Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Phúc Kiến
[MINH HUỆ 13-10-2012] Học viên Pháp Luân Công, bà Hà Ánh Đào ở huyện Hà Phổ, tỉnh Phúc Kiến, đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại trong suốt 13 năm. Bà đã bị kết án hai năm tù và hai lần bị buộc phải rời khỏi nhà và trở nên nghèo túng trong một năm. Chồng bà, ông Trịnh Tế Đệ cũng là một học viên, bị kết án ba năm tù trong lúc bị ốm nặng. Ông qua đời vào cuối năm 2009. Dưới đây là lời tự thuật của bà Hà về cuộc bức hại mà họ đã phải chịu đựng.
Ông Trịnh Tế Đệ
Tên tôi là Hà Ánh Đào, năm nay tôi 62 tuổi. Tôi đã từng có một gia đình hạnh phúc. Chồng tôi là ông Trịnh Tế Đệ, làm việc trong một cơ quan luật pháp. Chúng tôi có một con trai và một con gái. Sau tháng 07 năm 1999, chúng tôi đã bị bức hại tàn bạo, và cuối cùng chồng tôi đã qua đời sau khi bị cầm tù và tra tấn kéo dài.
Bệnh tật của ông Trịnh Tế Đệ được chữa lành sau khi tập Pháp Luân Công
Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, cả tôi và chồng tôi đều có biệt danh là “những chiếc nồi nấu thuốc”. Chồng tôi làm việc trong một cơ quan luật trong suốt nửa cuộc đời. Đến lúc 50 tuổi, ông ấy đã bị mắc bệnh tim, bệnh thận, sỏi mật, và đã bị đột quỵ. Ông bị tàn tật và phải nhập viện vào năm 1992. Chồng tôi tiêu tốn một lượng lớn tiền của chính phủ cho việc điều trị y tế của mình.
Cũng như chồng tôi, tôi cũng mắc nhiều chứng bệnh, bao gồm đau đầu và viêm mũi nặng, và tôi gần như đã mù do bị chảy máu dưới mí mắt.
Vào mùa xuân năm 1998, một người bạn của tôi đã giới thiệu Đại Pháp cho tôi. Chúng tôi đã mang về nhà một cuốn Chuyển Pháp Luân, và tôi nhận thấy càng đọc, tôi càng cảm thấy tốt hơn. Đầu của tôi đã ngừng đau, tôi đã trở nên khỏe mạnh và đầy lạc quan.
Dần dần sức khỏe chồng tôi ngày càng trở nên tốt hơn, và trông ông như thể chưa mắc bất kỳ bệnh nào. Người ông tràn đầy năng lượng, ông cũng đã bỏ được tính nóng nảy và những thói quen xấu mà ông mắc phải tại nơi làm việc. Chúng tôi thường xuyên học Pháp, tu luyện tâm tính cùng nhau, và thực hiện nghiêm khắc theo những gì Sư phụ dạy. Chưa đầy sáu tháng sau, mọi loại bệnh của chúng tôi đều đã được chữa khỏi.
Chính phủ đàn áp Pháp Luân Công, chồng tôi bị kỷ luật, lợi ích bị từ chối
Chính quyền Giang Trạch Dân bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 07 năm 1999. Cả hai chúng tôi đã đi giảng chân tướng trong khu vực của mình, nói với mọi người về những trải nghiệm cá nhân của chúng tôi, và phơi bày những điều dối trá mà ĐCSTQ đã tuyên truyền. Vào tháng 08 năm 2000, Cao Quốc Sinh từ phòng công an địa phương đã nói với chồng tôi rằng ông một thành viên của ĐCSTQ và bị cấm tu luyện Đại Pháp. Ông ta cũng cáo buộc chồng tôi là “phá hoại trật tự xã hội” và cảnh cáo ông. Sau ngày 20 tháng 07 năm 1999, Phòng 610 huyện Hà Phổ và phòng công an địa phương thường đến nhà chúng tôi vào những ngày nhạy cảm. Họ còn lục soát bất hợp pháp nơi chúng tôi ở và ra lệnh không cho chúng tôi rời đi. Nhiều người đã theo dõi nơi ở của chúng tôi và đi theo chúng tôi bất cứ khi nào chúng tôi ra ngoài.
Chồng bị giam cầm vì giảng chân tướng
Tháng 07 năm 2001, khi chồng tôi đi giảng chân tướng và phát những cuốn tài liệu nhỏ, ông đã bị bắt và bị giam giữ tại một trại tạm giam trong một tháng. Một viên chức đã thường xuyên thẩm vấn ông và đã cố ép buộc ông phải từ bỏ Đại Pháp bằng cách hành hung ông ấy. Sau khi bị giam trong 18 ngày, chồng tôi bắt đầu bị bệnh cao huyết áp. Để trốn tránh trách nhiệm, trại đã cho ông được bảo lãnh để điều trị y tế.
Bị giam giữ tại trại tẩy não
Vào tháng 10 năm 2001, công an và các viên chức từ các tổ chức liên quan đã đưa tôi vào một trại tẩy não. Lính canh đã theo tôi đi khắp mọi nơi, ngay cả khi tôi đi vệ sinh. Tôi bị cấm nói chuyện với các học viên Pháp Luân Công khác, và không được phép liên lạc với gia đình mình. Người ở trại tẩy não đã ép buộc tôi xem và đọc các loại tài liệu nói xấu Pháp Luân Công. Họ cũng ép tôi phải ký ba tuyên bố.
Tôi đã từ chối “chuyển hóa”. Lãnh đạo trại tẩy não, Lâm Hiếu Hiền, đã ngồi trên giường của tôi hàng đêm để không cho tôi ngủ và gây áp lực buộc tôi phải viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp. Tôi bị bức hại ở trại trong ba tháng.
