[MINH HUỆ 07-10-2024] “Dây tử cát hoa vàng, xinh tươi trong Hàn Lộ” [1] – đây là câu thơ trong bài thơ Đường “Trai tâm”, đã nói ra trong sắc thu dần dần nồng nàn, nghênh đón tiết Hàn Lộ. Hàn Lộ là sương đã lạnh, ý nghĩa là đại bộ phận các khu vực ở Trung Quốc, thời tiết sẽ từ mát mẻ quá độ sang lạnh giá.
Hàn Lộ là tiết khí thứ 17 trong 24 tiết khí, cũng là tiết khí thứ 5 của mùa thu, mặt trời di chuyển đến kinh độ 195 độ, hàng năm rơi vào khoảng ngày 8 đến ngày 10 tháng 10 Dương lịch. Tiết Hàn Lộ năm 2024 bắt đầu từ ngày 8/10.
“Lịch Thư” có ghi chép rằng: “Sao Bắc Đẩu chỉ hướng nam giáp là Hàn Lộ, lúc này sương lạnh, sắp ngưng kết, do đó gọi là Hàn Lộ”.
“Nguyệt lệnh 72 hậu giải tập” có viết: “Tiết tháng 9, khí sương lạnh, sắp ngưng kết”.
Hàn Lộ là tiết khí xuất hiện chữ Hàn đầu tiên trong 24 tiết khí, nhưng không phải là biểu thị lạnh như mùa đông. Lúc này, khí hậu mát hơn tiết Bạch Lộ, sương cũng nhiều hơn, ban đêm mặt đất ngưng kết những hạt sương long lanh, và sắp ngưng kết thành sương móc, và mang theo chút lạnh, nhưng vẫn chưa tiến vào mùa đông lạnh giá.
“Hàn Lộ” khí hậu mát hơn Bạch Lộ, sương nhiều hơn, “Ngưng tụ trên không chảy khắp nơi, lợi cho vạn vật sạch nên xem” [2]. (Tác phẩm nhiếp ảnh của học viên Pháp Luân Công Thụy Sĩ)
Miền Bắc đã hiện ra cảnh sắc cuối thu, đôi khi thấy sương móc vào buổi sáng. Miền Nam cũng dần đậm sắc thu, mát mẻ hanh khô. Tết Trùng Dương năm 2024 là ngày 11 tháng 10, chính là thời tiết đẹp “Đi xa tìm cỏ thơm” [3], dắt các trưởng bối leo cao lãm thưởng sắc thu.
Hàn Lộ đặc sắc: Ý thu nồng nổi gió cửu giáng
“Phất phơ gió mát thổi, thê lương sương lạnh ngưng” [4], Hàn Lộ (sương lạnh) là bước ngoặt khí hậu chuyển từ mát sang lạnh, mùa thu trước tiết Hàn Lộ mang theo chút mát mẻ, sau tiết Hàn Lộ thì thực sự có chút lạnh rồi, tiết khí ngay sau đó là Sương Giáng. Khoảng thời gian này, nhiệt độ liên tục giảm, cuối thu, sẽ trượt xuống mùa đông như là trượt ống trượt vậy.
Ba dấu hiệu của Hàn Lộ
“Thơ vịnh 24 tiết khí – Tiết Hàn Lộ tháng 9”
Hàn Lộ kinh thu muộn, sáng xem cúc dần vàng
Ngàn nhà gió quét lá, vạn dặm nhạn về nam.
Ngao sò buồn bầy chim, mùa màng sợ sương sớm.
Mới biết chí tùng bách, đông hạ sắc xanh xanh.
Bài thơ này của Nguyên Chẩn – thi nhân đời Đường, đã giải thích 3 dấu hiệu Hàn Lộ vô cùng sống động, khiến người ta cảm giác như chính mình đang trải qua.
Dấu hiệu thứ nhất – Hồng nhạn trở về bờ: Bắt đầu từ tiết Bạch Lộ giữa mùa thu, lục tục có hồng nhạn khởi hành bay về phương Nam. Đến Hàn Lộ mùa thu, loạt hồng nhạn cuối cùng xếp thành hình chữ Nhất hoặc hình chữ Nhân bay về phương Nam.
