[MINH HUỆ 16-10-2024] [Ký giả Nhan Phác Phương của Cửa sổ Minh Huệ tổng hợp biên tập] Trong “Gió thu xào xạc thời tiết mát, cỏ cây lay động trong màn sương” [1], Sương giáng – tiết khí cuối cùng của mùa thu đã tới. Sương giáng, là tiết khí thứ 18 trong 24 tiết khí, mặt trời đi đến vị trí 210 độ Hoàng đạo, vào khoảng từ 22 tháng 10 đến 24 tháng 10 Dương lịch hàng năm. Sương giáng năm 2024 là ngày 23/10.

2024-10-15-204057-0--ss.jpg

“Nguyệt lệnh 72 hầu giải tập” có viết: “Trong tháng 9, khí thu lại và ngưng đọng, sương móc kết thành sương”. Ý nghĩa là, tháng 9 Hoàng lịch, nhiệt độ liên tục giảm, vào ban đêm và sáng sớm, khí nước trên mặt đất hoặc trên các vật mặt đất ngưng kết thành tinh thể băng xốp, gọi là sương. Thông thường gọi sương lần đầu xuất hiện trong mùa thu là Tảo sương, hoặc Sơ sương.

“Sương giáng khiến người lạnh, băng nhẹ nước chảy chậm” [2]. Sau Sương giáng, tiết khí tiếp theo là Lập đông. Do đó, Sương giáng ở bắc bán cầu ngụ ý thu qua đông tới, thay đổi mùa, lúc này những thực vật không chịu được giá lạnh sẽ dừng sinh trưởng, đại bộ phận các khu vực ở Trung Quốc đều cảm thấy thời tiết chuyển sang mát và se lạnh.

Sương giáng tam hậu

Câu thơ của Nguyên Chẩn, thi nhân đời Đường “Gió cuốn sạch mây nhẹ, bầu không vạn dặm sương” [3] đã miêu tả đặc điểm của Sương giáng: Gió bắc cuốn mây nhẹ đi, bầu trời vạn dặm phủ lớp sương sớm. Thi nhân Bạch Cư Dị cũng cảm nhận được Sương giáng là đã sắp đến cuối năm: “Sương giáng nước về suối, gió thổi cây về núi, chậm rãi năm sắp hết, vật trở về cội nguồn” [4].

Sương giáng bắt đầu, khí hậu dần dần từ cuối thu bước sang mùa đông, “Dật Chu thư – Thời huấn” đã ghi chép 3 giai đoạn vật hậu của Sương giáng:

Sói là loài thú săn mồi cúng tế: khi Sương giáng đến, sói bắt đầu chuẩn bị thức ăn mùa đông, săn bắt con mồi rồi để cùng một nơi, giống như là cúng tế vậy.

Cỏ cây vàng rụng: 5 ngày sau tiết Sương giáng, vạn vật cảm ứng khí khắc nghiệt của trời đất, cỏ cây lá khô vàng rụng. Thơ của Trương Hoành đời Hán có viết “Than” về nỗi buồn mùa thu rằng: “sương rơi nhiều, cây cỏ tiêu điều”.

Côn trùng ngủ đông: 10 ngày sau Sương giáng, hàn khí dần xâm nhập, loài côn trùng ngủ đông trong các hang lỗ, không cử động cũng không ăn. Trong “Đế cư kiềm nam thập thủ” của Hoàng Đình Kiên đời Tống có viết: “Sương giáng nước về suối, gió thổi cây về núi. Chậm rãi năm sắp hết, côn trùng đều bế quan”, đã viết rằng thời gian này, côn trùng tiến vào trạng thái ngủ đông.

'唐代诗人元稹的“风卷清云尽,空天万里霜。”形容了霜降节气的特点:北风卷起清云而去,空天万里披上了早霜。(清《允禧山水・册・枫叶霜林》,台北故宫博物院)'
Câu thơ của Nguyên Chẩn, thi nhân đời Đường “Gió cuốn sạch mây nhẹ, bầu không vạn dặm sương” đã miêu tả đặc điểm của Sương giáng: Gió bắc cuốn mây nhẹ đi, bầu trời vạn dặm phủ lớp sương sớm. (Bức tranh “Lá phong rừng sương” của Doãn Hy đời Thanh – Bảo tàng Cố cung Đài Bắc)

