Bài viết của phóng viên Minh Huệ Thẩm Dung

[MINH HUỆ 22-04-2024] Ngày 25 tháng 4 năm nay đánh dấu kỷ niệm 25 năm Cuộc thỉnh nguyện Ôn hòa ở Bắc Kinh vào năm 1999. Sau khi hàng chục học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân, thành phố phụ cận Bắc Kinh bị bắt vào tháng 4 năm 1999, khoảng 10.000 học viên đã đến Văn phòng Khiếu nại Trung ương ở Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 4 năm 1999 để yêu cầu thả họ một cách ôn hòa.

Mặc dù Thủ tướng Chu Dung Cơ đã giải quyết vấn đề thỏa đáng vào ngày hôm đó, nhưng ba tháng sau, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công trên toàn quốc. Kể từ đó, hàng triệu học viên đã bị phân biệt đối xử và ngược đãi vì đức tin của họ.

Bản chất tà ác của ĐCSTQ lộ ra

Các học viên Pháp Luân Công đến từ mọi thành phần xã hội. Dưới sự cai trị toàn trị của ĐCSTQ, cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của họ khiến công chúng Trung Quốc cũng như thế giới nói chung phải ngạc nhiên. Theo ông Tống Quốc Thành, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế của Đại học Quốc lập Chính trị Đài Loan, cuộc thỉnh nguyện này là một ví dụ chưa từng có về việc dân thường lên tiếng thông qua kháng nghị và đàm phán ôn hòa với chính phủ.

Công chúng, gồm cả cảnh sát làm nhiệm vụ, hết sức ấn tượng trước phong thái ôn hòa và lý tính của các học viên. Nhưng sau đó, lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân vì đố kỵ, không chịu đựng được điều này. Ông ta đã bất chấp các ủy viên khác trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị, đơn phương quyết định thành lập Phòng 610 để chỉ đạo việc đàn áp có hệ thống. Ngoài ra, ông ta còn ra lệnh “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, và hủy hoại thân thể” các học viên.

Nhà bình luận chính trị cấp cao Tang Phổ cho biết, mặc dù thủ tướng lúc bấy giờ là Chu Dung Cơ đã ra lệnh thả các học viên bị giam giữ ngay trong ngày hôm đó, nhưng Giang đã nhanh chóng thành lập Phòng 610 để tổ chức cuộc bức hại trên toàn quốc. Nạn bắt giữ, giam cầm, và tra tấn hàng loạt tàn khốc không kể xiết. Ông Tang còn cho biết: “Đàn áp một nhóm ôn hòa như Pháp Luân Công cho thấy bản chất tà ác của ĐCSTQ.”

Bảo vệ nhân quyền

Hầu hết các học viên Pháp Luân Đại Pháp là những công dân bình thường cố gắng trở thành người tốt hơn bằng cách tuân theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn. Họ không quan tâm đến chính trị, và yêu cầu của họ — có một môi trường không bị quấy nhiễu để tu luyện — là một quyền cơ bản được Hiến pháp bảo vệ. Vậy mà, những học viên có tiêu chuẩn đạo đức cao thượng ấy lại là đối tượng mà ĐCSTQ lo sợ.

Nhà bình luận kinh tế chính trị cao cấp Ngô Gia Long cho rằng điều này là do bản chất của ĐCSTQ là hận thù và sự tàn bạo. Bởi vậy, nó không thể dung nạp các giá trị truyền thống như Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công. Do đó, chế độ không thể chấp nhận được cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 mặc dù nó diễn ra hết sức ôn hòa và hợp lý.

Ông Tang cho biết nhiều người không hiểu rõ ĐCSTQ tà ác như thế nào, mà chỉ đơn giản coi Trung Quốc là một thực thể kinh tế lớn mạnh. Ông giải thích: “Trên thực tế, ĐCSTQ cổ xúy cho những nhân tố phụ diện nhất trong nhân tính, và đưa chúng vào chủ nghĩa Mác. Khi thúc đẩy chủ nghĩa vô thần, nó chống lại mọi tín ngưỡng. Vì thế, tất nhiên nó sẽ đàn áp Pháp Luân Công và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.”

Sự sụp đổ của ĐCSTQ là điều không thể tránh khỏi

Ông Tống cho rằng không một thực thể chính trị nào tước đoạt quyền tự do của con người, coi thường các giá trị phổ quát, và đi ngược lại nhân quyền có thể tồn tại lâu. Ông tiếp tục: “Bởi vì mọi hệ thống chính trị đều phải tuân thủ nhân tính cơ bản mới có thể tồn tại. Sự sụp đổ của ĐCSTQ là điều không thể tránh khỏi. Sự tàn bạo của nó đối với dân thường, trong đó có các học viên Pháp Luân Công, đã định ra rằng nó sẽ bị loại bỏ không sớm thì muộn.”

Ông Tang đồng tình, và cho rằng, chúng ta chứng kiến sự sụp đổ của ĐCSTQ chỉ còn là vấn đề thời gian, vì không một chế độ toàn trị nào có thể tồn tại mãi. Ông khẳng định: “ĐCSTQ chắc chắn sẽ tan rã.”

ĐCSTQ phải xin lỗi

Ông Tống tin rằng ĐCSTQ phải nghiêm túc xin lỗi Pháp Luân Công, bởi nó “đã bóp méo yêu cầu cơ bản của các học viên Pháp Luân Công [trong cuộc thỉnh nguyện] là được tự do tu luyện thành chống lại Đảng”, ông giải thích.

Bản chất tà ác của ĐCSTQ khiến nó không thể tôn trọng nhân quyền hay sinh mạng; thay vào đó, nó duy trì quyền lực bằng lừa mị và đàn áp. “Vì vậy, ĐCSTQ phải ngẫm lại về việc ngược đãi Pháp Luân Công, đưa ra lời xin lỗi chính thức, và trả lại thanh danh cho Pháp Luân Công.”

Công lý sẽ chiến thắng

Mặc dù cuộc bức hại vẫn tiếp diễn ở Trung Quốc, nhưng ông Tang rất vui khi biết ngày càng có nhiều tiếng nói ủng hộ từ khắp nơi trên thế giới. Ông đã chứng kiến các học viên Pháp Luân Công phát tài liệu ở nhiều nơi như Đài Loan, Châu Âu, và Hoa Kỳ. Đây là sức mạnh lớn, vì nó dựa trên niềm tin của họ vào Chân-Thiện-Nhẫn. Ông tin rằng Pháp Luân Công sẽ phát triển mạnh mẽ ở khắp nơi.

Ông Tống cho rằng Pháp Luân Công đề cao các giá trị phổ quát và mặt tốt đẹp trong nhân tính, và bởi vậy môn tu luyện này luôn có ích cho xã hội.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/22/475469.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/26/216752.html

Đăng ngày 02-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share