Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Hoa Kỳ
[MINH HUỆ 27-11-2024] Trong dịp Pháp hội Trung Quốc lần thứ 21 gần đây vào tháng 11 năm 2024, 43 bài chia sẻ từ các học viên Trung Quốc đã được đăng tải trên trang web Minh Huệ. Các học viên đã mô tả quá trình mà họ tuân theo các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn dù phải đối mặt với nghịch công. Nhiều học viên từ khắp nơi trên thế giới cho biết họ đã được thụ ích rất nhiều từ các bài chia sẻ thể hội tu luyện này.
Sau đây là những phản hồi từ các học viên tại Hoa Kỳ. Thông qua việc đọc các bài chia sẻ về việc các học viên ở Trung Quốc có thể duy trì sự tinh tấn, liên tục hướng nội tìm và tu luyện vững chắc, các học viên Hoa Kỳ đã nhận ra những thiếu sót trong quá trình tu luyện của mình và quyết tâm làm tốt hơn.
Đề cao bản thân giữa những mâu thuẫn
Cách đây hơn 20 năm, ông Vương bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và hiện đang làm kỹ sư cho một công ty ô tô đa quốc gia lớn. Sau khi đọc các bài chia sẻ tại Pháp hội Trung Quốc, ông nhận ra nhiều điều mình có thể làm tốt hơn và đề cao tâm tính của mình. Ông chia sẻ: “Tôi hiểu rằng không có gì là ngẫu nhiên và việc tu luyện bản thân là rất quan trọng. Khi mâu thuẫn xảy ra, đôi khi tôi nhận ra đó là những khảo nghiệm, nhưng tôi vẫn không thể giải quyết chúng như một học viên Đại Pháp. Tôi nhận thấy các học viên ở Trung Quốc có chính niệm mạnh mẽ hơn”.
Trong một bài chia sẻ “Các dì giúp việc đắc Pháp ở nhà mẹ tôi”, đồng tu đã chia sẻ về những phúc lành mà Pháp Luân Đại Pháp mang lại cho gia đình cô. Một số người được thuê để chăm sóc mẹ cô đã chứng kiến những điều kỳ diệu này, và thay đổi thái độ của họ đối với Đại Pháp, một số thậm chí đã trở thành học viên. Điều này nhắc nhở ông Vương rằng mình có thể làm tốt hơn trong việc giáo dục con cái. Mặc dù ông mong đợi các con thực hiện những việc nên làm và tu luyện Đại Pháp, nhưng chúng luôn có thái độ phản kháng. Ông nói: “Đôi khi các con cố gắng làm tốt hơn chỉ để khiến tôi hài lòng, thay vì thực sự cảm nhận được sự vĩ đại của Pháp Luân Đại Pháp. Nhìn lại, tôi nhận ra rằng các con đã không thấy được sự tuyệt vời của Đại Pháp thông qua tôi; nếu không, chúng có thể đã bắt đầu tu luyện rồi. Tôi nhận ra rằng nếu tôi thực sự tu luyện bản thân tốt, tôi sẽ giúp người khác hiểu được Pháp Luân Đại Pháp”.
Trong bài chia sẻ, tác giả cũng nói về những mâu thuẫn với mẹ cô. Tương tự như vậy, mẹ của ông Vương cũng là một học viên, bà đã tu luyện tốt và đề cao tâm tính của mình. Nhưng bất cứ khi nào nói chuyện với bà, ông Vương đều mất kiên nhẫn và phàn nàn về những “rắc rối” mà bà gây ra. Ông thường hối hận về điều này, nhưng lần sau ông lại tiếp tục phàn nàn khi trò chuyện với mẹ. Ông nói: “Khi nói chuyện với người khác, tôi làm tốt hơn một chút, mặc dù vẫn chưa thật sự tốt. Bây giờ tôi nhận ra rằng mình đã ích kỷ, tôi luôn nghĩ rằng việc của mình quan trọng hơn. Hơn nữa, tôi có những vấn đề liên quan đến tình cảm, và tôi nghĩ rằng làm tổn thương mẹ mình thì không có hậu quả gì. Tôi thiếu lòng từ bi và sự tha thứ. Lẽ ra tôi phải kiềm chế những suy nghĩ nóng vội và tiêu cực, và thay thế chúng bằng một tâm thái an hòa và từ bi”.
