Bài viết của Kim Hồng, học viên Pháp Luân Công tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 24-03-2024] (Tiếp theo Phần 1)
3. Tiếp tục tra tấn và che giấu
Giữa tháng 7 năm 2021, tôi yêu cầu được nói chuyện với giám đốc khu giam Trương Nguyệt. Tù nhân trông chừng tôi hứa rằng Trương sẽ tới gặp tôi, nhưng điều đó không bao giờ xảy ra. Hôm sau, tôi từ chối rời khỏi xưởng, trừ khi Trương đến. Lính canh Cát Tuyết Kỳ lừa giúp tôi tìm Trương, vì vậy tôi đi với cô ta. Nhưng ngay khi chúng tôi rời khỏi xưởng, cô ta lẻn đi và bỏ rơi tôi một mình.
Tôi cũng được gia đình cho biết khi họ đến nhà tù thăm tôi, Cát đuổi họ về, và cũng bảo vấn đề về chân của tôi là do tuổi cao, và tôi chưa bao giờ bị tra tấn trong tù.
Khi trở lại buồng giam, tôi nhờ lính canh Thường Vũ Nùng giúp tôi tìm Trương, và cô ta đồng ý. Sau nhiều cố gắng, cuối cùng Trương cũng tới gặp tôi. Tôi kể cho cô ta về ba ngày tra tấn dã man mà tôi phải chịu đựng, và yêu cầu cô ta duy hộ công lý cho tôi. Cô ta mất kiên nhẫn và bỏ đi. Tôi không bao giờ nhận được phản hồi từ cô ta, mặc dù cô ta đã hứa xem xét vấn đề này.
Trong đại dịch COVID-19, tôi phải chịu thêm một lần tra tấn ba ngày nữa, khi lính canh Tôn Vĩ Tịnh và Lý Tiếu Y trực. Một tù nhân nghe được Tôn và Lý yêu cầu những kẻ tra tấn bịt miệng tôi lại để ngăn tôi la lớn. Vào ngày thứ hai của cuộc tra tấn, một tù nhân định đưa tôi sang đội khác, nhưng bị Tôn ngăn lại, vì cho rằng việc này sẽ giúp đội kia nhận thưởng vì tra tấn tôi. Điều này dẫn đến việc tra tấn càng tệ hơn vào ngày thứ ba.
Khi mặt tôi đầy vết bầm tím, lính canh yêu cầu tôi đeo bịt mặt và quần áo dài như trước, để người khác không nhìn thấy những vết thương.
Chỉ sau khi tôi hầu như hồi phục, lính canh Lý mới đến để “điều ta” vụ việc. Tuy nhiên, cô ta liên tục ngăn tôi nói và cũng dừng ghi hình chiếc máy quay gắn trên người cô ta. Tôi chỉ ra cô ta đã ra lệnh cho các tù nhân nhặt rết để lên người tôi. Cô ta cho rằng các tù nhân đó chỉ nhặt rau dại với những người khác. Khi tôi nói cô ta vẫn thờ ơ khi tôi hai lần báo với cô ta về việc bị tra tấn, cô ta không nói lời nào.
Thực tế, không chỉ những lính canh, mà còn cả Hạ Như, trưởng Khu 1, cũng phớt lờ việc tra tấn tôi.
Tôi mất ba chiếc răng khi ở tù, trong đó hai chiếc bị rơi vì bị đánh đập tàn nhẫn. Tôi giữ chúng cùng quần áo bị tù nhân xé rách làm bằng chứng của việc bức hại. Vào hôm tôi được thả, ngày 3 tháng 12 năm 2023, Lư Vĩ, trưởng Khu 10 (nơi tôi bị chuyển đến sau đó), và đội trưởng Lý Thục Anh tịch thu chúng cùng các tài liệu khác mà tôi giữ được.
Trong lúc thả tôi, nhà tù bố trí hơn 10 lính canh trông chừng. Họ theo sát tôi, và bắt tôi đi với cảnh sát để hoàn thiện thủ tục, trước khi được trở về nhà với gia đình.
4. Tìm kiếm công lý
Việc tra tấn tôi tàn bạo đến mức vài tù nhân cảm thấy thương xót tôi, và tìm cách phơi bày việc bức hại này trong khi tôi vẫn ở trong tù.
Tháng 9 năm 2022, sau khi gia đình biết được hoàn cảnh của tôi, họ liên lạc với nhà tù, yêu cầu chấm dứt việc tra tấn. Ngày 21 tháng 9 năm 2022, tôi bị chuyển từ Khu 1 sang Khu 10. Vì đại dịch, gia đình tôi không được đến thăm hay gọi điện thoại suốt năm đó. Khi gia đình gặp lại tôi hai năm sau, vào tháng 1 năm 2023, tôi vẫn còn đi khập khiễng, không khá hơn chút nào kể từ lần cuối họ tới thăm.
