Bài viết của Minh Ngôn, phóng viên báo Minh Huệ ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-02-2012] Chu Vĩnh Khang, người đứng đầu ủy ban chính trị và lập pháp trung ương đã đến thăm nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc trong hai năm 2010 và 2011, để triển khai tổ chức và giám sát trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ông ta đã phạm vô số tội ác. Sau đây là một phần của những tội ác mà ông ta đã thực hiện trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Tháng 04 năm 2011, Chu Vĩnh Khang đến thăm tỉnh Vân Nam để thúc giục các viên chức ở đây gia tăng đàn áp Pháp Luân Công bằng việc thành lập các trại tẩy não. Ông ta đến thành phố Vũ Hán vào tháng 05, và kết quả là một số lượng lớn học viên đã bị bắt. Ông ta đến tỉnh Hồ Nam vào tháng 06, mục đích gia tăng bức hại ở đây. Rồi tháng 07 ông ta đến Thượng Hải, tháng 11 ông ta đến Tây An và thành phố Hán Trung ở tỉnh Thiểm Tây, thuyết phục các viên chức ở đây thành lập các trại tẩy não để bức hại các học viên. Cuối tháng 11 ông ta đến Khu tự trị Tân Cương, và ông ta tiếp tục đến tỉnh Quý Châu vào tháng 12. Chỗ nào ông ta đến, ông ta đều thuyết phục các viên chức gia tăng bức hại, kết quả là nhiều học viên đã bị bắt và bị đưa đến các trại tẩy não.

Một ví dụ điển hình về tội ác của Chu Vĩnh Khanh là ông ta đã chỉ đạo việc bắt giữ ông Lý Húc Bằng, một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Tây An. Ngay sau khi Chu rời khỏi Tây An, viên chức ở Đội an ninh nội địa và ở thành phố Tây An đã đến thành phố Quảng Châu vào ngày 25 tháng 11 năm 2011 để bắt ông Lý Húc Bằng ở đó. Có nhiều công an được trang bị vũ trang và mặc áo chống đạn đã xông vào căn phòng trọ của ông Lý, lục soát và bắt ông. Đây là lần thứ tám ông Lý bị bắt. Ông bị đưa về Tây An ngay trước Tết Nguyên Đán và hiện giờ đã mất tích.

Một phần tội ác của Chu Vĩnh Khang trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công (từ năm 2010 đến năm 2011)

Cuối năm 2009 đến đầu năm 2010, Chu Vĩnh Khang đặc biệt chỉ thị cho các tòa án và phòng ban khác có nhiều hành động chống lại Pháp Luân Công, ra lệnh cho họ giải quyết các hồ sơ về học viên Pháp Luân Công một cách nhanh chóng và xử phạt nặng.

(1) Từ ngày 14 đến ngày 15 tháng 04 năm 2010, Chu đã thực hiện một chuyến công tác đặc biệt tới Thượng Hải, thành phố Gia Hưng ở tỉnh Chiết Giang, Côn Sơn ở tỉnh Giang Tô và nhiều nơi khác. Các học viên ở các khu vực xung quanh Thượng Hải đã bị sách nhiễu và bị bắt giữ với lý do Hội chợ triển lãm thế giới (World Expo). Các viên chức nói rằng cấp trên của họ đã yêu cầu các học viên ở các thành phố này không được đến Thượng Hải.

(2) Tháng 04 năm 2010, một lá thư kêu oan của nhiều người cho một học viên Pháp Luân Công vô tội đã bất ngờ thu hút được sự chú ý. Theo lời một viên chức, cá nhân Chu Vĩnh Khang đã chỉ đạo điều tra. 376 người dân ở huyện Thanh Nguyên, thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh đã cùng ký tên vào lá thư đó, kêu gọi minh oan cho học viên Từ Đại Vĩ đã qua đời vì bị tra tấn ở Nhà tù Đông Lăng, thành phố Thẩm Dương. Nhờ có cuộc điều tra đặc biệt này của chính quyền, có một số kênh truyền thông nước ngoài đã đăng lại tin tức trên. Điều này đã trở thành “sự kiện bức thư chung”. Lãnh đạo cục tư pháp huyện Thanh Nguyên và phòng công an đã lái xe đến những ngôi làng xa xôi này vào ngày 7 tháng 4 để trực tiếp điều tra về lá thư đó. Họ điều tra xem ai là người khởi xướng và đe dọa dân làng không được theo đuổi sự kiện này.

