Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại lục

[MINH HUỆ 07-02-2025] Khi mới đắc Pháp, tôi không nhận thức Pháp từ trong Pháp, không từ lý tính minh bạch Đại Pháp là gì, ý vị của nhân sinh là gì. Vậy vì sao lại vui vẻ đến học Pháp? Một số suy nghĩ lúc đó đã bỏ đi hay chưa?

Trước đây tôi nghĩ chấp trước căn bản của mình là gì? Khi mới học Pháp (mới biết về Đại Pháp), cũng là lúc tôi vừa vào đại học và rất không thích nghi với việc ở ký túc xá, khi đọc thấy Sư phụ giảng người khác đối xử không tốt với mình chính là cấp đức cho mình, trong tâm tôi liền cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Sau đó tôi nghĩ nếu sau này mình có một gia đình (mà mọi thành viên) cùng tu luyện thì thật tốt biết mấy. Đó là động lực học Pháp của tôi lúc bấy giờ.

Nhiều năm qua, tôi thường xuyên tìm kiếm ở điểm này, và tìm thấy chấp trước truy cầu cuộc sống hạnh phúc an nhàn, tìm thấy tâm không tốt lợi dụng Đại Pháp. Vì vậy, tôi luôn cho rằng mình đã tìm thấy chấp trước căn bản của mình, ít nhất là đã tìm đúng điểm đó, chỉ là vấn đề nhận thức ở những giai đoạn khác nhau.

Mấy ngày trước, khi học giảng Pháp của Sư phụ: “Có người cảm thấy phương diện này của Đại Pháp là tốt, phương diện kia là tốt, nhưng mà, cái khảo nghiệm ngày hôm nay lại vô tình, bởi vì bất kể một loại nhân tâm nào cũng không thể mang đến thiên thượng được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc, Đạo Hàng). Trong tâm tôi giật mình: Cảm thấy phương diện này, phương diện kia của Đại Pháp tốt, vậy thì đó không phải là vấn đề của một điểm này, đó không chỉ là một ý nghĩ. Vì vậy, tôi đã sắp xếp lại những suy nghĩ của mình trong những năm đầu khi mới bước vào tu luyện.

1. Tìm thấy chấp trước: Học Đại Pháp mang lại điều tốt đẹp cho nhân trung

Tôi bước vào tu luyện thông qua một vị giáo sư đại học giới thiệu. Trước tiên tôi tìm thấy tâm sùng bái và kính nể vị giáo sư đại học đó, cũng chính là nói, do sùng bái giáo sư chứ không phải nhận thức Đại Pháp một cách lý tính, nên mới bước vào tu luyện.

Bởi vì cha mẹ tôi đều là tầng lớp làm công ăn lương, còn giáo sư đại học của tôi là nhân tài thời đó, kiến thức và diện mạo tinh thần khác biệt so với đa số những người có học thức thấp. Tôi nhớ khi một giáo sư đại học khác đang dạy động tác luyện công, tôi đã cố ý chạy đến xem với vẻ mặt đầy ngưỡng mộ. Lúc đó tôi đã biết động tác rồi, vì sao còn đến xem? Tôi tìm thấy tâm cầu danh đó, cảm thấy các giáo sư là người ưu tú hơn người, tôi cũng muốn bước vào đoàn thể ưu tú hơn người này.

Nhân vật Triệu Hải Phong trong “Trở lại thành Thần” cho rằng truy cầu theo đuổi sự vượt trội và nổi bật là rất quan trọng, mới không uổng đời này. Tôi chưa bao giờ cho rằng mình là người như vậy, tôi biết người tu luyện phải thuận theo tự nhiên. Nhưng trong tập thể tu luyện, tôi lại thấy được một biểu hiện khác của việc bản thân truy cầu theo đuổi sự vượt trội và nổi bật, đó chính là tôi khác với người thường, tôi thanh cao và siêu thoát hơn hầu hết mọi người, tôi ở trên các bạn.

2. Tôi xem trọng những điều tốt đẹp của Sư phụ nơi thế gian

Cũng cùng nhân tâm đó, tôi thấy suy nghĩ của mình về Sư phụ là: Sư phụ có năng lực, giảng Pháp không cần bản thảo, Sư phụ rất văn minh, lời nói thể hiện ra tràn đầy chính khí. Những niệm đầu này chỉ là nhận thức nông cạn, không phải từ trong Pháp mà nhận thức Pháp, nhưng tôi lại không nhận thấy đây là nhân tâm và chấp trước, càng không cảm thấy đây là một biểu hiện của chấp trước căn bản.