Ông Vương nhận ra rằng để duy trì tiêu chuẩn tâm tính cao, ông cần phải học các bài giảng Pháp Luân Đại Pháp nhiều hơn và luôn xem những mâu thuẫn như thế này là cơ hội để đề cao tâm tính. Ông nói: “Trước đây, tôi rất biết ơn những cơ hội tu luyện khi tôi làm tốt, nhưng tôi lại phàn nàn khi mọi thứ không diễn ra như mong đợi. Giờ đây, tôi biết rằng điều đó xảy ra là vì tôi đã không hướng nội và chỉ biết tìm nguyên nhân bên ngoài. Đó là lý do tại sao tôi luôn hạnh phúc khi đọc các bài chia sẻ của Pháp hội Trung Quốc, vì tôi được truyền cảm hứng để có thể làm tốt hơn”.
Đối xử với người khác bằng tâm từ bi
Bà Lưu sống ở Texas và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp môn tu luyện này vào năm 1999. Sau khi đọc bài chia sẻ “‘Nấu ăn’ cho tất cả chúng sinh và các học viên”, bà đã rất cảm động khi thấy rằng đồng tu đã làm theo lời dạy của Sư phụ và không phàn nàn hay biện minh khi gặp phải khổ nạn, mà chỉ coi đó là cơ hội để đề cao tâm tính.
Khi mua nhà, đồng tu ấy đã phải bán căn hộ của mình với giá thấp hơn để có tiền đặt cọc cho căn nhà mới. Tuy nhiên, việc xây dựng kéo dài hơn dự kiến. Người bán không chỉ tăng giá mà còn gây khó dễ cho cô. Tuy nhiên, cô vẫn giữ được bình tĩnh và luôn coi mình là một người tu luyện. Trong bài chia sẻ của mình, cô viết rằng: “Nếu ngôi nhà đó là của tôi thì nó sẽ thuộc về tôi; nếu không, thì nó sẽ không thuộc về tôi. Nhưng tôi không muốn phá vỡ hợp đồng”. Với thái độ tích cực, đồng tu ấy luôn suy nghĩ cho người khác và thậm chí sẵn sàng chịu thiệt thòi. Cuối cùng, cô mua được một căn nhà khác với giá thấp hơn, và mọi thứ diễn ra tốt đẹp. Trong suốt quá trình mua bán và cải tạo nhà, bề ngoài có vẻ như cô bị lỗ một khoản nhỏ, nhưng cô có thể cảm nhận được sự chăm sóc và dẫn dắt của Sư phụ.
Bà Lưu nhận ra rằng việc tương tác với người khác bằng tâm thái đúng đắn là rất quan trọng đối với một học viên. Mọi người trên thế giới này đều là thân nhân của Sư phụ, và chúng ta cần đối xử với họ bằng lòng từ bi, bất kể họ đã đối xử với chúng ta ra sao. Bà Lưu chia sẻ: “Kinh doanh bất động sản thường liên quan đến những khoản tiền lớn và đôi khi mâu thuẫn sẽ xảy ra. Là một chủ nhà, tôi đã gặp đủ loại người thuê nhà ở nhiều độ tuổi và nghề nghiệp khác nhau, từ nhiều dân tộc khác nhau. Đôi lúc, do bị những quan niệm chi phối, tôi đã đánh giá họ dựa trên việc họ có thuộc tầng lớp chủ lưu trong xã hội hay không. Bài chia sẻ này đã giúp tôi nhận ra những thiết sót của mình. Khi gặp phải mâu thuẫn, đó có thể là cơ hội để giải quyết những món nợ nghiệp mà tôi đã gây ra trong quá khứ”.
Từ một góc độ khác, những người sống trong xã hội này đều có những khó khăn, thử thách của riêng mình. Bà Lưu nói: “Có thể họ đã từng chịu nhiều đau khổ trong các kiếp sống trước đây, trước khi có duyên gặp chúng ta trong thời kỳ Chính Pháp này. Do đó, chúng ta cần trân trọng bất kỳ cơ hội gặp gỡ nào”.
Tu luyện vững chắc và chứng thực Đại Pháp
Bà Dư sống tại New York và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1998. Bà vẫn nhớ rõ cảm giác mình đã hào hứng như thế nào khi vào năm 2004, lần đầu tiên bà đọc các bài chia sẻ Pháp hội Trung Quốc. Bà chia sẻ rằng những bài chia sẻ này giúp ích cho bà rất nhiều mỗi năm.
