Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở bên ngoài Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 15-10-2024] Bài chia sẻ này là thể hội tu luyện về quá trình địa phương chúng tôi xin phép nhà hát cho Shen Yun biểu diễn.
1. Một chút nhận thức về tâm oán trách
Tôi tự hỏi: Là đệ tử Đại Pháp, trạng thái phản ánh ra từ trong sinh mệnh của mình đã đạt đến từ bi hay chưa? Nếu vẫn chưa đạt đến từ bi, thì ít nhất thể hiện ra ở xã hội người thường là có thiện ý và yêu thương, vậy tôi đã có thiện ý và yêu thương nên có chưa? Đối chiếu với Pháp của Sư tôn, [tôi] biết trạng thái tu luyện của mình còn cách xa lắm so với thiện ý, yêu thương, và cả từ bi mà Sư tôn yêu cầu. Đối với đệ tử Đại Pháp tu Thiện mà nói, tâm oán trách và oán hận là những thứ cần phải tu bỏ một cách nghiêm túc.
Chúng ta biết “Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến” (Cảnh giới, Tinh Tấn Yếu Chỉ). Tâm tật đố là ác, tâm oán hận cũng là ác, đều là những biểu hiện của không tu Thiện. Biểu hiện của tâm tật đố [là] nhìn thấy người khác tốt, trong tâm phẫn nộ bất bình, không cho phép người khác vượt qua mình; còn tâm oán hận nhiều khi đều liên quan đến lợi ích của bản thân, hoặc là lời nói và hành vi của người khác không phù hợp với quan niệm của mình thì sinh ra oán và hận, trong tâm không thoải mái, không cân bằng và không phục.
Khi trong tâm oán hận, do rời xa thiện ý và yêu thương, nên không thể xuất ra tâm từ bi. Vì trong tâm oán trách và oán hận, thiếu thiện ý và từ bi, [nên] không những không thể cứu người, mà còn có thể đẩy người khác ra ngoài.
Dùng Pháp để đối chiếu, nếu biết sai, thì phải nhanh chóng sửa sai, quy chính theo Pháp.
2. Hoang mang
Gần thành phố chúng tôi có một nhà hát khác, đã từng biểu diễn Shen Yun, nghe nói nhà hát đó là một trong những nhà hát khá phù hợp với yêu cầu của buổi biểu diễn Shen Yun. Trước đó, bên nhà hát có một số việc không được xử lý tốt, mang đến sự bất tiện cho buổi biểu diễn Shen Yun. Sau đó, các đồng tu nỗ lực giảng chân tướng cho nhân viên cấp quản lý của nhà hát, và đã đạt được một số nhận thức chung.
Nhà hát có một vị giám đốc cấp trung, không thân thiện với Shen Yun, dùng lời của đồng tu mà nói, [ông] thậm chí còn hơi thù ghét, [và] rất hống hách. Sau đó, vị giám đốc này phủ nhận các điều kiện mà chúng tôi đã đạt được với cấp quản lý, từ trong cản trở, đến mức Shen Yun không thể trở lại nhà hát này biểu diễn.
Trong quãng thời gian đó, nghe đồng tu nói, phẩm cách của vị giám đốc này có vấn đề, về việc đã thảo luận rồi, [ông] nói một đằng làm một nẻo, hơn nữa còn lạm quyền. Có đồng tu cho rằng ông đang ngăn cản Shen Yun cứu người, nên viết thư cho ban giám đốc của nhà hát, oán trách ông, yêu cầu ông rời khỏi nhà hát này. Có đồng tu muốn mọi người phát chính niệm, khiến vị giám đốc này rời đi. Nhưng sau một quãng thời gian, kết quả nghe nói là, vị giám đốc này không những không rời khỏi nhà hát, mà trái lại quyền lực [của ông] còn lớn hơn, còn được thăng chức, có một quãng thời gian, [ông] gần như thay cấp trên giải quyết các việc của nhà hát.
Trong kinh văn “Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003”, Sư phụ giảng:
“Chư vị hãy nhớ kỹ, ở đâu xuất hiện vấn đề, ở đó chính là cần tới giảng chân tướng.”