Dấu hiệu thứ 2 – chim sẻ xuống nước thành ngao sò: Trước sau ngày thứ 5 của Hàn Lộ, cuối thu trời lạnh, chim sẻ không xuất hiện, người xưa nhìn thấy bên bờ biển bỗng nhiên xuất hiện rất nhiều ngao sò, hoa văn và màu sắc vỏ của chúng rất giống chim sẻ, do đó bèn cho rằng, là chim sẻ biến thành.
Dấu hiệu thứ 3 – Cúc bắt đầu nở hoa vàng: Trước và sau ngày thứ 10 tiết Hàn Lộ, hoa cúc vàng nở rộ. Trong “Lễ ký” có ghi chép rằng “Tháng mùa thu, cúc nở hoa vàng”.
Trước và sau ngày thứ 10 tiết Hàn Lộ, hoa cúc vàng nở rộ. (Tranh “Cao sĩ di cúc đồ” của Trang Viện đời Thanh” – Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc)
Nổi gió Cửu giáng
Có câu ngạn ngữ rằng: “Tháng 9 nổi gió Cửu giáng, trốc đầu không nơi trốn”. Sách “Đài Loan huyện chí” do Trần Văn Đạt biên soạn những năm Khang Hy có ghi chép rằng: “Tháng 9, gió bắc lạnh buốt, thời gian lâu có tên là gió Cửu giáng”. Gió cửu giáng là chỉ gió lạnh tháng 9, tiết Hàn Lộ, miền Bắc Đài Loan đúng vào lúc gió mùa đông bắc tăng cường, gió bắc thổi mạnh, thổi bay mũ của những người bị trốc đầu vốn dùng mũ che đậy xấu xí.
Gió Cửu giáng lạnh thấu xương, nhưng tiết Hàn Lộ, ở vùng Bắc Phố, Tân Phố và Quan Tây của huyện Tân Trúc miền Bắc Đài Loan đúng vào mùa thu hoạch trái hồng, lúc này dân gian làm hồng khô, bánh hồng, gió Cửu giáng chính là trợ thủ đắc lực.
Mùa thu ăn trái hồng, có công hiệu bảo vệ sức khỏe tim mạch. Nhìn từ góc độ Đông y, trái hồng tính hàn, vị ngọt, có tác dụng nhuận phế chữa ho.
Tục ngữ có nói rằng: “Ăn cơm Hàn Lộ, ít gặp mặc áo đơn”, “Hàn Lộ chân không lộ”, người già cũng thường nói “lạnh bắt đầu từ chân”, sau Hàn Lộ, cần đặc biệt chú ý giữ ấm, nhất là chân.
Tập tục Hàn Lộ
Leo cao thưởng sắc thu
Hàn Lộ là thời tiết đẹp leo cao thưởng sắc thu, leo cao nhìn xa, tận cùng tầm mắt, sắc thu vàng khắp núi, do đó tục ngữ nói rằng: “Leo cao giải u uất mùa thu”. Do rất gần với tiết Trùng Dương mồng 9 tháng 9 âm lịch, nên tập tục này dần dần dịch chuyển sang tiết Trùng Dương, tập tục Trùng Dương leo cao có khởi nguồn từ thời nhà Hán, ban đầu là để tránh tà.
Nhìn từ sự biến hóa âm dương, người Trung Quốc cổ đại cho rằng “Núi là dương, đầm là âm, cao là dương, thấp là âm”, nơi cao là nơi có dương khí cực thịnh, mùa thu leo cao có thể tụ dương khí. Nhìn từ Tây y, leo cao có thể tăng dung lượng phổi, phòng chống cảm mạo. Tóm lại, leo cao ngắm cảnh sắc đã trở thành một hoạt động tốt giải sầu, thư thái thân tâm vào thời tiết thu này.
