Bài viết của đệ tử Đại Pháp tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
[MINH HUỆ 30-06-2024]
Tôi từ nhỏ đã được cha mẹ mẫu mực bảo ban, nên có tính cách cương trực, không bắt nạt người, không lợi dụng ai, cảm thông với kẻ yếu, những người quen biết tôi đều nói rằng tôi là một người tốt. Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi cũng cho rằng bản thân là một người tốt. Nhưng sau khi tu luyện, tôi phát hiện mình còn cách quá xa so với tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn. Vậy nên trong tu luyện, tôi chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp, gặp việc gì cũng nghĩ cho người khác nhiều hơn, thấu hiểu và thiện đãi người khác, bắt đầu từ việc thực sự làm một người tốt, không ngừng thăng hoa trở thành một người tốt hơn nữa.
1. Chân thành đối đãi với mẹ chồng
Ở nhà chồng tôi là dâu trưởng, còn ở nhà mình thì tôi là trưởng nữ. Trong nhiều năm qua, tôi hiếu kính người già, tận lực giúp đỡ anh chị em giải quyết khó khăn, được cả hai bên gia đình đồng thuận tôn trọng. Sau khi tôi kết hôn được 12 năm, cha chồng tôi vì ốm bệnh qua đời, lúc đó mẹ chồng ngoài 60 tuổi, sống một mình trong ngôi nhà ở nông thôn. Vợ chồng tôi làm việc ở thành phố cách nhà hơn 20 km. Cả hai vợ chồng đều làm công ty, thu nhập không nhiều, hơn nữa còn nuôi con nhỏ nên cuộc sống không mấy thoải mái. Nhưng việc đối đãi cha mẹ hai bên, dù là cơm ăn, áo mặc hay tiền bạc, tôi đều không so đo. Số tiền đưa cho mẹ chồng hàng năm nhiều hơn số tiền quy định trong gia đình.
Khi mẹ chồng tôi còn sống, tôi thường mang biếu bà những đồ ngon vật tốt, hơn hẳn đồ tôi đem cho nhà ngoại. Tôi nghĩ bố mẹ chồng lớn tuổi hơn bố mẹ tôi, điều kiện nhà chồng lại kém hơn nhà ngoại nên về phương diện tiền tài tôi thiên vị nhà chồng hơn. Mỗi lần về nhà, chúng tôi đều mời cả nhà chú hai sang ăn cơm. Nhiều năm qua, các chị em dâu và mấy chị em chồng đều đối xử với tôi như chị em ruột, chúng tôi chưa bao giờ xích mích hay tranh chấp. Mọi người trong làng đều ngưỡng mộ và khen ngợi chúng tôi là một gia đình tốt. Trong 5 năm cuối mẹ chồng lâm bệnh, tôi coi bà như mẹ đẻ và chân thành chăm sóc bà, mẹ chồng qua đời ở tuổi 87, và tôi không để lại điều gì phải hối hận. Vị bác sỹ từng chữa bệnh cho mẹ chồng tôi nhiều lần nói với dân làng: “Tôi hành nghề y hơn 30 năm rồi, hiếm có gia đình nào chăm sóc người già tốt như gia đình này. Không chỉ có con đẻ tốt mà con dâu cũng rất tốt.”
Gia đình dù hòa thuận đến đâu cũng sẽ có lúc xuất hiện mâu thuẫn, và tôi đều dùng tâm thái của một người tu luyện để hóa giải. Có lần tôi về nhà mẹ chồng, em dâu không vui nói với tôi: “Mỗi khi chị cả về nhà và chuẩn bị đi, mẹ chồng đều cho chị ấy thứ gì đó. Chúng em biếu bà thứ gì, bà lại đưa cho con gái bà.” Tôi bình tĩnh nhẹ nhàng nói: “Những thứ chúng ta biếu bà, thì là của bà rồi. Bà muốn cho ai thì cho, miễn bà vui là được, cũng đâu có cho người ngoài. Có khi nhà chị cả không có, chứ có rồi thì sẽ không nhận đâu. Người một nhà không nên quá so đo, hòa thuận là tốt nhất.” Em dâu không nói gì, từ đó về sau cũng không nói những lời như vậy nữa.