Từ tháng 2 năm 2023, nhà tù lại từ chối việc thăm thân. Lo lắng cho sự an toàn của tôi, chồng tôi cố gắng đi tìm công lý cho tôi. Ông gửi đơn tố cáo lính canh vì tra tấn tôi, và vụ việc được viện kiểm sát thụ lý. Khi công tố viên Chu Dũng tới điều tra vụ việc, ông ta không khi chép gì khi tôi kể lại việc tra tấn. Tôi hỏi ông ta sao không ghi lại lời khai, ông ta nói sẽ quay lại lần thứ hai và thứ ba. Nhưng ông ta không bao giờ trở lại.
Gia đình tôi cũng yêu cầu nhà tù đưa tôi đến bệnh viện để kiểm tra. Họ chỉ đưa tôi đi chụp CT, nhưng không thấy bất kỳ tổn thương nào, thậm chí trong khi mặt và chân tôi vẫn còn đau. Khi có kết quả chụp CT, nhà tù không gửi bản sao cho tôi hay gia đình. Họ chỉ giơ nó trước mặt gia đình tôi vào ngày tôi được thả. Tôi phải trả 188 Nhân dân tệ phí chụp CT.
Vì nỗ lực đòi công lý của gia đình tôi, nhà tù cũng dần ngừng tra tấn tôi, nhưng tôi vẫn không nhận được nhiều quyền cơ bản. Suốt 3 năm bị giam giữ, tôi chỉ được gặp gia đình 6 lần, bao gồm 3 lần vào năm 2023. 2 lần gặp đầu tiên chỉ kéo dài 20 phút mỗi lần, và 4 lần sau chỉ có 10 phút. Hơn nữa, tôi cũng chỉ được gọi điện thoại 1 lần. Mỗi tháng, tôi chỉ được mua 100 Nhân dân tệ cho nhu yếu phẩm, hiếm khi đủ dùng. Gia đình tôi thường xuyên tới nhà tù thăm tôi, nhưng lính canh hầu như đều từ chối với lý do tôi bị “nghiêm quản”.
Thương tật vĩnh viễn
Khi về nhà, tôi kể cho gia đình và bạn bè về những tra tấn mà mình phải chịu. Tôi cũng phơi bày rất nhiều lời dối trá mà lính canh nhà tù nói với họ để che đậy mọi việc.
Một ngày sau khi được thả, gia đình đưa tôi đến bệnh viện để kiểm tra đầu gối, vốn bị đau suốt hai năm. Bác sỹ cho biết phần sụn giữa xương chày và xương đùi của tôi bị rách, và chỉ có thể chữa trị bằng cách phẫu thuật. Bác sỹ cũng cho hay vết thương này chỉ có thể được phát hiện bằng cách chụp cộng hưởng từ. Vì vậy khi lính canh đưa tôi đến bệnh viện để chụp CT cũng không tìm thấy vết thương.
Thư ngỏ của chồng
Dưới đây là bức thư ngỏ của chồng tôi khi đi tìm công lý. Nó phơi bày việc bức hại từ một góc nhìn khác:
Tên tôi là Cao Bằng Thanh, năm nay 60 tuổi. Ngày 4 tháng 12 năm 2019, vợ tôi Kim Hồng, 56 tuổi, bị Lý Ngọc Bân của Đội An ninh Quốc gia quận Thiết Tây bắt giữ. Ngày 21 tháng 5 năm 2020, công tố viên Ngô Vi Vi của Viện Kiểm sát quận Thiết Tây truy tố vợ tôi, và thẩm phán Trương Chí Cường của Tòa án quận Thiết Tây kết án vợ tôi 4 năm tù vào ngày 17 tháng 8 năm 2020. Chúng tôi không được thông báo về phiên xét xử bà ấy, cũng không hề nhận được bản phán quyết. Vợ tôi kháng cáo, nhưng thẩm phán Lưu Đại Dũng của Tòa án Trung cấp thành phố Thẩm Dương vẫn giữ nguyên bản án sơ thẩm. Vợ tôi bị chuyển vào nhà tù nhưng chúng tôi không hề hay biết.
Khi nghe nói về việc tra tấn và tổn thương của vợ tôi lần đầu tiên vào tháng 7 năm 2021, tôi không tin điều đó. Nhưng khi tôi tới nhà tù thăm vợ, thì bị đuổi đi một cách phi pháp. Và khi tôi vượt qua mọi trở ngại để gặp được vợ trong tù, 2,5 năm sau khi bà ấy bị bắt, tôi đã sốc và đau lòng – vợ tôi trông già và hốc hác; bà ấy không đủ sức để nói chuyện, đi khập khiễng. Tôi không thể tưởng tượng được kiểu tra tấn nào mà vợ tôi phải chịu trong suốt thời gian đó.
