[MINH HUỆ15-04-2013] Theo các báo cáo gần đây, trong nhiều phiên xử trái luật các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, nhiều quan tòa đang cố gắng hết sức cản trở luật sư biện hộ vô tội cho thân chủ của họ [các học viên]. Tại sao? Bởi vì thông qua lời luật sư bào chữa, công tố viên và quan tòa đang dần hiểu được những phiên xử các học viên Pháp Luân Công là phi pháp, và “chứng cứ” được pha chế bởi các Công tố viên đều rất gượng gạo hay thậm chí là nực cười. Tuy nhiên, dù nhiều quan tòa đã mất niềm tin vào hệ thống, nhưng họ vẫn tiếp tục hợp tác, hành xử của họ càng ngày càng đáng bị khiển trách. Vậy họ đang diễn trò hề này cho ai?

Dưới sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các công tố viên và quan tòa đều biết Phòng 610 và Ủy ban Chính trị và Pháp luật luôn là cơ quan quyền lực bên trên họ, và viên chức Đảng ủy luôn theo dõi các quan tòa và đánh giá thái độ của họ dựa trên việc họ bám sát đường lối của ĐCSTQ chặt chẽ như thế nào. Họ biết rất rõ họ phải tiếp tục diễn trò hề này, và chỉ một lỗi nhỏ trong hành động hay lời nói sẽ hủy hoại sự nghiệp và công danh của họ ngay lập tức.

Dưới áp lực cường độ lớn như vậy, các công tố viên và quan tòa buộc phải chọn giữa việc làm theo luật pháp hoặc trở thành những con rối của chế độ hoặc là kẻ đồng lõa. Còn nữa, khi đối mặt với lời biện hộ ngay thẳng của luật sư, họ đều rất bối rối đến mức họ phải coi thường luật pháp và hành xử giống thái độ của một kẻ lưu manh để thể hiện “tinh thần Đảng” của họ.

Xét xử qua loa

Trong các phiên xử này, tiêu chuẩn đối chất chỉ được thực hiện qua loa lấy lệ. Thực tế, việc đối chất thường hay bị các quan tòa mượn cớ cắt đứt, hay các Công tố viên hoàn toàn trốn tránh vấn đề này. Tạ Đức Lộc, Công tố viên ở Viện kiểm sát quận Kim Xuyên, thành phố Kim Xương, tỉnh Cam Túc, đã nói với các học viên: “Ngay cả các ông vô tội, tôi cũng bịa tội cho các ông!” Trình Quang, quan tòa quận Kim Xuyên, đã đe dọa các học viên Pháp Luân Công trước khi xét xử, và ra lệnh cho họ không được nói.

Bằng chứng phi pháp

Tòa án quận Kim Xuyên ở thành phố Kim Xương, tỉnh Cam Túc, đã tuyên bố những vật dụng sau có thể được coi là bằng chứng phạm tội: “Các phần mềm vi tính gồm: các hướng dẫn hình ảnh về mã hóa, phần mềm Nero 9, phần mềm xóa dữ liệu truy cập mạng, và các chương trình đĩa ảo.” Họ gán toàn bộ những chương trình phần mềm phổ biến là “những chương trình trái phép” và tuyên bố “bản hướng dẫn mã hóa là chứng cứ phạm tội”.

Bản cáo trạng của Viện kiểm sát quận Kim Xuyên viết: “Đội An ninh mạng thuộc Phòng công an thành phố Kim Xương đã phát hiện bị cáo đã in thành công 58 đĩa và đã sửa, thay đổi 47 tin nhắn có chứa những từ ngữ nhạy cảm như ‘Kim Xương’, ‘Đại Pháp’, ‘bắt cóc’, ‘tà ác’, ‘thoái đảng’…”

Khi một học viên Pháp Luân Công đến Đồn công an đường Kim Xương để yêu cầu lấy lại máy tính đã bị tịch thu, công an ở đây đã tuyên bố: ”Chúng tôi không thể trả nó cho ông vì máy tính của ông có phần mềm xóa dữ liệu truy cập.”