3. Không so sánh thì không biết

Không phải là tôi không có nhận thức cơ bản về Sư phụ và tu luyện, năm đó tôi đã từng đọc “Câu chuyện tu luyện của Đức Phật Milarepa”, năm 1999 khi tà ác bịa đặt vu khống Sư phụ, nói Sư phụ sống xa hoa, tôi cảm thấy rất nực cười, bởi vì tôi biết Sư phụ khác với chúng ta, Thần cứu người và chúng sinh được cứu không phải là một khái niệm. Sư phụ sẽ không màng đến những vinh hoa phú quý nơi thế gian này. Tôi luôn cho rằng mình rất thanh tỉnh về vấn đề này.

Cách đây một thời gian, tôi nghe lại câu chuyện này, khi Thượng sư Marpa nhiều lần từ chối truyền Pháp cho Vấn Hỷ (Milarepa) và liên tục đưa ra những thử thách khó khăn cho ông, thì sư mẫu của Vấn Hỷ bất đắc dĩ than thở: Sư phụ của con quá tham tài, nên mới không truyền Pháp cho con (đại ý như vậy). Ở đây có một chi tiết rất quan trọng, chính là Vấn Hỷ đã không phản bác lại điều này, ông ngầm chấp nhận cách nói này, nhưng nội tâm ông không hề có chút bất mãn hay bất đồng ý kiến nào với Thượng sư Marpa. Ông cho rằng chính là do bản thân mình quá nghèo, không có cung dưỡng nên mới khiến Thượng sư không truyền Pháp cho mình.

Tôi nghe mà động tâm, nếu là tôi, tôi sẽ cho rằng Thượng sư đang khảo nghiệm tôi, Thượng sư căn bản sẽ không màng đến những thứ cung dưỡng này. Thế nhưng, Vấn Hỷ lại cho rằng việc Thượng sư yêu cầu ông cung dưỡng vốn không có gì sai, mà không phân tích động cơ của Thượng sư, không phán xét hành vi của Thượng sư.

Vậy vấn đề của tôi ở đâu? Tôi lại nhớ đến giảng Pháp của Sư phụ:

“Về phương diện cụ thể, trong những sự việc phát sinh từ sau sự kiện ngày 25 tháng 4 năm ngoái đến sự kiện ngày 20 tháng 7, có học viên lúc bắt đầu đã xuất hiện rất nhiều dao động về tư tưởng, đó cũng là bình thường. Bởi vì chư vị vẫn còn có tư tưởng của người thường, chư vị mới có thể tu luyện; còn có tư tưởng của người thường, chư vị mới dao động; còn có tư tưởng của người thường, từ trong dao động chư vị có thể xác lập con đường đúng đắn mà chư vị nên phải đi, đó chính là tu luyện. Cho nên lúc đó chúng ta có rất nhiều người đều nghĩ: Pháp mà mình học đây có đúng hay không, có chính hay không? Lý Hồng Chí là người như thế nào? Thế lực tà ác đang phao tin đồn vu khống này, liệu họ nói có đúng không? Những vấn đề này mỗi một học viên đều suy xét, hoặc nhiều hoặc ít chư vị đều đang suy xét, đó cũng là cấp cho chư vị một cơ hội suy xét. Không có sai.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Great Lakes ở Bắc Mỹ, Đạo Hàng)

Nhiều năm qua, tôi vẫn luôn nghĩ rằng đây là Sư phụ cho chúng ta quá trình suy xét, chúng ta làm như vậy không sai. Nhưng cũng có rất nhiều đồng tu không suy xét, không cần suy xét mà vẫn kiên định bảo hộ Đại Pháp. Tôi đã không tỉ học tỉ tu, không suy xét xem điều gì đã cản trở mình cũng có thể đạt được đến trình độ đó.

Sư phụ nói rằng chúng ta không sai, nhưng Sư phụ không nói chúng ta không có chấp trước. Đằng sau suy xét đó của chúng ta là gì? Nếu như ban đầu tôi đặt đúng vị trí mối quan hệ giữa Sư phụ và chúng ta dựa trên Pháp, thì tôi có còn suy xét nữa không? Tôi cảm thấy đằng sau điều này là có nhân tâm, nhưng bản thân lại không tìm ra. Tôi phiền não, phiền não vì bản thân mình không phải là không có nhận thức cơ bản về tu luyện và Sư phụ, mà là chỉ nhận thức bề mặt chứ không ở căn bản.