Một lần, mẹ chồng tức giận nói với tôi: “Mẹ mang bánh bao sang cho nhà em chồng chị, thấy trong nồi có một đống bánh cá mới chiên. Thế mà lúc mẹ về, em dâu chị không mời được cái nào.” Tôi nói: “Không nhất định là nhà cô chú ấy tự chiên đâu mẹ. Nhà cô chú làm nông bận thế, chắc gì có thời gian làm, có thể là người khác cho, để trong nồi mà quên không mời mẹ. Cuộc sống hàng ngày của nhà chú ấy cũng không dễ dàng gì, mẹ không nên giận dỗi các em, Nếu mẹ muốn ăn, lần sau về con sẽ mua cho mẹ.” Mẹ chồng nói: “Không phải là mẹ tham, chỉ là cảm thấy trong lòng không thoải mái thôi.” Tôi nói: “Mẹ, người ta làm việc đều sẽ có lúc nghĩ không hết, không tính toán sẽ không tức giận. Tâm lý thoải mái, gia đình hòa thuận thì sẽ ít sinh bệnh mẹ à”.
Mẹ chồng lại nói với tôi: “Bao năm qua, mẹ đối với gia đình nó hơn nhà con rất nhiều. Nhà nó làm nhà, mua máy kéo, xe máy và các vật dụng lớn khác, mẹ đều cho vài trăm nghìn tệ. Còn nhà con mẹ chưa cho được đồng nào, toàn là các con cho mẹ.” Tôi nói: “Mẹ à, chỗ tiền đó trước mắt mẹ không dùng, đúng lúc nhà chú ấy cần tiền, mẹ cứ đưa cho chú ấy dùng đi, cũng không cần phải nói với con, tiền của mẹ, mẹ thích cho ai thì cứ cho người đó. Con và con trai mẹ đều kiếm được tiền, mẹ không cần lo cho bọn con, cũng không cần bận tâm về sau không có tiền tiêu, chúng con có thì mẹ cũng có.” Gương mặt mẹ chồng tôi liền nở nụ cười.
Sau này về nhà, em dâu cho thứ gì đó, tôi đều nói với cô ấy: “Em không cần lo cho anh chị, có đồ ăn ngon cứ mang cho bà là được rồi. Bà cao tuổi rồi, anh chị vẫn còn trẻ mà.” Về sau quan hệ của họ đều rất tốt.
Hai năm đầu khi Trung Cộng bức hại Pháp Luân Đại Pháp, tôi đến Bắc Kinh ba lần để thỉnh nguyện, thì hai lần bị bắt cóc. Hai cái Tết đó đều qua trong nhà giam. Năm đầu tiên là khi tôi bị giam giữ phi pháp trong một trại tạm giam cùng hai cô em chồng cũng tu luyện Đại Pháp. Mẹ chồng bởi vì thụ nhận dối trá bịa đặt trên truyền hình của Trung Cộng, hơn nữa ba nữ nhân trong nhà cùng nhau bị bắt, thái độ của bà đối với tôi cũng thay đổi, bà hai lần bảo chồng tôi chuyển thư, nói nếu như tôi vẫn muốn luyện Pháp Luân Công, thì đừng có bước qua cửa nhà bà nữa. Tôi nghe xong liền rất tức giận, thầm nghĩ: “Tôi đối đãi nhà họ cũng không tệ, tôi bị bức hại vô cớ, mẹ không quan tâm và thông cảm, ngược lại còn đứng về phía tà ác. Tôi sẽ không từ bỏ Đại Pháp, không cho tôi về nhà thì tôi sẽ không về.”
Có quãng thời gian ba tháng, tôi không đến nhà mẹ chồng. Sau đó tôi nhận ra mình đã sai, mẹ chồng không hiểu là vì Trung Cộng gây ra. Ba người con đồng thời bị bắt giam, bà đã chịu đựng thống khổ lớn nhường nào. Mẹ chồng có tâm thiện lương, nói không để tôi bước qua cửa là lời lúc tức giận. Tôi là người tu luyện, làm sao có thể tức giận với người già đây. Tôi phải quan tâm lý giải được bà, từ đó tôi đối xử với bà càng tốt hơn.