Thưởng thức hoa cúc
Tháng 9 Hoàng lịch Hàn Lộ đến, cũng gọi là Tháng hoa cúc, là mùa hoa cúc nở rộ. Khác với những loài hoa khác nở rộ mùa xuân và mùa hạ, hoa cúc càng nhiều sương giá thì càng nở rộ. Hoa cúc là loài hoa có tính tiêu biểu nhất cho thời tiết Hàn Lộ, nơi nơi đều thấy tung tích của cúc, mọi người thưởng ngoạn hoa cúc, uống trà hoa cúc, rượu hoa cúc, đã trở thành thú chơi tao nhã vào tiết khí này.
Trong “Tây khê tùng ngữ” của Diêu Khoan, văn nhân đời Tống đã gọi cúc là Thọ Khách, tượng trưng trường thọ. Trùng Dương mồng 9 tháng 9, chính là thời kỳ hoa cúc nở rộ, Trùng Dương leo cao người thêm thọ, Tết Trùng Dương cũng được gọi là Tết Hoa Cúc.
Tháng 9 Hoàng lịch Hàn Lộ đến, cũng gọi là Tháng hoa cúc, là mùa hoa cúc nở rộ. (Tranh Hoa Cúc của Uẩn Thọ Bình đời Thanh)
Ăn bánh hoa cao và hạt vừng
Hàn Lộ và Tết Trùng Dương về thời gian là gần nhau, do đó có tập tục ăn bánh hoa cao sau khi leo cao, do bánh Cao và leo Cao đồng âm, nên ăn bánh hoa cao ngụ ý “Bộ bộ cao thăng”.
Người xưa nói: “Mùa thu hanh khô, nên ăn vừng để nhuận táo”. Cùng với khí hậu ngày càng lạnh, dân gian có tập tục “Hàn Lộ ăn vừng”. Vừng vị ngọn bình, trong các trước tác y học như “Thần Nông bản thảo kinh” và “Bản thảo cương mục” đều có đánh giá rất cao về vừng, có tác dụng bổ gan thận, nhuận ngũ tạng, hạ huyết áp, chữa ho suyễn, nhuận da, chống suy lão, còn nhuận tràng thông tiện, Đông y thường dùng vừng để cải thiện các chứng bệnh như váng đầu, hư nhược, bạc tóc, táo bón v.v.
Hàn Lộ dưỡng sinh
Người cổ đại Trung Quốc coi trọng “Thiên – nhân hợp nhất”, cho rằng còn người và thiên nhiên là một chỉnh thể, một năm bốn mùa khí hậu thay đổi đều ảnh hưởng đến nhịp điệu sinh lý của con người, do đó về ăn uống làm việc và nghỉ ngơi cần phải thuận theo quy luật tự nhiên của sự thay đổi của mùa và tiết khí.
Từ góc độ Đông y mà nói, thời tiết Hàn Lộ, đặc điểm thời tiết lớn nhất ở phương Nam là khô hanh, mà khô hanh thì dễ tổn thương phổi và dạ dày. Lúc này sự bốc hơi của mồ hôi và các chất dịch của mọi người khá nhanh, do đó thường xuất hiện da khô, tăng nếp nhăn, miệng khô cổ khô, ho khan ít đờm, thậm chí lông tóc rụng nhiều, táo bón v.v. Do đó trọng điểm dưỡng sinh là dưỡng âm phòng khô hanh, nhuận phế bổ dạ dày.
Ẩm thực lấy “chua, ngọn, nhuận” làm chính, ít ăn các thực phẩm cay nóng, phát tán. Đông y cho rằng, trong ngũ vị thì cay, ngọt có thể hóa thành âm sinh tân dịch, có thể ăn nhiều những thực phẩm nhu nhuận như cháo, gạo nếp, ngó sen, hoa cúc, cua để bổ trung ích khí, đồng thời tăng các món như gà, vịt, thịt bò, gan lợn, cá, tôm, táo tàu, củ từ v.v. để tăng cường thể chất, ít ăn ớt, gừng, hành, tỏi, vì cay nóng dễ tổn thương chức năng nội tạng của thân thể người.
Thời tiết Hàn Lộ, gió thổi lá rơi, cảnh tượng cuối thu hiu hắt dễ khiến người ta sinh ra cảm giác thê lương, dễ tổn thương tình cảm chí hướng, xuất hiện các trạng thái không hăng hái như tâm trạng bơ vơ, tinh thần ủy mị, ăn uống không ngon, và sau đó ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Lúc này, có thể thuận theo nhu cầu nghỉ ngơi an dưỡng, giảm các hoạt động quyết liệt, tăng thời gian ngủ.