(3) Ngày 20 tháng 06 năm 2010, Chu Vĩnh Khang lén lút đến thành phố Thành Đô để chủ trì Hội nghị ủa Ủy ban chính trị và luật pháp quốc gia.

(4) Ngày 25 tháng 06 năm 2010, Chu đến thành phố Cáp Nhĩ Tân. Lúc 2 giờ 20 chiều hôm đó, Chu đã đến Tòa Trung thẩm thành phố Cáp Nhĩ Tân.

(5) Cuối tháng 7 năm 2010 hay đầu tháng 8, viên chức Phòng 610 đã mở một cuộc họp ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Có thông tin rằng Chu Vĩnh Khang đã nhắc lại chỉ thị nguyên gốc của Giang tại cuộc họp, nhằm “thanh trừng Pháp Luân Công trong ba tháng”. Ông ta cũng phân bổ ngân sách cho việc đàn áp Pháp Luân Công.

(6) Tháng 08 năm 2010, Chu Vĩnh Khang đến Nhà máy số 505 ở thành phố My Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, nơi các học viên Pháp Luân Công bị giam cầm tại một trại tẩy não.

(7) Tháng 09 năm 2010, Chu Vĩnh Khang tới thành phố Hoài Hóa, và chỉ thị cho các viên chức ở đây gia tăng bức hại. Viên chức ở thành phố Hoài Hóa và Phòng 610 liên tục sách nhiễu gia đình các học viên, đe dọa học viên hay gia đình họ ký vào một số biên bản nào đó. Có hơn 10 học viên đã bị bắt đến Trại tẩy não Hoài Hóa. Những học viên này sống ở thành phố Hoài Hóa và một số vùng xung quanh Khu tự trị Tương Tây.

(8) Ngày 15 tháng 11 năm 2010, Chu Vĩnh Khang đến quận Vạn Châu ở Trùng Khánh và ngày 16 tháng 11 thì ở Trùng Khánh. Trong hai ngày 15 và 16, Chu cùng với bí thư đảng Trùng Khánh là Bạc Hy Lai cùng với cục trưởng cục công an Vương Lập Quân đã gặp với nhiều người để chỉ đạo các viên chức ĐCSTQ đàn áp và bắt giữ người dân đi kháng cáo, người bất đồng chính kiến, người theo tôn giáo và học viên Pháp Luân Công.

Trước khi Chu đến Trùng Khánh, vào ngày 23 tháng 10, người ở Phòng 610 quận Vạn Châu và Đội an ninh nội địa đã thực hiện rất nhiều cuộc vây bắt. Họ đã bắt các học viên gồm: Hà Viễn Liên, Hùng Nhiên, Lưu Đăng Tú, Đào Vu Khuê,Khưu Tường Trân, Lưu Lệ, Ngụy Đại Bích, La Hồng Phân và một học viên có họ Tần, rồi giam họ tại Trại tẩy não Chu Gia Bá ở quận Vạn Châu.

Ngày 16 tháng 11, viên chức Phòng 610 Trùng Khánh và Đội an ninh nội địa đã bắt nhiều học viên để lấy lòng Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai.

(9) Ngày 23 tháng 11 năm 2010, Chu Vĩnh Khang đến thành phố Tế Ninh và Tế Nam ở tỉnh Sơn Đông. Ông ta đã đến Tòa án quận Trung ở Tế Ninh, nơi các viên chức đã kết án các học viên nhiều năm tù. Tối ngày 12 tháng 11 năm 2010, dưới sự xúi giục của Chu, có hai vụ bắt giữ đã xảy ra ở thành phố Tế Nam. Khoảng 10 học viên đã bị bắt, nhà họ cũng bị lục soát. Ngày 7 tháng 12, viên chức Phòng 610 tỉnh Sơn Đông đã đến thành phố Tế Ninh và nghỉ ở khách sạn Hoàng Hoài. Những kẻ bức hại ở Phòng 610 quận và thành phố đã ra lệnh cho các cán bộ ở ủy ban khu phố đến thông báo cho các học viên địa phương tới tham dự một cuộc họp, và sau đó bắt các học viên ký vào “thư bảo đảm”.

