Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh

Tên: Lưu Chí(刘志)
Giới tính: nữ
Tuổi: khoảng 50 tuổi
Địa chỉ: thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh
Ngày bị bắt gần nhất: ngày 12 tháng 07 năm 2011
Nơi bị giam gần nhất: Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh (辽宁省女子监狱)
Thành phố: Thẩm Dương
Tỉnh: Liêu Ninh
Hình thức bức hại: bắt giam, tra tấn, cấm thăm viếng, không được chăm sóc y tế.

[MINH HUỆ 07-01-2012] Học viên Pháp Luân Công, bà Lưu Chí đã bị sáu công an bắt giữ vào ngày 12 tháng 07 năm 2011 tại lối vào khu dân cư nơi bà ở. Bà bị giam tại Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh. Bà là một người khỏe mạnh lúc bị bắt giữ. Khi gia đình đến thăm bà tại nhà tù vào tháng 09 năm 2011, thể trạng của bà Lưu rất xấu và bà cần được đi cấp cứu, tuy nhiên chính quyền ở nhà tù lại tuyên bố rằng bà khỏe và từ chối thả bà. Đến tháng 11, bà nói rằng bà không thấy cảm giác ở hai chân và không khống chế được việc đi vệ sinh. Một lần nữa, chính quyền ở nhà tù đã từ chối không cho bà được bảo lãnh để chữa trị.

Bà Lưu Chí khi còn trẻ

Sau khi bà Lưu bị bắt, gia đình cũng không được phép vào thăm bà. Khi việc thăm nuôi của gia đình cuối cùng được chấp thuận vào tháng 09 năm 2011, bà không còn là một người khỏe mạnh như trước lúc bà bị bắt. Đầu bà lắc liên tục một cách vô thức, bà không thể nói rõ ràng, bà cũng không thể đi lại được nếu không có người giúp do cả hai chân và bàn chân đều bị sưng tấy, bà không thể buộc được giầy, hai bàn tay của bà co quắp, khiến bà không thể nhấc nổi tay lên đầu, và bà cũng không thể ngồi thẳng lưng trên ghế và liên tục bị ngã xuống.

Gia đình bà rất kinh hãi và chất vấn lính canh tù. Lính canh Lưu Kiệt và Trần Thạc đã trình ra hồ sơ y tế của bà và nói rằng kỳ kiểm tra sức khỏe cho thấy bà không bị bệnh gì. Họ cũng yêu cầu gia đình trả hơn 460 nhân dân tệ cho kỳ kiểm tra sức khỏe. Khi gia đình bà hỏi về những triệu chứng rõ ràng như đầu lắc giật và hai chân bị sưng tấy, lính canh Lưu Kiệt đã khăng khăng rằng bà Lưu không bị bệnh gì. Gia đình bà đã đến Cục quản lý nhà tù tỉnh Liêu Ninh, nơi cung cấp cho họ đơn yêu cầu điều tra. Gia đình bà đã mang đơn đến nhà tù và yêu cầu được bảo lãnh bà Lưu để chữa trị. Lính canh Lưu Kiệt và ba lính canh khác đã từ chối yêu cầu và nhất quyết rằng bà có sức khỏe tốt.

Ngày 28 tháng 11 năm 2011, khi gia đình đến thăm bà một lần nữa, bà Lưu nói với họ rằng bà không còn cảm giác ở hai chân và không thể khống chế được việc đi vệ sinh trong hơn 20 ngày. Tại lần thăm này, bà Lưu cũng nói với gia đình rằng bà bị đi đại tiện ở trong quần và bà phải để giấy vệ sinh ở trong quần để giữ vệ sinh. Bà cũng nói rằng bà không thể trở mình ở trên giường và không thể di chuyển trong lúc ngồi trên một cái ghế cả ngày. Bà từng đi giầy cỡ 38 nhưng bây giờ là cỡ 42. Các khớp đốt ngón tay của bà sưng đỏ và hai tay bà run rẩy trong lúc cầm điện thoại. Gia đình nghi ngờ bà bị ngược đãi, đánh đập, và tra tấn.