Mọi người đều nói “Leo cao giải thu sầu”, có thể ra bên ngoài nơi có nhiều ánh nắng, leo núi leo cao, hoặc trò chuyện trên bãi cỏ, hoặc rèn luyện thư giãn, những việc này đều có thể thả lỏng thân tâm, có lợi cho việc bồi dưỡng tâm thái lạc quan thoáng đạt.
Thời tiết Hàn Lộ, đúng dịp Tết Trùng Dường mồng 9 tháng 9, dắt trưởng bối leo núi hoặc trò chuyện trên bãi cỏ, hoặc rèn luyện thư giãn, là thời tiết thả lỏng thân tâm. (Tranh Hàn Lộ của Trương Nhược Ải đời Thanh, Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc)
Trùng Dương kính lão
Tết Trùng Dương có rất nhiều hoạt động tập tục dân gian, như tránh ác tiêu tai, leo cao nhìn xa, ngắm hoa cúc, cắm cành thù du v.v., đều có ngụ ý kính úy trời đất, chúc phúc người già bình an mạnh khỏe. Tôn hiền kính lão là mỹ đức của dân tộc Trung Hoa, “Dê có ân quỳ cho bú, quạ có nghĩa cho ăn”, tận hiếu đạo là bổn phận thiên kinh địa nghĩa.
Nhưng trong cuộc sống hiện thực, “tận hiếu” luôn bị người hiện đại coi nhẹ, thậm chí vì việc nuôi dưỡng người già mà đưa nhau ra công đường, nhưng pháp luật cưỡng chế không thay đổi được cái tâm con người.
Có một số người như thế, trong cõi hồng trần cuồn cuộn, với sự thiện lương xuất phát từ nội tâm, đã thể hiện ra hiếu hạnh vượt trên bình thường trong cuộc sống bình thường: Xin giới thiệu với quý vị “seri gia đình hạnh phúc”, chúc quý vị gia đình hạnh phúc, vui vẻ.
Chú thích:
[1] “Trai tâm” của Vương Xương Linh đời Đường: Nữ mộng đổ vách đá, nước suối tĩnh mông lung. Dây tử cát hoa vàng, xinh tươi trong Hàn Lộ. Sáng uống sương trên hoa, đêm ngủ gió gốc thông. Hoa mây hóa thành nước, quang và ta hòa đồng. Nhật nguyệt động hồn phách, lưa thưa bầu trời không.
[2] “Đêm trăng thấy sương lạnh trên lá ngô đồng” của Đới Thái đời Đường: Lác đác lá ngô đồng, trăng trắng sương mới đọng. Nhỏ giọt đầy ánh sáng, lấp lánh sắc màu lạnh. Gió lay giọt sầu rơi, cành rung tiếc giọt châu. Khí lạnh ngỡ thu muộn, âm nhỏ đêm sắp tàn. Ngưng tụ chảy khắp nơi, tốt tươi lợi vạn vật. Ngắm cảnh đẹp không chán, cảnh sắc này hiếm thay.
[3] “Tiễn Hòe Quảng thi trượt trở về Dương Châu” của Vi Ứng Vật đời Đường: Thi trượt thường oan uổng, thiếu niên tâm nhẹ tênh. Chào bạn về bên biển, giống cậu nổi danh thơ. Tối từ biệt núi xanh, đi xa tìm cỏ thơm. Ngày về chắc không xa, sương lạnh ướt thành Vu.
[4] “Trì thượng” của Bạch Cư Dị đời Đường: Phất phơ gió mát thổi, thê lương sương lạnh rơi. Lan tàn hoa sắc trắng, lá sen rách còn xanh. Hạc một mình bãi cát, đôi đom đóm sáng nước. Nếu là cảnh sa sút, vẫn đáng rượu tỉnh say.
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/10/7/483670.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/10/24/221353.html
Đăng ngày 08-11-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.