Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở Tứ Xuyên, Trung Quốc
[MINH HUỆ 21-12-2014] Toà án thành phố Quảng An gần đây đã truy tố bảy học viên Pháp Luân Công tại địa phương chỉ vì niềm tin kiên định của họ. Phiên toà được ấn định sẽ diễn ra vào ngày 15 tháng 01 năm 2015.
Các học viên sẽ bị xét xử là ông Vương Chánh Phong, bà Đường Tố Lan, bà Từ Khai Quỳnh, bà Lý Khôn Cúc, bà Chung Đông Thắng, ông La Học Phóng, và bà Trương Bích Lan.
Họ bị bắt vào ngày 25 tháng 07 năm 2014, cùng với 14 học viên khác. Lý Long Tịch, bí thư huyện ủy huyện Lân Thủy, La Thành, giám đốc Phòng 610 địa phương, Cao Dương, trưởng Phòng Cảnh sát Mạng; và Phùng Tiểu Quyên, tổ trưởng tổ chuyên án, đã dẫn đầu một nhóm cảnh sát đi bắt giữ họ. Một người họ hàng của một học viên cũng đã bị bắt vì phản đối việc bắt giữ các học viên.
Cuộc đàn áp
Kể từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, các cơ quan chức năng ở Quảng An đã kết án tù dài hạn đối với vài chục học viên; ép buộc hơn 1.000 học viên tham gia các lớp tẩy não, và đưa hàng trăm học viên đến các trại lao động cưỡng bức. Tám học viên được xác nhận là đã bị tra tấn đến chết, trong đó có ông Tào Bình, bà Lý Tân Kỳ, ông Đoàn Viễn Lạc, và ông Lôi Lập Xuân.
Các cơ quan từ Phòng 610, Ủy ban Chính trị và Pháp luật thành phố Quảng An đã dùng mọi biện pháp để phỉ báng Pháp Luân Công nhằm biện minh cho sự đàn áp. Ngoài việc ban hành các văn bản nói xấu Pháp Luân Công, họ còn đi đến từng nhà để ép người dân ký vào văn bản lên án môn tu luyện tinh thần an hòa này.
Nhiều đơn vị, cơ quan hành chính khu phố và thị trấn, cũng như nhân viên cảnh sát địa phương, được giao nhiệm vụ phân phát tờ rơi, dán áp phích, và treo băng rôn vu khống Pháp Luân Công. Họ cũng phát các túi xách có in khẩu hiệu nói xấu Pháp Luân Công.
Hàng xóm, cũng như những người thất nghiệp và người nghỉ hưu sống gần các học viên Pháp Luân Công, được trả lương để theo dõi nhất cử nhất động của các học viên.
Sách giáo khoa, tài liệu đọc thêm ngoại khóa, bài tập về nhà và tất cả các tài liệu tham khảo trong trường học đều có nội dung vu khống Pháp Luân Công.
29 học viên địa phương tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công đã bị bắt và bị chỉ trích công khai.
Những người bị lừa dối bởi những lời dối trá của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về Pháp Luân Công đã tích cực tham gia đàn áp. Cứ một học viên giao nộp cho cảnh sát, họ được trả 2.000 nhân dân tệ, và đối với mỗi học viên từ bỏ đức tin, họ được trao giải thưởng 3.000 nhân dân tệ và các ưu đãi khác.
Ông Hoàng Chí Huy và bà Thái Chấn Phương, cả hai đều là giáo viên trung học đã hơn 70 tuổi, bị học sinh báo cáo chính quyền trong lúc giảng chân tướng trong lớp. Kết quả là ông Hoàng đã bị kết án ba năm rưỡi tù, bà Thái ba năm tù.
Bà Bạch Thục Anh đến từ quận Thành Bắc ở thành phố Quảng An đã bị bắt sau khi bị một nhân viên của ủy ban dân cư khu phố báo cáo.
Ông Trâu Vân Trúc bị người thân báo cáo với chính quyền vì đã làm tài liệu giảng chân tướng và bị kết án ba năm rưỡi tù.
Nhà của học viên Tiểu Dương bị theo dõi liên tục. Bất cứ khi nào các học viên khác đến thăm, hàng xóm đều báo lại với cảnh sát. Cho đến nay, tám học viên đã đến thăm Tiểu Dương đều bị bắt giữ, và hầu hết trong số họ đã bị kết án tù hoặc đưa vào trại lao động cưỡng bức. Bà Lôi Tân Liên đang chịu án tám năm tù ở khu tự trị Tân Cương Duy Ngô Nhĩ.
Bà Vương Đức Lan đến từ thị trấn Tiểu Thành, thành phố Quảng An, đã bị tố cáo sau khi đưa cho người khác một tấm thẻ có nội dung giải thích chân tướng của Pháp Luân Công. Sau đó, bà đã bị kết án hai năm trong một trại lao động cưỡng bức.
Bà Lưu Học Thục đến từ Thành Bắc đã bị bắt vì phân phát đĩa DVD về Pháp Luân Công tại sân vận động Thành Bắc.
Bà Bàng Thanh Linh bị các viên chức của Sở cảnh sát thành phố Hoa Dinh bắt vì đã phân phát các tài liệu về Pháp Luân Công ở thị trấn Minh Nguyệt.
Hàng xóm của học viên Đường Hiệp Văn đã báo cáo ông với chính quyền vì đã nói với mọi người về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ông bị bắt và bị kết án ba năm rưỡi tù.
Dư Nghi, cựu bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp luật, và các nhân viên khác đã bắt giữ các học viên sau: ông Tằng Cách Bình, ông Hướng Lâm, và bà Đinh Dược Dung, người tổ chức các điểm sản xuất tài liệu giảng rõ sự thật. Mỗi học viên đều bị tra tấn và bị kết án lên đến tám năm tù.
Vì thành phố Quảng An là quê của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình, cứ mỗi khi kỷ niệm sinh nhật Đặng Tiểu Bình, các học viên Pháp Luân Công tại khu vực này thường xuyên bị bắt, bị tra tấn, đưa đến các trung tâm tẩy não, và các trại lao động cưỡng bức.
Ông Tương Hòa Bình bị bắt vì đã phân phát đĩa Thần Vần, rồi bị đánh bất tỉnh. Sau đó ông được đưa tới một bệnh viện nơi các bác sĩ đã phải phẫu thuật mở hộp sọ giải phóng máu tụ để cứu ông thoát chết.
Ông Dương Lâm đến từ thị trấn Bạch Thị đã bị đánh đập liên tục trong hai ngày đêm. Sau đó ông bị đưa đến một trại tạm giam, sau đó bị chuyển đến một trại lao động cưỡng bức.
Cảnh sát quận Lân Thuỷ đã bắt ông Tào Bình, sau đó đánh ông một cách dã man. Họ đã đánh gãy nhiều xương ở bàn tay và bàn chân của ông và gây ra tổn thương nghiêm trọng đến cơ quan nội tạng. Ông Tào trở nên gầy yếu vì bị tra tấn hàng ngày và sau đó qua đời ở tuổi 39.
Ông Lý Tân Kỳ bị lính canh đánh đến suýt chết và đã qua đời ngay sau khi được thả.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/12/27/广安市法院欲对七名法轮功学员非法庭审-302064.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/1/12/147942.html
Đăng ngày 26-02-2015; Bài viết có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.