Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc
[MINH HUỆ 26-12-2011] Tháng 06 năm 2011, học viên Pháp Luân Công, ông Trương Duy Trọng, ở quận Phong Nhuận, thành phố Đường Sơn, đã bị bắt. Ngày 15 tháng 12, một phiên tòa đã được mở tại Tòa án quận Phong Nhuận. Luật sư của ông, ông Trương Truyền Lợi ở Công ty luật Bắc Kinh Giai Pháp, đã bào chữa vô tội cho thân chủ của ông, và nhận được sự ủng hộ của người nghe ở phòng xử trong quá trình bào chữa của ông.
Đêm ngày 15 tháng 06 năm 2011, khi ông Trương Duy Trọng trở về từ thành phố Tam Hà sau khi đi thu nhặt sắt phế liệu, thì ông bị cảnh sát giao thông ở huyện Ngọc Điền chặn lại. Họ đưa cho ông một trát hầu tòa và giấy phạt, xe của ông bị tịch thu vì cảnh sát tìm thấy đồng lẫn với đống sắt phế liệu ở trong xe. Bảo hiểm của ông cũng đã hết hạn. Khi ông trở về nhà để lấy tiền nộp phạt, ông đã bị công an huyện Ngọc Điền giữ lại. Sau đó ông biết rằng Đồn công an thị trấn Dương Quan Lâm đã nhận được thông tin ông có liên quan đến Pháp Luân Công. Ông bị buộc tội phá hoại luật pháp vì ông tích cực giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công.
Ngày 15 tháng 12, Tòa án quận Phong Nhuận đã mở một phiên xử, và luật sư Trương Truyền Lợi ở Công ty luật Bắc Kinh Giai Pháp đã biện hộ vô tội cho thân chủ của ông là ông Trương Duy Trọng.
Luật sư Trương đã nói với tòa trong quá trình tranh tụng rằng không có đủ chứng cứ để cấu thành tội trạng và rằng vụ việc này không rõ ràng. Ông cũng nói việc buộc tội “có dính líu đến một tổ chức có chủ ý phá hoại luật pháp” là không có căn cứ, và hành vi của ông Trương Duy Trọng không vi phạm bất kỳ bộ luật hình sự nào. Do đó ông không có tội, và phải được trả tự do ngay lập tức.
Luật sư Trương cũng dũng cảm chỉ ra rằng việc làm hay phát tán thông tin liên quan đến Pháp Luân Công, cho dù đó là Cửu Bình hoặc đĩa DVD Thần Vận, không hề vi phạm luật pháp Trung Quốc, và do đó không thể được coi là phạm pháp. Thêm nữa, phát tài liệu về Pháp Luân Công là quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, và tự do tín ngưỡng, tất cả đều được Hiến pháp Trung Quốc bảo hộ. Những hoạt động liên quan đến Pháp Luân Công không thể được coi là vi phạm hay cản trở việc thực thi bất cứ điều luật nào hay ngay cả các quy tắc và quy định hành chính.
Ông nói tiếp “Bản thân suy nghĩ không cấu thành tội phạm”. Ông cũng chỉ ra tự do tín ngưỡng là một quyền cơ bản của tất cả công dân trong xã hội, điều này được nêu ra trong Tuyên ngôn nhân quyền và Công ước quốc tế về các quyền công dân và chính trị, mà Trung Quốc đã đồng ý trước cộng đồng quốc tế nhiều năm trước. Điều 36 của Hiến pháp Trung Quốc quy định rằng “Công dân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có quyền tự do tín ngưỡng,” và quyền được tập Pháp Luân Công được Hiến pháp bảo hộ. Không một cá nhân hay chính quyền nào có quyền can thiệp. Điều 251 Bộ luật hình sự cũng quy định, “Nếu người đại diện chính quyền vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của một công dân một cách phi pháp, thì tội danh đó có thể bị phạt không quá hai năm tù.” Luật sư Trương kết luận “Những viên chức tham gia buộc tội chống lại thân chủ tôi đang vi phạm Bộ luật hình sự và phải bị đưa ra xét xử vì những hành vi phạm tội của họ.”
Cuối phần phát biểu, ông nói “Mục tiêu của việc đề ra luật pháp là để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội, và những điều luật phù hợp với công bằng xã hội chắc chắn sẽ cải thiện xã hội. Xây dựng những bộ luật cho bất kỳ mục đích nào ngoài việc bảo đảm công bằng xã hội, nói theo cách khác, sẽ khiến cho nó sụp đổ. Một quan tòa phải dựa trên lương tâm và ý thức được điều đúng, sai để đưa ra quyết định công lý cao nhất trong một vụ việc. Bộ luật tốt và bộ luật tồi chỉ khác nhau bởi bằng lương tâm con người. Theo cách này, lương tâm không chỉ là tiêu chuẩn luật pháp cao nhất, mà còn là cách thức cuối cùng phải viện đến để đưa ra quyết định trong vụ án.”
Ông tiếp tục “Tôi đang tự hỏi bản thân một câu hỏi: Tại sao Đảng cộng sản Trung Quốc lại sợ hãi điều chỉ trích, lo sợ người dân đưa ra ý kiến của họ? Không phải Đảng, cơ quan lãnh đạo đất nước chúng ta, nên khuyến khích tự kiểm điểm và bỏ đi bất kỳ chính sách cộng đồng nào mâu thuẫn trực tiếp với những phép tắc của nó sao? Một nhóm tập ôn hòa như Pháp Luân Công không liên quan đến những mưu cầu chính trị. Những người tập môn này đơn giản chỉ muốn trở thành người tốt và sống theo các tiêu chuẩn của Chân – Thiện – Nhẫn. Họ không vi phạm luật pháp, và họ không xâm phạm tự do hay tài sản của người khác. Tại sao những lãnh đạo của chúng ta lại đàn áp họ quyết liệt như vậy? Các học viên Pháp Luân Công bị miệt thị một cách vô căn cứ và bị bức hại, khi bị đặt vào tình thế mà quyền tự do ngôn luận của họ bị đe dọa, họ phải dùng thu nhập cá nhân của mình để sản xuất tài liệu giảng chân tướng cho người dân Trung Quốc, vạch trần lời dối trá mà phương tiện truyền thông quốc gia nói với người dân. Thêm nữa, học viên cũng giới thiệu những lợi ích của Pháp Luân Công đến mọi người. Vậy họ đã làm sai điều gì?”
Luật sư Trương đã thực hiện phiên bào chữa đáng khâm phục nhất, nhân danh thân chủ của mình. Ông chân thành khuyên quan tòa cân nhắc về những gì ông nói và hãy đưa ra một quyết định công bằng theo lương tâm của mình và tuân thủ những nguyên tắc của công lý.
Ông Trương Duy Trọng đã bị giam trong sáu tháng, gia đình và họ hàng của ông đang kêu gọi trả tự do cho ông ngay lập tức. Trước phiên xử, bà Đặng Tú Diễm, vợ ông Trương, đã bị kết án bốn năm rưỡi vì tập Pháp Luân Công. Bà hiện bị giam tại Nhà tù nữ Thạch Gia Trang. Con trai ông Trương, mới vào học cấp ba, và người mẹ già 70 tuổi của ông đều không nguồn thu nhập nào nếu không có ông.
____________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/12/26/律师为张维仲做无罪辩护-旁听者竖大拇指-251048.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/2/24/131676.html
Đăng ngày 14-3-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.