Bài viết của Hiểu Độ (Trung Quốc)
[MINH HUỆ 14-10-2024] Ngày 1 tháng 6 năm 1983, một tiểu đội quân Nhật xâm lược Trung Quốc từ Hào Châu, An Huy tiến vào huyện thành Lộc Ấp, tỉnh Hà Nam. Ở một làng cách huyện thành khoảng 3 dặm, quân Nhật quan sát được góc Đông Nam và Đông Bắc của huyện thành có kiến trúc khá cao, nghi là công sự quân sự, bèn quyết định trước tiên pháo kích phá hủy 2 cứ điểm này. Pháo thủ Taro Umekawa trước tiên pháo kích phá hủy kiến trúc góc đông nam (Khôi Tinh Lâu). Sau đó Taro pháo kích kiến trúc góc đông bắc (Lão Quân Đài), bắn liền mấy phát đạn pháo mà không thấy nổ, cảm thấy không thể nào hiểu nổi, bèn bắn một trái pháo vào trong thành để nghiệm chứng, kết quả là nổ bình thường. Taro lại hướng vào công trình kiến trúc đó bắn pháo, nhưng vẫn không thấy có tiếng nổ, bắn 12 phát đạn pháo đều không nổ. Tiểu đội trưởng đích thân bắn một quả đạn pháo cũng không nổ, tổng cộng là bắn 13 quả đạn pháo.
1. Sự kiện dường như không thể xảy ra trong xác suất học
Quân Nhật tiến vào huyện thành Lộc Ấp, phát hiện tòa đài cao và phòng ốc này thờ phụng tượng Lão Tử của Đạo gia, không khỏi kinh ngạc kêu lên: “Đây là tổ tông Trung Quốc hiển linh”. Toàn bộ quân Nhật quỳ trước tượng Lão Quân dập đầu tạ tội.
Ảnh 1: Lão Quân Đài huyện Lộc Ấp thành phố Chu Khẩu tỉnh Hà Nam
Huyện Lộc Ấp tỉnh Hà Nam tương truyền là quê nhà của Lão Tử, tòa kiến trúc góc đông bắc trong thành tên là “Thăng Tiên Đài”. Những năm triều Tống, hoàng đế truy phong Lão Tử là “Thái Thượng Lão Quân Hỗn Nguyện Thượng Đức Hoàng Đế”, do đó cũng gọi là “Lão Quân Đài”. Đài cao 13 mét, phần đế chiếm diện tích 764 mét vuông. Đài có tổng cộng 33 tầng bậc thanh, trong chính điện thờ phụng một pho tượng Lão Tử bằng đồng. Trong sân còn có các Thần vật như bia khắc, cột thép v.v.
Ảnh 2: Những lỗ đạn pháo trên tường phía đông và trên thân cây
Đạn pháo quân Nhật bắn trúng bức tường phía đông của đại điện, bức tường lệch đông của hậu điện, một viên đạn pháo kẹt trên trạc cây của cây bách phía đông điện, 2 viên xuyên vào bức tường đại điện: 1 viên kẹt trên dầm mái, 1 viên rơi vào Thần kham trước tượng Lão Quân. Khoảng năm 2003, nhân viên thi công khi tu sửa những chỗ bị đổ nát góc tây nam của Lão Quân Đài, đào được 1 quả đạn pháo đã bị rỉ sét của quân Nhật, sau này kích nổ. Đến đây thì toàn bộ 13 quả pháo của quân Nhật đã được tìm thấy. Sau đại điện còn có 2 điện nhỏ, khi đó quân trấn thủ đã tồn trữ đầy thuốc súng trong một căn điện nhỏ, một khi bị kích nổ thì sức tàn phá cực kỳ lớn.
Ảnh 3: Những viên đạn pháo không nổ và thuyết minh
13 viên đạn pháo bắn vào Lão Quân Đài đều không nổ, thực sự là không thể tượng tượng nổi, thực sự là chuyện kỳ lạ, mọi người chưa có được lời giải thích, thường cũng không đi sâu nghiên cứu nữa. Nhưng có một số người lại tin rằng, đây là Lão Quân hiển linh, Thần can thiệp, có Thần hộ Pháp, không cho phép nó nổ.
