Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục
[MINH HUỆ 08-04-2024] Một lần nọ khi tôi đang cùng các đồng tu chia sẻ, một đồng tu nói đã tìm ra chấp trước căn bản của mình, đó chính là tâm an dật. Cái tâm đó định ra cho bản thân anh ấy một “vùng thoải mái”. Trong cái “vùng thoải mái” này thì bản thân là người trẻ khỏe, không phải lo cơm áo gạo tiền, cứ thế làm việc, sinh sống và tu luyện theo cách riêng của bản thân, rất dễ chịu. Một khi có ai chạm vào vùng này, ví như làm phiền đến bản thân, thì anh ấy lập tức sẽ không chịu, liền sốt ruột không nhẫn nại và nổi nóng, thậm chí còn gào thét lên, các loại ma tính đều đồng loạt bùng phát. Về cơ bản là do cái “tâm an dật” đó bị động chạm tới.
Nghe vậy trong tâm tôi rất chấn động. Trước đây tôi chưa từng nghiêm túc mà cẩn thận xem xét cái tâm an dật này. Còn về tình huống mà đồng tu nói đến ở trên, tôi không những đều có cả, mà còn biểu hiện ở rất nhiều phương diện.
Thí dụ như mặc dù tôi đã đặt ra mục tiêu dài hạn và thời gian cố định để học thuộc Pháp, nhưng lại thường tìm lý do để học ít một chút hoặc không học chút nào và thay thế bằng việc học bài giảng Pháp tại các nơi. Nguyên nhân là nhân tâm của bản thân cho rằng học giảng Pháp tại các nơi sẽ thoải mái và nhẹ nhàng hơn, cái khổ phải chịu có thể sẽ ít đi. Lúc đả tọa rõ ràng có thể kiên trì trong một tiếng đồng hồ, nhưng chỉ hơi hơi đau một chút tôi bèn tháo chân xuống. Khi học Pháp tập thể, tôi hầu như đều ngồi trong tư thế đơn bàn hoặc tán bàn (ngồi khoanh chân), nếu đồng tu nhắc nhở thì tôi bèn ngồi song bàn một chút và khi thấy hơi đau sẽ liền tháo chân ra, không thể nghiêm khắc yêu cầu bản thân.
Về việc luyện công buổi sáng, có khi dậy muộn và luyện không đủ năm bài công Pháp, nhưng cũng không muốn luyện bù. Khi gặp chút việc khó khăn, liền cảm thấy sợ khó sợ khổ, không muốn làm hoặc trì hoãn thực hiện việc đó, không muốn đối mặt với mâu thuẫn…… chính là muốn thoải mái, cái nhân tâm đó cho rằng: thoải mái thật tốt biết bao.
Vợ tôi (cũng là học viên) thấy tâm an dật của tôi quá nặng nên bèn cảnh tỉnh tôi, nói rằng người không thể chịu khổ thì vật chất màu đen sẽ nhiều; những gì cản trở người tu luyện tinh tấn đều là nghiệp lực, anh thực sự chịu khổ thì nghiệp lực sẽ chết, nghiệp lực đương nhiên không thể để yên. Chịu khổ chẳng đúng là việc tốt sao, các sinh mệnh ở không gian khác muốn tu luyện lên cao, nhưng lại không có thân người, không thể chịu khổ, vậy nên không thể đề cao được. Chúng ta nên trân quý cơ hội có thể chịu khổ, có thể tu luyện này!
Đúng vậy, người thường đều nghĩ rằng thoải mái là việc tốt, khi cảm thấy thoải mái, họ sẽ vui vẻ nói “thoải mái chết đi được“. Tuy nhiên đối với một người tu luyện mà nói, nếu đúng là rất thoải mái, không có bệnh cũng không có khổ, thì chính là không thể tẩy tịnh bản thân, không thể chân chính phản bổn quy chân, chỉ có thể vĩnh viễn làm người tại thế gian, thậm chí làm người cũng không nổi. Như vậy, đứng tại cao tầng mà xem xét thì vị mà đã từng là thần kia sẽ mãi mãi không quay về được nữa, há chẳng phải chính là đã chết rồi sao? Đúng là “thoải mái chết đi được!”
Càng nghĩ càng thấy sợ, một tâm chấp trước nghiêm trọng như thế mà tôi lại có thể không xem ra gì đến như vậy. Tôi không thể ham cầu “thoải mái”, tôi còn phải làm tròn thệ ước, theo Sư phụ trở về nhà chứ!
Sau khi chuyển biến quan niệm, tôi phát hiện bản thân không còn sợ chịu khổ nữa, khi gặp khó khăn gian khổ, tôi không còn tỏ ra thiếu kiên nhẫn và bất lực như trước nữa. Hiện giờ khi thức dậy vào buổi sáng, dù có thấy buồn ngủ thì tôi cũng không để mình lơ mơ theo nó mà lập tức bật dậy để tỉnh táo tích cực luyện công. Khi tôi ngồi đả tọa thì dù đau đến đâu cũng không tháo chân ra nữa. Đồng tu vợ tôi có làm phiền thì tôi cũng không còn cáu gắt và thiếu kiên nhẫn nữa. Tôi cũng không còn cái tâm ngại khó khi học thuộc Pháp nữa.
Khi thực sự đối mặt với cái “khổ” này và từng bước vượt qua nó, tôi cảm thấy được niềm hân hoan từ trong thâm tâm. Tôi quyết tâm nhất định phải tu bỏ tâm chấp trước căn bản cầu an dật này, nắm bắt thời gian để tu luyện tinh tấn, làm tròn thệ ước.
Trên đây là một chút nhận thức ở tầng thứ hiện tại của tôi, nếu có chỗ nào thiếu sót, mong đồng tu góp ý.
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/8/474720.html
Đăng ngày 08-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.