Về sau tôi lại bị bắt cóc lần nữa và bị khai trừ công chức phi pháp vì không từ bỏ tu luyện. Lúc đó con trai tôi đang học đại học, đơn vị của chồng thì làm ăn sa sút, liên tiếp mấy tháng không có lương, trong nhà cũng không có tiền tiết kiệm, cuộc sống trở nên khó khăn. Tất cả là nhờ mẹ và các em trai em gái tôi giúp đỡ, mới khiến chúng tôi vượt qua khó khăn. Cô em chồng kể với mẹ chồng về tình cảnh gia đình chúng tôi, khi tôi về nhà mẹ chồng, mẹ chồng hai lần lấy ra sổ tiết kiệm có kỳ hạn ra cho tôi xem từng trang, từng trang xem đã đến kỳ hạn chưa, để tôi rút ra trợ giúp gia đình. Bà rất thật tâm, trong lòng tôi cũng rất cảm động, không cầm được nước mắt. Tôi chân thành nói với bà: “Mẹ à, con làm sao có thể tiêu tiền của mẹ đây? Tâm ý của mẹ con xin nhận. Mẹ đem tiền cất đi, con có tiền mà, mẹ không cần lo cho chúng con đâu.” Tôi thấy mắt mẹ chồng cũng ngấn lệ.
Tôi chân thành đối xử với mẹ chồng, mẹ chồng cũng chân thành với tôi, có chuyện gì cũng vui lòng kể cho tôi, và coi tôi như con ruột của bà. Hàng xóm cũng nhiều lần nói với tôi: “Mẹ chồng cô thường hay khen cô tính tình rất tốt, nói rằng bà có một cô con dâu tốt.” Tôi nói: “Bởi vì cháu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nên mới làm được như vậy. Sư phụ cháu dạy đối với ai cũng tốt, bà là mẹ chồng của cháu, cháu đương nhiên là phải đối xử tốt với bà.”
2. Thiện tâm đối đãi với hàng xóm
Tôi sống trong tòa nhà dành cho nhân viên của đơn vị. Sau này, nhiều gia đình lần lượt chuyển đi và một số người lạ chuyển đến. Bất kể họ là người trong đơn vị của tôi hay người ngoài, tôi luôn ghi nhớ lời dạy của Sư phụ và đối xử tốt với họ. Mỗi lần gặp hàng xóm, tôi luôn niềm nở chào hỏi họ. Có những người lúc đầu thấy lạ thậm chí không muốn ngẩng đầu lên, nhưng đã nhanh chóng chào tôi. Một số người vừa trông thấy tôi liền bảo con cháu chào tôi bằng “bà”, còn những người trẻ gọi tôi bằng “dì”. Tất cả họ đều tôn trọng tôi, khi tôi giảng chân tướng cho họ về cơ bản họ đều tiếp nhận.
Có một cặp vợ chồng già tầm 80 tuổi sống ở tầng dưới. Họ thích chiếm không gian, tầng dưới và tầng trên, miễn là có không gian họ liền chiếm dụng, vì thế họ đã cãi nhau với nhiều hàng xóm về vấn đề này. Mọi người trong tòa nhà đều không muốn nói chuyện với họ. Tôi tôn trọng họ và đã chung sống hòa thuận với họ trong nhiều năm qua.
Cách đây vài năm, con trai tôi lấy vợ. Đống đồ đạc họ chất đống ở hành lang lầu dưới đã rất lâu không bị động tới. Một ngày nọ, tôi đến nhà ông ấy, bà cụ nhiệt tình chào hỏi tôi và hỏi: “Có chuyện gì vậy?” Tôi nói: “Cô ơi, cháu muốn thưa với cô một chuyện. Mấy ngày tới con trai cháu sẽ về nhà để cưới xin. Những thứ đồ để ở hành lang tầng trên có phải là của nhà cô không ạ? Có thể chuyển chúng đi chỗ khác để cháu dọn vệ sinh được không?” Bà vừa nghe liền lập tức nói: “Tôi không biết, cô hỏi ông ấy xem.” Tôi liền tiến đến hỏi: “Chú ơi, đồ chú để ở lầu trên còn dùng được không? Chú có thể chuyển nó sang chỗ khác một chút được không? Con trai cháu sắp cưới rồi, để đồ ở đó không tiện lắm ạ.” Ông lão nghe vậy, sắc mặt đột nhiên sầm xuống, nói: “Vẫn còn dùng được! Làm gì có chỗ nào để chuyển.” Sau đó, ông ấy không nói chuyện với tôi nữa. Tôi không còn gì để nói đành phải ra về.