Nhìn từ góc độ xác suất học, cũng là không thể tưởng tượng nổi, xác suất 13 phát đạn pháo liên tiếp đều không nổ hầu như bằng 0. Cụ thể, chúng ta hãy cùng xem:
Ảnh 4: Sơ đồ các trường hợp đạn pháo
Tính một cách rộng rãi nhất, chúng ta giả thiết tỷ lệ đạn pháo không nổ là 40% (tức là cứ 10 viên đạn thì có 4 viên không nổ), sau đây chúng ta sẽ nhìn thấy, đặt giá tỷ lệ không nổ cao thì càng có tính thuyết phục.
Khi bắn một viên không nổ, thế thì bắn viên thứ hai, viên thứ hai không nổ thì bắn viên thứ ba, chẳng phải là tăng tỷ lệ thành công đó sao?
Do đó chúng tôi nghĩ ra một mô hình “song song”, vì hệ thống song song có thể tăng tính tin cậy. Xuất phát từ việc để độc giả dễ lý giải và trực quan, chúng tôi vẽ sơ đồ. Một nhánh đại biểu một phát đạn pháo, hai nhánh song song biểu thị hai phát đạn pháo. Một phát đạn pháo, tỷ lệ thành công là 60% (vì tỷ lệ không nổ là 40%). Tỷ lệ thành công tức là tính tin cậy. Tính tin cậy và tỷ lệ không nổ là bổ sung lẫn nhau, hoặc nói là loại trừ lẫn nhau, không dung hòa nhau, tổng của hai cái đó là 1. Tỷ lệ thành công = 1 – Tỷ lệ không nổ.
Tỷ lệ thành công khi bắn hai phát đạn pháo là K-84%, tỷ lệ thành công khi bắn ba phát đạn pháo là K-94%, bốn phát là K-97%, đến phát thứ năm, tỷ lệ thành công đạt 99%. Cũng có nghĩa là, tỷ lệ thành công rất cao rồi, nếu bắn 13 phát, thì hầu như là không thể có chuyện không nổ.
Giả sử chúng ta lấy tỷ lệ đạn pháo không nổ là 20% (tức tỷ lệ thành công K=80%), thì bắn ba viên đạn, tỷ lệ thành công K=96%, đến viên thứ ba, tỷ lệ đã đạt 99% rồi. Do đó nói, cho dù tỷ lệ không nổ cao đến 40%, thì cũng chỉ cần năm quả đạn pháo là đã “giải quyết được vấn đề” rồi. Nhưng thực tế, tỷ lệ đạn pháo không nổ không cao như thế này.
Nhưng sự kiện Lão Quân Đài này lại trái với quy luật xác suất học, dường như đã cho lý thuyết xác suất một cái tát.
Bởi vì tính tỷ lệ không nổ của hệ thống song song là rất dễ, nó là tích của các tỷ lệ không nổ của các mạch nhánh. Còn tỷ lệ thành công (tính tin cậy), chỉ cần dùng 1 trừ đi tỷ lệ không nổi là xong.
2. Khoa học hiện đại nhỏ hơn chân lý của vũ trụ rất nhiều
Ảnh 5: Bản thuyết minh kể về sự kiện Lão Quân Đài dán trên tường
Phương pháp luận của nghiên cứu khoa học cho rằng, một lý thuyết chỉ cần có một trường hợp trái ngược xuất hiện là có thể bị lật đổ. Trong sự kiện Lão Quân Đài, chẳng phải xác suất học đã vô hiệu đó sao? Tôi cho rằng đúng là như thế. Nhưng tôi không tinh thông về xác suất học, nên cũng không ra ra luận đình 100%.
Vậy tại sao xác suất học lại được ứng dụng rộng rãi trong hiện thực? Tôi nhìn nhận thế này: Chúng ta thừa nhận xác suất học có ứng dụng hiệu quả trong hiện thực, nhưng xác suất học không bao quát và giải thích được tất cả mọi hiện tượng. Sở dĩ xác suất học có hiệu quả ở những phương diện đó, là vì phương diện đó phù hợp với quy luật vũ trụ ở tầng thứ đó. Còn ở phương diện và tầng thứ cao hơn như sự kiện Lão Quân Đài, thì nó không thích hợp nữa. Đằng sau việc này đều có phép tắc vũ trụ khống chế, cũng là Thần khống chế.
