Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc
Tên: Lương Học Lâm (梁学琳)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 55
Địa chỉ: Huyện Hội Đồng, thành phố Hoài Hóa, tỉnh Hồ Nam
Nghề nghiệp: Nhân viên hưu trí thuộc Công ty Điện ảnh huyện Hội Đồng
Ngày mất: 25 tháng 09 năm 2012
Ngày bị bắt gần nhất: 21 tháng 02 năm 2005
Nơi bị giam gần đây nhất: Nhà tù nữ Hồ Nam (湖南女子监狱)
Thành phố: Hoài Hóa
Tỉnh: Hồ Nam
Hình thức bức hại: Lao động cưỡng bức, tẩy não, kết án phi pháp, cầm tù, tống tiền, giam giữ
[MINH HUỆ 22-05-2013] Bà Lương Học Lâm, 55 tuổi, một học viên Pháp Luân Công ở huyện Hội Đồng, thành phố Hoài Hóa, tỉnh Hồ Nam, đã qua đời vào ngày 25 tháng 09 năm 2012, sau một thời gian dài bị ngược đãi và tra tấn trong tù.
Dù Hiến pháp Trung Quốc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và ngôn luận của công dân, nhưng bà Lương liên tục bị bắt giam chỉ vì bà tu luyện và giảng chân tướng về Pháp Luân Công. Trong năm 2005, bà bị kết án trái Hiến pháp 5 năm tù ở Nhà tù nữ Hồ Nam, nơi bà đã bị tra tấn hà khắc như một cách để bắt bà từ bỏ Pháp Luân Công. Cuối cùng khi bà không thể chịu nổi tra tấn và từ bỏ Pháp Luân Công, bà không chỉ bị tổn thương về sức khỏe, mà còn kiệt quệ cả tinh thần. Bà được thả vào năm 2008, nhưng không thể hồi phục.
Bà Lương từng bị sỏi thận, co ruột, và bệnh giun đũa trước khi tu luyện Pháp Luân Công. Có lần bà đã điều trị trong bốn tuần tại một bệnh viện có tiếng ở một tỉnh khác nhưng không khỏi. Bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998, sau đó mọi bệnh tật của bà đều biến mất. Điều quan trọng hơn là Pháp Luân Công đã thay đổi bà thành một người rộng lượng, vị tha, và biết nghĩ đến người khác.
Từ khi chính quyền Trung Quốc bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, Long Phong Lương, Phó bí thư đảng ủy huyện Hội Đồng, cùng với Phòng 610 và phòng công an địa phương, đã thi hành những chính sách trái pháp luật đối với Pháp Luân Công. Bà Lương liên tục bị bắt giữ, giam cầm và bỏ tù.
Để được đánh giá là có thành tích tốt, chính quyền địa phương thường vây bắt các học viên Pháp Luân Công trước “những ngày nhạy cảm” như dịp nghỉ lễ quan trọng và Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, rồi đưa họ vào các trại tạm giam để ngăn học viên đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. [Ghi chú: Hiến pháp quy định mọi công dân ở Trung Quốc có quyền đến Phòng Kháng cáo ở Bắc Kinh, một cơ quan độc lập của chính phủ, nằm ngoài hệ thống tư pháp có nhiệm vụ thi hành những cuộc điều tra độc lập dựa trên các báo cáo và duy trì công lý cho những công dân Trung Quốc, những người cho rằng hệ thống tư pháp đã xử sai cho họ.]
Bà Lương đã bị bắt giam bốn lần chỉ riêng trong năm 2000. Có lần công an bắt giữ bà ngay trước kỳ nghỉ lễ quan trọng vào tháng 05 năm 2000 khi bà đang đi mua sắm ở một khu chợ địa phương, nhưng công an lại nói với mọi người rằng họ đã ngăn chặn thành công trong lúc bà đang trên đường đến Bắc Kinh.
Bà bị theo dõi kể cả vào những ngày không nhạy cảm, và điện thoại ở nhà bà cũng bị nghe trộm. Bà đã bị tước đi quyền tự do hội họp với tư cách là một công dân Trung Quốc. Công an đã kết tội bà hội họp trái phép khi bà gọi điện cho một học viên Pháp Luân Công khác và kết tội bà là có mưu đồ khi bà tình cờ gặp người học viên đó ở trên phố.
Tháng 08 năm 2000, bà Lương đã đến nhà cha mẹ đẻ để giúp họ thu hoạch vụ mùa. Ngũ Vĩnh Trường, một công an được cử đi theo dõi bà, đã nghi ngờ bà rời nhà đến Bắc Kinh, vì thế ông ta đã cử vài xe cảnh sát đến các trạm xe buýt và nhà ga. Công an truy lùng bà trên khắp nẻo đường đến Nhà ga Hoài Hóa và lùng sục từng xe để tìm kiếm bà.
Thêm nữa, công an còn sách nhiễu bà tại nhà, ở nơi làm việc, hay thậm chí ở nhà họ hàng hay bạn bè của bà hết lần này đến lần khác.