4. Sư phụ điểm hóa chấp trước căn bản

Sư phụ thấy tôi nghiêm túc tìm nên đã điểm hóa cho tôi. Hôm ấy tôi mở Minh Huệ Net lên, một bài viết dường như nhảy ra trước mắt tôi vậy. Trong bài viết (Cũng đôi lời về việc buông bỏ chấp trước căn bản), đồng tu đã phân tích chấp trước căn bản của anh ấy: Tôi nghĩ rằng chấp trước căn bản của mình chính là cảm thấy Đại Pháp phù hợp với chính lý và giá trị phổ quát trong quan niệm của mình.

Tôi đã minh bạch rằng đây cũng là chấp trước căn bản của tôi. Tôi thấy đằng sau sự suy xét đó là dùng nhân tâm đo lường Sư phụ và Đại Pháp, đo lường Sư phụ và Đại Pháp là chính hay không.

So sánh với Vấn Hỷ, tôi tìm thấy sơ hở của mình: Tôi đang phán xét Sư phụ của mình, thay vì tôn kính vô điều kiện tất cả những gì của Sư phụ.

Tôi nhớ lại mấy năm trước, tôi cảm thấy trạng thái tu luyện của bản thân rất không tốt, nên tôi dành thời gian một ngày để học thuộc Pháp, khổ công học Pháp. Buổi tối nằm mơ thấy Sư phụ đến: Sư phụ cười vui vẻ nhìn tôi, khích lệ tôi học thuộc Pháp, sau đó chỉ ngón tay xuống một chồng sách trên mặt đất cho tôi xem, tất cả đều là sách thánh hiền và truyện ký anh hùng tại thế gian. Tôi cũng từng tìm xem điểm hóa này là gì, (phải chăng) là coi trọng lý của thế gian, nhưng bản thân cũng không tìm kiếm sâu hơn, bởi vì tôi không bao giờ đọc những sách thánh hiền đó, nhưng tôi lại không ý thức được lý của người thường nơi thế gian có ảnh hưởng lớn đến mình như thế nào.

5. Đằng sau chấp trước căn bản này còn có điều gì

Khi tôi đắc Pháp mới hơn 20 tuổi, không có nhiều suy nghĩ về nhân sinh và thế giới, vì sao lại dùng nhân tâm như vậy để đo lường Sư phụ và Đại Pháp? Tôi cũng không thích những đạo lý lớn lao của người thường nơi thế gian, rốt cuộc là do nhân tố gì tạo thành?

Tôi nghĩ, đó là lý niệm của con người hình thành từ đời đời kiếp kiếp, là lớp vỏ bọc của con người. Tìm kiếm sâu hơn nữa chính là tự ngã. Hơn 20 năm qua, tôi vẫn luôn không ngừng học Pháp và quy chính bản thân, vì sao lại nhận thức vấn đề này muộn như vậy?

Tôi nhớ hôm đó khi tôi suy xét về vấn đề này thì trong đầu lại hát những bài hát của tà đảng. Tôi tìm thấy văn hóa đảng tự đại cuồng vọng đang ẩn nấp trong tư duy, khiến tôi không ý thức được việc dùng những suy nghĩ như vậy để đo lường Sư phụ, đo lường Đại Pháp là bất kính và đáng cười biết bao.

Đồng tu ở hải ngoại có bị ảnh hưởng bởi văn hóa đảng không? Sư phụ đã giảng:

“Ở Trung Quốc về hình thức là thực thi Chủ nghĩa cộng sản tà ác, thực chất thì nó là bang phái lưu manh cộng với tà giáo. Ở xã hội Tây phương về hình thức thì nó phản đối Chủ nghĩa cộng sản tà ác, thực chất thì cũng thực thi Chủ nghĩa tà ác của cộng sản.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế miền Tây Mỹ quốc, Giảng Pháp tại các nơi VII)

Hơn nữa, tư tưởng cực tả, chủ nghĩa cộng sản ma quỷ đã thống trị toàn cầu, bề ngoài chúng ta đều biết là không tốt, sẽ bài xích nó, nhưng mà phương thức tư duy và hoàn cảnh đó đã vô tình ảnh hưởng đến tư duy của chúng ta. Ví dụ như tà niệm, nói suông (hô hào khẩu hiệu), ích kỷ tư lợi, cướp của người giàu chia cho người nghèo, thu thuế cao, phúc lợi cao, không lao động mà muốn hưởng thụ, loạn tính, cưỡng từ đoạt lý, không tôn trọng đạo đức, (không hiểu) lẽ thường, truyền thống v.v..

