Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Úc Châu
[MINH HUỆ 29-02-2025] Trong kinh văn “Tiến đến viên mãn, Tinh Tấn Yếu Chỉ 2”, Sư phụ đã chỉ ra một số chấp trước căn bản tồn tại trong các đệ tử Đại Pháp, tôi nghĩ rằng chấp trước căn bản của mình chính là cảm thấy Đại Pháp phù hợp với chính lý và giá trị phổ quát trong quan niệm của mình. Tôi ngộ rằng, nếu một người tu luyện mà ngay cả chấp trước căn bản này không bỏ, cứ ôm giữ lý của người thường mà mình tin tưởng làm tiêu chuẩn đo lường căn bản nhất và cuối cùng nhất, thì đến một ngày, khi cảm thấy tầng Pháp nào đó trong tu luyện hoặc việc nào đó không phù hợp với lý của người thường mà mình công nhận, thì người tu luyện rất có thể sẽ quay lưng lại với Pháp.
Đệ tử Đại Pháp dùng đúng-sai hoặc giá trị quan của người thường để đo lường Sư phụ và Đại Pháp, thì đó chính là chấp trước căn bản chưa buông bỏ. Tu luyện Phật Pháp là siêu việt lý của người thường, do đó người tu luyện không thể dùng lý của người thường để đo lường sự việc trong tu luyện.
Một lần khi học Pháp, tôi đọc đến đoạn này:
“Tôi dạy mọi người tu luyện, chứ không phải tương đương với việc tôi cũng đang tu luyện giống chư vị. Nếu là thế, thì tôi không đạt tốt, thì chư vị không tu nữa, phải vậy sao? Trong Pháp tôi truyền cho chư vị không có nói rằng Sư phụ cũng đồng dạng khổ tu giống như người tu luyện. Tôi là vì chúng sinh mà chịu khổ nên mới bị tà ác công kích. Đặc biệt là Đại Pháp tu luyện không có cách ly thế tục mà tu, đệ tử ở giai tầng xã hội nào cũng có, làm sao mà [tôi] giống như tất cả đệ tử được? Mà vì sao cứ phải sinh sống giống như học viên có nghiệp lực rất lớn hoặc khốn khổ nhất?” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế miền Tây Mỹ quốc, Giảng Pháp tại các nơi VII)
Khi đó câu này “tôi không đạt tốt, thì chư vị không tu nữa, phải vậy sao?” khiến tôi chấn động: Niềm tin của đệ tử chân tu đối với Sư phụ hẳn là vô điều kiện.
Tà ác tạo ra Pháp nạn ở hải ngoại để khảo nghiệm đệ tử Đại Pháp, tôi ngộ rằng Sư phụ tương kế tựu kế để tiêu đi 15% nghiệp lực còn lại, và thành tựu đệ tử Đại Pháp. Vậy bất kể ngọn nguồn bề mặt là gì, hoặc ai đó làm không tốt, người tu luyện chúng ta chỉ cần nhận định Đại Pháp mà Sư phụ truyền là chân Pháp chân Đạo, nhận định rằng bản thân sẽ theo Sư phụ, vậy cứ tu như thuở đầu trong loạn tượng, vẫn kiên định tín Sư tín Pháp, đồng thời bảo vệ Đại Pháp.
Sư phụ giảng:
“Thực ra Đại Pháp không chỉ là độ nhân, cũng là giảng cho chúng sinh các giới, bản tính đã giác ngộ sẽ tự biết làm thế nào, ưu ái bảo hộ phía con người này của chư vị ấy là để chư vị có thể ngộ lên trong Pháp. Đại Pháp viên dung chúng sinh, chúng sinh cũng viên dung Đại Pháp. Tôi đã bảo cho chư vị sự trang nghiêm và thần thánh của Pháp, mục đích là rũ bỏ những mê hoặc và hiểu sai của chư vị về Pháp.” (Nói về Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Chúng ta không thể mãi mãi là người tu luyện, cũng không thể dừng lại ở phía con người quá lâu dưới sự ưu ái bảo hộ của Sư phụ; chúng ta phải thực sự ngộ lên, minh bạch rằng đệ tử thời kỳ Chính Pháp gánh vác trách nhiệm trợ Sư Chính Pháp, cứu độ chúng sinh. Trách nhiệm này cũng thể hiện ở việc phát chính niệm. Lâu nay, tôi vẫn có một ngộ nhận (hiểu lầm) trong việc phát chính niệm, dường như chỉ cần có thể nhận rõ tà ác, và kiên trì chính niệm, thì tôi không cần để ý đến những tà ác đó.
Được khích lệ từ bài viết của một đệ tử Đại Pháp người Anh, một đồng tu đã chia sẻ thể hội với tôi rằng: “Có thể phân biệt rõ chính-tà thôi chưa đủ. Có thể nhận thức rằng chúng ta là chính, tách biệt chúng ta và tà ác là chưa đủ. Chúng ta phải ý thức rằng tà ác không nên tồn tại, chúng ta phải tận dụng toàn bộ sức lực của mình để tiêu diệt tà ác…” Khi quyết tâm này khởi lên, tư tưởng của tôi trở nên kiên cố như kim cương. Tôi thực sự cảm thấy bản thân phát chính niệm có uy lực giống như “lực có thể phá núi” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010, Giảng Pháp tại các nơi XI).
Trên đây là nhận thức hữu hạn trong tầng thứ cá nhân hiện tại, nếu có chỗ nào không đúng, mong đồng tu từ bi chỉ chính.
(Phụ trách biên tập: Lý Minh)
Bài chia sẻ lý tính giữa những người tu luyện thường chỉ phản ánh nhận thức của cá nhân trong trạng thái tu luyện tại thời điểm viết bài, thiện ý giao lưu trên tinh thần cùng nhau đề cao.
Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2025/1/29/也談去根本執著-487946.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/2/9/225395.html
Đăng ngày 20-02-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.