Khi người anh thứ hai của bà hỏi bà ai là người đối xử với bà thậm tệ ở trong tù, lính canh Trần Thạc ngay lập tức đã ngăn không cho bà trả lời. Lính canh Lưu Kiệt và nhiều lính canh khác cùng ba tù nhân đã đứng ở đó trong suốt thời gian trò chuyện, Nhiều lính canh còn thu hình cuộc đến thăm. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm về sự suy giảm sức khỏe của bà Lưu? Ai sẽ chịu trách nhiệm về hậu quả?

Luật sư của gia đình nói với họ rằng lính canh, bao gồm Lưu Kiệt và Trần Thạc, đã vi phạm Điều 248 Bộ luật hình sự, trong đó viết rằng người giám sát ở nhà tù và trại giam, và các tổ chức điều hành khác mà tấn công hoặc cưỡng ép ngược đãi thân thể người bị giam cầm thì sẽ bị kết tội lên đến ba năm tù hoặc tạm giam, và trong trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, sẽ bị giam từ ba đến mười năm tù. Khi hành vi phạm tội gây thương tích, tàn tật, hoặc tử vong, theo Điều 234 và Điều 232 của Bộ luật, người phạm tội sẽ bị trừng trị bởi nhiều hình phạt nghiêm khắc. Điều 234 quy định rằng cố ý gây thương tích sẽ bị kết án từ ba đến mười năm tù; gây chết người hoặc gây chấn thương nghiêm trọng đến mức tàn tật thì sẽ bị kết án hơn mười năm tù, chung thân hoặc tử hình.

Tập Pháp Luân Công, chữa khỏi bệnh, đạo đức thăng hoa

Lúc trẻ bà Lưu sống rất khó khăn và đau ốm. Khi bà 29 tuổi, chồng bà, người làm việc trong ngành đường sắt, đã qua đời vì tai nạn lao động. Tại thời điểm đó, con gái bà mới 18 tháng tuổi. Bà và con gái đã tồn tại trong 20 năm bằng số tiền trợ cấp ít ỏi từ công ty đường sắt. Bà Lưu đã không tái hôn. Bà bị nhiều bệnh, như bệnh tim, chứng tăng huyết áp, và bệnh hen. Dù được chữa trị nhưng bệnh của bà vẫn không khỏi. Vì tranh chấp khoản đền bù cho người chồng đã mất, khiến bà mất liên lạc với cha mẹ chồng trong hơn mười năm

Năm 1995, bà Lưu bắt đầu tập Pháp Luân Công và sống theo tiêu chuẩn của “Chân – Thiện – Nhẫn”. Bà luôn hướng nội khi gặp vấn đề và nghĩ đến người khác. Bà sớm hồi phục sức khỏe và mối quan hệ với cha mẹ chồng đã trở nên hòa thuận. Bà giữ bản thân theo tiêu chuẩn cao của một học viên Pháp Luân Công. Bà chăm sóc chị gái và em trai bị bệnh. Bà thường lau chùi và quét tuyết ở sân chung. Những ai biết bà đều khen bà là một người tốt bụng.

Gia đình bà không thể hiểu nổi tại sao một người tốt như vậy lại bị bức hại đến mức mất hết khả năng và không được phép đưa đi chữa trị. Gia đình bà yêu cầu bà Lưu phải được tại ngoại ngay lập tức để được chữa trị. Nếu chính quyền nhà tù vẫn cự tuyệt và trì hoãn việc đưa bà đi chữa trị, sức khỏe của bà sẽ trở nên xấu hơn. Để ngăn chặn việc đó, gia đình bà Lưu sẽ cân nhắc lời gợi ý của luật sư và nộp đơn kiện những lính canh và viên chức ở nhà tù có tham dự vào việc bức hại bà Lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/1/7/刘志被迫害情况危急-辽宁女监拒保外就医-251571.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/3/7/131946.html
Đăng ngày 27-3-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share