Luật sư bào chữa vô tội cho học viên Khấu Sang Kim tại phiên xử phúc thẩm

Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-01-2012] Lúc 9 giờ sáng ngày 01 tháng 12 năm 2011, Tòa án quận Tây Phong ở thành phố Khánh Dương tỉnh Cam Túc đã mở phiên xử phúc thẩm buộc tội ông Khấu Sang Kim. Luật sư của ông Khấu, đã từ Bắc Kinh đến để bảo vệ, và biện hộ cho sự vô tội của ông. Vì thế mà toàn bộ những người có mặt ở phiên tòa đều có cơ hội được biết về sự quang minh và tốt đẹp của Pháp Luân Công, và sự thật về cuộc bức hại tàn bạo mà các học viên Pháp Luân Công đang phải đối mặt dưới chế độ cộng sản Trung Quốc.

Ông Khấu, 60 tuổi, từng là cán bộ thuộc Cục Thương mại Khánh Dương. Sức khỏe của ông, và vợ ông là bà Lý Thụy Hoa, cùng con gái là Khấu Quyên Quyên đều được cải thiện và trở nên tốt hơn sau khi họ bắt đầu tập Pháp Luân Công. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thi hành chính sách đàn áp Pháp Luân Công, và điều này đã mang lại sự thống khổ cho gia đình họ.

1. Không chứng cứ hiện hữu nào chỉ rõ điều luật nào bị vi phạm

Trong quá trình điều tra tại tòa, luật sư đã chất vấn về toàn bộ chứng cứ do công tố viên cung cấp và chỉ ra rằng những chứng cứ này không dùng được theo luật pháp.

Ông Khấu đã nói lý do tại sao ông tập Pháp Luân Công. Ông nói “Tôi bị ung thư gan, ung thư dạ dày, và nhiều bệnh khác. Bệnh viện tuyên bố rằng bệnh của tôi không chữa được. Từ lúc tôi tập Pháp Luân Công, mọi bệnh của tôi đều biến mất và tôi đã trải nghiệm được sự thay đổi kỳ diệu cả về thể chất và tinh thần.

Ông Khấu cũng tuyên bố rằng việc bắt giữ cũng như toàn bộ chứng cứ được thu thập để chống lại ông đều là phi pháp. Vào ngày ông bị bắt, hơn chục viên công an ở phân cục công an quận Tây Phong đã cạy cửa nhà ông Khấu rồi xông vào nhà ông. Tuy nhiên, không một người nào mặc cảnh phục, và công an đã lục soát nhà ông mà không xuất trình bất kỳ giấy tờ tùy thân nào. Lần đầu tiên ông Khấu thấy lệnh khám nhà là ở tòa án. Trong lúc bắt giữ, công an rất hung hãn, họ đẩy ông xuống ghế sofa và ra lệnh cấm ông cử động. Nhiều người đã chứng kiến việc bắt giữ, bao gồm mẹ ông Khấu, con gái, cháu trai, và hàng xóm xung quanh.

Ông Khấu nói rằng Pháp Luân Công là một tín ngưỡng về tinh thần, và tín ngưỡng về tinh thần thì không vi phạm luật pháp. Nó không phải một tội, và việc sống theo các nguyên lý của Chân Thiện Nhẫn để thành người tốt hơn không phải là một tội. Ông đã yêu cầu được trả tự do ngay lập tức.

Công tố viên đã tuyên bố những tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công được lấy từ máy tính của ông Khấu như là “chứng cứ”. Bà ta bắt đầu bật một trong những đoạn ghi âm đó để người trong phòng xử nghe thấy. Khi đoạn ghi âm bắt đầu được chạy trên máy tính của bà ta, mọi người đều nghe thấy câu “Văn hóa truyền thống Trung Hoa dạy chúng ta rằng một lời hứa có giá trị như ngàn vàng…” Bà ta nhanh chóng dừng đoạn ghi âm và bắt đầu bật lại với một đoạn ghi âm khác. Lần này, câu nói “Văn hóa truyền thống Trung Hoa dạy chúng ta…” lại được nghe thấy. Bà ta dừng lại và lại tiếp tục bật lại, nhưng câu nói trên vẫn tiếp tục vang lên “Văn hóa truyền thống Trung Hoa…” Cuối cùng bà ta buộc phải tắt đi.

