Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-01-2015] Sau khi bắt đầu tự kinh doanh riêng ở độ tuổi 20, ông Lý Huyền Cương đã trở thành một trong những thương gia giàu có nhất vùng. Ông Lý cũng nổi tiếng bởi sự rộng lượng và rất đạo đức.

Khi niềm tin vào Pháp Luân Công của ông đi ngược lại với chính sách đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông Lý lập tức nằm trong vô số mục tiêu của cuộc đàn áp trên toàn quốc. Ông bị bắt giam bảy lần kể từ năm 2000, lần gần nhất vào ngày 29 tháng 03 năm 2014, khi đó ông đã bị bắt giữ cùng với chín học viên khác.

Hơn chín tháng trôi qua, ông Lý, nay đã 48 tuổi, cư dân của huyện Trường Sa, tỉnh Hồ Nam hiện vẫn đang bị giam giữ.

Một thương gia có nguyên tắc

Cũng như bao người Trung Quốc truyền thống khác, mẹ ông Lý là người rất tín ngướng và tin tưởng vào Thần Phật. Bà thường kể cho con trai những câu chuyện về Phật Pháp như sự trung thực, thiện hữu thiện báo… Với sự nuôi dưỡng như vậy, ông Lý trở thành một người tốt bụng và từ khi còn trẻ, ông đã rất quan tâm tới tu luyện. Thời đó tại Trung Quốc xuất hiện nhiều hệ thống khí công và ông đã thử một vài môn phái nhưng không thu được hiệu quả đáng kể cả về tinh thần lẫn sức khỏe.

Đối lập với sự thất bại trên con đường tìm kiếm môn tu luyện tinh thần, việc kinh doanh của ông Lý tiến triển rất tốt. Ông bắt đầu bằng việc kinh doanh phụ tùng ô tô vào cuối những năm 1980 và nhanh chóng thành công. Ảnh hưởng từ sự giáo dục của mẹ về văn hóa truyền thống, ông đã đứng ra chi trả và xây dựng đường xá tại quê nhà.

Năm 1996, trong một chuyến công tác tới miền bắc Trung Quốc, ông tình cờ biết đến Pháp Luân Công. Ngạc nhiên bởi những gì được biết về những lợi ích về sức khỏe lẫn tinh thần của môn tu luyện này, ông bắt đầu đọc sách “Chuyển Pháp Luân” và nhận ra đây là một môn tu luyện rất tinh thâm. Ông trở thành một học viên Pháp Luân Công và hoàn thành được ước mơ tu luyện của mình.

Nhờ việc tuân theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, ông Lý thấy cuộc sống trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Ông quan tâm tới nhân viên, trung thực và chu đáo với khách hàng, là một đối tác kinh doanh đáng tin cậy, ông nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Mọi người biết tới sản phẩm của ông Lý có chất lượng cao, giá cả hợp lý và dịch vụ tốt mà không lấy tiền hoa hồng. Thậm chí đối thủ kinh doanh của ông cũng rất tôn trọng ông bởi sự khoan dung và rộng lượng của ông.

Bị bắt và giam giữ bảy lần

Khi chính quyền Trung Quốc quyết định cấm Pháp Luân Công, ông Lý cũng giống như bao học viên khác, trở thành đối tượng của cuộc đàn áp. Ông bị bắt và giam giữ bảy lần. Lần đầu tiên ông bị giam giữ trong vòng hai tuần khi ông đến Bắc Kinh vào tháng 07 năm 2000 để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công.

Tháng 10 năm 2000, ông tới Bắc Kinh lần nữa và ông đã bị cảnh sát đánh đập và sốc bằng dùi cui điện. Cảnh sát huyện Trường Sa theo chỉ lệnh của Phòng 610 Trường Sa đã lại bắt giữ ông và kết án ông bốn năm tù giam.

Ông đã bị giam giữ ở tại Trung tâm tẩy não trong hai tháng từ tháng 06 năm 2005. Tháng 06 năm 2006, ông bị bắt lần thứ tư và bị giam một năm ở Trại cưỡng bức lao động. Ba tuần sau đó ông được trả tự do. Vào tháng 07 năm 2007 ông bị bắt lần thứ năm và bị giam giữ tại trại tạm giam huyện Trường Sa

Đầu tư vào dự án quan trọng và bị chiếm đoạt tài chính

Năm lần bắt giữ đầu tiên đã tác động vô cùng to lớn tới ông Lý và gia đình. Ông đã phải chịu tổn thất lớn về tài chính. Nhờ sự giúp đỡ từ gia đình và bè bạn, ông Lý đã tới tỉnh Hồ Bắc sau khi được trả tự do và đầu tư vào một dự án thủy điện tại thành phố Xích Bích.

Do thiếu vốn và vấn đề về quản lý, dự án tiển triển không tốt. Ông Lý và các đối tác không chỉ đầu tư vào dự án này mà họ còn bỏ ra rất nhiều thời gian để quản lý nó. Với nỗ lực chung của các nhà đầu tư và nhà thầu, tình hình đã được cải thiện và có bước đột phá trong năm 2000. Đến cuối năm 2011, ông Lý và các nhà đầu tư ước tính dự án sẽ thu được lợi nhuận gần 100 triệu nhân dân tệ.

Tuy nhiên cuộc đàn áp đối với đức tin của ông vẫn tiếp diễn, ông đã sớm bị bắt lại lần thứ sáu. Chu Vĩnh Khang, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật, đã có chuyến thị sát ở thành phố Xích Bích vào tháng 04 năm 2012. Để làm vừa lòng ông ta, các quan chức địa phương đã bắt giữ và giam cầm nhiều học viên Pháp Luân Công.

Ông Lý là một trong số đó, ông bị cảnh sát địa phương và nhân viên Phòng 610 bắt giữ vào ngày 09 tháng 04 năm 2012 tại nơi làm việc. Ông đã bị giam giữ một tháng và sau đó bị chuyển tới một trung tâm tẩy não ở thành phố Tân Ninh.

Các quan chức Phòng 610 và cảnh sát đã đòi gia đình ông Lý nộp 500.000 nhân dân tệ gọi là “tiền phạt”. Quen thuộc với văn hóa tham nhũng tràn lan trong ngành cảnh sát, gia đình anh đã ra mức giá 450.000 nhân dân tệ. Các quan chức ở đây đã nhận tiền và thả ông Lý ra. Họ đưa cho gia đình hóa đơn chỉ có 250.000 nhân dân tệ chứ không phải là số tiền 450.000 nhân dân tệ mà gia đình đã nộp.

Số tiền đó không bao giờ được trả lại. Một quan chức tên Yao nói với ông Lý: “So với những bà già [các học viên Pháp Luân Công], chúng tôi lẽ ra nên bắt những người như ông- trẻ và giàu có. Chúng tôi có thể thu được nhiều tiền từ những người như ông!”

Lần bắt giữ thứ bảy diễn ra vào ngày 29 tháng 03 năm 2014. Cảnh sát và các quan chức ở Trường Sa đã giam giữ ông Lý tại một trại tạm giam và thậm chí họ còn tịch thu ô tô của ông.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/1/7/302839.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/1/20/148038.html

Đăng ngày 27-02-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share