Hai ngày sau, chổi, ván và những vật dụng khác để ở hành lang đều được rời đi nhưng một bọc lớn vẫn còn đó. Tôi mở ra xem thì thấy bên trong là vôi đã để lâu không dùng được nữa và một ít đồ bỏ đi đầy bụi. Hôm trước ngày cưới của con trai tôi, một người họ hàng đã giúp quét dọn sạch sẽ cầu thang. Một hôm, bà lão ở lầu dưới nhìn thấy tôi lạnh lùng nói: “Không biết ai đã đem đồ của nhà tôi vứt đi rồi.” Lúc đó tôi mới để ý bọc rác không thấy nữa. Tôi nói: “Cô à, có lẽ là người đến giúp nhà cháu làm rồi. Nếu như vẫn còn hữu dụng, cháu sẽ đền bù thiệt hại cho cô.” Bà ấy nói: “Cũng không có gì quan trọng cả, tiện thì tôi hỏi thôi.” Để tiêu trừ sự không thoải mái của hai vợ chồng họ, không để họ sản sinh suy nghĩ phụ diện về Đại Pháp, vài ngày sau nghe nói bà lão đó bị ốm, tôi liền mua thịt bò, hoa quả và các thứ khác đến thăm bà, hai ông bà rất cảm động. Về sau, bà nhiều lần khen tôi luyện Pháp Luân Công tâm tính tốt trước mặt người khác. Một lần, bà lão nhìn thấy dưới lầu có mấy cảnh sát, nói là đến bắt tôi, bà vội vàng chạy lên lầu gọi cửa, báo cho tôi: “Công an muốn đến bắt cô đấy, cô nhất định không được ra khỏi cửa nhé, cần thứ gì tôi mua giúp cho.” Tôi rất cảm động cảm ơn bà! Nhờ có sự giúp đỡ của bà lão ấy, tôi đã tránh được một cuộc bức hại phát sinh.
Hàng xóm ở lầu trên nhà tôi mới chuyển đến vài năm trước, là người có phần tự đại ngạo mạn, không quan tâm đến người khác, hàng xóm đều không có hảo cảm với cô ấy. Tôi là người tu luyện, không được coi thường bất cứ người nào. Mỗi lần gặp cô ấy, tôi đều niềm nở chào hỏi cô ấy trước. Lúc đầu cô ấy tỏ ra thờ ơ, không lâu sau, thái độ với tôi liền thay đổi. Vừa gặp mặt, cô ấy chủ động mở lời chào tôi là chị.
Năm đó, để chuẩn bị cho đám cưới của con trai, chúng tôi đã sửa sang lại nhà cửa, dán lại giấy dán tường rất đẹp. Nhưng vừa dán được vài hôm, tôi liền phát hiện bức tường gần nhà vệ sinh bị ngấm nước, đổi sang màu đen. Cô ấy đến nhà tôi vừa nhìn thấy, liền nói xin lỗi với tôi: “Chị ơi, thật sự xin lỗi chị, có thể là con gái em buổi tối gội đầu, không chú ý để tóc làm tắc ống thoát nước nhà vệ sinh rồi. Chị cứ mua vật liệu, hết bao nhiêu tiền nhà em sẽ gửi.” Tôi nói: “Nhà cô cũng không cố ý, không cần áy náy quá đâu, nhà chị tự bỏ tiền sửa là được rồi.”
Chúng tôi đã chi gần 300 nhân dân tệ cho tiền công và vật liệu, không cần hàng xóm phải trả tiền. Tôi nói với chồng: “Anh em xa không bằng láng giềng gần, người ta đâu có cố ý. Tiền không mua được tình thân, chúng ta không nên lấy tiền của họ”. Chồng tôi đồng ý. Từ đó về sau, mỗi lần gặp tôi thái độ của cô ấy lại càng tốt hơn. Có lần, tôi nghe thấy cô ấy nói chuyện với một người bạn ở ngoài cửa nhà tôi: “Nhà chị này luyện Pháp Luân Công, chị ấy là một người rất tốt. Những lời tuyên truyền về Pháp Luân Công trên TV đều là lừa dối mọi người. Không nên tin.”
3. Ngăn chặn sự phạm tội với Đại Pháp
Trong những năm qua, mỗi khi gặp ai đó phỉ báng Đại Pháp, tôi đều nghiêm khắc ngăn cản họ. Một mặt, duy hộ Đại Pháp là trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp; mặt khác, đó cũng là ngăn họ phạm tội với Đại Pháp, điều này thực sự là vì tốt cho họ.