Bị cưỡng bức đến túng quẫn và vô gia cư
Sau Tết âm lịch năm 2002, những kẻ bất lương từ Phòng 610 ở Hà Phổ đã lan truyền tin rằng họ đã có kế hoạch thành lập một trại tẩy não địa phương. Sau đó, họ tăng cường việc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Để tránh bị bắt lại, một học viên cao niên và tôi đã bị buộc phải trở thành người vô gia cư. Trong thời gian đó, các viên chức vô luật lệ thường đến để quấy rối gia đình tôi, họ đã đe dọa chồng tôi và con của chúng tôi. Do bị tra tấn, chồng tôi đã bị tái phát các căn bệnh trước đây. Do tôi không ở nhà trong sáu tháng, nên không có ai chăm sóc ông ấy và cuối cùng, áp lực đã khiến ông bị đột quỵ.
Hai vợ chồng bị bắt và chịu các án tù có thời hạn
Một nhóm công an ở Hà Phổ, do Âu Hiểu Mẫn cầm đầu, đã đột nhập vào nhà của chúng tôi vào tối ngày 07 tháng 5 năm 2003 và bắt cả hai vợ chồng tôi. Chồng tôi lúc đầu bị giam ở Đội cảnh sát hình sự Tam Sa, ông bị còng tay ra phía sau lưng vào một cánh cổng sắt. Ông đã bị cấm ngủ và bị thẩm vấn trong ba ngày đêm. Sau đó ông bị chuyển đến trại tạm giam Hà Phổ.
Sau đó, ông đã ở trong tình trạng nguy kịch và không thể nằm xuống. Ông gặp khó khăn khi đứng lên, và hai tay của ông run rẩy. Các tù nhân đã đá ông nhiều lần. Chỉ trong vòng một vài tháng, chồng tôi chỉ còn lại da bọc xương.
Vào tháng 02 năm 2004, Phòng 610 ở Hà Phổ đã hợp tác với tòa án địa phương, và tôi đã bị kết án tù hai năm và chồng tôi là ba năm. Tôi cố gắng để kháng cáo và bị từ chối, và bản án của tôi đã bị trì hoãn trong ba năm.
Chồng tôi đã 65 tuổi, và tình trạng của ông xấu đi mỗi ngày. Trong nửa cuối năm 2004, Phòng 610 đã ra lệnh cho các trại tạm giam chuyển ông đến nhà tù Long Nham. Tuy nhiên, nhà tù đã từ chối tiếp nhận ông vì lúc đó ông đang ở trong tình trạng rất yếu ớt. Các lính canh đã đưa ông trở lại đến trại tạm giam Hà Phổ và đã tiếp tục giam ông ở đó thêm vài tháng nữa. Viên chức ở trại cuối cùng cũng đã thả ông khi họ thấy rằng ông sắp chết.
Công an trèo qua tường vào sân để bắt giữ chồng tôi
Trưởng trại tạm giam và nhiều công an ở Phòng công an Tùng Thành đã trèo qua bức tường phía nhà hàng xóm và bước vào sân nhà của chúng tôi vào khoảng 10 giờ đêm ngày 15 tháng 09 năm 2005. Họ đã cố gắng để bắt giữ cả hai chúng tôi. Tôi đã phản đối, vì vậy họ đã không dám chạm vào tôi. Họ bắt đầu quấy rối, tuy nhiên, biết được chồng tôi đã bị tra tấn và ốm nặng, họ đã lờ đi tình trạng của ông và đã bắt ông. Chồng tôi đã bị bắt giữ thêm một lần nữa trong môi trường khắc nghiệt của một trại tạm giam. Ông đã không được thả ra cho đến tận tháng 05 năm 2006, sau khi thời hạn giam của ông kết thúc.
Ông Trịnh Tế Đệ qua đời
Vì sống trong nỗi sợ hãi quá lâu và dưới áp lực liên tục bị đe dọa, tra tấn, đánh đập, và lăng nhục, ông đã bị đột quỵ nghiêm trọng và bị liệt nửa người. Ruột của ông bị mất kiểm soát, hai mắt ông trở nên vô hồn, và ông không thể nói được rõ ràng.
Ngoài ra, phòng công an còn khấu trừ lương hưu của chồng tôi trong nửa cuối của năm 2008. Họ cũng đã tịch thu hàng chục ngàn nhân dân tệ tiền tiết kiệm ở nhà của của chúng tôi. Sau đó, điều kiện sống của chúng tôi gặp khó khăn do không có bất kỳ nguồn thu nhập nào. Chồng tôi phải nằm liệt giường trong ba năm và cuối cùng đã qua đời vào ngày 11 tháng 9 năm 2009.
Trở nên nghèo túng và vô gia cư một lần nữa
Vào buổi sáng ngày 13 tháng 02 năm 2012, Trưởng Phòng 610, Lưu Thành Kiện đã dẫn theo Lâm Huệ Văn và Chiêm Xương Ngân từ phòng công an Tùng Thành tới lục soát nhà của chúng tôi. Họ đã lấy một bức hình của Sư phụ, hai cuốn sách Đại Pháp, một cuốn danh bạ điện thoại, các đĩa CD nhạc Đại Pháp, và các đồ dùng cá nhân khác.
Họ một lần nữa đã cố bắt tôi vào cuối tháng 02 năm 2012. Tôi buộc phải sống thiếu thốn và vô gia cư và đã không trở về nhà cho đến tận tháng 09 năm 2012.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/10/13/福建何映桃自述遭迫害经历-丈夫含冤离世-263986.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/11/2/136122.html
Đăng ngày 3-12-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.