Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 21-12-2024]
Theo thông tin nội bộ do Tổ chức Thế giới Điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công (viết tắt là WOIPFG) thu thập vào đầu tháng 12 năm 2024, ĐCSTQ đã lên kế hoạch cho làn sóng tấn công mới nhằm vào Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc, do các đặc vụ của ĐCSTQ và những người phản đối Pháp Luân Công thực hiện.
Đối với các học viên Pháp Luân Công kiên định phản đối cuộc bức hại một cách ôn hòa trong suốt 25 năm, các chiến dịch tuyên truyền thông tin sai lệch mới của ĐCSTQ dường như là hơi tàn cuối cùng trước khi nó bị đào thải. Nếu cuối cùng ĐCSTQ sụp đổ thì đây là điều đáng ăn mừng, nhưng tôi lo lắng về số phận của những người đã tích cực theo sát ĐCSTQ tham gia vào cuộc bức hại này.
Tôi muốn đưa ra một ví dụ về bài học cay đắng của Tôn Khánh Lâm, giám đốc đầu tiên của Phòng 610 tại quận Phong Mãn, thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm. Tôi sẽ nói về sự tham gia của ông ta trong cuộc đàn áp và số phận bi thảm của gia đình ông ta.
Các vụ đàn áp trong nhiệm kỳ của Tôn với tư cách là Giám đốc Phòng 610
Là giám đốc đầu tiên của Phòng 610 trong khu vực, Tôn đã thúc đẩy một chiến dịch đàn áp toàn diện nhằm vào các học viên.
Trung tâm tẩy não
Dưới sự chỉ đạo của Phòng 610 ở quận Phong Mãn và quận Thuyền Doanh, nhiều phiên tẩy não đã được tổ chức tại vùng ngoại ô Thành phố Cát Lâm. Vào tháng 9 năm 2009, một số học viên đã bị đưa đến đó để tiến hành “chuyển hóa”. Các học viên bị giam giữ trong các phòng riêng biệt và bị hai nhân viên cộng đồng canh chừng suốt ngày đêm.
Giam giữ phi pháp và bức hại tài chính
Bà Khổng Hiến Phương, khi đó 62 tuổi, đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 12 năm 2000. Bà bị bắt và áp giải trở lại tỉnh Cát Lâm. Sau 76 ngày bị giam giữ, bà bị chuyển đến một trung tâm tẩy não trong 6 ngày. Ngày 11 tháng 4 năm 2001, bà được thả sau khi bị Tôn tống tiền 3.000 Nhân dân tệ.
Tra tấn tàn bạo
Ông Phó Xuân Sinh bị bắt giữ vào tối ngày 28 tháng 12 năm 2001. Nhà của ông bị lục soát, các sách và tài liệu Pháp Luân Công của ông bị tịch thu. Vào ngày hôm sau, cảnh sát đưa ông đến Cục Công an Thành phố Cát Lâm để thẩm vấn và chuyển ông đến Trại tạm giam Số 3 Thành phố Cát Lâm vào ngày 30 tháng 12. Vì ông giữ im lặng khi cảnh sát hỏi về việc ông lấy tài liệu Pháp Luân Công ở đâu, cảnh sát đã đánh đập ông dã man. Ông bị đánh đến chết vào ngày 1 tháng 1 năm 2002, nhưng chỉ đến ngày 3 tháng 1, cảnh sát mới thông báo về cái chết của ông cho gia đình ông.
Theo gia đình ông cho biết, họ đã nhìn thấy thi thể ông với phần đầu bị sưng tấy, tai và mặt ông bị bầm tím, mũi và miệng ông có máu bên trong, còn phần ngực, bụng, lưng và chân ông thì đầy những vết thương, nhưng cảnh sát tuyên bố rằng ông ấy chết vì một cơn đau tim.
Kết án tù
Ngày 9 tháng 8 năm 2012, ông Thường Thực, cựu kỹ sư tại Cục Viễn thông Cát Lâm, đã bị bắt cùng với vợ là bà Trương Kính Đông và con gái Thường Huệ Oánh. Cô Thường, khi đó 19 tuổi, bị giam giữ tại Trung tâm Tẩy não Sa Hà Tử trong hơn 20 ngày và chịu đựng tra tấn tàn nhẫn. Còn bà Trương đã rơi vào tình trạng nguy kịch chỉ sau 10 ngày bị giam giữ, nhưng cảnh sát vẫn ép bà đến trại lao động dù bà phải đeo túi oxy để thở. Bà chỉ được thả ra sau khi lính canh từ chối tiếp nhận bà. Sau đó, ông Thường bị kết án 3,5 năm tù. Ông thụ án tại Nhà tù Tỉnh Cát Lâm và được thả vào ngày 17 tháng 12 năm 2015.
Bi kịch gia đình của Tôn Khánh Lâm
Trong văn hóa Trung Hoa, nguyên lý nghiệp lực luân báo, tức là cuối cùng mỗi người sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của chính mình, được chấp nhận rộng rãi. Giống như nhiều quan chức ĐCSTQ đã nhận quả báo vì đánh đập và tra tấn các học viên Pháp Luân Công, Tôn không chỉ lãnh nhận hậu quả vì những việc mình làm mà còn mang đến bất hạnh cho các thành viên trong gia đình ông ta.
Bi kịch đầu tiên giáng xuống người con trai duy nhất của Tôn, Tôn Anh Kiệt. Vào khoảng năm 2011, không lâu sau khi con trai của Tôn kết hôn và tìm được công việc làm tài xế, anh ta phải nhập viện vì cảm thấy trong người không khỏe. Anh ta qua đời một tuần sau đó, trước cả khi có kết quả xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Anh ta chỉ mới 26 tuổi.