Một lần khi đang ở trên một con đường lớn ở một thành phố, tôi gặp lại một người bạn cấp ba rất thân thiết trước đây nhưng đã mất liên lạc nhiều năm, cô ấy ở vùng khác. Cô ấy nắm tay tôi hào hứng nói: “Nhiều năm qua không gặp mặt, mình rất nhớ bạn.” Tôi nói: “Tớ cũng rất nhớ bạn!” Sau khi chúng tôi hỏi thăm một số sự tình, tôi liền chuyển sang vấn đề chính là giảng chân tướng: “Mình luôn băn khoăn, không biết bạn đã minh bạch được chân tướng về Pháp Luân Công chưa?” Cô ấy vừa nghe liền biến sắc, tức giận nói lớn: “Đừng nói với mình về Pháp Luân Công, mình không muốn nghe.” Sau đó, không ngờ cô ấy lăng mạ Đại Pháp, khiến người đi đường dừng lại xem. Tôi không để cho cô ấy nói lời hồ đồ, tuy không nói lớn, nhưng với giọng điệu nghiêm nghị bảo cô ấy: “Bạn đừng nói nữa! Bạn không được phép nói năng xằng bậy! Chỉ khi bạn trả lời hai câu hỏi của mình, bạn mới có tư cách bình luận Pháp Luân Công như thế nào!” Cô ấy im lặng không nói nữa.
Tôi hỏi cô ấy: “Bạn đã luyện Pháp Luân Công bao giờ chưa?” Cô ấy trả lời ngay lập tức: “Mình không thèm luyện!” Tôi lại hỏi: “Pháp Luân Công đã gây hại gì cho bạn và gia đình vậy? Gây ra nhiều tổn thất thế nào?” Cô ấy chớp mắt, không trả lời ngay được. Dừng một lúc, cô ấy hạ giọng nói:“Cũng không phải gây ra điều gì không tốt, với nhà mình thì không có vấn đề gì.” Tôi nghiêm nghị nói: “Bạn chưa bao giờ luyện Pháp Luân Công, môn này cũng không gây hại gì cho bạn, vậy tại sao bạn lại thù hận Pháp Luân Công đến vậy?” Cô ấy dừng một lúc rồi nói: “Mình đều là nghe trên TV nói, người luyện Pháp Luân Công đi đến Thiên An Môn tự thiêu để viên mãn.” Tôi nói: “Bạn là người có đầu óc, sao trên TV nói thế nào bạn liền tin như thế? Sao bạn không tự suy xét một chút? Bạn nghĩ xem, quần áo và mặt của người ‘tự thiêu’ đó hoàn toàn bị đốt biến dạng, nhưng tóc và chai nhựa đựng xăng để giữa hai chân của anh ta lại hoàn toàn không bị làm sao? Còn cô bé bị cắt khí quản kia, hai ngày sau lúc ký giả phỏng vấn, lại có thể nói và hát? Quảng trường Thiên An Môn từ trước đến giờ có bao giờ thấy cảnh sát trang bị sẵn bình chữa cháy đi tuần tra, vậy mà lửa cháy chưa được hai phút, hơn chục bình cứu hỏa đã có mặt kịp thời. Nếu không phải là sự việc được chuẩn bị trước, thì có thể thế không? Còn rất nhiều điểm đáng nghi ngờ nữa. Đây là Trung Cộng muốn giá họa cho Pháp Luân Công, kích động dân chúng thù hận Pháp Luân Công, mới cố ý dàn dựng vụ ‘tự thiêu trên Thiên An Môn’.” Tôi còn giảng thêm những chân tướng khác, cô ấy nghe minh bạch rồi, ngại ngùng nói với tôi: “Bạn cũ à, mình xin lỗi nhé, vừa nãy mình không nên nói những lời kia. Pháp Luân Công là tốt, mình không nên lại bị lừa gạt. Bạn giúp mình thoái Đoàn đi. Bản thân bạn cũng cần chú ý an toàn nhé.” Tôi nói: “Cảm ơn bạn đã quan tâm.”