Công tố viên nói với quan tòa “Đây là đoạn ghi âm có tựa đề ‘Thoái đảng bảo bình an’.” Bà ta cố bật đoạn ghi âm này, và mọi người có thể nghe được tiếng phát từ đoạn ghi âm như sau “Xin chào bạn. Đây là cuộc gọi miễn phí dành cho bạn…” Bà ta ngừng không bật nữa. Sau một lúc, bà ta lại thử lại “Bạn à, đã bao giờ bạn gia nhập ĐCSTQ, Đoàn thanh niên, hay Đội thiếu niên…” Công tố viên nói “Đây là những gì chúng tôi tìm được trong máy tính của ông Khấu. Nó có nội dung chống lại ĐCSTQ.” Những người đến tham dự phiên xử không nghĩ có điều gì bất ổn đối với những đoạn ghi âm họ nghe thấy. Thay vào đó, họ thấy rằng cả quá trình xét xử thật hài hước.

2. Tín ngưỡng tinh thần là vô tội – Các quyền lợi hợp [Hiến] pháp của công dân là không được phép xâm phạm

Tại giai đoạn biện luận, luật sự đã biện hộ ông Khấu vô tội. Ông nói rằng không có ý thức chủ quan hay hành vi khách quan nào của ông Khấu vi phạm Luật pháp Trung Quốc hay các quy định về hành chính.

Luật sư cũng tranh luận rằng ông Khấu tập Pháp Luân Công với mục đích có sức khỏe tốt và cải thiện về tinh thần, cũng như hướng bản thân trở nên tốt hơn bằng cách tuân theo các nguyên lý của Pháp Luân Công là Chân – Thiện – Nhẫn. Tín ngưỡng thuộc về phạm trù hình thái và lĩnh vực tư tưởng. Tư tưởng của một người không có khả năng cấu thành phạm tội được, và cũng không có “phạm tội tư tưởng” trong các bộ luật của Trung Quốc. Chỉ có hành vi của một cá nhân thì mới được tính là phạm tội. Bất kể một cá nhân tin vào điều gì, miễn là ông ấy không có hành vi phạm tội nào, thì ông ấy là người vô tội.

Trong phiên xử, công tố viên không đưa được bất kỳ chứng cứ nào về việc ông Khấu “lợi dụng tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật,” từ “phạm tội” được nhắc đến khi ông bị buộc tội.

(Ghi chú của ban biên tập: Pháp Luân Công dạy con người ta trở thành người tốt. Có một minh chứng hiển nhiên và bao quát, bên cạnh phạm vi của bài viết này, đưa ra giả thuyết rằng trên thực tế chính ĐCSTQ mới là một tổ chức tà giáo thực sự. [Trong tiếng Hán, từ “tà giáo” thường được dịch thay cho “giáo phái”] Chính ĐCSTQ đang phá hoại việc thực thi những quy định và luật pháp Trung Quốc. ĐCSTQ lạm dụng và uốn cong luật pháp thành công cụ của riêng bản thân nó, biến luật pháp thành vũ khí phụ giúp cho việc bức hại những người tốt.)

Tổ chức dị giáo hay giáo phái nào mà ông Khấu đã gia nhập? Đó là loại tổ chức gì? Những thành viên, nhân viên và cấu trúc quản lý của nó như thế nào? Nó là tổ chức ở bên trong hay bên ngoài Trung Quốc? Ông Khấu Sang Kim giữ chức vụ gì trong tổ chức này? Ông có khả năng gì trong tổ chức này? Ai là người mà ông Khấu giám sát trong tổ chức này? Ông đưa ra những chỉ thị gì? Ông sử dụng tổ chức này như thế nào? Ông có đạt được cấp bậc hay tiền của từ tổ chức này không? Ông Khấu đã phá hoại việc thực thi điều luật hay quy định nào?

