Bài viết của Ban biên tập “Thiên địa thương sinh”

[MINH HUỆ 06-08-2024] Phần tử trí thức là gì? Ai là trí thức? Chỉ nói riêng từ này, hiển nhiên là không có nguồn gốc từ tiếng Trung, mà là từ ngôn ngữ phương Tây. Từ này trong tiếng Anh là intellectual, tiếng Pháp là intellectuel, đều trực tiếp từ nguồn gốc tiếng La-tin intellectualis.

Hàm nghĩa của từ vựng phương Tây này đều tập trung ở “lý giải” và “năng lực quan sát”, vì vậy người phù hợp với hàm nghĩa của từ này nhất ban đầu là các giáo sĩ, nhà tiên tri và các triết gia. Đến cuối thế kỷ 19, từ này bắt đầu được sử dụng chủ yếu cho một loại người khác: Người có suy nghĩ, nghiên cứu, suy xét có tính phê phán đối với hiện thực xã hội, và đưa ra phương án giải quyết đối với vấn đề quy phạm xã hội.

Bất kể là quá khứ hay hiện tại, phẩm chất đặc trưng của loại người này là dùng lý tính (chứ không phải cảm tính) để nhận thức và xem xét sự vật. Họ theo đuổi ý nghĩa sinh mệnh, quan tâm đến giá trị cuối cùng của nhân sinh, học tập và tôn trọng mối quan hệ giữa sinh mệnh và tự nhiên cũng như vũ trụ. Họ dựa vào sự tìm tòi và giải đáp những vấn đề này, đưa đại chúng đến tầm nhìn rộng lớn hơn, vì vậy họ cũng được ví là “cặp mắt và người phát ngôn của xã hội và thời đại”. Ở phương Tây có câu nói phân biệt họ với những người có tri thức, có kỹ năng: “Khi một nhà khoa học tiến hành nghiên cứu thí nghiệm hạt nhân trong phòng thí nghiệm, thì ông ấy không phải là một trí thức, nhưng khi ông ấy ký tên trên thư thỉnh nguyện phản đối chiến tranh hạt nhân thì ông ấy mới là trí thức”. Hiển nhiên, trong xã hội phương Tây, có mối quan tâm công cộng và ý thức phê bình, và có tinh thần trách nhiệm xã hội mạnh mẽ, thì mới là một đặc trưng lớn của trí thức.

Nhưng ở Trung Quốc thì rất khác. Ở Trung Quốc, công nhân và nông dân thì không gọi là “phần tử”, “địa chủ, phú hào, phản động, kẻ xấu, kẻ cánh hữu”, “phản cách mạnh” thì mới bị gọi là “phần tử”. Nhưng những người nắm giữ rất nhiều tri thức, đọc sách càng nhiều, thì lại bị gọi là “phần tử trí thức”. Trước đây, động tí là Trung Cộng gộp chung “phần tử trí thức” và các từ vựng có ý nghĩa phụ diện như “tư bản”, “bất đồng chính kiến”, “cải tạo” lại với nhau. Hiện nay lại gọi những người có bằng cấp, có tri thức chuyên môn, có thu nhập bậc trung gọi là “phần tử trí thức”. Kỳ thực, có lẽ những người đọc sách ở Trung Quốc xưa vừa thông thạo lục nghệ lại vừa có thể đỗ khoa cử, các thân sĩ hương thân tích tụ văn hóa sâu dày nhiều đời, thì mới là “trí thức” (intellectual) mà phương Tây nói đến.

Nếu người đọc sách nhiều, dám tư duy biện luận, có tinh thần trách nhiệm, người quan tâm đến xã hội, quan tâm đến ý nghĩa nhân sinh, và giá trị cuối cùng của nhân sinh, chính là “phần tử” trong tiếng Trung hiện đại. Những “phần tử” này mới là thiểu số, là những người trong nguy nan vẫn nguyện ý bước ra trợ giúp đại chúng bước tới bình an và tươi sáng. Có lẽ thay vì dịch “intellectual” là “phần tử trí thức”, thì dịch là “trí giả” (người có trí tuệ) sẽ hay hơn. Như thế nhìn chữ thấy nghĩa, không bị lẫn với những người như các nhà khoa học, chuyên gia, giai cấp trung lưu, người có kỹ năng chuyên biệt.

Trí giả không chỉ có tri thức, mà còn có tấm lòng thương xót chúng sinh, không hạn cuộc bản thân vào danh lợi thế gian, hoặc hưởng lạc thế tục, không phải chỉ quan tâm bản thân mình tốt đẹp. Đối với họ mà nói, tư duy độc lập có tầm cao, và khả năng quan sát và biểu đạt không e sợ, chính là trạng thái bình thường của đời sống tinh thần và trách nhiệm xã hội. Đương nhiên, nếu có thể tu luyện và đạt đến khai công khai ngộ, thì đó là đã trở thành bậc giác giả rồi, là sinh mệnh của cảnh giới cao hơn nữa.

Hy vọng mọi người trong khi hóng mát leo lên nơi cao ngắm cảnh, có thêm một chủ đề thú vị và có ý nghĩa.

(Lời nói đầu của “Thiên địa thương sinh” kỳ thứ 301)

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/8/6/480516.html

Đăng ngày 22-09-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share