Giờ đây ở vị giám đốc cấp trung của nhà hát này xuất hiện vấn đề, đó chẳng phải là nên giảng chân tướng cho vị giám đốc này, thông qua giảng chân tướng để giải quyết khó khăn gặp phải hay sao? [Nhưng] đồng tu lại nói: Có giảng chân tướng cho cấp quản lý của ông rồi, hơn nữa còn đạt được một số nhận thức chung! Nhưng chính vị giám đốc này làm việc xấu, [ông] đang ngăn cản. Vì vậy, [chúng ta] phải phát chính niệm khiến ông rời đi, đừng để ông tạo nghiệp, đừng để ông ngăn cản Shen Yun cứu người. Mặc dù khi đó tôi cảm thấy vẫn nên giảng chân tướng và hướng nội tìm, đặt công phu vào việc tu bản thân, nhưng vì khi ấy tôi không trực tiếp tham gia thảo luận với nhà hát, [cảm thấy] dường như không liên quan đến mình lắm, nên [tôi] cũng bỏ mặc, mà không suy nghĩ sâu hơn cụ thể là sai ở đâu.
Bây giờ nghĩ lại, khi nghe thấy đồng tu nói, có giảng chân tướng rồi, vị giám đốc này thường rất đồng thuận ở trước mặt, [nhưng] đến hôm sau ông lại thay đổi, nếu đã giảng chân tướng, mà hiệu quả lại như vậy, thì đây có phải là một tấm gương không? Có phải là phản ánh của trường không gian của chính người tu luyện chúng ta không? Để tôi nghe được, phải chăng trong đó có nhân tố mà tôi phải tu? Có phải là nên hướng nội tìm vấn đề ở tâm tính của chính mình không? Ông bất thiện và thù ghét, phải chăng là nhắc nhở tôi nên tìm xem trong hành vi và cuộc sống thường nhật đã làm được Thiện cơ bản trong “Chân-Thiện-Nhẫn” chưa? Ông nói một đằng làm một nẻo, phải chăng là nhắc nhở tôi nên tìm xem mình có làm trái với Chân cơ bản trong “Chân-Thiện-Nhẫn” không? Ông lạm quyền can thiệp, phải chăng là phản ánh ra trong biểu hiện và hành vi thường nhật của tôi, có làm được dung nhẫn cơ bản trong “Chân-Thiện-Nhẫn” chưa? Nếu cứ oán trách phẩm cách người khác không tốt, coi thường, ghét bỏ ông ta, sau đó còn lấy lý do không để ông tạo nghiệp và cản trở việc cứu người, “phát chính niệm” khiến ông rời khỏi [nhà hát], thì kiểu phát chính niệm này sẽ mang đến hiệu quả ngược lại, điều đó cũng không có gì lạ.
Tôi thường thấy bài chia sẻ như thế này trên Minh Huệ Net, đồng tu ở Trung Quốc Đại lục ôm giữ tâm đại Thiện đại Nhẫn cứu người, đã khiến công an cai ngục cảm động, đến cả công an cai ngục cũng không muốn tiếp tục hành ác. Công an cai ngục đã động thiện niệm, sau đó được điều ra khỏi vị trí này, và làm công việc không liên quan đến việc bức hại Đại Pháp.
Cá nhân [tôi] lý giải rằng, tâm đại Thiện đại Nhẫn cứu người này của đồng tu ở Trung Quốc Đại lục là một loại cảnh giới, loại cảnh giới cao này đã khiến công an hành ác động thiện niệm bỏ ác theo thiện, cho đến khi thành công, [người đó] được điều ra khỏi vị trí bức hại. Điều này và việc chúng tôi than phiền với ban giám đốc [nhà hát] về [vị giám đốc] người thường này, hy vọng rằng ban giám đốc sẽ đuổi việc ông, khiến ông từ chức, rồi lại lấy lý do ông cản trở việc cứu người để “phát chính niệm” khiến ông từ chức, chẳng phải là khác nhau về bản chất hay sao?
Trong quá trình gọi điện thoại giảng chân tướng và khuyên tam thoái, vẫn luôn có đồng tu giao lưu rằng, biểu hiện của chúng sinh chính là phản ánh trường không gian của người tu luyện chúng ta. Khi chúng sinh nhận cuộc gọi đề nghị chúng ta cho họ tiền thì họ mới làm tam thoái, đồng tu sẽ lập tức coi họ là một tấm gương, nhìn lại chính mình, hướng nội tìm xem mình có tâm [chấp trước] vào tiền tài và lợi ích hay không? Và phải nhanh chóng tu bỏ. Khi chúng sinh nói phải kiếm vợ cho ông, thì ông mới suy nghĩ về tam thoái, đồng tu sẽ lập tức tìm xem mình có tâm sắc dục tiềm ẩn hay không? Khi chúng sinh tranh cãi mà không nghe chân tướng, nhục mạ và bảo vệ tà đảng, [đồng tu] sẽ lập tức nhận thấy mình còn có nhân tố của tâm tranh đấu và dùng văn hóa Đảng để nhận thức tà đảng, và tu bỏ nó. Chứ không phải là thể hiện đủ loại chấp trước của con người như tự cao tự đại, lấy “tôi là đến cứu bạn nhé” làm lý do, oán trách chúng sinh ngộ tính thấp, phẩm hạnh kém, thậm chí là coi thường họ, từ đó bỏ lỡ cơ hội tự mình hướng nội tìm vô điều kiện. Tự mình không tu bỏ chấp trước, tâm tính không đề cao, công lực của người tu luyện không tăng lên, nên cũng có thể hình dung hiệu quả cứu người [sẽ như thế nào].