Phân phát tài liệu về Pháp Luân Công không vi phạm luật pháp Trung Quốc. Ngược lại, điều này phản ánh quyền tự do ngôn luận, biểu lộ, và tín ngưỡng được quy định trong hiến pháp Trung Quốc. Do đó, phát tài liệu về Pháp Luân Công không phải là tội; trên thực tế đó là những quyền công dân đã được quán triệt thi hành theo hiến pháp.

Về nội dung của các tài liệu về Pháp Luân Công, có một cuốn tài liệu gồm các nội dung về tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, như sách Chuyển Pháp Luân, Chuyển Pháp Luân Pháp giải. Nội dung những cuốn sách này dạy người ta cách tu luyện tâm tính chiểu theo các tiêu chuẩn của Chân – Thiện – Nhẫn. Không có điều gì phi pháp ở trong đó. Họ không tập luyện hay khuyến khích phá hoại bất kỳ điều luật hay các quy định nào của Trung Quốc.

Một loại tài liệu nữa là những tờ rơi có dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp Tốt. Chân – Thiện – Nhẫn Tốt”. Một số khác có nội dung “Trời diệt Trung Cộng. thoái đảng bảo bình an” hay “Trung Quốc cộng sản đảng vong”. Một số tài liệu khác nói về các buổi diễn của Đoàn Nghệ Thuật Thần Vận và sự phục hưng của nền văn hóa truyền thống Trung Hoa 5000 năm. Cũng có các cuốn Cửu Bình, “Giải thể văn hóa đảng” v.v..

Hãy cùng xem xét kỹ lưỡng hơn:

“Pháp Luân Đại Pháp Tốt” là lời để giới thiệu về Pháp Luân Công cho nhiều người, cũng như làm rõ cho những lợi ích của Pháp Luân Công. Đó là hành động nói sự thật và giúp đỡ những người khác trong khuôn khổ của luật pháp. Điều đó hoàn toàn không phải phá hoại luật nào cả. Về những từ “Chân – Thiện – Nhẫn”, đó là những nguyên lý của vũ trụ mà mọi người đều thừa nhận. Đĩa DVD và nhiều tài liệu khác của Đoàn Nghệ Thuật Thần Vận về trình diễn và phổ truyền tinh hoa của nền văn hóa Trung Hoa 5000 năm. Điều đó đáng được trân trọng như những kho báu về tinh thần. Ai là người sẽ và có thể chống lại những nguyên lý này?

Về câu “Trời diệt Trung Cộng” và “thoái đảng bảo bình an”, “Trung Quốc cộng sản đảng vong” và Cửu Bình, theo các nguyên tắc của “chủ quyền thuộc về người dân”, khế ước xã hội và Điều 41 của Hiến pháp Trung Quốc, quy định rằng “Công dân của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền phê phán và đề nghị tới mọi tổ chức và thành viên của chính quyền” những tài liệu này không đề cập điều gì ngoài việc nhắc đến những quyền hợp pháp của công dân.

Các học viên Pháp Luân Công đang bị vu khống mà không có lý do. Không có một phương tiện truyền thông nào cho họ bày tỏ quyền tự do của mình, chính vì vậy họ phải sản xuất tài liệu bằng tiền của họ để giảng chân tướng cho mọi người, vạch trần những lừa dối về Pháp Luân Công của truyền thông nhà nước Trung Quốc, và giới thiệu cho mọi người về vẻ đẹp của Pháp Luân Công. Điều đó có gì sai?