(10) Tháng 11 năm 2010, các học viên Pháp Luân Công đã phát thông tin về Pháp Luân Công thông qua một đài phát thanh do chính quyền kiểm soát đó là Đài phát thanh giao thông Đại Liên. Chu Vĩnh Khang đã đến thành phố Đại Liên và huy động toàn bộ công an, kể cả quân đội, và trực tiếp ra lệnh cho họ đi bắt các học viên.

(11) Đầu tháng 04 năm 2011, Chu Vĩnh Khang đến thành phố Vũ Hán. Hai tuần sau, làn sóng bắt bớ các học viên Pháp Luân Công đầu tiên đã lên đến đỉnh điểm. Ngày 20 tháng 4, viên chức Phòng 610 Vũ Hán đã đồng thời bắt ít nhất mười học viên. Chỉ ba ngày sau, số người bị bắt đã tăng lên ít nhất là 16. Cuối tháng 05, một tháng sau lần bắt giữ đầu tiên, họ đã bắt ít nhất 45 học viên. Từ lúc cuộc bắt giữ xảy ra vào tháng 4 năm 2010, ít nhất 18 học viên bị giam tại Trại tẩy não thành phố Vũ Hán (Trại tẩy não Dương Viên), và ít nhất chín học viên bị giam tại Trại tẩy não Hồ Bắc (Trại tẩy não Bản Kiều). Khoảng bảy học viên bị giam tại Trại tẩy não Ngạch Đầu Loan ở quận Kiều Khẩu, khoảng sáu học viên đã bị giam tại Trại tẩy não Kham Gia Ky ở quận Giang Ngạn, ít nhất 11 học viên bị giam tại Trại tẩy não Nhị Bằng ở quận Giang Hán.

Các vụ bắt giữ đều liên quan đến lần viếng thăm của Chu Vĩnh Khang đến thành phố Vũ Hán vào đầu tháng 4. Theo lệnh của Chu, phòng công an đã thành lập một đội hành động liên hợp, gồm theo dõi, giám sát, và bám theo các học viên.

(12) Tháng 5 năm 2011, sau khi Chu Vĩnh Khang đến tỉnh Vân Nam, viên chức Phòng 610 đã bắt nhiều học viên trong tháng 5 hoặc tháng 6. Nhiều công an nói: “Cấp trên đã ra lệnh cho chúng tôi bắt họ.” Dưới mật lệnh của Chu, trong lúc đến thăm tỉnh Vân Nam, viên chức Phòng 610 thành phố Côn Minh và người ở Phòng công an thành phố Côn Minh đã bắt các học viên: Trần Hoán Lệ, Trương Tiểu Hoa, Trương Hiểu Vân, Đổng Bích Vi, Cố Lệ Thanh, Đinh Quế Anh, Bành Chính Lan, và một học viên có họ là Quách, cùng nhiều người khác vào ngày 11 tháng 05 năm 2011.

(13) Tháng 6 năm 2011, Chu Vĩnh Khang đến tỉnh Hồ Nam, mục đích để gia tăng cuộc bức hại ở đây. Một nhà tù địa phương đã huấn luyện một đội đặc biệt để bức hại các học viên.

(14) Vào ngày 04 hoặc 05 tháng 7 năm 2011, Chu Vĩnh Khang đến Thượng Hải.

(15) Ngày 22 tháng 08 năm 2011, dưới chỉ dẫn của Chu, viên chức ở ủy ban chính trị lập pháp và Phòng 610 ở Trùng Khánh đã tổ chức nhiều phiên tẩy não. Ngoài ra, nhiều viên chức ở phòng công an huyện, viện kiểm sát và tòa án, người ở các phòng ban khác và ở ủy ban khu dân cư cũng cùng tham gia bắt giữ các học viên Pháp Luân Công và giam họ tại các trại tẩy não.

Ngày 28 tháng 05 năm 2011, học viên Vương Quế Lan bị đưa đến trại giam thành phố. Công an cho rằng bà là một trong những người lên kế hoạch treo các biểu ngữ vào tháng 4 năm 2010 nhằm vạch trần việc Bệnh viện trung ương quân đội thành phố Thẩm Dương tham gia vào việc mổ cắp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống (Sau khi tội ác của Bệnh viện trung ương quân đội thành phố Thẩm Dương trong việc mổ cắp nội tạng bị vạch trần, Chu Vĩnh Khang đã tới Thẩm Dương để sắp đặt cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công).