Một hôm có người nói với tôi: “Ai đó không luyện Pháp Luân Công nữa, còn lăng mạ Pháp Luân Công.” Nghe thấy điều này, hôm sau tôi liền đi đến chỗ làm của người đó. Vừa nhìn thấy tôi, anh ấy lịch sự mời tôi ngồi xuống và hỏi có vấn đề gì. Tôi tâm tình bình tĩnh, nhưng khẩu khí nghiêm nghị nói với anh ấy: “Quả thực hôm nay tôi có chuyện rất quan trọng nên mới đến tìm anh.” Anh ấy nói: “Chị nói đi.” Tôi nói: “Nghe nói anh không luyện Pháp Luân Công nữa à?” Anh ấy nói: “Tôi không luyện nữa.” Tôi nói: “Luyện hay không luyện là chuyện của cá nhân anh, không ai cưỡng ép anh cả. Nhưng tôi nghe có người nói rằng anh nói với người khác những lời không tốt về Đại Pháp và bất kính với Sư phụ, có thật như vậy không?” Anh ấy đỏ mặt, lắp bắp không nói được gì.
Tôi nói: “Xem ra người ta đồn không sai. Chúng ta cùng nhau học Pháp nhóm hơn ba năm, tôi thấy anh là một người thiện lương, làm sao có thể làm ra những việc trái với lương tâm như vậy? Lúc đầu chính miệng anh nói với mọi người rằng tầng tầng phù hiệu chữ vạn (卍) vô lượng vô tế hiển hiện trước mắt anh; anh cũng từng nói “Pháp Luân Đại Pháp thực sự tốt”! Nhưng khi Đại Pháp gặp phải bức hại vô cớ, là một người được thụ ích từ Đại Pháp, anh không thể đứng ra nói lời công đạo cho Đại Pháp, ngược lại còn giậu đổ bìm leo, đứng sang phía tà ác, xúc phạm Đại Pháp và Sư phụ, anh làm như vậy có đúng không? Anh không cảm thấy hổ thẹn trong tâm sao? Anh không thấy có lỗi với Sư phụ đã phó xuất biết bao tâm huyết để khổ độ anh sao? Làm người không nên như thế! Anh không cảm ân, thì cũng không thể lấy oán báo ân! Người bức hại Đại Pháp đều không có kết cục tốt đẹp. Hy vọng anh thanh tỉnh lại, ngàn vạn lần không được làm những điều bất lợi cho Đại Pháp và Sư phụ, anh cần phải có trách nhiệm với chính sinh mệnh của mình.”
Nghe những lời tôi nói, anh ấy cúi đầu, tâm trạng nặng nề nói: “Tôi sai rồi, thực sự không được nói những lời vô lương tâm đó. Từ nay về sau, tôi tuyệt không nói nữa, xin hãy tin tôi.” Tôi nói: “Tôi tin anh có thể làm được, nhưng anh cũng cần thành tâm sám hối với Sư phụ. Nhanh chóng tìm đến những người từng nghe những lời anh nói xấu về Đại Pháp, trừ bỏ những hiểu lầm trong tâm của họ đối với Đại Pháp, thành tâm bù đắp sai lầm. Sư phụ nhìn thấy chân tâm của anh, sẽ tha thứ cho anh.” Anh ấy không nói gì, chỉ gật đầu. Về sau, tôi không nghe thấy anh ấy nói xấu về Đại Pháp nữa.
Một ngày mười năm trước, tôi định đến nhà mẹ đẻ thì bị bốn cảnh sát chờ ở lầu dưới bắt cóc đến trại tẩy não ở vùng khác. Trên đường ra khỏi thành phố, tôi hỏi viên cảnh sát tà ác có tiếng ở địa phương ngồi bên phải tôi: “Các anh đưa tôi đi đâu thế?” Anh ta nói: “Đến nơi thì chị khắc biết.” Nhìn thấy bộ dạng dương dương tự đắc của anh ta, tôi nghĩ: Người này lòng dạ độc ác, những năm qua bức hại vô số đệ tử Đại Pháp. Anh ta bởi vì nỗ lực bức hại Pháp Luân Công, đã được thăng chức từ một cảnh sát bình thường lên trưởng phòng an ninh chính trị. Vì để leo cao hơn, anh ta càng lộng hành hơn. Không ít đồng tu đã giảng chân tướng cho anh ta, tôi cũng đã từng giảng cho anh ấy, nhưng anh ấy không có chút nào hối cải. Đại Pháp từ bi nhưng cũng uy nghiêm! Nếu như anh ta không nghe những lời khuyên chân thành, lần này tôi sẽ dùng chùy đánh vào chỗ đau của anh ta, ngăn chặn anh ta hành ác.