Đã có người nào nhìn thấy học viên Pháp Luân Công có những hành vi bạo lực, hành xử quá khích, hay làm tổn hại đến người khác? Tất nhiên, nhiều người ở Trung Quốc, ngay cả người dân ở nhiều nơi khác trên thế giới, đã từng nghe đến cái gọi là “tự thiêu” trên Quảng trường Thiên An Môn. Cũng có những tuyên bố về các học viên Pháp Luân Công trở thành những kẻ giết người được phát sóng trong những trường hợp điển hình của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). Nhưng có ai không nhận ra rằng CCTV không là gì ngoài một phát ngôn viên tuyên truyền vu khống bất cứ cái gì hay bất cứ ai nằm ngoài quyền lợi của chính quyền ĐCSTQ? Trên thực tế, không một học viên Pháp Luân Công nào là kẻ sát nhân. Và thực tế là không học viên Pháp Luân Công nào tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn. Ai có thể tin rằng các học viên lại làm một việc hoàn toàn đi ngược lại các nguyên lý của Pháp Luân Công, và họ lại làm điều đó chính tại cùng thời điểm khi có nhiều máy quay của CCTV và từng tốp công an Trung Quốc với bình cứu hỏa trên tay tình cờ có mặt tại hiện trường? Cái gọi là “vụ tự thiêu”, cùng với câu chuyện giết người hàng loạt, không là gì ngoài màn tuyên truyền công phu và kỳ công được tính toán và dàn dựng một cách trơ trẽn bởi ĐCSTQ với nỗ lực khiến dư luận chống lại Pháp Luân Công, và theo đó, một cách xuyên tạc, đã “biện hộ” cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công trong tâm trí của công chúng.

Như luật sư đã chỉ ra, không có cái gọi là “phạm tội tư tưởng” trong các bộ luật của Trung Quốc. Tự do tín ngưỡng, cũng được biết là tự do tôn giáo, đã trở thành một quy chuẩn trên toàn thế giới và đã được ghi vào Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và Hiệp định quốc tế về quyền công dân và chính trị. Trung Quốc đã ký vào cả hai hiệp ước này trong nhiều năm trước.

Điều 36 trong Hiến pháp quy định: “Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền tự do tín ngưỡng.” Việc phân ly về tôn giáo và nhà nước là một nguyên tắc phổ quát. Các tổ chức tôn giáo không nên can thiệp vào quyền lựa chọn chính trị của các thành viên. Nhà nước không nên can thiệp vào quyền tự do tín ngưỡng của công dân. Không một cơ quan chính quyền nào được ép buộc người dân ngừng tin vào Pháp Luân Công. Những cơ quan thuộc chính quyền không có quyền dán nhãn những tín ngưỡng tinh thần là “tà giáo” hay tổ chức dị giáo. Làm việc đó chính là sự xâm phạm chính trị vào quyền cá nhân của công dân, và cấu thành trong đó và chính nó vi phạm quyền con người.

Tín ngưỡng của ông Khấu Sang Kim và việc tập Pháp Luân Công là sự phản ánh của tự do tín ngưỡng được quy định theo hiến pháp và quyền lợi hợp pháp của công dân. Việc cơ quan tư pháp làm giả tội danh ông Khấu đã cấu thành tội “tước đoạt phi pháp quyền tự do tín ngưỡng của công dân”. Đây là tội ác phải bị trừng phạt theo luật pháp.

3. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công là sự phá hoại quy mô lớn và có hệ thống luật pháp Trung Quốc

Như mọi người đều biết, lý do hợp pháp duy nhất mà ĐCSTQ dùng để bức hại các học viên Pháp Luân Công là tuyên bố rằng họ đã vi phạm Điều 300 Bộ luật hình sự. Điều này áp dụng cho bất cứ cá nhân nào “lợi dụng tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật.” Thực chất việc buộc tội như thế là thiếu hoàn toàn cả về thực tế và luật pháp.

Tháng 10 năm 1999, Giang Trạch Dân đơn phương tuyên bố Pháp Luân Công là tà giáo. Đó là lần đầu tiên công khai xuất hiện trong cuộc phỏng vấn của tờ báo Le Figaro tại Paris. Ngày 30 tháng 10, Thường Ủy thuộc Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc đã vội vàng chạy theo “Quyết định về việc ngăn cấm các tổ chức dị giáo, và đề phòng, trừng trị những hoạt động của các tổ chức dị giáo.” Dựa trên quyết định này, tiếp theo đó là “Thông báo của Tòa án Nhân dân tối cao liên quan đến việc thi hành ‘quyết định của Thường ủy Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc về việc cấm các tổ chức dị giáo, và đề phòng cũng như trừng trị các hoạt động dị giáo’, và thông tri giải thích của Tòa án tối cao và Viện kiểm sát tối cao.”