(16) Lúc 8 giờ sáng ngày 27 tháng 10 năm 2011, học viên Vân Tiêu (trước đây có tên là Vương Học Minh) ở thành phố Vũ Hán, đã bị bắt tại nơi làm việc ở Hán Khẩu. Trụ sở “trường Phú Đức” ở Vũ Hán và chi nhánh của nó ở Nam Xương, Vũ Xương, Hán Khẩu, Mao Điếm đã bị khám xét và bị ép phải đóng cửa. Cá nhân Chu Vĩnh Khang có tham gia trong việc này và đã lên kế hoạch bức hại việc này như là một trong những vụ việc lớn của quốc gia. Trường Phú Đức ở Vũ Hán và nhiều chi nhánh của trường ở Trung Quốc đều bị đóng cửa trong ngày 27 tháng 10 năm 2011. Nhiều người đã bị đưa đi, và một số giáo viên thì bị bắt. Hai vợ chồng Vân Tiêu và Văn Thu (bút danh) đã bị bắt. Một số giáo viên đã rời đi, còn lại một số giáo viên thì bị quản thúc ở nhà. Toàn bộ học sinh bị trả về địa phương. Học viên Vân Tiêu vẫn bị mất tích.

(17) Đầu tháng 11 năm 2011, Chu Vĩnh Khang tới thành phố Tây An. Công an ở Đồn công an đường Đào Viên đã bắt nhiều học viên. Sau đó Chu Vĩnh Khang đến thành phố Hán Trung, thuyết phục những kẻ bức hại ở đây thành lập các trại tẩy não. Ngay sau khi Chu rời khỏi Hán Trung, người ở Phòng 610 thành phố đã bắt nhiều học viên. Họ đã mở một phiên tẩy não vào ngày 22 tháng 11.

(18) Tháng 11 năm 2011, sau khi Chu Vĩnh Khang hoàn thành việc sắp đặt đàn áp Pháp Luân Công ở tỉnh Thiểm Tây, ông ta đã đến Khu tự trị Tân Cương, nơi ông ta mở một cuộc họp nói xấu Pháp Luân Công và sắp đặt bức hại các học viên. Các viên chức địa phương đã tổ chức một cuộc triển lãm tại Bảo tàng khoa học và công nghệ Tân Cương nhằm nói xấu Pháp Luân Công. Ngày 25 tháng 11, Chu Vĩnh Khang đã mở một cuộc hội thảo ở Tân Cương. Theo đó, các viên chức địa phương ở Tân Cương đã ép người dân ký vào một “thẻ cam kết”, để lừa dối và âm mưu khiến người dân mâu thuẫn với Pháp Luân Công.

(19) Tháng 12 năm 2011, Chu Vĩnh Khang đến tỉnh Quý Châu. Theo lệnh của Chu, nhiều trường cấp một và cấp hai đã truyền bá những thông tin sai lệch trên đài phát thanh và ép các học sinh phải viết những bài báo công kích Đại Pháp. Cũng theo sự chỉ đạo của Chu Vĩnh Khang, công an ở phòng công an, viên chức ở viện kiểm sát, tòa án và khu dân cư đã chụp ảnh nhà các học viên và bắt người nhà của họ ký vào nhiều biên bản, đe dọa và tống tiền họ.

(20) Ngày 06 tháng 02 năm 2012, Chu Vĩnh Khang, cùng với Du Phàm và Bàng Hồng, đã bí mật họp tại thành phố Quý Dương, âm mưu bức hại các học viên. Sáng ngày 06 tháng 02 năm 2012, Chu Vĩnh Khang đã triệu tập một cuộc họp, yêu cầu các viên chức chính quyền và công an, Viện kiểm sát, tòa án lên kế hoạch bức hại các học viên.

Chu Vĩnh Khang là một trong những thủ phạm chính tích cực thi hành chính sách bức hại của Giang. Bất cứ nơi nào ông ta đến, các học viên Pháp Luân Công đều bị bắt, bức hại thì trở nên trầm trọng hoặc các trại tẩy não được thiết lập, và tâm trí người dân bị đầu độc. Ông ta phải bị trừng phạt theo công lý và luật pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/2/22/迫害元凶周永康过去两年来的罪恶行迹-253338.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/3/2/131861.html
Đăng ngày 30-3-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share