Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đại lục
[MINH HUỆ 14-11-2024] Cho đến nay, vẫn có thể thấy trong các học viên có hiện tượng không chú ý đến các vấn đề an toàn một cách xác đáng. Về vấn đề này, tôi muốn chia sẻ một chút về quan điểm của mình, nếu có chỗ nào chưa phù hợp, mong các đồng tu chỉ ra.
Cách đây hơn chục năm, tôi chỉ biết sơ sơ về việc nghe lén điện thoại, nghe nói điện thoại bàn thì cần rút dây điện thoại ra, nhưng chúng ta lại lầm tưởng rằng chỉ cần tắt nguồn điện thoại di động thì sẽ không bị người khác nghe lén.
Một lần gặp phải tình huống khẩn cấp, tôi buộc phải đi tìm một đồng tu đã mấy năm không liên hệ. Sau khi gặp mặt, đồng tu hỏi tôi có mang theo điện thoại không, tôi nói đã tắt máy lâu rồi. Đồng tu bảo tôi gỡ pin ra, trong lòng tôi có chút miễn cưỡng, nhưng vẫn lập tức làm theo. Sau này, khi đã hiểu sâu hơn về vấn đề bảo mật, cộng thêm việc tiếp xúc với cảnh sát và được nghe kể việc giám sát dễ dàng như thế nào, bản thân lại còn tận mắt chứng kiến điện thoại bị tà ác điều khiển từ xa, tôi càng không dám lơ là trong việc chú ý an toàn. Sau khi học kinh văn của Sư phụ giảng về vấn đề an toàn điện thoại, tôi có thể đối đãi với vấn đề an toàn một cách lý tính và nghiêm túc hơn, hiểu rõ ơn rằng mình nên làm thế nào.
Hiện tại nghĩ lại, lần đó tôi mang theo điện thoại đi tìm đồng tu và đây rõ ràng là vấn đề an toàn, nguyên nhân là do tôi không biết điều này. Nhưng sau khi biết, khi cần chú ý, trong tâm tôi lại xuất hiện sự miễn cưỡng. Nhìn kỹ vào sự “miễn cưỡng” đó, hóa ra là do tôi cảm thấy tháo pin điện thoại rất phiền hà nên không muốn làm, rồi cả quan niệm sai lầm đã hình thành là “chỉ cần tắt máy là ổn rồi” khiến tôi cảm thấy việc này thật thừa thãi, căn bản là không cần thiết, vì thế mà thấy phản cảm và phản đối yêu cầu của đồng tu về việc thực hiện công đoạn đó. Mà đằng sau điều này thực chất là: “Tôi cho là an toàn thì mới là an toàn, tôi cho rằng không an toàn thì là không an toàn”, thực ra là đang cố chấp vào nhận thức của bản thân.
Nhìn lại biểu hiện của các đồng tu xung quanh tôi khi không chú ý an toàn: Chẳng hạn như có đồng tu cao tuổi ban đầu không coi trọng việc nghe lén điện thoại, sau khi bị bức hại, dù trong trường hợp điện thoại không bị nghe lén cũng rất cảnh giác, thế nhưng khi hoàn cảnh nới lỏng, lại bắt đầu không chú ý an toàn điện thoại, ngay cả khi nói những điều nhạy cảm bên cạnh điện thoại cũng chẳng hề để ý. Lại có những đồng tu cao tuổi khi nói chuyện qua điện thoại vẫn đề cập đến những nội dung mẫn cảm, lại khăng khăng cho rằng tà ác sẽ hiểu ra ý khác; hoặc là một số hành vi cử chỉ khi ra ngoài làm việc cứu người, chưa nói đến chuyện để những người chuyên tham gia bức hại nhìn thấy, mà ngay cả người thường nhìn vào cũng cảm thấy hành vi bất thường, sẽ khiến họ sinh nghi, thế mà bản thân đồng tu lại không nhận ra.
Đằng sau những điều này cũng là cái “tôi cho rằng thế nào thì là thế ấy, tôi cho là cần làm thì làm, không cần thì không làm”. Đối chiếu với Pháp, tôi nhận ra rằng đằng sau việc không chú ý đến các vấn đề an toàn một cách rõ ràng, có hai nguyên nhân chủ yếu. Một là do “tình”, làm việc xuất phát từ tình của con người, tôi muốn làm điều này, không muốn làm điều kia, tôi muốn làm như thế này, không muốn làm như thế kia… cùng với các chủng tâm chấp trước nảy sinh từ tình, dưới sự thúc đẩy của những nhân tâm này, bị chấp trước dẫn dắt làm việc này, việc kia, thành ra trong vấn đề an toàn không lấy Pháp làm tiêu chuẩn để đo lường nên làm thế nào, mà lại dùng tình, chấp trước của nhân tâm để phán đoán và quyết định.