Ở nhiều sự kiện trong lịch sử, quyền lực và tính hợp pháp của người lãnh đạo đất nước và của các cơ quan chính phủ được định đoạt theo hiến pháp và pháp luật của đất nước đó. Ở Trung Quốc, không có điều luật nào cho người đứng đầu một đất nước hay Tòa án tối cao có quyền nhận định một tổ chức nào là dị giáo.

Vì vậy chúng ta không thể không đặt câu hỏi “Cơ sở pháp lý nào để Giang Trạch Dân dán nhãn Pháp Luân Công là một tổ chức dị giáo? Thông báo từ Tòa án tối cao, và thông tri giải thích của Tòa án tối cao và Viện kiểm sát tối cao dựa vào điều luật nào? Tiêu chuẩn nào đã được áp dụng? Ai là người giao cho họ quyền lực? Đã tổ chức phiên tòa nào chưa? Những người nào bị coi là dị giáo có được quyền tự biện hộ? Nếu được phép, thủ tục thế nào và tổ chức nào được đứng ra biện hộ?”

Hiển nhiên, cả tuyên bố của Giang Trạch Dân lẫn thông báo của Tòa án tối cao đều không hợp lệ theo luật pháp. Kết quả là, chúng không có nghĩa gì đối với hiệu lực của luật pháp và không được sử dụng làm cơ sở cho các quyết định của tòa. ĐCSTQ hoàn toàn nhận thức được điều này, và nó lo sợ khi điều đó được chỉ ra. Không có một điều luật nào công khai cấm tập Pháp Luân Công. Ngay cả trong danh sách 14 giáo phái hay tổ chức dị giáo bị cấm bởi Bộ công an Trung Quốc cũng không có Pháp Luân Công.

Một sự thật nữa là Pháp Luân Công được tổ chức lỏng lẻo. Không có hệ thống cấp bậc hay cơ cấu tổ chức giống như tổ chức tôn giáo, hoặc giống cơ quan chính quyền. Môn này cũng không có thành viên. Không có trách nhiệm hay yêu cầu đóng góp tiền. Mọi người có thể gia nhập hay rời đi một cách tự do.

Trong trường hợp này, người bị kiện, ông Khấu Sang Kim là một công dân bình thường, một học viên Pháp Luân Công bình thường. Khả năng hay quyền lực nào giúp ông phá hoại toàn bộ hay một phần của việc thực thi/ triển khai luật pháp/áp dụng các quy tắc và các quy định? Và bộ luật nào hay quy tắc nào ông đã phá vỡ? Kết quả là luật sư bào chữa coi là vụ kiện này không có đủ bằng chứng, là thiếu các sự kiện rõ ràng, và lời buộc tội của bên khởi tố không có giá trị.

Hành vi của ông Khấu không vi phạm luật pháp, và ông phải được trả tự do vô điều kiện.

Hệ thống tư pháp của ĐCSTQ sử dụng Điều 300 thuộc Bộ luật hình sự “lợi dụng tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”, như là lời buộc tội chống lại các học viên Pháp Luân Công, trong khi thực tế lại thiếu mất hành vi trái pháp luật. Theo logic thông thường, một người có thể bị bắt để xác định điều luật nào mà người bị bắt đã phá hoại, nhưng ĐCSTQ chỉ đơn giản là tạo ra lời buộc tội trên diện rộng và để nó lại đó. Nó tương tự như việc tạo một điều luật nói rằng “phá hoại luật pháp là phạm pháp” và sau đó buộc tội ai đó với điều luật này, nhưng lại không có chứng cứ của bất kỳ hành vi phạm tội cụ thể nào. Việc xác nhận thông tin này cho thấy tính thiếu logic và tính chính thống của ĐCSTQ. Điều phi lý như vậy đã là cơ sở pháp lý để kết tội hàng ngàn hàng vạn học viên ở trại lao động cưỡng bức hay nhà tù, do đó đã phá hủy gia đình họ và gây ra rối loạn xã hội. Học viên Pháp Luân Công không phạm tội bởi việc giữ vững đức tin của mình. Đó là bản thân ĐCSTQ đã phá hoại luật pháp và phá hủy Hiến pháp, với toàn bộ quyền lực của quốc gia trong tay.

