Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 03-11-2012] Kể từ khi chính quyền cộng sản phát động một chiến dịch tàn bạo nhổ tận gốc Pháp Luân Công vào năm 1999, chính quyền thành phố Đại Liên đã đầu tư nhiều khoản tiền lớn để thực hiện chính sách bức hại. Việc đầu tư này được sử dụng để hối lộ các cơ quan thực thi pháp luật có liên quan và các tổ chức sẵn sàng bắt, giam giữ và bỏ tù các học viên Pháp Luân Công, cũng như lục soát nhà của họ, rồi đưa họ tới các trại lao động cưỡng bức, buộc họ phải trải qua các khóa tẩy não, gây sức ép khiến họ mất việc làm, và tống tiền từ họ. Một số học viên ở thành phố Đại Liên đã bị tra tấn đến chết, những người khác thì bị tra tấn đến tàn tật hoặc suy sụp tinh thần.

Xây dựng nhiều trại lao động cưỡng bức mới

Trong năm 2004, chính quyền Đại Liên đã chi hơn 200 triệu Nhân dân tệ để xây dựng một trại lao động cưỡng bức, Trại giáo dưỡng Đại Liên, địa chỉ 175 phố Nam Lâm ở khu Cam Tỉnh Tử. Ngay sau khi xây dựng cơ sở đó, chính quyền đã đầu tư 227 triệu Nhân dân tệ để xây dựng một trại lao động cưỡng bức khác tại số 300 đường Cối Bác, Cam Tỉnh Tử. Trại lao động này, được xây dựng trên diện tích đất 23.67 vạn m2, được đặt tên là Trung tâm phục hồi chức năng Đại Liên. Việc xây dựng này mất tổng chi phí gần nửa tỷ Nhân dân tệ.

Theo công an  Đại Liên, trung tâm “chuyển hóa” lớn nhất phía Nam tỉnh Liêu Ninh được thiết lập ở Diêu Gia Đại Liên, năm 2005. Nhiều học viên Pháp Luân Công đến từ vùng Đông Bắc Trung Quốc đã bị giam giữ ở đó để bị tẩy não và bị tra tấn.Trung tâm này cuối cùng đã phải đóng cửa và kết hợp với Trung tâm Phục hồi chức năng Đại Liên.

Chính quyền Đại Liên đã phân phát một lượng tiền thưởng lớn cho các giám thị làm việc tại Trung tâm Phục hồi chức năng này. Ví dụ, vào dịp Tết năm 2006, mỗi giám thị đã nhận được 7.000 Nhân dân tệ tiền mặt, 200 Nhân dân tệ nằm trong các thẻ quà tặng, và các phần thưởng thưởng bằng hiện vật. Hơn 200 giám thị đã làm việc tại trại lao động vào thời điểm đó. Do đó, ngân sách cho tiền thưởng là khoảng 1,4 triệu Nhân dân tệ. Ngoài ra, trại lao động cũng đã mua những chiếc xe tải sang trọng để đưa đón các giám thị đi làm việc.

Giải thưởng cho những người có đóng góp trong việc đàn áp Pháp Luân Công

Thưởng cho việc bắt các học viên Pháp Luân Công

Vào tháng 12 năm 2001, công an Đại Liên đã đề ra mục tiêu mỗi một nhân viên cần bắt 09 học viên để có thể đủ điều kiện được tiền thưởng. Đồn cảnh sát Thạch Hà đã treo giải 1.000 Nhân dân tệ cho các nhân viên cảnh sát nếu bắt được bất kỳ học viên Pháp Luân Công nào. Vì những lợi ích vật chất này, các cán bộ đã cố gắng hết sức mình thực hiện các vụ bắt giữ.

Đồn công an Cam Tỉnh Tử và các công ty bảo vệ an ninh đã chỉ dẫn cho các bảo vệ bắt bất cứ ai phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Các bảo vệ đều được treo giải thưởng là 2.000 Nhân dân tệ.

Trong năm 2010, Đồn công an Cách Trấn Bảo ở khu Cam Tỉnh Tử đã trả tiền cho những ai có thể trở thành người cung cấp thông tin. Những người cung cấp thông tin này sẽ giả vờ là muốn biết được sự thật về Pháp Luân Công. Họ đã hỏi các học viên nhiều câu hỏi và cố gắng để thu thập những thứ lặt vặt nhận biết thông tin. Sau đó, họ đã gọi điện và báo cáo về các học viên cho công an. Theo cách này, nhiều học viên đã bị bắt. Với mỗi học viên bị bắt và bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức, Phòng 610 thưởng cho đồn công an 20.000 Nhân dân tệ, trong đó 1.000 sẽ được thưởng cho người cung cấp thông tin đã báo cáo.

Tôn Giáp Vị là Bí thư Đảng ủy thuộc chính quyền thị trấn Quang Minh San. Trong vai trò đó, ông có liên quan sâu sắc đến việc tổ chức và phối hợp các vụ bắt giữ các học viên Pháp Luân Công bằng cách trao những khoản tiền thưởng và các lợi ích về tiền tệ cho các nhân viên thi hành luật tiến hành chính sách khủng bố. Hiện Tôn là Giám đốc Vụ Kế hoạch đô thị của chính quyền thành phố Trang Hà.