Bà nói: “Khi tôi đọc các bài chia sẻ năm nay, tôi đã rất cảm động khi nhận thấy các học viên có thể tu luyện vững chắc trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Họ có thể ước thúc bản thân theo những lời dạy của Đại Pháp và đây là một quá trình để họ chứng thực Pháp”.
Ví dụ, trong bài chia sẻ “Mắt tôi đã sáng lại rồi”, đồng tu đó sở hữu một doanh nghiệp và cho biết thị lực của mình trở nên kém đến mức cô không thể nhìn thấy hàng hóa. Bà Dư nói: “Giữa việc đến bệnh viện điều trị và giữ vững đức tin vào Pháp Luân Đại Pháp và Sư phụ, cuối cùng đồng tu ấy đã quyết định đặt niềm tin vào Sư phụ, và thị lực của cô đã trở lại bình thường”.
Bà Dư cho rằng mặc dù hoàn cảnh ở nước ngoài khác với ở Trung Quốc, nhưng tiêu chuẩn của Đại Pháp đối với các học viên là như nhau. Bà nói thêm: “So với các học viên ở Trung Quốc, tôi nhận thấy rằng mình không thể chịu đựng được gian khổ và cũng không đủ từ bi. Tôi không đặt hết tâm huyết vào nhiều việc mình làm, mà chỉ muốn hoàn thành chúng cho xong. Đây thực chất là tự lừa dối bản thân. Tôi đã không nhận ra rằng tất cả đều là cơ hội để chứng thực Đại Pháp, và tôi cần phải làm cho tốt”.
Chân thật và thuần khiết
Bà Tạ, một giáo sư kinh tế đến từ Michigan, cho biết bà không chỉ đọc các bài chia sẻ Pháp hội Trung Quốc mà còn nghe chúng trên Đài phát thanh Minh Huệ. Bà cảm động trước những học viên đạt được tiến bộ trong tu luyện và buông bỏ được tự ngã. Bà chia sẻ: “Tôi thật may mắn khi Sư phụ từ bi đã cho chúng ta cơ hội được biết đến những câu chuyện tu luyện này bởi chúng cũng rất quan trọng cho tương lai”.
Qua những bài chia sẻ này, bà Tạ cũng nhận thấy rằng tâm của các tác giả rất chân thành và thuần khiết. Điều này nhắc nhở bà ghi nhớ những lời dạy của Sư phụ và tu luyện tinh tấn hơn. Ví dụ, trong bài chia sẻ “Thể hội qua việc học thuộc Pháp tập thể hơn ba năm qua”, đồng tu đã kể về sự đề cao mạnh mẽ của mình và những học viên khác. Trong bài chia sẻ “Câu chuyện một giáo viên tiểu học tu bỏ tâm oán hận”, đồng tu đã viết rằng: “Nhân tâm tự cao tự đại là nguyên nhân sinh ra mâu thuẫn”.
Bà Tạ cho biết mình cũng nhận thấy điều tương tự. Tâm tự cao tự đại chính là đang chấp trước vào chính bản thân mình. Đây không phải là từ bi và không phù hợp với các nguyên lý của Đại Pháp. Bà chia sẻ: “Là những người tu luyện, chúng ta cần phải vị tha và từ bi. Bất cứ điều gì cản trở việc chúng ta cứu người hoặc can nhiễu đến [việc tu luyện] của chúng ta đều cần phải được loại bỏ”.
Tương tự như vậy, trong bài chia sẻ “Dùng tâm thái thuần tịnh để cứu độ người trẻ tuổi”, đồng tu đã nói về cách mà cô tiếp cận mọi người bằng sự kiên nhẫn và chân thành. Cô không bị dao động bởi những hiện tượng bề ngoài, thay vào đó, cô có thể trò chuyện với mọi người dựa trên hoàn công của họ và giúp họ hiểu chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp.
Bà Tạ nói: “Tôi muốn cảm ơn Sư phụ và các học viên ở Trung Quốc. Thông qua việc đọc các bài chia sẻ Pháp hội Trung Quốc và học hỏi cách mà các học viên kiên định trong tu luyện, chúng tôi, những học viên ở nước ngoài, cũng được khích lệ để làm thật tốt ba việc”.
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/27/485450.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/11/28/221859.html
Đăng ngày 01-01-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.