Sương giáng dưỡng sinh: Nên bổ bình hòa, kiêng cay nóng

Đối ứng với sự thay đổi của 4 mùa, thì việc dưỡng sinh đương nhiên là không thể coi nhẹ, vào tiết Sương giáng cuối thu, khi độ chênh nhiệt độ trong ngày lớn, cần chú ý đạo dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe thân và tâm, tránh. Sinh hoạt và nghỉ ngơi nên tiếp tục ngủ sớm dậy sớm như đầu thu và giữa thu, tránh vận động đột ngột và quá mức. Tiến hành các hoạt động có lợi cho sức khỏe thân tâm và não, như: Học tập những sự vật mới, sáng tác, luyện tập tĩnh tọa v.v… điều này có lợi cho việc tiến vào trạng thái yên tĩnh, vui vẻ và chuyên chú, có thể tránh được trạng thái trầm uất mùa thu như tinh thần sa sút, thiếu khí lực v.v…

Theo quan điểm dưỡng sinh học của Đông y, bên ngoài cần thêm quần áo giữ ấm toàn thân, đặc biệt chú ý giữ ấm vùng bụng. Nếu cục bộ thân thể giữ ấm không thỏa đáng, thì các chứng bệnh như dạ dày mạn tính, đau khớp trời lạnh (viêm khớp gối), viêm khí quản mạn tính, sẽ tái phát và nặng thêm, cũng dễ gây ra các bệnh tim mạch, viêm mũi dị ứng, cảm cúm thu đông và nhiễm trùng đường hô hấp.

Bên trong cần nhuận táo nhuận phế, coi trọng bổ tỳ dưỡng vị, tăng cường chức năng phòng vệ của thân thể. Ngạn ngữ nói rằng: “Bổ cả năm không bằng bổ Sương giáng”, “Bổ mùa đông không bằng bổ Sương giáng”. Mùa thu không thích hợp phương thức bổ táo nhiệt, ẩm thực nên bổ bình hòa là chính, và cần điều dưỡng khí huyết để dưỡng vị, do đó dùng thực phẩm thiên nhiên thanh đạm và bình hòa là thích hợp, như: lê, táo, trám, bạch quả (ngân hạnh), hành tây, rau cải, củ cải, long nhãn, táo tàu, mật ong, mã đề v.v.

Có thể ăn nhiều cháo. Trong “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân có viết rằng: “Phương thuốc cổ có dùng thảo dược, gạo tám, gạo tẻ, lúa mạch nấu cháo, trị được rất nhiều bệnh”. Các thầy thuốc Đông y vùng Hoa Hạ cổ đại đều khuyên dùng cháo, vì cháo là thực phẩm dưỡng sinh bổ bình hòa, có tác dụng làm ấm dạ dày, và sinh tân dịch, ví như: cháo rau quỳ, cháo bột bách hợp, cháu rau, cháo hạt thông v.v., đều là bổ bình hòa rất phù hợp.

Cuối thu rất dễ bị khô táo, thân thể rất dễ bốc hỏa, cần tránh ăn những thực phẩm kích thích dạ dày và ruột, như vịt om gừng, gà hầm rượu và thuốc bắc, lẩu dê v.v., hoặc các món ăn cay nóng, đều có thể làm cho người có thể chất táo nhiệt càng dễ bốc hỏa dẫn đến táo bón. Ngoài ra, mùa thu thường ăn hạt dẻ, tuy là món ngon bổ dưỡng, nhưng cần lưu ý ăn hạt dẻ sống cực kì khó tiêu hóa, ăn chín thì dễ trệ khí, nên người có hệ thống tiêu hóa không tốt thì không nên ăn nhiều.

Tập tục Sương giáng

Đánh Sương giáng

Trong Chu Lễ có ghi chép, đại tư mã (chức quan quản lý quân đội toàn quốc) khi xuất quân, cần tiến hành tế lễ với kỳ đào (cờ tiết) gọi là “Quân nha lục đạo chi Thần”. Theo phong tục cổ, mỗi năm vào ngày Lập xuân là ngày khai binh, Sương giáng là thời kỳ thu binh. Do đó trước ngày Sương giáng, tổng binh và các võ quan của các phủ, huyện trang bị nai nịt đầy đủ, mặc giáp đội mũ giáp, tay cầm đao thương cung kiếm, dàn quân trước miếu cờ tiết (kỳ đào) cử hành nghi lễ thu binh, để cầu loại bỏ những điều không may mắn, thiên hạ thái bình.