Cái chết của người con trai đã giáng một đòn nặng nề vào Tôn Khánh Lâm. Trên thực tế, trước khi bi kịch này xảy ra, một số người thân đã thúc giục ông ta ngừng đàn áp Pháp Luân Công, nếu không điều đó sẽ mang đến nghiệp báo cho chính ông hoặc các thành viên trong gia đình. Nhưng ông ta từ chối lắng nghe.
Vài năm sau đó, vào tháng 11 năm 2013, ông Tôn và vợ là Lưu Hương Liên đã đến tỉnh Hải Nam để nghỉ mát. Trong lúc đang khiêu vũ tại một quảng trường công cộng, Tôn đột nhiên ngã quỵ và qua đời.
Bà Lưu đã từng tu luyện Pháp Luân Công trước khi cuộc đàn áp bắt đầu. Vào thời điểm ấy, nhiều bệnh tật của bà đã thuyên giảm. Nhưng vì sợ cuộc bức hại, bà ấy đã từ bỏ tu luyện và không cố ngăn cản việc chồng mình bức hại các học viên. Sau cái chết của con trai và chồng, bà ấy đã bị suy sụp tinh thần và nhiều căn bệnh của bà lại tái phát. Bà nằm liệt giường trong vài năm, tiêu hết số tiền mà chồng bà kiếm được từ việc bức hại các học viên, và sau đó qua đời.
Các lệnh trừng phạt quốc tế
Mặc dù không có kẻ ác nào có thể thoát khỏi sự phán xử của Thần, luật pháp trên thế gian cũng đang buộc những kẻ phạm tội phải chịu trách nhiệm về những tội ác mà họ đã gây ra.
Vào năm 2016, sau khi Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Truy cứu Trách nhiệm Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky, Vương quốc Anh, Úc, Pháp, Canada và các quốc gia khác cũng đã thông qua các đạo luật Magnitsky của riêng họ, nhằm mục đích áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính hoặc cấm nhập cảnh đối với những cá nhân vi phạm nhân quyền.
Vào tháng 5 năm 2019, các học viên Pháp Luân Công tại Hoa Kỳ đã được Bộ Ngoại giao nước này thông báo rằng họ đang thắt chặt việc xét duyệt thị thựcvà có thể từ chối thị thực cho những người vi phạm nhân quyền và những người bức hại tín ngưỡng tôn giáo. Điều này áp dụng cho cả visa nhập cư và visa không nhập cư như visa du lịch và công tác. Ngay cả những người đã có visa, bao gồm những người đã được cấp thường trú (thẻ xanh), cũng có thể bị từ chối nhập cảnh. Ngoài ra, viên chức này còn kêu gọi các học viên Pháp Luân Công có thể gửi danh sách những thủ phạm liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công.
Vào ngày 25 tháng 6 năm 2024, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công, nhằm mục đích “tránh mọi sự hợp tác với CHND Trung Hoa trong lĩnh vực cấy ghép nội tạng trong khi ĐCSTQ vẫn nắm quyền” và “thực hiện các biện pháp thích hợp, bao gồm sử dụng các cơ quan trừng phạt hữu quan, để buộc ĐCSTQ phải chấm dứt mọi chiến dịch thu hoạch nội tạng do nhà nước hậu thuẫn”.
Ngoài các biện pháp trừng phạt, một số cá nhân tham gia bức hại Pháp Luân Công tại Hoa Kỳ đã bị bắt và truy tố.
Ngày 25 tháng 11 năm 2024, một đặc vụ của ĐCSTQ, Lý Bình, đã bị kết án 4 năm tù giam, bị phạt 250.000 Đô la Mỹ, và bị quản thúc 3 năm sau khi ra tù. Trong nhiều năm, Lý Bình đã làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc, cung cấp thông tin tình báo về các học viên Pháp Luân Công, những người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động dân chủ cho các quan chức tình báo Trung Cộng.
Ngày 19 tháng 12 năm 2024, một tháng sau đó, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ tuyên bố bắt giữ một nghi phạm 64 tuổi bị tình nghi làm đặc vụ không đăng ký của chính phủ Trung Quốc. Tôn Diệu Ninh (Yaoning (Mike) Sun) bị cáo buộc đã thông đồng với Trần Quân (John Chen) nhằm gây tác động đến một chính trị gia tại Hoa Kỳ thay mặt cho chính phủ Trung Quốc, và tiến hành các hoạt động tiếp tay cho việc bức hại các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ trên đất Mỹ.
Vào tháng 5 năm 2023, John Chen đã bị bắt tại Hoa Kỳ, và bị kết án tại tòa án liên bang vào ngày 19 tháng 11 năm 2024 vì tội hối lộ một viên chức Hoa Kỳ để thu hồi tư cách miễn thuế của một tổ chức phi lợi nhuận tại Hoa Kỳ do các học viên Pháp Luân Công điều hành. Chen đã bị kết án 20 tháng tù.
Bất kể ĐCSTQ có dùng thủ đoạn nham hiểm hay tàn bạo thế nào để đàn áp Pháp Luân Công, thì việc đàn áp đức tin chân chính sẽ không bao giờ thành công. Những nạn nhân thực sự của cuộc bức hại này chính là những người đi theo ĐCSTQ. Vì tương lai và sự an toàn của chính họ, tôi khẩn thiết kêu gọi những người này hãy suy nghĩ cẩn trọng xem liệu có nên tiếp tục tham gia vào cuộc bức hại này hay không.
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/21/486517.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/22/222180.html
Đăng ngày 23-02-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.