4. Liên quan đến luật pháp, công lý, và lương tri

Trong phiên xử, luật sư biện hộ đã trích lời từ sách của Tiến sỹ Tiền Dược Quân, Khái quát về luật pháp của nước Đức, “Mục đích duy nhất của việc xây dựng luật pháp là vì lợi ích của một xã hội phát triển hài hòa. Một điều luật phù hợp và đáp ứng công bằng xã hội phải là điều luật hướng thiện. Mục đích duy nhất của việc xây dựng một tòa án luật pháp là để giữ công bằng xã hội, không phải để bảo vệ luật pháp. Do đó, một phiên xử đúng luật phải được hướng dẫn bởi công lý. Một quan tòa phải có phán quyết công lý đúng đắn và nói ra lẽ phải. Cách làm truyền thống nhất và hiện đại nhất để phán quyết một vụ việc là dựa vào lương tri của con người, dùng lương tri của con người để phân biệt điều luật tốt với điều luật xấu, và dùng lương tri để xác định nếu phán quyết đó là chính đáng. Trong trường hợp này, lương tri là nền tảng cao nhất của luật pháp và là cách thức sau cùng để đưa ra một phán quyết.”

Tháng 02 năm 1992, hai năm sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin, cựu lính gác biên giới Đông Đức, Ingo Heinrich đã bị đưa ra xét xử ở Berlin vì đã giết một thanh niên trẻ tên là Chris Gueffroy khi anh cố gắng chạy trốn cho tự do ở Tây Berlin.

Luật sư biện hộ của Heinrich tranh luận rằng thân chủ của ông ta chỉ đơn thuần thi hành lệnh bắt bất kỳ người dân Đông Đức nào cố gắng trốn thoát đến Tây Đức, và do đó Heinrich không có cách nào khác ngoài việc giết Gueffroy. Luật sư biện hộ bào chữa cho Heinrich vô tội. Nhưng quan toà đã không chấp nhận tranh luận đó. Một tranh luận tương tự cũng xảy ra tại các phiên xử Nuremberg sau Chiến tranh thế giới lần thứ II. Chính phủ các nước trên thế giới đã cùng nghiêng về một lập trường – không ai có thể yêu cầu sự tha thứ bằng cách sử dụng lý do rằng họ đã làm theo lệnh khi họ phạm tội ác vô đạo đức. Không ai có thể băng qua ranh giới của đạo đức với lý do làm theo các mệnh lệnh.

Quan tòa Theodor Seidel đã tuyên bố tội danh của Heinrich và kết án ông ta ba năm và một năm rưỡi tù giam vì tội ngộ sát, không có bảo lãnh. Quan tòa nói Heinrich rằng việc không chấp hành mệnh lệnh cấp trên để “bắn chết [người]” có thể coi là một tội danh lúc đó, nhưng bắn trượt mục tiêu thì cũng không có tội. “Là một người đàn ông có tâm trí vững vàng, tại thời điểm đó, ông có thể nâng súng của ông lên 1 cm. Và đó là trách nhiệm của lương tâm mà ông phải gánh chịu. Trong thế giới này, lương tri ở trên luật pháp. Khi có xung đột giữa luật pháp và lương tri, lương tri, không phải luật pháp, là nguyên tắc chỉ dẫn cao nhất cho mọi hành động. Tôn trọng sinh mệnh là một nguyên tắc cần được tôn trọng ở khắp mọi nơi. Trước khi trở thành một lính gác biên giới, ông phải biết rằng ngay cả luật pháp Đông Đức cũng không vi phạm nguyên tắc chỉ dẫn cao nhất.