Lúc canh năm ngày Sương giáng, các võ quan hướng về cờ tiết hành đại lễ 3 quỳ 9 khấu đầu. Lễ xong, dàn đội ngũ chỉnh tề đâm thương vào không khí 3 nhát kêu vang, sau đó lại thử hỏa pháp, đánh thương, gọi là “Đánh Sương giáng”, cũng gọi là “Tế kỳ đào”. Người dân thường đến xem đông như nước thủy triều.

Thu tế Sương giáng thời cổ đại biểu lộ sự sùng kính của con người đối với Thượng Thiên.

'清《雍正帝祭先农坛图卷》局部。(公有领域)'
Một phần bức tranh “Ung Chính Đế tế Tiên Nông đàn” đời Thanh.

Thả diều

Ngoài tiết Thanh minh ra thì ngày Sương giáng cũng được coi là ngày thả diều. Do vùng Giang Nam vào thời gian tháng 3, tháng 4 là mùa mưa, không thích hợp thả diều, do đó dân chúng địa phương thường chọn ngày Trùng cửu và Sương giáng vào tiết thu trời trong xanh gió mát để thả diều, mỗi năm các địa phương của Đài Loan cũng cử hành lễ hội thả diều vào những ngày này.

Ăn hồng, củ cải

Trước và sau tiết Sương giáng, chính là thời kỳ hồng chín, do đó dân gian có câu nói “Sương giáng hồng đỏ như lửa” và “Sương giáng hái hồng”. Sau khi có sương, cây hồng rụng hết lá, những quả hồng lúc lỉu như những cái đèn lồng nhỏ treo đầy cành, mà những trái hồng sau khi bị sương xuống thì vị càng ngọt, vị chát càng ít, là thời gian tốt nhất để hái hồng.

Trong “Bản thảo cương mục”, Lý Thời Trân ghi chép rằng: “Hồng là trái cây bổ tỳ, phế và bổ huyết, Hồng có vị ngọt và bình hòa, tính sáp và thu liễm, có tác dụng kiện tì sáp tràng, trị ho cầm máu”. Từ thời cổ đại, hồng đã được coi là loại trái cây quý vừa ngon vừa bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.

'霜降前后,正是柿子的成熟期。(图为《元人丰登报喜图・轴》局部,前方果盘盛满百合、柿子、苹果、佛手,旁置柏枝与柿、灵芝与细颈玻璃瓶,巧妙运用同音谐音,表达“百事平安、福气吉祥”之意,台北故宫博物院)'
Trước và sau tiết Sương giáng, chính là thời kỳ hồng chín. (Một phần bức tranh Được mùa báo hỷ thời nhà Nguyên. Đĩa trái cây phía trước đựng đầy bách hợp, hồng, táo, phật thủ, bên cạnh là bình cổ mảnh cắm cành bách và hồng, linh chi, dùng đồng âm và hài âm biểu đạt “Bách sự bình an, phúc khí cát tường” – Bảo tàng Cố cung Đài Bắc)

Sau tiết Sương giáng, thời tiết lạnh, rất dễ gây hiện tượng sổ mũi, Đông y nói rằng “Phổi khai khiếu ở mũi”, bảo vệ phổi thích hợp, tự nhiên sẽ không sổ mũi, mà trái hồng có công hiệu rất tốt lợi phế thanh nhiệt, kiện tì và làm ấm dạ dày. Do đó có câu nói rằng “Sương giáng ăn hồng, thì không sổ mũi”.

Người Sơn Đông thì nói “Xử thử cao lương, Bạch lộ ngũ cốc, Sương giáng nhổ củ cải”. Tiết Sương giáng đến là thời gian thu hoạch củ cải, là thực phẩm theo mùa mà thiên nhiên ban tặng. Từ thời cổ đại, dân gian đã lưu truyền câu ngạn ngữ “Đông ăn củ cải hạ ăn gừng, không phiền thầy thuốc kê đơn thuốc”, “Củ cải cuối thu bổ hơn nhân sâm”.