Các bài hát trong biểu diễn Shen Yun những năm gần đây phần lớn đều hát về sự phá hoại của Thuyết vô Thần và Thuyết tiến hóa đối với nhân loại. Tôi ngộ rằng trong “Hồng Ngâm VI”, Sư phụ đã nhiều lần đề cập đến sự nguy hại của văn hóa đảng tà ác này, tại sao vào thời kỳ Chính Pháp cuối cùng, Sư phụ lại tận tâm dốc hết lời khuyên bảo về việc này, tôi hiểu rằng văn hóa đảng đã tạo thành ảnh hưởng quá lớn đối với tu luyện của chúng ta, can nhiễu cản trở bước chân tinh tấn.

6. Sự nguy hại khi không bỏ chấp trước căn bản

Trong bài viết của đồng tu có đề cập đến: Nếu một người tu luyện mà ngay cả chấp trước căn bản này không bỏ, cứ ôm giữ lý của người thường mà mình tin tưởng làm tiêu chuẩn đo lường căn bản nhất và cuối cùng nhất, thì đến một ngày, khi cảm thấy tầng Pháp nào đó trong tu luyện hoặc việc nào đó không phù hợp với lý của người thường mà mình công nhận, thì người tu luyện rất có thể sẽ quay lưng lại với Pháp.

Tôi nhớ lại thời điểm ngày 20 tháng 7 năm 1999, khi tôi suy xét về việc Sư phụ và Đại Pháp là chính hay không, trong tâm lúc ấy không có ý vị gì, bởi vì tôi đã mất đi danh có được nhờ tu luyện Đại Pháp, tôi không còn có thể đeo huy hiệu Pháp Luân nói với mọi người rằng tôi cũng là một thành viên của tập thể ưu tú này. Đằng sau điều này là sự bất kính đối với Sư phụ và Đại Pháp. Mặc dù cuối cùng tôi quyết định tiếp tục tu luyện, nhưng tâm này đã đặt bản thân lên trên Sư phụ và Đại Pháp. Sau đó tôi cũng tìm thấy tâm này (bản thân lợi dụng Đại Pháp để cầu danh), nhưng tôi không tìm thấy căn bản đó là đang dùng nhân tâm để đo lường Sư phụ và Đại Pháp.

Hơn nữa, lúc mới đắc Pháp, tôi không đồng ý với một câu giảng của Sư phụ, sau đó tôi ý thức được suy nghĩ này là không đúng, là tôi đang dùng quan niệm đã hình thành làm tiêu chuẩn, để đo lường lời nói và cử chỉ của Sư phụ. Trong quan niệm, tôi đã ví Sư phụ là một hình tượng hoàn mỹ trong tâm trí mình. Vì vậy, khi hiện thực và chính lý đã hình thành trong nhân tâm xảy ra xung đột, thì trong tâm tôi rất khó tiếp nhận, điều này vô cùng nguy hiểm.

Chấp trước căn bản này không bỏ đi sẽ dẫn đến bất kính với Sư phụ và Đại Pháp.

Gây ra bất kính với Đại Pháp không chỉ là nhân tâm, trong nhân tâm còn có văn hóa đảng. Bình tĩnh mà suy nghĩ, trong vũ trụ này, sinh mệnh được tạo ra lại đi đo lường Sư phụ và Đại Pháp đã tạo ra vũ trụ, thật là bất kính biết bao, thật là tự đại biết bao!

Lợi dụng Đại Pháp để chứng thực bản thân, chứng thực một bộ lý luận nào đó mà bản thân nhận thức được, đặt bản thân lên trên Sư phụ và Đại Pháp. Phương thức tư duy này không chỉ đo lường Sư phụ và Đại Pháp, mà còn đo lường những người và việc xung quanh, đặc biệt là đo lường đồng tu của mình.

Tôi nghĩ đến vấn đề lớn nhất trong lần Pháp nạn này chính là chấp trước căn bản của chúng ta không bỏ đi, nó trực tiếp liên quan đến việc bất kính, bất tín vào Sư phụ và Đại Pháp.

Trong giảng Pháp gần đây nhất của Sư phụ – “Thời khắc then chốt xem nhân tâm”, tôi ngộ rằng “xem nhân tâm” không chỉ là một hành động, mà đó là căn bản của người tu luyện. (Trước bất kỳ mâu thuẫn nào đều xem xét bản thân có nhân tâm và quan niệm gì, huống chi là trước Pháp nạn!) Chỉ có thuần chính tất cả những gì của bản thân mới có thể đạt đến tiêu chuẩn của vũ trụ mới mà Sư phụ yêu cầu.

Bài chia sẻ lý tính giữa những người tu luyện thường chỉ phản ánh nhận thức của cá nhân trong trạng thái tu luyện tại thời điểm viết bài, thiện ý giao lưu trên tinh thần cùng nhau đề cao.

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2025/2/7/正視自己的根本執著-490461.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/2/25/225629.html

Đăng ngày 12-03-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share