[MINH HUỆ 25-11-2014] Trong một Tòa án được canh gác nghiêm ngặt bởi cảnh sát mặc đồng phục và thường phục, một cặp vợ chồng ở tỉnh Hà Bắc đã bị buộc tội vì tu luyện Pháp Luân Công. Luật sư biện hộ của họ đã khẳng định rằng họ không phạm tội, vì theo luật pháp của Trung Quốc, tu luyện Pháp Luân Công không phải là hành vi phạm pháp.

Toà án huyện Cảnh được bảo vệ bởi xe cảnh sát mang biển hiệu lẫn xe cảnh sát ngầm

Những phiên toà dạng này đã trở thành điều bình thường ở khắp Trung Quốc kể từ khi chính quyền Cộng sản phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999. Nhằm đạt được sự ủng hộ của quần chúng cho chiến dịch này, Đảng Cộng sản đã dùng truyền thông độc quyền nhà nước nhằm bôi nhọ môn tu dưỡng tinh thần này là “tà giáo.” Chính quyền sau đó đã sử dụng những luận điệu tương tự để tống giam các học viên Pháp Luân Công vào các nhà tù, hay chuyển họ đến các trại lao động, nơi họ phải đối mặt với tra tấn vì đức tin của mình.

Bà Tôn Tố Anh cùng chồng là Lưu Tây Vệ đã bị xét xử vào ngày 20 tháng 09 năm 2014 tại Toà án huyện Kính, tỉnh Hà Bắc.

Công tố viên Viên Cẩn Sơ lý luận rằng: “Tôi biết Pháp Luân Công không thuộc danh sách 14 tà giáo mà Bộ Công an quy định. Tuy nhiên, khi xã hội phát triển thì những tà giáo mới cũng xuất hiện…” và khăng khăng đề nghị một bản án thật nặng dành cho cặp vợ chồng.

Luật sư Vương Toàn Chương đã liên hệ tới một số vụ án mà ông đã biện hộ cho các học viên Pháp Luân Công. Ông nói với thẩm phán rằng ở các khu vực khác, khi các thẩm phán biết rằng đảng đã dùng hệ thống Tư pháp để bức hại Pháp Luân Công, họ sẽ hoặc là thả tự do cho các học viên, hoặc là tuyên án treo.

Thẩm phán nói dối về nhân chứng vắng mặt

Thẩm phán Lưu Tuấn Kiệt dẫn ra một bản khai tố cáo từ nhân chứng của bên nguyên là Lưu Đông Lâm, Bí thư Đảng ủy của thôn làng nơi vợ chồng bị cáo đang sinh sống. Luật sư biện hộ lập luận rằng theo luật pháp nhân chứng cần phải xuất hiện trước toà. Thẩm phán Lưu giải thích rằng nhân chứng khi ấy đang bận việc ở trong thôn và không thể tham dự phiên toà.

Tuy nhiên, có người đã trông thấy Lưu Đông Linh lảng vảng quanh toà án trong suốt buổi sáng hôm ấy. Ông ta được giao nhiệm vụ giám sát các thành viên trong gia đình bị cáo không được phép tham dự phiên toà, và cả các học viên Pháp Luân Công khác trong làng đến để thể hiện sự ủng hộ của họ đối với vợ chồng bị cáo.

Có tám thành viên của gia đình bị cáo đăng ký tham dự phiên toà, nhưng chỉ có bốn người được chấp thuận.

Bà Tôn không được phép kết thúc phần tự bào chữa

Bà Tôn đã đọc lời bào chữa của mình, kể về mối quan hệ căng thẳng với mẹ chồng trước khi tu luyện Pháp Luân Công, và pháp môn này đã cứu vãn cuộc hôn nhân đang ở bên bờ vực tan vỡ của bà như thế nào, và rằng bản thân bà cũng được cứu chữa khỏi chứng suy sụp tinh thần ra sao.

Khi thẩm phán ngắt lời bà, luật sư đã chỉ ra rằng hành động ngăn cản bà Tôn đọc hết lời bào chữa của mình là trái pháp luật.

Hội thẩm đoàn không tham dự phiên xét xử

Theo Điều 10 của Luật tổ chức Toà án Nhân dân, các phiên toà phải sử dụng hệ thống Hội thẩm khi xét xử. Tuy nhiên, đã không có đoàn hội thẩm nào trong suốt thời gian phiên xử diễn ra.

Trưởng Phòng 610 xuất hiện bên ngoài toà án

Vào ngày xét xử, có một người đàn ông hói đầu khoảng 50 tuổi tự do ra vào phiên toà. Ông ta được xác định là Trịnh Kiến Hoa, trưởng Phòng 610 ở huyện Cảnh. Khi con gái bà Tôn bước ra khỏi toà án sau phiên xét xử, Trịnh đã bảo với cô: “Đừng phí tiền thuê luật sư nữa.”

Phiên toàn còn có sự có mặt của Trương Khánh Xương, Phó Cục trưởng Cục cảnh sát huyện Cảnh, đội trưởng Đội An ninh Nội địa địa phương Trương Quý Sinh, và sỹ quan cảnh sát Tào Quang. Tất cả họ đều mặc thường phục.

Trịnh Kiến Hoa, Trưởng Phòng 610 huyện Cảnh (thứ hai từ trái sang) và cảnh sát mặc thường phục

10 thành viên trong gia đình đã bị bắt giữ

Cảnh đã đột nhập vào nhà của bà Tố vào sáng sớm ngày 30 tháng 05 năm 2014 và bắt giữ chồng, con trai, con gái, và hai cháu trai của bà; bé nhỏ nhất mới chỉ tám tháng tuổi. Thông gia của bà Tố sống ở một ngôi làng khác cũng bị bắt giữ và nhà của họ bị lục soát.

Anh Lưu Băng Băng, con trai của bà Tố, đã bị tra tấn bởi cảnh sát: một cảnh sát mang giày da đã dẫm mạnh vào ngón chân của anh, nghiến sâu vào da thịt anh và di qua lại. Sau lần bị tra tấn đó, anh Lưu đã không thể đi lại được trong nhiều ngày.

Thông tin liên lạc của các thủ phạm:

Phượng Khải, thẩm phán viên: +86-318-4228990 (Cơ quan), +86-13313087898 (Di động), +86-15610810066 (Di động)

Viên Cẩn Sơ, Công tố viên: +86-318-4226363 (Cơ quan), +86-18632889186 (Di động)

Trịnh Kiến Hoa, Trưởng Phòng 610 huyện Cảnh: +86-0318-13383383600 (Di động), +86-318-4226835 (Nhà), +86-318-4224612 (Cơ quan)

Trương Khánh Xương, Cục phó Cục Công an huyện Cảnh: +86-13383686166 (Di động), +86-318-4223231 (Nhà), +86-318-4318002 (Cơ quan)

Lý Quế Sinh, Đội trưởng Đội An ninh Nội địa địa phương: +86-13383686369, +86-13323189908, +86-15003181110, +86-318-318-4223190 (Nhà), số mới: +86-15003181150 (Di động), +86-318-4224015 (Cơ quan), +86-318-4318028

Tào Quang, Đội phó Đội An ninh Nội địa địa phương: +86-18531805693


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/11/25/300714.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/12/8/147213.html

Đăng ngày 01-03-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share