Thưởng cúc, thưởng phong, thưởng mang hoa

Thời cổ có câu nói “Sương xuống hoa cúc nở”, tiếp theo Hàn lộ, Trùng dương leo núi thưởng cúc, tiết Sương giáng, rất nhiều địa phương cử hành hội hoa cúc, nhà phú quý bày hàng trăm chậu hoa cúc quý trong sân rộng, sau đó uống rượu thưởng hoa, ngâm thơ vung bút mực.

Cuối thu, thiên nhiên đổi sang trang phục thu diễm lệ, lá phong ở vùng cao từ xanh chuyển sang màu đỏ, khắp núi đồi là hoa mang (một loại hoa cỏ gần giống cỏ lau) nở rộ. Những lá phong đỏ như lửa tầng tầng lớp lớp, những hoa mang trắng như bạc lắc lư theo gió, tăng thế khí thế náo nhiệt cho mùa thu heo hắt, đó chính là thời tiết đẹp để thưởng thức lá phong và hoa mang.

'“霜叶红于二月花”[5],深秋正是赏枫的好时节!(清 恽寿平《瓯香馆写意・册・枫叶》,台北故宫博物院)'
“Sương giáng lá đỏ hoa tháng 2” [5], cuối thu là thời tiết đẹp thưởng thức lá phong. (Bức tranh Lá Phong của Uẩn Thọ Bình đời Thanh – Bảo tàng Cố cung Đài Bắc)

Biệt ly – nhớ nhung – tu hành

Sương giáng là thời tiết biệt ly. Lá vàng múa rơi, lưu luyến cáo biệt cây. Côn trùng ngủ đông, chim sẻ chim én bay về phương nam, những cánh rừng náo nhiệt trước đây, giờ chỉ còn những cành cây khẳng khiu rụng lá.

Sương giáng là ngày nhớ nhung, vạn vật điêu tàn, quân tử “cảm thời tiết nhớ người thân”. Hoàng Đình Kiên, thi nhân thời Bắc Tống bước trên sương nhớ người thân, “Đi trong hoang dã, không dám bước mạnh. E rằng tâm nhớ người thân sẽ động, có nỗi lo bước trên sương”. Ý nghĩa là, du nhân dạo chơi nơi hoang dã, e sợ bước nhẹ trên sương, tiếng bước chân lao xao, đều sẽ kinh động cái tâm nhớ người thân, lo lắng vì trở về muộn. Sự quan tâm của thi nhân với cha mẹ khiến người ta cảm nhận như chính mình cảm nhận vậy: Thời tiết Sương giáng, hiếu tử “lo lắng bước trên sương“ đã được lưu truyền như thế đó.

Sương giáng cũng là thời cơ tốt của việc tu hành. Hoa đã rụng hết, yên tĩnh mênh mông, khiến cái tâm thất tình lục dục trong ngũ sắc trầm lắng xuống, trong trẻo ra, thể ngộ được bản chân của sinh mệnh. Chúc phúc mọi người trong lúc thu đi đông đến, có thêm lòng yêu thương, có thêm trí huệ, và càng hiểu thêm sự tôn trọng và trân quý, càng chân thành thiện ý và bao dung hơn đối với mỗi ngày hôm nay độc nhất vô nhị, bởi vì mỗi ngày hôm nay đều chứa đầy khả năng sáng tạo tươi đẹp. Xin giới thiệu với mọi người seri: Những câu chuyện đi tìm ý nghĩa sinh mệnh.

'“霜降水返壑,风落木归山。”[4](清 董邦达《秋水芦村・卷》,台北故宫博物院)'
“Sương giáng nước về suối, gió thổi cây về núi” [4]. (Bức tranh Làng lau sông thu của Đổng Bang Đạt đời Thanh – Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc)

Chú thích:

[1] tuyển tự “Yến ca hành” của Tào Phi thời Tam Quốc.

[2] “Vịnh 24 khí thu – Lập đông thập nguyệt tiết” của Nguyên Chẩn đời Đường

[3] “Vịnh 24 khí thu – Sương giáng cửu nguyệt trung” của Nguyên Chẩn đời Đường

[4] “Tuế vãn” của Bạch Cư Dị đời Đường

[5] “Sơn hành” của Đỗ Mục đời Đường

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/10/16/483940.html

Đăng ngày 23-11-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share