“Nguyên tắc chỉ dẫn cao nhất” (hay công lý) vượt trội hơn bất kỳ điều luật nào. Nếu điều luật nào xâm phạm công lý, nó sẽ trở thành một điều luật bất chính. Người nào làm theo điều luật bất chính thì chính là phạm pháp.

Tiến sỹ Long Ứng Đài ở Đài Loan có lần đã hỏi một cựu lính gác biên giới Đông Đức, “Ông có nghĩ là đó chỉ là để thử các lính gác biên giới?” Ông ấy trả lời “Tất nhiên là vậy. Tổng thống ra lệnh cho họ bắn, nhưng không ai ra lệnh rằng họ không được bắn trượt! Anh có thể tranh luận rằng anh phải chấp hành lệnh bắn người [băng qua Bức tường Berlin]”,nhưng nó là tội giết người nếu ông chọn không bắn trược mục tiêu!

Luật pháp hiện hành là để bảo vệ lương tri con người và công lý. Hệ thống tư pháp là biên giới cuối cùng cho lương tri con người và công bằng xã hội. Ở Trung Quốc, nhiều điều luật và chỉ thị chắc chắn đã xâm phạm nghiêm trọng lương tri. Ví dụ, Điều 300 trong Bộ luật hình sự Trung Quốc liên quan đến các tà giáo, vốn được hệ thống tư pháp Trung Quốc dùng để bịa đặt, đàn áp và bức hại những học viên Pháp Luân Công vô tội, cũng như lời giải thích của Tòa án tối cao Trung Quốc về luật năm 1999 và 2001, là bất công, và vi phạm nghiêm trọng lương tri con người, các giá trị về đạo đức, và công bằng xã hội. Ủy viên công tố và quan tòa đều được cho là biết về những quy tắc chỉ dẫn cao nhất của luật pháp, tuy vậy họ đã vi phạm lương tâm cá nhân họ để xét xử các học viên Pháp Luân Công vô tội và đưa họ vào nhà tù. Những người tập Pháp Luân Công và sống theo các nguyên lý của Pháp Luân Công về Chân – Thiện – Nhẫn vì họ muốn trở thành người tốt, nhưng ở các tòa án tại Trung Quốc, họ bị cướp đi quyền tự do cá nhân, bị tra tấn tàn bạo, và thậm chí còn bị mất đi mạng sống quý giá của họ. Vô số gia đình cũng vì thế mà ly tán! Cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công là tiêu biểu cho sự bất công lớn nhất trong xã hội loài người.

5. Thiện đãi Pháp Luân Công là một quyết định sáng suốt

Trong mấy năm gần đây, có rất nhiều học viên Pháp Luân Công bị xét xử tại các tòa án Trung Quốc đã được tuyên những bản án nhẹ hơn. Thực tế có nhiều người còn bị xử lại chỉ để sau đó nhận những bản án nhẹ hơn hoặc được tuyên bố vô tội trong lần xử đầu tiên. Luật sư biện hộ của ông Khấu đã trích dẫn những ví dụ từ tòa án ở Hồ Nam, Hồ Bắc, Thẩm Dương, Thượng Hải, Phúc Kiến, và Thiên Tân, nơi các học viên Pháp Luân Công được tuyên bố vô tội hay được tạm tha.

Luật sư biện hộ tin rằng xu hướng được đề xuất bởi những trường hợp đó, là một dấu hiệu cho thấy các chuyên gia pháp lý đang thức tỉnh lương tri của họ và đã đưa ra những quyết định sáng suốt dựa trên thực tế. Họ đã đưa ra những lựa chọn đúng đắn cho tương lai của họ và tạo những tiền lệ pháp lý đúng đắn cho những phiên xét xử học viên Pháp Luân Công trong tương lai.

Cuối cùng, luật sư biện hộ cũng bày tỏ hy vọng quan tòa sẽ không chính trị hóa vụ kiện và kêu gọi quan tòa đi theo lương tri của mình và đưa ra phán quyết đứng đắn.

Sau đó quan tòa thông báo rằng ông sẽ lùi lại phán quyết đến phiên xử tiếp theo. Phiên xử kết thúc lúc 11 giờ 15 phút sáng.

Kết luận

Xét xử một học viên Pháp Luân Công vì tín ngưỡng của anh/cô ấy là sự khinh thường luật pháp. Nó không có nghĩa là tập Pháp Luân Công là một tội hình sự; nó chính là hành động bức hại tín ngưỡng tinh thần của một cá nhân, là sự vi phạm chống lại nhân quyền. ĐCSTQ đang dùng hệ thống tư pháp Trung Quốc, bao gồm công an, công tố viên, và quan tòa, nhưng một dụng cụ để đàn áp những nhân tố bất đồng với nó. Hệ thống tư pháp Trung Quốc đã không còn gìn giữ công lý nữa.

Những tài sản pháp lý của một quốc gia phải được dùng để đấu tranh với bạo lực, tội phạm, tham nhũng, và những tội ác khác. Chúng phải được dùng để bảo vệ mạng sống, tự do và của cải của những người nộp thuế. Chúng không phải được dùng để đàn áp những người tốt, những công dân tuân trọng luật pháp, những người có tín ngưỡng cá nhân khác với đảng cầm quyền. Những người theo các nguyên lý của Pháp Luân Công về Chân – Thiện – Nhẫn sẽ không bao giờ là mối họa cho xã hội. Thay vào đó, họ sẽ chỉ mang lợi ích cho xã hội. Giá như có nhiều người sống theo các nguyên lý của Chân – Thiện – Nhẫn, thì xã hội Trung Quốc chắc chắn sẽ đạt được sự hài hòa lớn lao và ổn định ổn. Đó là những gì mà ông Lý Hồng Chí, người sáng lập ra Pháp Luân Công nói,

 “Nếu như ai ai cũng hướng vào nội tâm mà tìm, ai ai cũng muốn bản thân làm thế nào cho tốt, thì tôi nói rằng xã hội này sẽ ổn định, tiêu chuẩn đạo đức nhân loại cũng sẽ nâng cao trở lại.” (“ Đề cao tâm tính”, Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Thiện ác hữu báo đó chính là Thiên lý. Đây là nguyên lý chỉ dẫn cuối cùng của toàn bộ luật pháp và các phán quyết. Mọi người đều đang viết lên lịch sử của bản thân họ bằng chính những hành động của họ. Mỗi người đều tự quyết định cho tương lai của cá nhân họ. Đó sẽ là tội ác khi kết tội một học viên Pháp Luân Công, dù biết rõ người đó vô tội. Không ai có thể biện hộ hành động bằng lý do rằng ông ta/cô ta chỉ thi hành lệnh bức hại học viên Pháp Luân Công. Chúng tôi hy vọng rằng các công tố viên và quan tòa tham gia vụ xử kiện ông Khấu sẽ làm theo lương tâm họ và theo các tiêu chuẩn đạo đức, ra quyết định trong vụ kiện này cũng như các vụ việc khác một cách công bằng. Đưa ra quyết định đúng đắn khi tuyên bố ông Khấu vô tội và thả ông.

Những cá nhân tham gia bức hại:

Phòng 610 thành phố Khánh Dương:
Thạch Kiến Quốc, trưởng phòng: +86-934-8237199, +86-13993496862 (di động)
Văn Sỹ Tín, phó phòng: +86-934-8228324, +86-13993422797 (di động)
Trương Kim Minh, nhân viên: +86-934-8237189, +86-13369348596 (di động)

Lưu Hồng Đào, phó Ủy ban Chính trị lập pháp thành phố Khánh Dương: +86-934-8237195, +86-13809343001 (di động)

Phòng công an thành phố Khánh Dương:
Trưởng phòng: +86-934-8868281
Phó phòng: +86-934-8868282


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/1/7/寇创金遭第二次非法庭审-律师做无罪辩护-251572.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/1/12/130654.html

Đăng ngày 26-3-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share