Vị giám đốc người thường ở nhà hát đó thể hiện ra không thân thiện, hoặc thù ghét, tính cách không trung thực, lạm quyền v.v., nếu chúng ta dùng [những biểu hiện này] để soi lại chính mình, mượn đó để tu bỏ các phương diện không phù hợp với “Chân-Thiện-Nhẫn” của mình, thật sự đề cao trong tu luyện, thì cựu thế lực sẽ cảm thấy an bài vai diễn này như vậy không có ý nghĩa khảo nghiệm đối với đệ tử Đại Pháp, có lẽ ông ta nên đi thì sẽ đi, nên bị điều đến nơi khác thì sẽ bị điều đi. Nhưng kết quả này không phải đạt được dựa vào việc chúng ta oán trách, mà là đạt được trong quá trình đệ tử Đại Pháp thật sự đồng hóa với “Chân-Thiện-Nhẫn”, hướng nội tìm bản thân, [và] đề cao tâm tính.
Ở tầng con người, oán trách là trạng thái ban đầu của tâm oán hận, người ta thường nói “ngưỡng mộ, tật đố, hận”, tâm oán hận xuất phát từ [tâm thái] “không cân bằng”, xuất phát từ tranh đấu, xuất phát từ “tự cho mình là cao” v.v. Tâm oán hận còn có thể dẫn đến đủ thứ tâm bất hảo. “Phát chính niệm” với tâm thái oán trách, điều này cách xa nhường nào so với mục đích ban đầu mà đệ tử Đại Pháp đồng hóa với “Chân-Thiện-Nhẫn”, [và] phụ trách hết thảy nhân tố chính trong vũ trụ?
Huống chi, [chúng ta] thử nghĩ một chút, nếu vị giám đốc nhà hát này biết được chúng ta phàn nàn với cấp trên của ông, đề nghị cho ông rời khỏi đó, hoặc là [tâm] oán trách của chúng ta thật sự dẫn đến người thường này bị mất việc, vậy thì cái oán này chẳng phải kết oán quá sâu rồi sao? Nếu không thể hóa giải, thì còn nói cứu độ gì nữa?
Khi chúng ta phàn nàn với ban giám đốc về ông, ở đây chẳng phải còn có tâm tranh đấu rất mạnh của con người, còn có nhân tố lấy ác trị ác của văn hóa Đảng hay sao?
Về vị giám đốc này, bất kể chúng ta cho rằng ông bất hảo đến thế nào, nhưng ông vẫn là sinh mệnh mà Sư tôn muốn cứu độ. Chúng ta oán trách ông, còn yêu cầu điều ông rời khỏi [nhà hát], như vậy chẳng phải [chúng ta] đã biến người mà Sư tôn muốn cứu độ thành người đối lập, hoặc là trở thành kẻ địch, đẩy người ta sang phía đối lập rồi sao?
Sư tôn giảng:
“đã là đệ tử Đại Pháp mà xét, đã là một người tu luyện mà xét, tôi nói rằng người tu luyện là không có kẻ địch; chư vị chỉ có vai trò độ nhân, không có vai trò dùng phương cách của con người và dùng cái lý của con người để trừng trị con người cũng như phán quyết con người. Đó là vấn đề căn bản.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago, Giảng Pháp tại các nơi VII)
3. Cảnh tỉnh
Chớp mắt đã đến tháng 7 năm ngoái, đồng tu hy vọng rằng tôi có thể liên lạc với vị giám đốc nhà hát này. Tôi đã nhiều lần gửi mail, gọi điện thoại để lại lời nhắn, hy vọng rằng có thể trò chuyện với ông, yêu cầu được gặp mặt nói chuyện, tất nhiên xuất phát điểm là hy vọng rằng có thể giảng chân tướng cho vị giám đốc này, nhưng [tôi] không nhận được lời hồi đáp.
