Bài viết của học viên ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 01-04-2013] Vô tư vô ngã và vị tha là yêu cầu căn bản của Sư phụ đối với đệ tử Đại Pháp trong quá trình tu luyện. Nhưng tôi phát hiện rằng cái tâm vị tư ích kỷ có lúc biểu hiện rất vi diệu, rất tinh xảo, thậm chí còn ẩn sâu vào trạng thái mà ta tưởng là vị tha mà không tự biết. Nếu đệ tử Đại Pháp không ở trong Pháp mà đo lường hành vi, thì sẽ rất khó mà phát hiện ra tâm vị kỷ khi đối mặt với các vấn đề gặp phải.
Tôi cho một đồng tu vay một số tiền lớn khi anh ấy mở nhà hàng. Việc kinh doanh không được tốt, và anh ấy rất lo lắng. Tôi đã bảo với anh ấy: “Đừng lo lắng, chúng ta là một chỉnh thể. Hãy cùng phát chính niệm để loại bỏ bức hại về kinh tế của cựu thế lực.” Trong khoảng thời gian đó, tôi để tâm tới khá nhiều nhà hàng trong khu vực và tìm ra một nhà hàng ở gần nhà tôi mà làm ăn rất tốt. Tôi mời đồng tu đó tới ăn một bữa tại nhà hàng đó và hỏi anh ấy: “Anh thấy nhà hàng này thế nào? Sao anh không thay đổi nhà hàng của mình thành giống như thế này và làm những gì người ở đây làm? Anh chắc chắn sẽ có nhiều khách hàng hơn.” Anh ấy đáp: “Hầu hết khách hàng đến đây đều là học sinh, nhà hàng của tôi lại không ở gần trường học.” Hiển nhiên anh ấy đã không làm theo lời khuyên của tôi.
Sau đó tôi tự hỏi có phải mình chưa nói rõ ràng với đồng tu không. Vài ngày sau, tôi lại mời anh ấy tới nhà hàng đó. Lần này tôi phân tích rõ về các khía cạnh tốt của nhà hàng này như địa điểm, chất lượng thức ăn, cách bày xếp, trang trí và giá cả. Cuối cùng tôi nói: “Vậy anh nghĩ thế nào? Hãy thử làm theo đề nghị của tôi nhé? Tôi chắc rằng nhà hàng của anh sẽ đông khách ngay thôi.” Anh ấy vẫn không có vẻ đồng ý và nói: “Thôi được rồi, tôi sẽ cân nhắc điều này.” Sau đó vài tháng, nhà hàng phải đóng cửa và anh ấy phải chịu một khoản nợ rất lớn.
Tôi không thể hiểu được: “Lời khuyên của mình tốt thế, vậy mà anh ấy lại không chịu nghe? Mình làm như thế chẳng phải vì anh ấy là gì.” Nhưng gần đây, tôi phát hiện ra rằng, trên bề mặt thì tôi đang giúp anh ấy tìm giải pháp cho vấn đề kinh doanh, nhưng ẩn giấu sâu bên trong lại là tâm vị kỷ. Nếu anh ấy làm ăn tốt hơn thì anh ấy sẽ trả được khoản tiền đã vay tôi. Nếu anh ấy làm ăn thất bại, thì tôi có thể bị mất tiền. Những lời tôi nói với đồng tu đó bao gồm cả lợi ích cá nhân trong đó. Nếu không dành nhiều thời gian suy nghĩ, thì khó mà phát hiện ra nhân tâm ích kỷ được che đậy kỹ càng trong đó.
Việc này làm tôi nghĩ đến của mẹ mình. Trong một thời gian rất dài, tôi đã luôn chỉ trích những khuyết điểm của bà khi tôi và bà nói chuyện với nhau. Còn bà thì to tiếng đáp lại tôi: “Hãy tự tu bản thân đi, tầng của mẹ không thấp hơn con đâu.” Rồi bà lại chỉ ra khuyết điểm của tôi và lôi ra những chuyện trong quá khứ. Sau đó khi tới thăm bà, tôi không tranh luận nữa và nghĩ: “Con mừng khi mẹ tu tốt. Con sẽ chú ý tới những ưu điểm của mẹ thôi.” Là một học viên mà nói, suy nghĩ như vậy không có gì là sai. Tuy nhiên, khi tôi chia sẻ chuyện này với em gái, tôi nhận ra động cơ ích kỷ của mình. “Tôi sợ bị mẹ mắng lại khi tôi chỉ ra khuyết điểm của bà. Tôi sợ bị tổn thương.” Tôi bỗng thấy rằng tu luyện của mình còn rất kém. Chấp trước đằng sau cái gọi là “vị tha” chính là chỗ mà tôi cần phải đề cao.
Khi một nhân viên cấp trên đến phòng tôi, điều đầu tiên tôi nghĩ tới là làm sao nói chân tướng cho họ. Có khi tôi còn mời họ ăn trưa. Tôi thấy rất vui khi họ đồng ý Đại Pháp là tốt và thoái đảng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng những suy nghĩ không đúng đắn lại len lỏi vào tư tưởng của tôi khi tôi giảng chân tướng: “Mình đối với họ tốt như thế này thì hẳn sau này có việc gì họ cũng giúp mình.” Niệm đầu “trao đổi lợi ích này” làm tôi thấy thật hổ thẹn. Làm sao tôi lại vô xỉ và bất thuần như thế này được cơ chứ?
Trong sách Chuyển Pháp Luân, Sư phụ giảng:
“Bởi vì độ nhân không nói điều kiện, không tính công, không kể thưởng, cũng không kể danh tiếng; so với những nhân vật mẫu mực nơi người thường thì cao hơn hẳn; nó hoàn toàn phát xuất từ tâm từ bi.”
Tâm vị kỷ giống như một cái bóng đen luôn đeo đuổi, bám dính lấy ta. Nó có thể rất kín đáo. Có lúc ta thấy được nó, có lúc lại không thấy. Nếu không dụng tâm mà thực hành hướng nội khi mâu thuẫn xảy đến thì rất khó nhìn ra nó. Chỉ khi chúng ta dùng đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ để đo lường từng ý nghĩ, lời nói và hành vi của mình thì mới có thể phát hiện và ngăn chặn các hành động do tâm vị kỷ này dẫn động.
Trên đây là những hiểu biết của tôi, xin cùng chia sẻ với các đồng tu. Nếu có gì không phù hợp, xin từ bi chỉ rõ.
Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2013/4/1/找出隐藏很深的“私”-271591.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/4/17/138959.html
Đăng ngày 28-04-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản