Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-11-2012] Tại Nông trại số 10, Nông trường Liên Giang Khẩu, có một người đàn ông được biết mệnh danh là “Đại thiện nhân”, vốn được người dân địa phương rất kính nể. Tên thật của ông ấy là Lý Duyên Hoành. Nếu bạn nhắc đến tên ông ấy, những ai biết ông sẽ nói với bạn tất cả về ông ấy: ông ấy tu luyện Pháp Luân Công và là người tốt nhất ở nông trại chúng tôi. Những ai giao thiệp với ông đều biết rằng ông Lý luôn nghĩ đến người khác trước và chưa bao giờ lợi dụng ai. Nếu một gia đình trong nông trường của họ cần gì, ông Lý sẽ giúp đỡ họ.

Trong cộng đồng Nông trại số 10, mỗi hộ đều được chia đất. Trước mỗi mùa gieo trồng, việc nước tưới cho các cánh đồng lúa phải được phối hợp chính xác với nhau. Tuy nhiên, mỗi hộ đều muốn cánh đồng của họ được tưới nước trước. Chỉ có ông Lý Duyên Hoành là để người khác tưới nước trước và chưa bao giờ tranh cãi với bất cứ ai về điều này. Cánh đồng lúa của ông Lý luôn là cánh đồng cuối cùng được tưới nước. Những ví dụ như vậy về ông Lý có rất nhiều.

Mặc dù vậy, ông Lý liên tục bị quấy nhiễu và đe dọa bởi Phòng cảnh sát Liên Giang Khẩu và hai lần bị đưa vào Trại cưỡng bức lao động. Ông bị giam giữ và nhốt trong một phòng giam nhỏ hẹp, các cảnh sát đã tống tiền ông và ghi hình ông bất hợp pháp. Ông Lý bị đuổi việc và bị tước mất tiền hưu trí. Kết quả, ông Lý Duyên Hoành phải chịu đựng áp lực khủng khiếp cả thể chất lẫn tinh thần. Ngày 16 tháng 06 năm 2012, ông bất ngờ đột quỵ ở nhà và qua đời sau ba tháng vào ngày 18 tháng 09.

Trở nên khỏe mạnh cả thể chất và tinh thần nhờ tu luyện Pháp Luân Công

Ông Lý Duyên Hoành 58 tuổi. Thời thanh niên, ông bị chuyển đến nông thôn trong cuộc vận động “Tiếp nhận bần hạ trung nông tái giáo dục” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông Lý được gửi tới học tại Trường nông nghiệp A Thành nhờ nhân phẩm tốt và cống hiến ưu tú của mình. Sau khi tốt nghiệp, ông định cư ở Nông trại số 10, Nông trường Liên Giang Khẩu. Ông là nhân viên của Viện nghiên cứu trồng lúa và nắm vững kiến thức kỹ thuật. Ông tốt bụng, trung thực và thích giúp đỡ người khác. Lúa gạo của ông ấy không chỉ ngon hơn của những người trồng khác mà còn rẻ hơn.

Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, ông Lý có các vấn đề sức khỏe liên quan đến gan, túi mật và tim. Ông cũng bị tiểu đường và sốt xuất huyết. Ông không có tiền để điều trị y tế và có một con nhỏ ở nhà – những ngày đó rất khó khăn cho ông và gia đình. Tháng 03 năm 1998, ông Lý bị sốt cao mà không hạ. Ông chỉ mới 44 tuổi và thậm chí lo lắng đến cái chết. Sau đó, bạn ông mang cuốn Chuyển Pháp Luân đến cho ông. Ông Lý đọc xong nó trong một buổi tối và không thể hạ sách xuống sau đó. Ông bắt đầu học các bài công pháp Pháp Luân Công và có thể đạp xe đạp sau năm ngày. Sau một tháng, ông trở lại làm việc.

Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, ông Lý luôn có sức khỏe tốt và không bao giờ phải uống thuốc một lần nào nữa. Ông nghiêm khắc giữ mình theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn, các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp.

Một lần, khi một người hàng xóm của ông Lý gặp khó khăn tài chính, ông đã đến nhà người hàng xóm và cho mượn tiền. Hàng xóm của ông vô cùng biết ơn và hứa sẽ trả lại tiền cùng với tiền lãi. Khi người hàng xóm đến trả tiền là tiền lãi, ông Lý chỉ lấy lại số tiền ông cho mượn và không lấy tiền lãi. Sau đó người hàng xóm trở lại với một món quà nhưng ông Lý cũng lịch sự từ chối.

Bị bức hại trong nhiều năm vì kiên định với đức tin của mình

ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào tháng 07 năm 1999. Giống như hàng chục triệu học viên khác, vì không từ bỏ niềm tin và Chân – Thiện – Nhẫn, ông Lý phải chịu đựng nhiều năm bị bức hại. ĐCSTQ tước đi những quyền cơ bản của ông để kiếm sống. Ông bị bắt nhiều lần và bị đối xử tàn bạo khi bị giam giữ.

Lần đầu tiên ông bị bắt là vào cuối thu năm 1999. Các cảnh sát từ Phòng cảnh sát Liên Giang Khẩu lục soát nhà ông và bắt ông đến Sở cảnh sát Liên Giang Khẩu, nơi ông bị sốc điện bằng dùi cui điện và bị nhốt trong một phòng giam nhỏ hẹp. Ông bị giam giữ khoảng 12 ngày và bị tống tiền hơn 1.000 nhân dân tệ. Ông không được thả cho đến khi gia đình ông trả tiền cho cảnh sát.

Lần bắt giữ thứ hai xảy ra vào mùa xuân năm 2000 khi có ai đó hãm hại ông Lý. Trương Đại Vĩ từ Ủy ban Chính trị và Pháp luật của Sở cảnh sát nông trường Liên Giang Khẩu đi cùng với cảnh sát đến nhà ông Lý với một máy quay video. Họ cố gắng buộc ông Lý phỉ báng Sư phụ và Đại Pháp để họ có thể quay hình ông. Họ đe dọa rằng ông sẽ không nhận được lương hưu nếu không tuân theo. Ông Lý từ chối. Không đạt được điều họ muốn, Sở cảnh sát nông trường Liên Giang Khẩu đã chấm dứt công việc của ông Lý và lấy đi lương hưu mà ông có quyền được nhận. Hơn nữa, họ bắt ông Lý đến Sở cảnh sát Liên Giang Khẩu và nhốt ông trong một phòng giam nhỏ hẹp trong một tháng, sau đó bí mật đưa ông đến trại cưỡng bức lao động Giai Thị Tây Cách Mộc để thụ án một năm tù. Gia đình ông Lý không được thông báo rằng ông bị đưa đến trại lao động. Đồng thời, sở cảnh sát phái các cảnh sát Mã Quý và Đơn Dũng Vĩ yêu cầu vợ ông trả 600 nhân dân tệ tiền “sinh hoạt phí” cho ông. Bà không biết rằng họ nói dối và nghĩ rằng ông Lý sẽ được thả nếu bà trả tiền cho họ. Các cảnh sát đã lừa gia đình ông Lý và lấy đi 600 nhân dân tệ mà không thả tự do cho ông Lý. Sau một năm bị bức hại trong trại lao động, cuối cùng ông Lý được thả.

Lần bắt giữ thứ ba xảy ra vào năm 2005. Ông Lý một lần nữa bị hãm hại khi ông đang ở trong Khu hạt giống tại Nông trường Liên Giang Khẩu. Các cảnh sát Sở cảnh sát Khu hạt giống đến nhà ông Lý và tìm các tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công. Ông Lý bị đưa đến trại cưỡng bức lao động một lần nữa và tại đây huyết áp của ông tăng lên 280 mmHg. Gia đình ông vô cùng lo lắng. Ông Lý được thả chỉ sau khi gia đình ông trả 2.000 nhân dân tệ tiền hối lộ. Sau khi ông về nhà, sở cảnh sát đòi thêm 3.000 Nhân dân tệ tiền “bảo chứng phí”. Gia đình ông Lý đã đưa tiền cho các cảnh sát Mã Quý và Lưu Chí. Sau khi ông Lý qua đời, gia đình ông yêu cầu Lưu Chí trả lại tiền. Lưu Chí phủ nhận không nhận bất cứ khoản tiền nào.

Ông Lý Duyên Hoành là một viên chức nhà nước. Vì niềm tin của mình, ông bị sa thải bởi Trương Đại Vĩ, chủ nhiệm Ủy ban Chính trị và Pháp luật của sở cảnh sát. Hơn nữa, tiền lương của ông Lý, bảo hiểm y tế và các phúc lợi khác tất cả đều bị ông ta lấy đi. Ở Trung Quốc Đại lục, chi phí tang lễ sẽ được cơ quan chi trả nếu người quá cố là công nhân viên chức nhưng gia đình ông Lý không được nhận đãi ngộ đó. Họ chỉ nhận được 180 nhân dân tệ sau khi ông qua đời.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/11/23/被众乡邻称为“大善人”的李延宏含冤离世-265797.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/12/16/136680.html

Đăng ngày 6-1-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share