Để tìm công lý cho vợ, tôi liên lạc với Phòng Quản lý Nhà tù, Trung tâm Dịch vụ Nhà tù, đường dây nóng Tư vấn Pháp lý Công, Sở Tư pháp tỉnh Liêu Ninh, Viện Kiểm sát ngoại ô Thẩm Dương và các cơ quan liên quan, nhưng không ai giúp đỡ.
Tôi đã đệ đơn lên Tòa án quận Đại Đông, nhưng thẩm phán Quách Úc lừa tôi rút đơn. Tôi gọi cho lãnh đạo của Quách, Thích Lực Khải, nhưng ông ta nói không biết gì về việc này. Tôi cũng đệ đơn lên Viện Kiểm sát ngoại ô Thẩm Dương, và công tố viên Chu Dũng phớt lờ và từ chối nói chuyện với tôi. Khi tôi đến viện kiểm sát và nói chuyện với Chu, thì ông ta nói đã điều tra và không có vi phạm pháp luật. Sau đó, tôi nộp đơn khiếu nại Chu vì tội lơ là trách nhiệm lên Văn phòng Kháng cáo của viện kiểm sát, và họ nhanh chóng trả lời rằng vấn đề trong đơn khiếu nại của tôi không tồn tại.
Sáng ngày 30 tháng 10 năm 2023, sau khi nghe nói về cuộc điều tra của viện kiểm sát về thương tật của vợ, tôi đến đó và yêu cầu xem bản báo cáo, nhưng không ai tiếp tôi. Chiều hôm đó, thẩm phán Chu gọi cho tôi, đồng ý gặp tôi ở nhà tù vào hôm sau.
Khi tôi gặp ông ta vào hôm sau, Chu từ chối đưa tôi xem báo cáo thương tật. Ông ta tỏ ra không quan tâm tới vụ việc, mà cố gắng rũ bỏ toàn bộ trách nhiệm. Ông ta cũng hỏi tôi vài điều không liên quan gì tới vụ việc, như làm sao tôi biết về thương tật của vợ, ai chuẩn bị hồ sơ pháp lý cho tôi và tôi có tu luyện Pháp Luân Công không.
Tôi không thể hiểu tại sao Chu lại hỏi tôi như vậy, và rốt cuộc ông ta phục vụ ai. Vợ tôi và gia đình phải chịu đựng quá nhiều, ông ta còn muốn gì nữa?
Sau khi nói chuyện với Chu, tôi yêu cầu quản lý nhà tù đưa cho tôi báo cáo thương tật của vợ tôi. Họ bắt tôi đợi một tiếng, trước khi nhà tù cử Lư Vĩ, trưởng Khu 10 và lính canh Lý phụ trách nhóm của vợ tôi đến nói chuyện với tôi. Họ nhấn mạnh rằng không thể cho xem báo cáo mà không có sự đồng ý bằng văn bản của công tố viên.
Trên thực tế, lính canh nhà tù tiết lộ rằng họ đã gặp Chu sáng hôm đó trước khi Chu gặp tôi. Có thể họ đã quyết định không đưa báo cáo cho tôi.
Trong khi đó, Lư yêu cầu những người thân đi cùng tôi tới nhà tù phải xuất trình căn cước. Cô ta nói họ không được phép ở đây nếu không phải là người nhà. Tôi hỏi cô ta căn cứ pháp lý cho yêu cầu đó, và cô ta không thể đưa ra. Khi tôi hỏi tên, cô ta lật thẻ vào trong và rời đi. Những lính canh đó rất bất lịch sự, thậm chí với cả những người nhà như chúng tôi. Điều đó khẳng định vợ tôi phải đối mặt với sự tra tấn khủng khiếp hơn.
Do tâm lý căng thẳng, sức khỏe của tôi suy sụp nhanh chóng và tôi bị đột quỵ, không thể tiếp tục làm việc. Tôi lo lắng suốt ngày đêm, liệu vợ tôi phải chịu tra tấn thêm không hay có được về nhà an toàn không.
Mặc dù con đường đi tìm công lý rất gian nan, tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Tôi tìn rằng công lý có thể muộn, nhưng chắc chắn sẽ đến! Tôi cũng tin thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Thần đang dõi theo chúng ta. Tôi mong rằng những người tốt có thể nhanh chóng giúp đỡ đưa thủ phạm ra trước công lý!
Báo cáo liên quan:
Cuộc chiến đầy khó khăn để được thăm thân nhân đang bị cầm tù oan sai
Người phụ nữ Liêu Ninh bị tra tấn tàn bạo ở trong tù
Tỉnh Liêu Ninh: Một người phụ nữ bị tra tấn ở trong tù vì không từ bỏ đức tin của mình
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/3/24/474352.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/5/216902.html
Đăng ngày 23-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.