Tiếp theo là bảo thủ tự ngã, lấy tự ngã làm trung tâm, lấy nhận thức hoặc tưởng tượng của bản thân làm tiêu chuẩn, chỉ cần tôi cho rằng làm như vậy không có vấn đề an toàn thì chính là không có vấn đề an toàn, dẫn đến khi đối đãi với vấn đề an toàn không lý tính dựa trên tình huống thực tế, mà là làm theo hướng bản thân biết hoặc tưởng tượng ra. Ví dụ: khi không biết điện thoại di động và các phần mềm như WeChat có thể bị tà ác giám sát dễ như trở bàn tay, hoặc không tin rằng có chuyện đó, thì ắt sẽ nghĩ rằng dùng điện thoại di động hay ứng dụng điện thoại để liên lạc với đồng tu không tồn tại vấn đề bảo mật, từ đó mới dám làm liều như vậy. Nếu như tự cho rằng tà ác hoàn toàn không hiểu được bộ “tiếng lóng” của mình, hoặc tự tưởng tượng rằng tà ác sẽ lý giải hành vi biểu hiện của mình như thế nào, dù trên thực tế bộ “tiếng lóng” đó nó rõ ràng đến mức tà ác vừa nghe đã biết là gì, dù cho những hành vi biểu hiện đó tà ác vừa nhìn là biết đang trao đổi tài liệu chân tướng, vẫn cứ cho rằng tà ác ngu ngơ về những gì mình nói cũng như đang làm, bản thân an toàn lắm.
Hai nguyên nhân này sẽ khiến người ta khi đối mặt với các vấn đề an toàn thích đáng, cho rằng đây không phải là vấn đề, từ đó không chú ý, lúc này, để che đậy nguyên nhân đằng sau, lại thường dùng cách nói “chính niệm mạnh”. Thế nhưng, chính niệm bắt nguồn từ Đại Pháp, không nghe lời Sư phụ, không chiểu theo yêu cầu của Pháp, vậy có còn là chính niệm không? Điều này khiến tôi nhớ đến câu chuyện cổ tích “Bộ quần áo mới của hoàng đế”, hoàng đế trong câu chuyện tự cho mình đang mặc bộ quần áo mới lộng lẫy, đang thể hiện ra sự cao quý và uy nghiêm của mình. Thế nhưng trong mắt mọi người xung quanh lại là một cảnh tượng khác, tình huống thực tế hoàn toàn trái ngược với cảm nhận của vị hoàng đế đó. Thực ra, khi học viên không chú ý đến vấn đề an toàn thích đáng, thì có thể cảm thấy mình không có tâm sợ hãi, chính niệm mạnh, nhưng các học viên Đại Pháp khác khi đo lường dựa trên Pháp, có thể thấy rõ sự thiếu lý tính và không dựa trên Pháp của bạn. Ngay cả những người tham gia bức hại khi nhìn thấy, cũng sẽ ngấm ngầm cười nhạo. Cho nên mới nói, học viên Đại Pháp trong vấn đề an toàn không thể dựa vào sự tưởng tượng của bản thân, tưởng tượng của bản thân không thể nào bằng tình huống thực tế, nhận thức của “tự ngã” cũng không khởi bất kỳ tác dụng gì đối với tà ác, chỉ có lý trí đối đãi dựa trên Pháp, mới có thể chân chính bảo đảm an toàn cho bản thân và đồng tu, mới là thực sự có trách nhiệm với bản thân, với đồng tu, với chúng sinh.
Những năm qua trong quá trình chú ý an toàn, tôi còn thể hội được rằng, chú ý vấn đề an toàn tuy có vẻ như là đang làm một số hành vi bề mặt, nhưng thực ra cũng có quan hệ đến tu luyện. Ví dụ như phải tháo pin điện thoại, hoặc nghĩ cách để điện thoại ở chỗ khác để tránh bị nghe lén, so với việc không quan tâm đến điện thoại chắc chắn sẽ tốn công nhọc sức hơn, đằng sau đó chính là tâm an dật, tâm sợ phiền phức, văn hóa Đảng “làm qua loa”. Nếu như: Đến điểm tài liệu mà không mang theo điện thoại, thì lo lắng người nhà không lý giải được, đủ loại lo toan khác, đằng sau những điều này đều là nhân tình và lý của người thường.
Nói cách khác, khi đối mặt với vấn đề an toàn, sẽ phản ánh ra nhân tâm đằng sau, lúc này là nghe theo tâm người thường, hay là vứt bỏ tâm người thường mà nghe theo lời Sư phụ, là lựa chọn chấp vào nhận thức của bản thân, hay là lựa chọn buông bỏ “tự ngã”, mà nhận thức một cách lý tính trên Pháp, đây đều là quá trình tu bản thân.
(Phụ trách biên tập: Lý Minh)
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/14/485007.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/24/222206.htm
Đăng ngày 02-01-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.