đạo Đảng ủy này sau đó còn tham gia vào tổ chức phạm tội tập thể bằng việc ban hành mệnh lệnh cho các cấp dưới trực thuộc để tham gia tổ chức phạm tội tập thể nhằm đảm bảo duy trì cuộc đàn áp bạo lực và lâu dài đối với Pháp Luân Công.
• Như đã trình bày trong báo cáo “Chiến dịch Đấu tranh của Giang Trạch Dân và Đảng chống Pháp Luân Công”:[42]
– Giang Trạch Dân hậu thuẫn về mặt chiến lược, hậu cần và chính trị cho Đảng ủy các cấp trong chiến dịch bức hại một cách trực tiếp và/hoặc gián tiếp thông qua dây chuyền mệnh lệnh gồm có Ban Chính trị và Pháp luật, Ban Tổ chức, Quân ủy Trung ương, Ban Tuyên truyền và các hãng thông tấn đầu ngành cũng như các cơ quan tương đương ở cấp khu vực.
– Giang Trạch Dân hậu thuẫn về mặt chiến lược, hậu cần và chính trị cho tất cả các cơ quan nhà nước khác bị lôi kéo vào chiến dịch bức hại một cách trực tiếp và/hoặc gián tiếp thông qua dây chuyền mệnh lệnh, gồm các Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân, Bộ Tư pháp, Bộ Công An, Bộ Dân sự, Bộ Giáo dục, Ban Tôn giáo và Hành chính Nhà nước cũng như các cơ quan tương đương ở cấp khu vực.
– Giang Trạch Dân hậu thuẫn về mặt chiến lược, hậu cần và chính trị cho lực lượng an ninh Trung Quốc cho đến trung tâm tẩy não, lao động cải tạo, trại giam, và nhà tù trên khắp Trung Quốc một cách trực tiếp và/hoặc gián tiếp thông qua dây truyền mệnh lệnh như được trình bày trong báo cáo “ Vai trò của Giang Trạch Dân trong cuộc bức hại Pháp Luân Công – Bản cáo trạng tóm lược.[43]
B. Ý định phạm tội
Có ba loại trách nhiệm cho tội tổ chức phạm tội tập thể, mỗi loại có điều kiện về ý định phạm tội riêng. Do loại thứ hai không liên quan trong trường hợp này nên phần dưới đây chỉ đề cập loại thứ nhất và loại thứ ba.
Cơ bản . Loại tội tổ chức phạm tội tập thể cơ bản nhất là trách nhiệm về những hành động được thống nhất khi thực hiện một kế hoạch hoặc dự án chung. Tất cả các thành viên của tổ chức tội phạm đều có cùng ý định phạm tội nhằm gây ra tội ác dự kiến, và tất cả các thành phần của tổ chức phạm tội tập thể đều phải chịu trách nhiệm, bất kể vai t