Nhìn lại bản thân khi đó làm việc này, [tôi] viết mail và gọi điện thoại với tâm thái gì? [Tôi] đã bị dùi vào sơ hở ở chỗ nào? [Sau khi] suy nghĩ kỹ càng, tôi phát hiện khi đó mình vẫn chưa hoàn toàn phá trừ ấn tượng phụ diện bất hảo về vị giám đốc này, không dùng từ bi có thể làm tan chảy gang thép để phát nguyện phải cứu ông, câu thông với phía minh bạch trong sinh mệnh của ông, tâm từ bi không đủ.
Sau đó, đồng tu yêu cầu tôi viết thư gửi cho thị trưởng, [để] tăng thêm áp lực cho ông, và tôi đã đề nghị không làm như vậy có được không? Ở đây không phải nói rằng viết thư cho thị trưởng là không đúng, mà là nghĩ lại xuất phát điểm viết thư cho thị trưởng khi đó vẫn không thoát ly khỏi nhân tố oán trách, vẫn hy vọng rằng mượn áp lực [từ] thị trưởng để khiến người này thay đổi, chứ không phải xuất phát từ người tu luyện tu Thiện, hướng nội tìm, từ căn bản tu bỏ [tâm] oán hận và bất mãn đối với người khác, từ đó tăng cường ý nguyện từ bi cứu độ ông ta.
Cuối cùng, sau khi gửi mail cho thị trưởng, chúng tôi đã nhận được lời hồi đáp, e-mail này được gửi cho tổng giám đốc tạm thời của nhà hát. Có lẽ là vì chúng tôi không có thành kiến với vị tổng giám đốc tạm thời này, nên tâm thái giảng chân tướng coi như thuần tịnh, và chúng tôi có cơ hội hẹn gặp vị tổng giám đốc tạm thời này để giảng chân tướng. Vào ngày [diễn ra] cuộc họp, chúng tôi đã giảng chân tướng cho vị tổng giám đốc tạm thời này và phụ tá của ông. Nhưng vị giám đốc có khúc mắc trong lòng kia đã không đến, và [chúng tôi] vẫn chưa có cơ hội giải khai chướng ngại ở phía ông, biểu hiện ở tầng con người này là vẫn còn rất nhiều khó khăn về mặt khách quan không thể khắc phục. Có lẽ, vấn đề vẫn cần người tạo thành vấn đề đi giải quyết. Những tư tưởng và nhân tâm không dựa trên Pháp đó thật sự phải nghiêm túc tu bỏ thì mới được.
Giữa đệ tử Đại Pháp chúng ta và người thường chỉ có thể là mối quan hệ giữa người cứu độ và người được cứu độ. Chúng ta thật sự không nên oán trách người thường. Khi chúng ta oán trách người khác, chúng ta đã để mình giáng hạ đến tầng thứ đó của người thường rồi, giống như giữa khí với khí thì không có tác dụng chế ước, giáng hạ đến tầng người thường này, thì làm sao có thể cứu người được?
Tâm oán hận là điều cấm kỵ lớn của người tu luyện, người tu luyện cần phải tu bỏ [nó], mang theo tâm oán hận này sẽ tu không thành. Bởi vì đệ tử Đại Pháp là tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn. Còn cái tâm đó là thứ tương phản với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn.
Tất cả chúng ta đều là sinh mệnh vị tha mà Đại Pháp tạo nên, từ bi giảng chân tướng cho chúng sinh, giúp họ được cứu là trách nhiệm của chúng ta, chúng ta không có tư cách coi thường và thù ghét [chúng sinh]. Con người rất yếu nhược, rất dễ bị nhân tố bất hảo ở không gian khác khống chế. Chúng ta chỉ có thể khuyến Thiện, không thể cải biến người khác, mà chỉ có thể yêu cầu chính mình giữ vững sự thiện lương trong tâm, không ngừng đề cao tâm tính, nỗ lực làm người có thiện ý và yêu thương, cuối cùng mới có thể đạt đến trạng thái mà đệ tử Đại Pháp phản ánh ra từ trong sinh mệnh─người tu luyện có tâm từ bi.
Nếu có chỗ nào chưa phù hợp, thì mong quý đồng tu từ bi chỉ rõ.
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hoa: https://big5.minghui.org/mh/articles/2024/10/15/修去抱怨-修出善意與愛心-480577.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/11/28/221854.html
Đăng ngày 06-01-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.