Quan điểm cơ bản của xác suất học cho rằng: Các sự kiện xảy ra ở nhân loại “đều là sự kiện tùy cơ”. Chúng tôi trải qua nhiều năm học Pháp Luân Đại Pháp, có những nhận thức khác nhau đối với thế giới, nhìn những sự kiện của nhân loại là “tùy cơ”, ngẫu nhiên, nhưng không có việc nào ngẫu nhiên cả, đều là có nguyên nhân. Sự vận hành của nhân loại chính là một vở kịch, đến bước nào diễn cái gì, mỗi sự kiện xuất hiện chính là một vai diễn đã được an bài. Cuộc đời của một người là chiểu theo sự an bài đó, mỗi sự tình cũng là có tiền nhân hậu quả. Bạn đã nhìn thấy sa mạc cao nguyên xảy ra lũ lụt chưa? Nó đã xảy ra rồi đó. Bão đã gây ra tổn thất to lớn cho ba tỉnh Đông Bắc Trung Quốc. Còn có các hiện tượng như nước sông chảy ngược v.v., cũng đều đã xuất hiện rồi. Tai họa của nhân loại đều là lời cảnh cáo của Thượng Thiên đối với con người, con người cần phản tỉnh bản thân mình.
Cơ học Newton cũng được mọi người công nhận và sử dụng, nhưng nó không thể giải thích được hiện tượng con người bay lên, do đó nó không phải nguyên nhân chân thực của vũ trụ. Hiện tượng con người bay lên là có rất nhiều ghi chép rồi.
3. Sai một ly đi một dặm
Khoa học hiện đại cũng là không ngừng đổi mới, thậm chí lật đổ những nhận thức trước đây, mặc dù như vậy, nó cũng chưa nhận thức được chân tướng của vũ trụ. Khoa học hiện đại là đứng ở góc độ nhân loại, hoặc nói là những gì mắt thường nhìn thấy để quan sát thế giới, bài xích Thần, còn không gian bề mặt của nhân loại lại là không gian mê, là tương phản với chân tướng của vũ trụ, do đó khoa học hiện đại không chỉ có rất nhiều sai lầm, mà còn vĩnh viễn sẽ không đạt đến độ cao của chân lý vũ trụ.
Trong lịch sử khoa học, thường là, một lý thuyết giải thích được cái này thì không giải thích được cái kia, được cái này thì mất cái kia, thường đều là thầy bói xem voi. Muốn giải thích hoàn mỹ tất cả mọi thứ của nhân loại, duy chỉ có lấy việc tín Thần làm cơ điểm, thông qua tu luyện chân chính, đề cao cảnh giới tâm tính, từng bước đồng hóa với chân lý vũ trụ Chân Thiện Nhẫn, từ đó liễu ngộ được chân lý vũ trụ.
Rất nhiều người cho rằng “Chân Thiện Mỹ” rất tốt, kỳ thực cái Mỹ mà người thường nói đó chính là người thường không thực sự lý giải hàm nghĩa chân chính của Nhẫn thì mới nói như vậy. “Mỹ” trong xã hội người thường hoàn toàn không thể nào sánh được với Nhẫn trong chân lý vũ trụ, sao có thể nói đến việc thay thế được? Trong xã hội nhân loại, biểu đạt thiện tính thì Mỹ là Mỹ – tốt đẹp, còn biểu đạt tà mị và ác, tuy có mượn danh nghĩa của Mỹ, thực chất là rất xấu, là ác, là ma tính, là hại người hại mình.
Vậy Nhẫn là gì? Giống như rất nhiều người, không cần nghĩ ngợi gì, cho rằng Nhẫn chỉ có nghĩa là khó chịu, đau đớn, oan ức sao? Hoàn toàn không phải như vậy…
Mỹ và Nhẫn, sai khác một chữ, đâu chỉ là “sai một ly đi một dặm”!
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/10/24/484106.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/3/221919.html
Đăng ngày 15-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.