Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp

[MINH HUỆ 06-12-2024] Sau khi đọc bài kinh văn mới “Tu luyện và tôn giáo” của Sư phụ, tôi đã tra cứu nghĩa tiếng Anh của từ “tôn giáo”. Tôi phát hiện ra từ này có nguồn gốc từ tiếng Pháp hoặc tiếng La-tinh, có nghĩa là “nghĩa vụ, ràng buộc, tôn kính” và sống theo phát nguyện tu luyện. Tôi hiểu định nghĩa này có hàm ý đã theo tôn giáo nào thì phải sống theo giáo lý của tôn giáo đó.

Là học viên Pháp Luân Công, chúng ta phải dùng Chân-Thiện-Nhẫn để ước thúc và chỉ đạo ngôn hành của bản thân, kính Sư kính Pháp. Theo đó, việc tu tâm của chúng ta phù hợp với định nghĩa ban đầu của phương Tây về tôn giáo. Sự khác biệt là chúng ta không có các hình thức như giáo hội, giáo đường, đền chùa, miếu mạo, mà là hình thức “Đại Đạo vô hình”, ở trong xã hội người thường mà tu luyện.

Vậy từ “tôn giáo” trong tiếng Trung có nguồn gốc từ đâu? Ban đầu, vào thời Trung Quốc cổ đại, tôn giáo chỉ phép tắc của gia tộc (dựa trên sự vâng lời và lòng trung thành của con cái) để chỉ dạy đạo đức. Theo wikipedia, người Nhật đã dịch từ “tôn giáo” sang tiếng Hán trong một hiệp ước giữa Nhật Bản và Đức vào thế kỷ 19, và sau đó được sử dụng rộng khắp tại Trung Quốc.

Cùng với sự biến đổi của các tôn giáo phương Tây (kể cả phương Đông), hàm nghĩa thực hành tôn giáo ngày càng thu hẹp, con người có xu hướng chỉ chú trọng vào hình thức, nghi thức, nghi lễ và đã trở thành một nét văn hóa trong xã hội. Khi nói đến tôn giáo, người ta sẽ nghĩ đến nhà thờ, đền, chùa, các hình thức thờ cúng, cầu nguyện, tụng kinh, xuất gia… Do sự thay đổi mạnh mẽ của các tôn giáo hiện đại và thuyết vô thần của Đảng Cộng sản Trung Quốc, “tôn giáo” đã mang một ý nghĩa khá tiêu cực trong tâm trí của người dân Trung Quốc.

Pháp Luân Công có phải là một tôn giáo hay không chỉ là vấn đề nhận thức. Là người tu luyện, chúng ta đều hiểu rằng việc tu tâm lẫn thân của chúng ta dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ. Trong tu luyện, yêu cầu đối với chúng ta là phù hợp tối đa với trạng thái xã hội người thường. Chúng ta không xuất gia để sống trong chùa hay tu viện, trở thành nhà sư hay ni cô, mà là trực chỉ nhân tâm. Môi trường tu luyện của chúng ta ở ngay xã hội, gia đình và nơi làm việc, tu luyện như vậy cho phép chúng ta hoàn thành tối đa sứ mệnh lịch sử của mình.

Bài viết phản ánh nhận thức cá nhân và trạng thái tu luyện ở tầng thứ hiện tại và được chia sẻ với mục đích để cùng nhau đề cao.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/6/485802.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/12/222054.html

Đăng ngày 01-01-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share