Tôi nhìn chằm chằm vào mắt anh ấy, khẩu khí rất nghiêm nghị nói: “Này anh, hôm nay tôi nói với anh mấy lời mà anh có thể không muốn nghe, nhưng đối với anh và người nhà có lợi chứ không hề có hại.” Anh ta nhìn tôi một lúc rồi không nói gì. Tôi nói: “Nếu một ngày nào đó anh bị mưu hại hoặc bị đánh chết, có lẽ khó mà tìm được thủ phạm.” Anh ta chấn động toàn thân, sắc mặt trắng bệch, giọng nói có phần run rẩy: “Chị nói lời này là có ý gì?” Tôi nói: “Ba người họ nghe không hiểu đã đành, chẳng nhẽ đến anh cũng không hiểu sao? Anh hẳn phải rất rõ chứ.” Anh ta vẫn nói: “Tôi thực sự không hiểu lời chị nói là có ý gì.” Tôi nói: “Anh thật sự không biết, vậy tôi sẽ nói cho anh biết. Những năm qua anh đều làm những việc gì? Làm biết bao việc nhẫn tâm vô đạo đức? Bao lần bắt giữ học viên Pháp Luân Công trong toàn thành phố, có lần nào mà không có mặt anh? Có người nào mà anh chưa từng động thủ đánh đập? Không kể già trẻ anh đều tàn nhẫn xuống tay. Những điều này anh đều quên rồi sao? Anh quên rồi, nhưng ông trời không có quên đâu, người nhà của học viên Pháp Luân Công cũng không quên, đều ghi nhớ anh! Học viên Pháp Luân Công có thể làm được đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu, nhưng người nhà không tu luyện. Anh đánh đến chết, đánh đến tàn phế, bức hại người thân của họ, bọn họ có thể đều ôm hận trong lòng, nói không chừng một lúc nào đó có thể báo thù anh.” Anh ta hai tay run rẩy, mồ hôi vã ra, sắc mặt càng khó coi hơn. Ba người cảnh sát đều im lặng lắng nghe.
Tôi nói tiếp: “Các học viên Pháp Luân Công đối với anh không oán không thù, anh làm sao có thể tàn ác đến vậy? Tương lai anh làm sao đối mặt với những người tốt bị chính tay anh đưa vào lao ngục, trại cải tạo, lớp tẩy não, trại tạm giam, bị anh đánh đập dã man? Anh đã nghĩ qua những việc đó chưa?! Anh không suy nghĩ cho bản thân, thì cũng nên vì người nhà mà suy nghĩ! Anh là tay cảnh sát tà ác nổi tiếng ở thành phố này, bọn họ làm sao mà ngẩng cao đầu làm người đây?” Anh ta cúi đầu, mất tự tin nói: “Tôi cũng là vì không có cách nào khác, cấp trên yêu cầu tôi làm.” Tôi nói: “Anh là đang viện cớ! Cấp trên có văn kiện chỉ thị anh hành hung không? Ai chịu trách nhiệm thay anh? Tương lai lúc tính sổ, cấp trên nào có thể bảo hộ cho anh? Trung Cộng trước giờ đều qua cầu rút ván, mỗi lần vận động những kẻ đi đầu đều là bia đỡ đạn, chết thay cho nó. Sao anh lại ngốc như vậy? Anh không có bản lĩnh thực sự, muốn bắt cóc bức hại Pháp Luân Công để leo cao, thì chỉ có thể ngã nhào thịt nát xương tan, để lại tiếng xấu mà thôi! Một niệm thiện đãi Đại Pháp, sẽ được Trời ban hạnh phúc bình an! Hy vọng những lời này của tôi anh để trong tâm, ngay lập tức dừng lại việc hành ác bức hại đệ tử Đại Pháp. Tôi làm điều này là vì tốt cho anh và người nhà anh.” Sau khi tôi nói xong, suốt đoạn đường bốn người bọn họ không nói câu gì. Đến lớp tẩy não, anh ta vội vàng xuống xe đi có việc, ba cảnh sát còn lại đối xử rất hòa nhã với tôi.
Mấy ngày sau, người đứng đầu lớp tẩy não nói với tôi: “Ai đó (chỉ viên cảnh sát kia) dặn tôi cần đặc biệt đối đãi tốt với chị.” Về sau, tôi không còn nghe thấy việc người đó đánh người hành hung nữa. Sau này, tôi còn nghe nói anh ta được điều xuống làm ở đồn cảnh sát cấp dưới.
(Phụ trách biên tập: Lâm Hiểu)
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/6/30/468237.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/8/29/219728.html
Đăng ngày 04-01-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.