Bà Lương không còn cách nào là đến Bắc Kinh để thực hiện quyền kháng cáo theo Hiến Pháp quy định với Phòng Kháng cáo quốc gia vào tháng 12 năm 2000. Tuy nhiên, Phòng Kháng cáo Trung Quốc đã chỉ còn cái vỏ ngoài và trở thành một cái bẫy cho những học viên Pháp Luân Công, những người vẫn tin vào công lý ở Trung Quốc. Kết cục, bà Lương đã bị bắt và bị kết án hai năm lao động cưỡng bức mà không có phiên tố tụng hay xét xử nào. Công an cũng không thông báo cho gia đình bà khi họ đưa bà đến trại lao động, nhưng lại đòi họ nộp phạt 3.000 nhân dân tệ.
Chồng bà Lương là một công an cấp trung, chủ tịch ủy ban kỷ luật thuộc công an địa phương, và là chủ tịch công đoàn công an địa phương. Cảm thấy gia đình bị ly tán vì vợ ông liên tục bị sách nhiễu và bắt giữ, ông đã nộp đơn khiếu nại lên phòng kỷ luật cấp trên để tố cáo Phòng 610 địa phương và công an địa phương. Ông yêu cầu phải có hành động kỷ luật vì vợ ông bị bức hại chỉ vì niềm tin của bà vào Pháp Luân Công là trái với Hiến pháp và pháp luật. Những công an bị buộc tội đã trả đũa. Khi họ chặn bà Lương đến Bắc Kinh vào tháng 12 năm 2000, họ đã đuổi việc chồng bà với lý do đồng lõa. Để sỉ nhục ông, họ thậm chí còn biến ông trở thành một nhân viên gác cổng. Chồng bà được phục chức vụ công an vào năm 2002, nhưng không còn được về vị trí cũ.
Bà Lương bị bắt vào ngày 03 tháng 04 năm 2002 và bị đưa đến trại tạm giam mà không có lời buộc tội. Công an nói với chồng bà Lương rằng bà sẽ được thả sau hai ngày ở trại tẩy não cưỡng bức, nhưng thực tế là bà bị tống giam mà không cần xét xử hay khởi tố. Chồng bà bị ốm nặng rồi qua đời ở tuổi 52 vào tháng 08 năm 2002 trong lúc bà bị giam cầm. Bà chỉ được thả khi chồng đã qua đời. Công an thậm chí còn đến nhà tang lễ để giám sát và thu thập danh sách các học viên Pháp Luân Công, những người có thể trước đây đã bị họ giám sát.
Bà Lương tiếp tục bị bắt vào tháng 06 năm 2003 khi bà đang giảng chân tướng về Pháp Luân Công ở vùng nông thôn. Bà đã trốn thoát, nhưng phải đi trốn. Công an đã đe dọa bạn bè và người nhà bà, đồng thời đặt mức tiền thưởng để bắt bà. Họ còn lục soát nhà bạn bè và họ hàng của bà mà không cần lệnh khám.
Bà Lương hiểu rõ công dân Trung Quốc có quyền tự do tín ngưỡng và bà không nên bị giam cầm hay bị cắt lương. Bà đã đến chỗ làm vào ngày 21 tháng 02 năm 2005 để hỏi lý do bị cắt lương. Bà được yêu cầu đến xin một biên bản chấp thuận của công an, nhưng rồi bà lại bị bắt khi đến phòng công an. Bà bị kết án 5 năm tù giam ở Nhà tù nữ Hồ Nam.
Nhà tù đã tra tấn các học viên Pháp Luân Công, bao gồm nhiều hình thức bao gồm đứng, quỳ gối hoặc còng tay trong thời gian dài, biệt giam, lao động khổ sai trong nhiều giờ, nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Thêm nữa, các học viên bị buộc phải xem các băng hình tuyên truyền thù hận đối với Pháp Luân Công. Lính canh và tù nhân muốn giảm hạn tù đã bắt các học viên từ bỏ tập luyện, hát những bài hát ca ngợi Đảng Cộng sản Trung Quốc để bắt họ phản bội lại lương tâm và nói dối.
Bị tra tấn cả về thể chất và tinh thần ở nhà tù trong thời gian dài đã gây thương tổn nghiêm trọng cho bà Lương khiến bà qua đời. Toàn thân bà bị sưng tấy và yếu ớt, bà còn kêu bị đau đầu thường xuyên và bị choáng. Cuối cùng bà được đưa đến bác sỹ nhà tù và được chẩn đoán bị đột quỵ. Bà được thả sau ba tuần điều trị không thành công ở nhà tù. Bà tiếp tục vật lộn với bệnh tật và những ám ảnh về việc bị ngược đãi ở trong tù đã theo bà suốt bốn năm, đến khi bà qua đời vào ngày 25 tháng 09 năm 2012.
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2013/5/22/湖南会同县梁雪琳遭迫害含冤离世-274334.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2013/5/26/140140.html
Đăng ngày 12-08-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.