Giải thưởng cho tố giác các học viên Pháp Luân Công vô tội

Trong tháng 12 năm 2001, Ngô Ngọc Trân đến từ Quận 6, thôn Trấn Hải, thị trấn Phục Châu Thành, Ngọa Phương Điếm, đã tố giác 07 học viên Pháp Luân Công cho công an địa phương, dẫn đến việc bắt giữ bảy người này. Ba trong số những học viên này sau đó đã bị cầm tù trong hai năm, hai người khác đã bị giam giữ một thời gian. Với việc báo cáo này, Ngô đã nhận được 500 Nhân dân tệ từ công an.

Năm 2005, chính quyền và công an Đại Liên đã tăng giải thưởng lên 10.000 Nhân dân tệ cho những ai báo báo các học viên phân phát các tài liệu thông tin về Pháp Luân Công.

Trong tháng 12 năm 2011, Ủy ban các Vấn đề Chính trị và Luật pháp Ngọa Phòng Điếm và Phòng 610 thành phố đã chỉ đạo chính quyền của các thị trấn là chi nhánh của nó để tăng cường chính sách khủng bố Pháp Luân Công. Để tuyển dụng nhiều người hơn tham gia vào cuộc bức hại, chính quyền và Phòng 610 đã thông báo rằng mọi người sẽ nhận được 5.000 nhân dân tệ khi báo cáo được một học viên Pháp Luân Công cho các cơ quan chức năng. Thị trấn Phục Châu Thành là một trong những nơi đầu tiên thực thi hoạt động này.

Những người tích cực bức hại và gia đình họ đều được thưởng tiền

Năm 2006, Phòng 610 tại khu Khai Phát đã được khen ngợi là một “mô hình kiểu mẫu” trong vai trò bức hại các học viên Pháp Luân Công, vì nhân viên của nó đã tích cực quấy nhiễu và bắt giữ các học viên. Mỗi nhân viên tích cực tham gia vào cuộc bức hại được trao một khoản tiền thưởng là 10.000 Nhân dân tệ. Vì tiền, nhiều công nhân đã theo đuổi các cơ hội để tham gia vào cuộc đàn áp.

Công an Triệu Chấn Kim của đồn cảnh sát Hoàng Hải Lộ, khu Khai Phát ở Đại Liên là một người khủng bố chính. Ngày 09 tháng 09, năm 2006, Triệu đã bị chết vì một cơn đột quỵ trong văn phòng của ông ta ở tuổi 55, sau khi có một cuộc cãi vã với vợ. Chính quyền Đại Liên đã giả mạo bằng chứng cho rằng Triệu đã chết trong khi làm nhiệm vụ, điều này khiến ông ta được xếp vào vị trí như một “Anh hùng” và “Mẫu hình cho ngành an ninh quốc gia”. Kết quả là, gia đình của Triệu Chấn Kim đã được chu cấp bồi thường hơn 1 triệu Nhân dân tệ. Phần thưởng này đã thêm phần khuyến khích các nhân viên cảnh sát bức hại các học viên Pháp Luân Công vô tội.

Một người nhà của Giám đốc của một ủy ban khu dân phố ở Đại Liên khoe với những người khác rằng: bức hại các học viên Pháp Luân Công đã giúp ông giám đốc này giành được 130.000 Nhân dân tệ tiền thưởng ngoài tiền lương.

Năm 2011, các bảo vệ an ninh công cộng trong sáu khu dân phố phố của khu Ngọa Phòng Điếm đã được chia thành các nhóm tám người để tìm kiếm và tiêu hủy các tài liệu thông tin về Pháp Luân Công trong các khu phố của họ. Mỗi nhóm sẽ được thưởng 300.000 Nhân dân tệ nếu không có tài liệu Pháp Luân Công nào được tìm thấy ở trong khu dân phố. Họ cũng có thể nhận được một khoản tiền thưởng là 20.000 Nhân dân tệ nếu họ phát hiện và bắt giữ được một học viên Pháp Luân Công.

Trung tâm phục hồi chức năng Đại Liên ẩn danh để “chuyển hóa” các học viên

Trong tháng 09 năm 2012, Trung tâm Phục hồi chức năng Đại Liên đã bắt đầu thuê các cựu học viên Pháp Luân Công, những người đã bị “chuyển hoá” thông qua tẩy não và quay lưng lại với Pháp Luân Công. Những người này đã được thuê để tẩy não các học viên bị giam giữ vì đức tin của họ và từ chối bị “chuyển hóa”. Các trợ lý tẩy não này đang nhận được một mức lương là 100 Nhân dân tệ mỗi ngày, cũng như có được chỗ ở và các bữa ăn. Ngoài ra, họ còn được hứa hẹn thưởng 1.000 Nhân dân tệ cho mỗi trường hợp học viên mà họ có thể “chuyển hóa khiến các học viên từ bỏ niềm tin của mình vào Pháp Luân Công.

Các trợ lý tham gia tẩy não gồm có:

Tôn Hồng Mai, 54 tuổi, sống ở đường Văn Thánh, xã Đông San, Ngọa Phòng Điếm

Trương Hải Yến, 60 tuổi, sống ở khu Hồng Vệ, thành phố Đại Liên


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/11/3/大连当局投巨资利诱公检法人员迫害法轮功-264933.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/11/17/136350.html
Đăng ngày 19-12-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share