Bài viết của phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc
[MINH HUỆ 20-11-2012] Bà Hoàng Tiểu Cầm đã nghỉ hưu từ Xưởng cơ khí Liệu Nguyên ở huyện Thành Cố, tỉnh Thiểm Tây. Cảnh sát Lý Dược Tiến và những người khác từ Phòng An ninh Quốc gia của sở cảnh sát huyện đột nhập vào nhà, bắt giữ bà và lục soát nhà cửa. Sự việc này xảy ra vào tối ngày 27 tháng 07 năm 2012. Sau đó bà bị đưa đến Trung tâm giam giữ Hán Đài ở thành phố Hán Trung và bị kết án 15 tháng cưỡng bức lao động.
Rõ ràng, thông báo về quyết định đưa bà vào trại cưỡng bức lao động (Điều 65, Tài liệu giáo dục thành phố Vũ Hán 2012) là bất hợp pháp và trái Hiến pháp. Bà Hoàng đã kháng cáo lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn. Dưới đây là bào chữa của bà về những lời buộc tội bất hợp pháp. Bà cũng kiện Lý Dược Tiến, Dương Tiểu Kỳ và những người khác từ Phòng an ninh Quốc gia của Sở cảnh sát huyện Thành Cố vì tội ác của họ.
Tại sao hành động của bà Hoàng Tiểu Cầm là hợp pháp
Pháp Luân Công tốt cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần là điều hàng triệu học viên đã chứng thực được. Là một học viên, bà Hoàng chỉ muốn mọi người biết sự thật về môn tu luyện để có thể thấu suốt sự lừa dối của các phương tiện truyền thông. Điều bà làm là hợp pháp theo Hiến pháp.
Điều 41 của Hiến pháp có ghi: “Công dân của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có quyền phê bình và đóng góp ý kiến về bất kỳ cơ quan hay viên chức nhà nước nào. Công dân có quyền khiếu nại.”
Theo điều luật này, bà Hoàng không vi phạm pháp luật hay quy định nào. Thật vậy, bà Hoàng giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công là bảo vệ Hiến pháp, trong khi Sở cảnh sát huyện Thành Cố đã vi phạm Hiến Pháp.
Tại sao cảnh sát hành xử trái pháp luật
Điều 54 Bộ luật công chức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa nói rằng công chức không chịu trách nhiệm vì những hậu quả của việc làm theo mệnh lệnh của cấp trên trong một số điều kiện. Điều luật nói rằng: “Khi một công chức thi hành công vụ xét thấy có điều gì sai trong quyết định hay mệnh lệnh của cấp trên, có thể đề nghị sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hay mệnh lệnh đó. Nếu cấp trên từ chối thay đổi quyết định hoặc mệnh lệnh, hoặc yêu cầu tuân thủ ngay lập tức, công chức có liên quan có trách nhiệm thực hiện quyết định hoặc mệnh lệnh. Cấp trên sẽ chịu trách nhiệm những hậu quả từ việc thực hiện các nhiệm vụ, nhưng nếu công chức thực hiện bất kỳ quyết định hay mệnh lệnh nào rõ ràng bất hợp pháp thì cũng sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng theo quy định của pháp luật.”
Các cảnh sát của Sở cảnh sát huyện Thành Cố bắt giữ bà Hoàng tại nhà riêng và giam giữ bà là bất hợp pháp. Việc họ lục soát nhà bà cũng là bất hợp pháp. Bà nên được thả tự do và các tài sản cá nhân phải được hoàn trả. Tuy nhiên, bà Hoàng bị giam giữ gần bốn tháng trước khi có quyết định bất hợp pháp kết án bà phải lao động cưỡng bức. Bà Hoàng đang kiện cảnh sát Lý Diệu Tiến và Dương Tiểu Kỳ và những người khác từ Phòng an ninh của Sở cảnh sát huyện Thành Cố.
Thứ nhất, cảnh sát đột nhập và lục soát nhà bà Hoàng là vi phạm Điều 245 Bộ luật hình sự Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa: “Bất cứ ai bất hợp pháp lục soát thân thể người khác hoặc lục soát nơi cư trú của người khác, hoặc bất hợp pháp xâm phạm nơi cư trú của người khác sẽ bị phạt tù không quá ba năm hoặc bị giam giữ hình sự.”
Thứ hai, cảnh sát bất hợp pháp tịch thu một lượng lớn tài sản cá nhân của bà Hoàng đã vi phạm Điều 263 Bộ luật hình sự: “Bất cứ ai đánh cắp tài sản công cộng hay tư nhân bằng vũ lực, ép buộc hay các phương pháp khác bị phạt tù có thời hạn không ít hơn ba năm nhưng không quá 10 năm và có thể bị phạt tiền.”
Thứ ba, việc giam giữ bà Hoàng trong bốn tháng bất hợp pháp là một bằng chứng cho thấy cảnh sát vi phạm Điều 238 Bộ luật hình sự: “Bất cứ ai bất hợp pháp bắt giữ người khác hay bất hợp pháp tước đi tự do của người khác bằng bất kỳ phương tiện nào bị phạt tù có thời hạn không quá ba năm, bị giam giữ hình sự, hoặc quản chế hoặc tước quyền lợi chính trị. Nếu người đó dùng bạo hành hay sỉ nhục sẽ bị đưa ra hình phạt nặng hơn.”
Thứ tư, cảnh sát tước đoạt tự do tín ngưỡng của bà Hoàng là vi phạm Điều 251 Bộ luật hình sư: “Bất kỳ công nhân viên chức của cơ quan nhà nước tước đoạt tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân hay vi phạm phong tục tập quán của một dân tộc, nếu trong các trường hợp nghiêm trọng, bị phạt tù có thời hạn không quá hai năm giam giữ hình sự.”
Thứ năm, cảnh sát sai trái buộc tội bà Hoàng với các bằng chứng bịa đặt là vi phạm Điều 243: “Bất cứ ai dựng chuyện để hãm hại người khác với mục đích truy cứu trách nhiệm hình sự người đó, nếu trường hợp nghiêm trọng, bị phạt tù có thời hạn không quá ba năm, giam giữ hình sự, hoặc quản chế. Nếu hậu quả nghiêm trọng, sẽ bị bị phạt tù có thời hạn trên ba năm và không quá 10 năm.”
Tóm lại, bà Hoàng không vi phạm bất cứ điều lệ nào của Hiến pháp hoặc Bộ luật hình sự, và bà nên được thả tự do ngay lập tức. Tuy nhiên, trái lại cảnh sát huyện Thành Cố phá vỡ luật pháp và vi phạm nhân quyền. Năm 2009, cảnh sát bắt giữ bà Hoàng và đưa bà đến trại cưỡng bức lao động, điều này gây cho bà và gia đình những tổn thất nghiêm trọng. Ngày 27 tháng 07 năm 2012 họ bắt giữ bà một lần nữa. Họ phải trả giá cho những tội ác của họ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/11/20/陕西省城固县国保大队非法劳教黄筱琴-265684.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/12/13/136650.html
Đăng ngày 12-1-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.