“Chứng cứ” vốn thu được thông qua các thủ đoạn phi pháp tức là phi pháp, nhưng sau khi được Đảng ủy thành phố Kim Xương và Ủy ban Chính trị và Pháp luật phê chuẩn, chứng cứ phi pháp đã trở thành hợp pháp. Cục An ninh Quốc gia cũng cấu kết với bên viễn thông để giám sát các hoạt động trên mạng của học viên Pháp Luân Công, và thu thập bằng chứng phi pháp bằng việc khống chế từ xa và các phần mềm gián điệp.

Tìm kiếm và bắt giữ phi pháp

Lúc 10 giờ sáng ngày 12 tháng 05 năm 2012, có năm người không rõ danh tính đã xông vào nhà học viên Pháp Luân Công là ông Vương Thụ Thân và lục soát. Khi ông Vương hỏi danh tính của họ, họ nói họ là công an. Ông Vương đã yêu cầu họ đưa ra giấy khám nhà, nhưng họ từ chối. Ông Vương sau đó cố đẩy họ ra ngoài và cảnh báo những việc họ đang làm là trái pháp luật. Lúc đó, họ đưa thẻ công an và ngay lập tức còng tay ông. Lệnh khám được đưa đến lúc 04 giờ chiều, nhiều giờ sau khi họ đến khám nhà ông. Khi ông Vương từ chối ký, công an đã ghi hình lệnh khám nhà để chứng tỏ những gì họ đã làm là hợp pháp.

Trong phiên xử, công tố viên Triệu Khải nói: “Theo điều tra của chúng tôi về các hoạt động truy cập mạng Internet từ máy tính của ông Vương, ông đã truy cập website Minh Huệ hơn 190 lần. Thêm nữa, theo xác minh của Trường công nghệ công an thành phố Lan Châu, tuần báo Minh Huệ đã được in từ máy in của ông Vương.” Khi luật sư yêu cầu đưa ra số serial xác minh, công tố viên toát mồ hôi và giữ im lặng.

“Đội an ninh mạng” đã cung cấp nhiều “chứng cứ” hỗ trợ bức hại Pháp Luân Công. Họ thường thổi phồng số lượng để đạt chỉ tiêu của Phòng 610: Nếu chứng cứ không đạt chỉ tiêu, họ thổi phồng bằng cách đếm số trang của cuốn sách, hoặc đếm dung lượng của cuốn sách điện tử. Bằng cách này, họ được thưởng tiền và thăng chức.

******

Chúng tôi muốn nói với các công tố viên và quan tòa ở Trung Quốc: Đối mặt với một tình huống thỏa hiệp như vậy, tại sao các vị không suy nghĩ về tương lai của mình và tìm cho mình một lối thoát khỏi tình trạng khó khăn này? Chúng tôi mong các vị sẽ đọc Cửu Bình và Giải thể văn hóa Đảng. Hãy sử dụng phần mềm chống kiểm duyệt để có thể đọc sự thật trên Internet và tìm hiểu những gì đang xảy ra. Con đường sáng suốt nhất cho các vị là chấm dứt ngay lập tức vai trò của mình trong cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công, và tuyên bố thoái khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới, để hoàn toàn tự giải thoát khỏi xiềng xích của văn hóa Đảng.

Đội an ninh mạng thuộc Cục công an thành phố Kim Xương

Lưu Trường Phúc: +86-13519451299

Trương Thư: +86-13830554165

Từ Thời Hán: +86-15097027805

Hứa Lập Tín: +86-935-8396047, +86-13830563800

Củng Hải Long: +86-13830586911

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng đọc bài viết liên quan “Công tố viên lo sợ khi luật sư biện hộ vô tội cho thầy giáo Vương Thụ Thân”.

https://en.minghui.org/html/articles/2013/4/1/138733.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/4/15/法官、公诉人的开庭犯罪表演给谁看–272081.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/5/12/139415.html

Đăng ngày 31-07-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share